Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 142 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỞ ĐẦU Vật lý là khoa học nghiên cứu về các quy luật vận động của tự nhiên, từ thang vi mô (các hạt cấu tạo nên vật chất) cho đến thang vĩ mô (các hành tinh, thiên hà và vũ trụ). Đối tượng nghiên cứu chính của vật lý hiện nay bao gồm vật chất, năng lượng, không gian và thời gian. Vật lý còn được xem là ngành khoa học cơ bản bởi vì các định luật vật lý chi phối tất cả các ngành khoa học tự nhiên khác. Điều này có nghĩa là những ngành khoa học tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý học, khoa học máy tính... chỉ nghiên cứu từng phần cụ thể của tự nhiên và đều phải tuân thủ các định luật vật lý. Ví dụ, tính chất hoá học của các chất đều bị chi phối bởi các định luật vật lý về cơ học lượng tử, nhiệt động lực học và điện từ học. Vật lý có quan hệ mật thiết với toán học. Các lý thuyết vật lý là bất biến khi biểu diễn dưới dạng các quan hệ toán học, và sự xuất hiện của toán học trong các thuyết vật lý cũng thường phức tạp hơn trong các ngành khoa học khác. Vật lý, nó chứa trong nó những trừu tượng, cách mà con người nhìn nhận, đánh giá về thế giới xung quanh. Trong thế giới ấy, logic, toán học là những công cụ chiếm ưu thế. Nên vật lý đôi khi rất rất khó cảm nhận. Tuy nhiên cái khó đó có thể vượt qua một cách dễ dàng khi cách tiếp cận Vật lý bằng đầu óc ngây thơ kèm với tính hoài nghi! Tại sao phải ngây thơ, ngây thơ để bắt đầu chấp nhận lắng nghe; để không bị bất cứ thứ tâm lý vụng vặt nào cản trở, để có được sự trừu tượng cao nhất! Hoài nghi để luôn hỏi tại sao, để luôn luôn rõ ràng và chính xác! Môn vật lý chiếm giữ một vị trí quan trọng đối với việc phát triển năng lực t duy s¸ng t¹o, h×nh thµnh kü n¨ng, kü x¶o cho häc sinh. Nã lµ mét m«n khoa häc thùc nghiÖm có liên hệ mật thiết với các hiện tợng trong tự nhiên và đợc ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn học này, học sinh biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn và c¶i t¹o thiªn nhiªn. Hiện nay bộ giáo dục đã tiến hành thay sách giáo khoa. Đối với môn vật lý, học sinh kh«ng cßn tiÕp thu kiÕn thøc mang tÝnh hµn l©m cao nh tríc n÷a mµ t¨ng cêng thùc hành, tự tìm hiểu để rút ra vấn đề cần lĩnh hội. Với cách học mới này, bài tập đóng vai trò rÊt quan träng, nã gióp häc sinh hiÓu s©u h¬n vÒ b¶n chÊt vËt lý cña c¸c hiÖn tîng. §Ó tõ đó biết vận dụng kiến thức để ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Vỡ thế tụi soạn bộ bài tập lớp 8 này với những mục đích trên. Khi làm bài tập của bộ bài tập này học sinh có được: - Học sinh có thể giải thích được các hiện tượng một cách định tính liên quan đến Cơ học và nhiệt học trong chương trình vật lý lớp 8. - Học sinh có thể giải được tất cả các dạng bài tập theo chương trình chuẩn trên lớp về Cơ học và nhiệt học. - Hiểu và có thể làm được những bài tập nâng cao tạo nền tảng cho việc ôn thi vào chuyên lý trường Hoàng Lê Kha và tạo nguồn học sinh giỏi vật lý cấp 2 (một số học sinh tiềm năng). - Quan trọng nhất là khơi dậy lòng đam mê khám phá, đam mê hiểu biết, đam mê khoa học và đam mê vật lý ở các em học sinh. HỌC TRÒ Vui chơi giới hạn hỡi trò ơi Việc học chuyên tâm chớ được vơi Nghĩa mẹ công cha ngàn biển rộng Ơn thầy lộc nước vạn trùng khơi Ăn chơi trác táng đừng nên vướng Học tập chăm ngoan phúc cả đời Nếu thuận lời thầy trò sẽ tiến Bằng không chỉ đáng kẻ rong chơi.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Vì thời gian của các trò trên đời này chỉ là hữu hạn, các trò sẽ già đi, và chắc chắn các trò không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ. Vì thế hãy làm những gì có thể để khẳng định sự tồn tại của mình, hãy làm tất cả những gì có thể để có thể thực hiện những gì mình ao ước.. Chúc các trò học thật tốt Thầy Thảo. MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ HỌC Bài 1: Chuyển động cơ học Bài 2: Vận tốc.