Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

mo hinh vot rac ao nuoi ca ho gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĂN MIẾU – HUYỆN THANH SƠN. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI MÔ HÌNH VỚT RÁC TRONG AO CÁ HỘ GIA ĐÌNH LĨNH VỰC: 9 – Kĩ thuật điện và cơ khí. NGƯỜI THỰC HIỆN:Nguyễn Tiến Đạt. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nguyễn Văn Hưng.. Văn Miếu, ngày 05 tháng 11 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC. NỘI DUNG I. PHẦN CHUNG: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3. Mục tiêu nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu. 6. Nội dung nghiên cứu. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 1. Mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình. 2. Các bước tiến hành xây dựng dự án. a, Khảo sát thời gian phân hủy của rác thải từ thức ăn thừa của cá để lại. b, Tìm hiểu kinh nghiệm người dân trong việc vớt rác trong ao nuôi cá. c, Quy trình vận hành của hệ thống trong việc vớt rác. 3. Đánh giá sản phẩm thông qua kết quả thực nghiệm. III. KẾT LUẬN. TRANG 4-5 4 4-5 5 5 5 5 5 - 10 5-6 7-9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ.. 7 8 9 10 10.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> STT 1 2. Chữ viết tắt THCS BTNMT. Chữ viết đầy đủ Trung học cơ sở Bộ tài nguyên môi trường. Sơ đồ lắp đặt mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình. CHÚ THÍCH CÁC HÌNH ẢNH TRONG BÁO CÁO.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hình 1: Sơ đồ lắp đặt mô hình vớt rác trong ao nuôi cá hộ gia đình. Hình 2: Rác thải trong ao nuôi cá. Hình 3: Người dân lội xuống ao vớt rác thủ công. Hình 4: Hình minh họa hoạt động của mô hình.. 1. Tên dự án: Mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình. 2. Tên nhóm lĩnh vực của dự án: Kỹ thuật điện và cơ khí. 3. Mã nhóm lĩnh vực của dự án: 9.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Tác giả dự án: Nguyễn Tiến Đạt. Lớp: 9B. Trường: Trung học cơ sở Văn Miếu. 5. Người hướng dẫn: Họ và tên: Nguyễn Văn Hưng. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán. Chức vụ: Giáo viên giảng dạy. Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Miếu. I. PHẦN CHUNG: 1. Lý do chọn đề tài: Gia đình em vốn là một gia đình thuần nông, sinh sống tại vùng miền núi xã Văn Miếu, công việc hàng ngày của gia đình em cũng như bao gia đình khác chủ yếu là làm ruộng, chăn nuôi lợn, gà và chăn nuôi cá. Hàng ngày sau mỗi buổi đi học về em thường phụ giúp bố mẹ các công việc gia đình, có những lần bố em đi làm đồng về mặc dù trời đã tối nhưng vẫn phải lội xuống ao để vớt những thức ăn thừa của cá rất vất vả và tốn nhiều thời gian, em chưa biết bơi nên bố mẹ em không cho phụ giúp công việc đó. Tại địa phương em do người dân hàng ngày lo công việc đồng áng nên rất ít thời gian để vớt thức ăn thừa trong ao nuôi cá dẫn đến rác trong ao nuôi cá bị để lâu gây ô nhiễm nguồn nước và không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của cá làm giảm sự phát triển kinh tế của gia đình. Nhiều trường hợp thức ăn thừa để quá lâu đẫn đến cá chết hàng loạt gây thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng. Sau nhiều thời gian trăn trở và suy nghĩ, em mong muốn tìm ra một mô hình tốt nhất để vớt rác trong ao nuôi cá để em có thể phụ giúp bố mẹ nhiều hơn trong công việc gia đình. Qua các bài học về động cơ điện, ròng rọc và được quan sát nhiều môtơ điện trong sinh hoạt hàng ngày. Do vậy em nghĩ đến việc tận dụng chúng vào mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình mà em trăn trở bấy lâu, Nghĩ vậy nên em đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với các thầy cô giáo và đã được thầy Hưng giúp đỡ, được sự hướng dẫn của thầy giáo em đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng này. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Nếu đề tài được thực hiện thành công sẽ góp phần tích cực giảm thiểu được thời gian và công sức trong việc chăn nuôi cá và giúp cho nhiều hộ gia đình dành được nhiều thời gian và công sức cho các công việc khác đồng thời tránh được các tác hại của rác thải gây hại cho cá và tránh ô nhiễm môi trường nước. 3. Mục tiêu nghiên cứu:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nghiên cứu xây dựng mô hình: Mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình nhằm phần nào giúp các gia đình có ao nuôi cá không còn tốn nhiều thời gian và công sức trong việc vớt rác trong ao cá, dành được nhiều thời gian hơn cho công việc khác của gia đình, đồng thời tránh được ô nhiễm nguồn nước. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu ao nuôi cá ở các hộ gia đình tại các xã Vinh Tiền, Tam Thanh, Văn Miếu huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Tập trung nghiên cứu vào thời gian người dân cho cá ăn hàng ngày và các loại thức ăn để lại nhiều rác thải, các câu hỏi nghiên cứu tập trung thu thập thông tin của các bà con có ao nuôi cá. 5. Phương pháp nghiên cứu: a.Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu thứ cấp. b.Phương pháp thực nghiệm. c.Phương pháp thống kê. 6. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu việc cho cá ăn tại ao nuôi và lượng rác thải còn lại do thức ăn thừa của cá để lại. - Nghiên cứu mô hình kinh tế chủ yếu của địa phương kết hợp với kinh nghiệm của các gia đình có ao nuôi cá lâu năm. - Nghiên cứu hoạt động của Môtơ điện và sự hoạt động của ròng rọc cần có sự thay đổi để phù hợp với mục đích sử dụng của hệ thống. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: 1. Mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình: Hệ thống vớt rác ao nuôi cá gồm: - Khung đựng thức ăn cho cá (hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm bằng bương, tre, gỗ, ống nhựa....) - Thanh gạt rác (làm bằng bương, tre, gỗ, ống nhựa...). - Dây kéo thanh gạt rác (dây dù, dây cước, dây cáp,....). - Lu quấn 1, lu quấn 2, Ròng rọc 3 (Sắt hoặc Gỗ....). - Nan hoa xe đạp cũ (các thanh sắt nhỏ). - Tay quay. - Bệ đỡ lu quấn (có thể nổi trên mặt nước).. Lắp đặt: - Lu quấn được lắp cố định trên bệ đỡ, bệ đỡ có thể nổi trên mặt nước, bệ đỡ được gắn cố định một chiều có thể di chuyển lên xuống..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hai đầu chổi gạt rác có thể di chuyển dọc theo hai thanh của khung đựng thức ăn. - Nan hoa xe đạp được gắn trên chổi gạt rác. - Ròng rọc 3 được lắp cố định ở đầu ngoài của khung đựng thức ăn. - Dây kéo 1 một đầu được gắn cố định trên chổi gạt rác đầu còn lại gắn cố định trên lu quấn1. - Đây kéo 2 một đầu được gắn cố định trên chổi gạt rác theo chiều ngược lại với dây kéo 1 chạy qua ròng rọc 3 đầu còn lại gắn cố định trên lu quấn 2. - Tay quay lắp vào đầu trục của lu quấn.. Hình 1: Sơ đồ lắp đặt mô hình vớt rác trong ao nuôi cá hộ gia đình.. 2. Các bước tiến hành xây dựng dự án: a, Khảo sát thời gian phân hủy của rác thải từ thức ăn thừa của cá để lại:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thức ăn thừa khi bị phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của cá đồng thời bốc mùi gây ô nhiễm không khí của con người sống trong khu vực. - Tại địa phương em do người dân hàng ngày lo công việc đồng áng nên rất ít thời gian để vớt thức ăn thừa trong ao nuôi cá dẫn đến rác trong