Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

TIET 23 BAI 14 BA LAN KHANG CHIEN CHONG QUAN XAM LUOC MONG NGUYEN THE KI XIII TIET 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.76 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 23: BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) GV giảng dạy: Nguyễn Ngọc Mai.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ NHẤT (1258).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng? Câu 2: Để phục hồi và phát triển kinh tế nhà Trần đã làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ. Vị trí của Mông Cổ trên bản đồ thế giới. Đế quốc Mông Cổ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Từ xưa các bộ lạc du mục Mông Cổ sống ở những vùng thảo nguyên. Đầu thế kỉ XIII, Thành Cát Tư Hãn hợp nhất các bộ lạc, thành lập nhà nước phong kiến Mông Cổ.. Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Em có nhận xét gì về quân Mông Cổ khi xem hình ảnh?. • Đây là hình vẽ quân Mông Cổ giao chiến với quân Ả Rập và giành thắng lợi. • Phần lớn là kị binh, sống trên lưng ngựa, thành thạo cung nỏ, với lực lượng quân đội mạnh, có tổ chức, trang bị tốt và hiếu chiến. Hình 29: Hình vẽ quân Mông Cổ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Quân Mông Cổ phá thành Bát-đa.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nhà thơ Ác-mê-ni có câu: “… không có một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước mắt chúng ta, không có một ngọn đồi, một cánh đồng nào không bị quân Mông Cổ giày xéo”..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> “- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ - Về đánh trận, họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân - Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm, kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ - Đội quân lúc ẩn, lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp”. (Theo lời sử học nhà Tống).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Vì sao vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt trước?. - Vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc, thực hiện kế hoạch “gọng kìm”, tiêu diệt Nam Tống..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ a, Nhà Trần chuẩn bị -. Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí. Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập.. Khi được tin quân Mông Cổ kéo vào nước ta,vua Trần đã làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thảo luận nhóm: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ xâm lược (1258).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> “Đầu. thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. (Thái sư Trần Thủ Độ).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ a, Nhà Trần chuẩn bị b, Diễn biến c, Kết quả - Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> • Vì nhà Trần luôn chăm lo bồi dưỡng sức dân, phát triển kinh tế, xây dựng quân đội mạnh • Chuẩn bị kháng chiến chu đáo: sắm sửa vũ khí, ngày đêm luyên tập,… • Có nghệ thuật đánh giặc thông minh, sáng tạo, biết chớp thời cơ giành thắng lợi • Tinh thần đoàn kết, quyết chiến của cả dân tộc • Sự lãnh đạo của vua Trần và các tướng lĩnh. Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài học kinh nghiệm: Khi thế giặc mạnh ta chủ trương không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài. Khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại. Đó là kế “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài tập về nhà Cách đánh của nhà Trần có gì khác so với cách đánh của Lý thường Kiệt trước đây?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Củng cố Câu 1: Việc ba lần sứ giả Mông Cổ bị vua Trần bắt giam vào ngục thể hiện thái độ gì của vua Trần? A. Không muốn tiếp xúc với Mông Cổ B. Kiên quyết chống quân xâm lược C. Muốn ra oai D. Sợ hãi. Đáp án: B. Câu 2: Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì? A. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược B. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán C. Tấn công giặc khi đang mạnh D. Vườn không nhà trống. Đáp án: D..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 3: Tháng 1 – 1258, có bao nhiêu quân Mông Cổ kéo vào xâm lược nước ta? A. 1 vạn C. 3 vạn B. 2 vạn D. 4 vạn. Đáp án: C. Câu 4: Câu nói của Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” thể hiện điều gì? A. Niềm tin chiến thắng B. Chủ quan C. Muốn giảng hòa D. Sợ hãi. Đáp án: A..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hướng dẫn học • Học bài cũ, làm bài tập được giao, trả lời câu hỏi cuối bài (SGK – trang 57) • Làm bài tập trong vở bài tập Lịch sử • Đọc trước bài mới: Bài 14: phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)/ SGK – trang 58.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×