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 3: Chuyển động đều – chuyển động không đều Bài 4: Biểu diễn lực Bài 5- 6: Sự cân bằng lực – Quán tính – Lực ma sát Bài 7: Áp suất Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Bài 9: Áp suất khí quyển Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét Bài 12: Sự nổi Bài 13: Công cơ học Bài 14: Định luật về công Bài 15: Công suất CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Bài 19 -20: Các chất được cấu tạo như thế nào? – Nguyên tử - Phân tử chuyển động hay đứng yên Bài 21: Nhiệt năng Bài 22 - 23: Dẫn nhiệt- Đối lưu- Bức xạ nhiệt Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu Bài 27 – 28: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt – Động cơ nhiệt. CHƯƠNG I: CƠ HỌC Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Chuyển động cơ học: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động)..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác. 2. Tính tương đối của chuyển động: - Chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác. - Tính tương đối của chuyển động tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc. - Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc. 3. Các dạng chuyển động thường gặp: Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI: 1. Chuyển động cơ học: Khi nói vật này chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật (làm mốc) nào? Vậy muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xem xét vị trí của vật A so với vật B. Nếu: - Vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B. - Vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B. 2. Tính tương đối của chuyển động Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất 3 vật: vật A, vật B và vật C. Sao cho vật A chuyển động so với vật B nhưng lại đứng yên so với vật C.. - Vệ tinh địa tĩnh là gì ? Có một loại vệ tinh mà thời gian quay được đúng một vòng quanh Trái Đất là 24 giờ. Giả sử lúc đầu, người ở một vị trí trên mặt đất thấy vệ tinh ở trên đỉnh đầu. Do Trái Đất tự quay, 6 giờ sau, người đi được 10.000km, thì vệ tinh di chuyển được 67.000km và người vẫn thấy vệ tinh trên đỉnh đầu. Nói cách khác, người trên mặt đất thấy vệ tinh dường như cố định trên bầu trời, nên có tên là vệ tinh địa tĩnh (đứng yên so với mặt đất). Vệ tinh địa tĩnh cách mặt đất khoảng 36.000 km và có nhiều ứng dụng trong viễn thông, quân sự….
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1-Ban đêm nhìn lên bầu trời, nếu không có mây thì thấy Mặt trăng đứng yên. Nếu có mây và gió, ta thấy Mặt trăng chuyển động. Gió thổi càng mạnh, Mặt trăng chuyển động càng nhanh. Tại sao ? 2- Quấn một mảnh giấy màu vào van xe đạp, khi xe đạp chuyển động, em sẽ thấy quỹ đạo của mảnh giấy màu đó như sau :. Bây giờ, em hãy quấn mảnh giấy màu vào những vị trí khác nhau trên nan hoa xe đạp và quan sát quỹ đạo của mảnh giấy. II. Bµi TËp. Bài 1: Một toa tàu đang rời khỏi ga. Hãy cho biết tính tơng đối chuyển động của ngời lái tµu so víi tµu, nhµ ga. Bài 2: Nêu một số dạng chuyển động thờng gặp. Lấy ví dụ minh họa. Bài 3: Hãy cho biết khi nào thì trái đất đợc coi là đứng yên, chuyển động. Bµi 4: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Bµi 5: Người lái đò đang ngổi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyển. Bµi 6: Một ôtô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói: A. Ô tô đang chuyển động. B. Ô tô đang đứng yên. C. Hành khách đang chuyển động. D. hành khách đang đứng yên. Bµi 7: Khi nói trái đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc ? Bµi 8: Một đoàn tàu hỏa đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên tàu. Cây cối ven đường và tàu chuyển động hay đứng yên so với: a. Người soát vé. b. Đường tàu. c. Người lái tàu..