ao nuôi cá bị để lâu gây ô nhiễm nguồn nước và không khí ảnh hưởng đến sự phát triển của cá làm giảm sự phát triển kinh tế của gia đinh. Nhiều trường hợp thức ăn thừa để quá lâu đẫn đến cá chết hàng loạt gay thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng.. Hình 2: Rác thải trong ao nuôi cá.. b. Tìm hiểu kinh nghiệm người dân trong việc vớt rác trong ao nuôi cá:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Từ thực tiễn cuộc sống hàng ngày người dân trong khu vực em sinh sống đều sử dụng phương pháp thủ công đó là: Lội xuống ao dùng tay, cây, gậy thô sơ để vớt rác, dùng thuyền hoặc bè bơi ra để vớt rác hoặc cũng dùng thanh gạt rác nhưng phải bơi ra cần dùng sức người để đẩy thanh gạt rác vào rất vất vả và tốn nhiều thời gian.. Hình 3: Người dân lội xuống ao vớt rác thủ công..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> c. Quy trình vận hành của hệ thống trong việc vớt rác: - Dùng tay quay lu quấn1 quấn dây kéo chổi gạt rác vào bờ, lu quấn2 quay nhả dây qua ròng rọc 3. - Dùng tay quay theo chiều ngược lại lu quấn 2 quấn dây qua ròng rọc 3 kéo chổi gạt rác ra vị trí ban đầu, lu quấn1 nhả dây.. Hình 4: Hình minh họa hoạt động của mô hình.. Khi mô hình được ứng dụng vào thực tế mong muốn: - Phối hợp tốt với chính quyền và ban khuyến nông xã trong viêc phổ biến cho người dân về tác hại của rác thải và cụ thể là tác hại của rác thải từ ăn thừa trong ao nuôi cá. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân. - Xây dựng quy trình sử dụng mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình và phổ biến đến toàn thể người dân tại địa phương thông qua các cuộc họp tại các thôn xóm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3. Đánh giá sản phẩm thông qua kết quả thực nghiệm: - Đa số người dân có thêm hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của rác thải từ thức ăn thừa trong ao nuôi cá khi được tuyên truyền về tác hại của rác thải. - Đa số người dân có hứng thú với sản phẩm “Mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình” và dự định sẽ áp dụng mô hình vào việc vớt rác trong ao nuôi cá của gia đình. - Ý tưởng và mô hình đã được ban khuyến nông các xã Văn Miếu, Tam Thanh, Vinh Tiền đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. - Qua kết quả thực nghiệm, khi đặt mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình tại khu vực xã Văn Miếu, Tam Thanh mô hình hoạt động rất tốt góp phần giảm thiểu thời gian và công sức cho việc vớt rác ao nuôi cá đồng thời tránh được những mối nguy hiểm do rác thải gây ra cho cá trong ao và môi trường nước. III. KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài: mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình đã thu được những thành công đáng kể: - Giúp cho người dân hiểu được tác dụng của mô hình vớt rác trong ao cá hộ gia đình. - Do giá thành sản suất rẻ, lắp đặt đơn giản nên có thể áp dụng rộng rãi trên phạm vi lớn góp phần giảm thiểu thời gian và công sức, giúp cho người dân dành nhiều thời gian hơn cho những công việc khác, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất đồng thời cũng làm giảm và tránh được những thiệt hại do rác thải gây ra cho cá trong ao nuôi và môi trường góp phần làm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thông tư số: số 12/2011/TT-BTNMT về quy định về quản lí chất thải. - Nguồn bách khoa toàn thư mở. - Các bài viết về cấu tạo hoạt động của Động cơ điện, Ròng rọc. - Các tai liệu tham khảo khác về rác thải ao nuôi cá qua nguồn Internet. - Tham khảo trang web: http:/giaoducphothong.edu.vn/.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×