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bµi 9: Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây: a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi. c) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang. Bµi 10: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng ? A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu. B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu. C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu. D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu. Bµi 11: Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc A. phài là Trái Đất B. phải là vật đang đứng yên C. phải là vật gắn với Trái Đất D. có thể là bất kì vật nào Bµi 12: Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ một đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông, là không đúng ? A. Cả người đứng trên thuyền và trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm. B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo phương cong. C. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng D. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng. Bµi 13: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì: A. Máy bay đang chuyển động B. Người phi công đang chuyển động C. Hành khách đang chuyển động D. Sân bay đang chuyển động Bµi 14: Khi đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu như bị ‘trôi” ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó ? Bµi 15: Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên võng đu đang quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai. Tại sao ? Bµi 16: Long và Vân cùng ngồi trong một khoang tàu thủy đang đậu ở bến. Long nhìn qua cửa sổ bên trái quan sát một tàu khác bên cạnh và nói tàu mình đang chạy. Vân nhìn qua cửa sổ bên phải quan sát bến tàu và nói rằng tàu mình đứng yên. Ai nói đúng ? Vì sao hai người lại có nhận xét khác nhau ? Bµi 17: Chuyện hai người lái tàu thông minh và quả cảm Năm 1935, trên chặng đường sắt nối giữa hai ga En-nhi-cốp và O-li-san-tra thuộc nước Nga, anh lái tàu Boóc-xép phát hiện từ xa một dãy các toa của đoàn tàu phía trước tuột móc nối, đang lăn ngược về phía mình do tụt dốc. Thật là khủng khiếp nếu cả dãy toa kia băng băng xuống dốc lao thẳng vào đoàn tàu của anh. Trong giây phút nguy hiểm đó, Boóc-xép liền hãm tàu mình lại rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc. Nhờ vậy, anh đã đón cả dãy toa kia áp sát vào tàu mình một cách êm nhẹ, không bị hư hại gì. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của cách xử lý thông minh của người lái tàu Boóc-xép. Bµi 18: Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe ? A. Hai xe cùng chiều chuyển động so với cây cối ven đường.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe C. Xe này chuyển động so với xe kia D. Xe này đứng yên so với xe kia. Bµi 19: Chọn câu đúng: Một vật đứng yên khi: A. Vị trí của nó so với một điểm mốc luôn thay đổi B. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi C. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi D. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi Bµi 20: Có thể em chưa biết Máy bay thử nghiệm: Trong các phòng thí nghiệm về khí động học (nghiên cứu về chuyển động và tác dụng của không khí lên vật chuyển động), để nghiên cứu các hiện tượng xảy ra các máy bay đang bay, người ta tạo ra những mô hình máy bay có kích cỡ, chất liệu hoàn toàn như thật, rồi thổi luồng gió vào mô hình này Hãy giải thích vì sao cách làm trên vẫn thu được kết quả đúng như máy bay đang bay. Bµi 21: Minh và Tuấn cùng ngồi trên tàu. Minh ngồi ở toa đầu, Tuấn ngồi ở toa cuối. Phát biểu nào sau đây là đúng : a) So với mặt đường thì Minh và Tuấn cùng đứng yên. b) So với các toa khác, Minh và Tuấn đang chuyển động. c) So với Tuấn thì Minh đang chuyển động ngược chiều. d) So với Tuấn thì Minh đang đứng yên. Bµi 22: Hãy nối các đối tượng ở cột bên trái và ở cột bên phải cho phù hợp : 1- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời · 2- Chuyển động của thang máy · · Chuyển động thẳng 3- Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ · · Chuyển động cong 4- Chuyển động tự quay của Trái Đất · · Chuyển động tròn Bµi 23: Ngồi trên chiếc xe đạp đang chạy, em hãy cho biết : a) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng ? b) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo tròn ? Bµi 24: Em haõy cho thí duï veà moät vaät : a) Đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác. b) Vừa tham gia chuyển động tròn, vừa tham gia chuyển động thẳng. c) Đối với người này, quỹ đạo là đường thẳng, còn đối với người khác, quỹ đạo là đường cong. Bµi 25: Veõ vaø caét hình moät toa taøu beân trong coù moät haønh khaùch A ñang ngoài. Treân một tờ giấy lớn hơn, vẽ một hành khách B đang đứng chờ tàu. Trong toa, vẽ một quả bóng rơi theo phương thẳng đứng. Hành khách A trong toa thấy quỹ đạo là một đường thẳng. Dùng một cây kim, ấn mạnh vào các điểm trên quỹ đạo để tạo các vết trên tờ giấy lớn. Dùng bút nối các vết này lại, đó chính là quỹ đạo của quả bóng mà hành khách B quan sát được. Em hãy vẽ quỹ đạo này trong các trường hợp sau : a) Toa tàu đứng yên. b) Toa tàu chuyển động (bằng cách cho mô hình toa tàu trượt nhẹ trên tờ giấy lớn theo hướng từ trái sang phải )..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bµi 26: Tàu A xuất phát từ cảng A và đi ra khơi. Còn tàu B đang tiến gần cảng B. Một đèn hiệu được đặt ở vị trí như trên hình vẽ. Sau các thời gian như nhau, các tàu sẽ ở caùc vò trí 1,2,3…. a) Ở vị trí nào thì tàu B không nhìn thấy đèn hiệu do bị tàu A che khuất ? b) Ở vị trí nào thì tàu B không nhìn thấy cảng B do bị tàu A che khuất ? c) Bắt đầu từ vị trí nào, hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu B nằm phía trái của tàu mình ? Bài 2: VẬN TỐC TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Vận tốc: Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. I.. 2.. Công thức tính vận tốc: v =. S t. Trong đó S: quãng đường đi được. t: thời gian để đi hết quãng đường đó. 3. Đơn vị của vận tốc: - Đơn vị của vận tốc tuỳ thuộc vào đơn vị của chiều dài và đơn vị của thời gian. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s. - Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị vận tốc m/s hay km/h. - Mối liên hệ giữa m/s và km/h là: 1m/s = 3,6 km/h hay 1km/h =. 1 m/s. 3,6. Lưu ý: - Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc: 1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = - Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s.. 1 nút. 0 ,514.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đơn vị chiều dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm. - Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km 1016m. - Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng gần bằng 43 triệu tỉ mét. II. Phương pháp giải: 1. Công thức tính vận tốc: - Công thức tính vận tốc: v =. S t. - Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: S= v.t. - Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t =. S v. 2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm: Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động, Vật C làm mốc ( thường là mặt đường) Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn. Vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn. Ví duï : V1 = 3km/h vaø V2 = 5km/h thì V1 < V2 Nếu đề hỏi vận tốc lớn gấp mấy lần thì ta lập tỉ số giữa 2 vận tốc. - Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B ( vận tốc tương đối). + Khi 2 vật chuyển động cùng chiều : v = va - vb (va > vb ) Vaät A laïi gaàn vaät B v = vb - va (va < vb ) Vaät B ñi xa hôn vaät A + Khi hai vật ngược chiều : Nếu 2 vật đi ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau ( v = va + vb ) 3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau : a/- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều : Khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật .. A. S. B. S1 Xe A. G Xe B ///////////////////////////////////////////////////////// S2 Ta có : S1 là quãng đường vật A đã tới G S2 là quãng đường vật A đã tới G AB là tổng quang đường 2 vật đã đi. Gọi chung là S = S1 + S2.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gaëp nhau thì baèng nhau : t = t1 = t2 Toång quaùt laïi ta coù : V1 = S1 / t1 ; S1 = V1. t1 ;t1 = S1 / V1 V2 = S2 / t2 ; S2 = V2. t2 ;t2 = S2 / V2 S = S1 + S 2 (Ở đây S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của 2 vật) b/ Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều : Khi gặp nhau , hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa 2 vaät : S1 Xe A. Xe B G S. S2. Ta có : S1 là quãng đường vật A đi tới chổ gặp G S2 là quãng đường vật B đi tới chổ gặp G S là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khỏang cách ban đầu cuûa 2 vaät. Tổng quát ta được : V1 = S1 / t1 ; S1 = V1. t1; t1 = S1 / V1 V2 = S2 / t2 ; S2 = V2. t2 ; t2 = S2 / V2 S = S1 - S2 Neáu ( v1 > v2 ); S = S2 - S1 Neáu ( v2 > v1 ) Chú ý : Nếu 2 vật xuất phát cùng lúc thì thời gian chuyển động của 2 vật cho đến khi gaëp nhau thì baèng nhau : t = t1 = t2 Nếu không chuyển động cùng lúc thì ta tìm t 1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và luùc gaëp nhau. 4. Bài toán dạng chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông: - Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, canô, thuyền… lúc xuôi dòng là : v = vxuồng + vnước - Khi nước chảy vận tốc thực của xuồng, canô, thuyền… lúc ngược dòng là v = vxuồng - vnước - Khi nước yên lặng thì vnước = 0.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Loại thú chạy nhanh nhất là loại báo, có thể đạt vận tốc 100 km/h. - Loại chim chạy nhanh nhất là đà điểu, có thể đạt vận tốc 80 km/h.. - Chim bay nhanh nhất là chim đại bàng, có thể đạt vận tốc 210 km/h. - Loại cá Istiophorus platypterus bơi nhanh nhất có thể đạt vận tốc 110 km/h.. - Tạo ra một chuyển động đều Lấy một ống dẫn nước bằng nhựa trong dài khoảng 1,5m bịt kín một đầu. Dùng bút lông vạch các độ chia trên ống, cách đều nhau 0,5cm. Đổ nước vào ống và giữ cho ống theo phương thẳng đứng. Thả các viên bi, hòn sỏi nhỏ vào ống, em sẽ thấy vận tốc của chúng hầu như không thay đổi trong suốt thời gian rơi. Đó là một chuyển động đều. Do các vật rơi không nhanh lắm nên em có thể ghi lại thời gian và vị trí tương ứng của các vật để khảo sát chuyển động đều của chuùng. II. Bµi tËp. Bài 1: Đổi các đơn vị vận tốc sau: a) 100Km/h = …….m/s b) 100Km/h = …….m/phót c) 20m/s = ……..Km/h d) 20m/s = ……..Km/s Bài 2: Vận tốc của ô tô là 36Km/h. Điều đó có ý nghĩa gì? Bài 3: Một ngời đi xe máy với vận tốc là 50Km/h trong thời gian 2h. Vậy trong 2h đó ngời này đã đi đợc quãng đờng bao nhiêu km? Nếu ngời đó đi với vận tốc lớn gấp đôi thì sau bao lâu thì ngời đó đi đợc đoạn đờng trên?.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bµi 4: Đơn vị vận tốc là: A. km.h B. m.s C. km/h D.s/m o Bµi 5: Chuyển động của phân tử hyđrô ở 0 C có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn ? Bµi 6: Một ô tô khời hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết Hà Nội – Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s ? Bµi 7: Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu ? Bµi 8: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn ? b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km ? Bµi 9: Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời bằng 0,72 đơn vị thiên văn (đvtv). Biết 1 đvtv = 150.000.000km, vận tốc ánh sáng bằng 3.000.000km/s. Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt trời đến sao Kim? Bµi 10: Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h và lấy π ~ 3,14 thì số vòng quay bánh xe của mỗi một giờ là: A. 3439,5 B. 1719,7 C. 34395 D.17197 Bµi 11: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108 000km/h. Lấy π ~ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là : A. 145.000.000km B. 150.000.000km C. 150.649.682km D. 149.300.000km Bµi 12: Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc: A. 8h B. 8h 30 phút C. 9h D. 7g 40 phút Bµi 13: Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - Vận tốc tàu hỏa: 54km/h - Vận tốc chim đại bàng: 24m/s - Vận tốc bơi của một con cá: 6.000cm/phút - Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108.000km/h Bµi 14: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp sáng lói đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340m/s Bµi 15: Một ô tô chuyển động thẳng với vận tốc 54km/h và một tàu hỏa chuyển động theo phương chuyển động của ô tô với vận tốc 36km/h. Xác định vận tốc của ô tô so với tàu hỏa trong hai trường sau: a) Ô tô chuyển động ngược chiều với tàu hỏa b) Ô tô chuyển động cùng chiều với tàu hỏa Bµi 16: Hai người đi xe đạp cùng khởi hành một lúc và chuyển động thẳng, cùng chiều. Ban đầu họ cách nhau 0,48km. Người thứ nhất đi với vận tốc 5m/s và sau 4 phút thì đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của người thứ hai. Bµi 17: Một người đứng gần vách núi đá và gọi to hướng về phía núi thì thấy khoảng thời gian từ lúc gọi tới lúc nghe được tiếng vọng lại là 2 giây. Biết vận tốc truyền âm thanh trong không khí là 340m/s, hỏi khoảng cách từ người đó đến vách núi là bao nhiêu ? A. 680m B. 340m C.170m D.85m.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bµi 18: Hai ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau. Vận tốc của xe thứ nhất gấp 1,2 lần vận tốc của xe thứ hai. Ban đầu hai xe cách nhau 198km và sau 2 giờ thì hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của hai xe. Bµi 19: Người lái đò ngồi yên trên chiếc thuyền chở hàng trôi theo dòng nước thì A. chuyển động so với hàng trên thuyền. B. chuyển động so với thuyền. C. chuyển động so với dòng nước. D. chuyển động so với bờ sông. Bµi 20: Một ô tô chở khách đang chạy trên đường, người phụ lái đang đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì A. người phụ lái đứng yên. B. ô tô đứng yên. C. cột đèn bên đường đứng yên. D. mặt đường đứng yên. Bµi 21: Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình? v1 v2 2 . A. s s vtb 1 2 t1 t2 . C. vtb . s1 s2 t1 t2 . B. v v vtb 1 2 t1 t2 . D. vtb . Bµi 22: Trong ngành hàng không một máy bay hành khách thường được thiết kế để hoạt động trên đoạn đường dài khoảng 20 triệu km. Em hãy tính thời gian hoạt động của máy bay tương ứng với đọan đường nói trên biết vận tốc trung bình của máy bay là 960km/h. Câu 8: Trong các bảng dự báo thời tiết, người ta thường nói đến cấp của gió bão. Em hãy chuyển đổi vận tốc của gió thành km/h.. Bµi 23: Thời gian giữa các điểm AB, BC, CD, DE là như nhau. Hãy cho biết : a) Chuyển động nào là chuyển động đều ? b) Chuyển động nào mô tả vận động viên đua xe đạp đang chạy nước rút để về đích ? sau khi về đích ?.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bµi 24: Đồ thị nào mô tả chuyển động đều ?. Bµi 25: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180 m. a- Tính vận tốc ra m/s và km/h. b- Thời gian để tàu đi được 2,7 km. c- Đoạn đường mà tàu đi được trong 10 s. Câu 13: Đồ thị nào sau đây mô tả : a- Chuyển động đều ? b- Chuyển động có vận tốc tăng dần. c- Chuyển động có vận tốc giảm dần.. Bµi 26: Xe A có vận tốc 36 km/h và xe B 8m/s chuyển động đến điểm O. Hỏi hai xe có gặp nhau tại O không nếu khoảng cách OA và OA bằng nhau ?. Bµi 27: Hành khách ngồi yên trên ca nô đang chuyển động ngược dòng sông. Hãy chỉ rõ vật mốc và điền vào chỗ trống của các câu sau: a) Hành khách chuyển động so với ............................................................................ b) Hành khách đứng yên so với .................................................................................. c) Ca nô chuyển động so với .......................................................................................
<span class='text_page_counter'>(15)</span> d) Ca nô đứng yên so với ............................................................................................ Bµi 28: Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s; đoạn đường sau dài 1,9 km đi hết 0,5 h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường. Bài 29. Hai anh em Bin và Vân cùng đi học từ nhà tới trường. Bin đi trước với vận tốc 10km/h. Vân xuất phát sau Bin 6 phút với vận tốc 12,5km/h và tới trường cùng lúc với Bin.hỏi quãng đường từ nhà tới trường là bao nhiêu? Thời gian Vân đi từ nhà tới trường bao nhiêu? Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Chuyển động đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. 2. Chuyển động không đều: Là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 3. Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều: Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức: vtb =. S t. trong đó S: là quãng đường đi được t: thời gian đi hết quãng đường đó.. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI: 1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều: Khi tính vận tốc trung bình cần lưu ý: vtb =. S 1+ S2 +. ..+ S n t 1 +t 2+. . .+ t n. Trong đó S1, S2, . . ., Sn và t1, t2, . . ., tn là những quãng đường và thời gian để đi hết quãng đường đó. 2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị - Thường chọn gốc toạ độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. chọn trục tung là Ox, trục hoành là Ot. - Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng: x = x0 + S = x0 + v.(t –t0). Trong đó x0 là toạ độ ban đầu của vật t0 là thời điểm xuất phát – thời điểm được chọn làm mốc. - Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Để cất cánh, vận tốc máy bay phải đạt một giá trị nào đó gọi là vận tốc cất cánh hoặc vận tốc tách đất. Giá trị này phụ thuộc vào từng loại máy bay, trung bình vào khoảng từ 100km/h đến 290 km/h. Để có vận tốc đó, máy bay phải chuyển động nhanh dần trên một đường băng. Vận tốc cất cánh càng lớn thì đường băng càng dài. Nếu đường băng ngắn (trên tàu sân bay), máy bay phải có các thiết bị hỗ trợ để tăng tốc nhanh. - 1-Ngoài treân moät oâtoâ, khi oâtoâ taêng toác, em bò keùo veà phía sau. Coøn khi xe thaéng gaáp, em bị chúi về phía trước. Vậy có cách nào nhận biết một chiếc xe đang chuyển động đều. 2Em hãy tìm cách xác định vận tốc khi em đi học từ nhà đến trường. II. Bµi tËp. Bài 1: Lấy ví dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều? Bài 2: Một ngời đi xe đạp xuống một cái dốc dài 110 m hết 1/3 phút. Khi hết dốc xe lăn tiÕp mét ®o¹n n»m ngang dµi 80 m hÕt 45 gi©y råi dõng l¹i. TÝnh vËn tèc trung b×nh cña xe trên quãng đờng dốc, trên quãng đờng nằm ngang và trên cả hai quãng đờng. Bài 3: Một ngời đi xe đạp xuống một cái dốc dài 2 km hết 15 phút. Khi hết dốc xe lăn tiÕp mét ®o¹n n»m ngang dµi 60 m hÕt 40 gi©y råi dõng l¹i. TÝnh vËn tèc trung b×nh cña xe trên quãng đờng dốc, trên quãng đờng nằm ngang và trên cả hai quãng đờng. Bµi 4: Một người đi bộ đều trên quãng đường dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Bµi 5: Kỉ lục thế giới về chạy 100m do vận động viên Tim – người Mĩ - đạt được là 9,86 giây a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua đều hay không đều ? Tại sao ? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s, km/h. Bµi 6: Cứ sau 20s, người ta lại ghi quãng đường chạy được của một vận động viên chạy 1000m. Kết quả như sau:. Thời gian 0 20 40 Quãng đường 0 140 340 (m). 60 428. 80 516. 100 604. 120 692. 140 780. 160 880. 180 1000. a) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian. Có nhận xét gì về chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua ? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đường đua. Bài 7: Hai anh em Tuấn và Tùng cùng đi học từ nhà đến trường. Tuấn đi trước với vận tốc 10km/h. Tùng xuất phát sau Tuấn 10 phút với vận tốc 15km/h và tới trường cùng lúc với Tuấn. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường bao nhiêu km ? Thời gian Tùng đi từ nhà đến trường dài bao nhiêu km? Bµi 8: Một người đi xe đạp đi nữa quãng đường đầu với vận tốc v 1 = 12km/h, nữa còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2. Bµi 9: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều. A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống B. Vận động viên chạy 100m đang về đích C. Máy bay bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Bµi 10: Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là : A. 10,5m/s B. 10m/s C. 9,8m/s D. 11m/s.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bµi 11: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm 3 đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v 1 = 12m/s và v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ôtô cả chặng đường. Bµi 12: Vòng chạy quanh sân trường dài 400m. Hai học sinh chạy thi cùng xuất phát từ một điểm. Biết vận tốc của các em lần lượt v 1 = 4,8m/s và v2 = 4m/s; Tính thời gian ngắn nhất để hai em gặp nhau trên đường chạy Bµi 13: Hà Nội cách Đồ Sơn 120km. Một ô tô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Đồ Sơn đến Hà Nội a) Sau bao lâu ô tô và xe đạp gặp nhau ? b) Nơi gặp nhau cách Hà Nội bao xa ? Bµi 14: Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3 đoạn: đoạn bằng, leo dốc và xuống dốc. Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút, trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB. Tính vận tốc trung bình trên AB. Bµi 15: Hai bến M, N cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 120km. Nếu ca nô đi xuôi dòng từ M đến N thì mất 4h. Nếu ca nô chạy ngược dòng từ N về M với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 2h. a) Tìm vận tốc của ca nô, của dòng nước b) Tìm thời gian ca nô tắt máy đi từ M đến N ? Bµi 16: Đoàn tàu bắt đầu vào ga chuyển động chậm dần. Một người quan sát đứng bên đường thấy toa thứ 6 qua trước mặt trong 9 giây. Biết thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5 giây và chiều dài mỗi toa là 10m a) Tìm thời gian toa thứ nhất qua trước mắt người quan sát b) Tính vận tốc trung bình của đoàn tàu sáu toa lúc vào ga. Bµi 17: Ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h, gặp đoàn tàu đi ngược chiều. Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian 3 giây. Biết vận tốc của tàu là 36km/h a) Tính chiều dài của đoàn tàu b) Nếu ôtô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ôtô vượt hết chiều dài của đoàn tàu là bao nhiêu? Coi vận tốc tàu và ôtô không thay đổi? Bµi 18: Chuyển động “lắc lư” của con lắc đồng hồ (H.33) là chuyển động: A. Thẳng đều B. Tròn đều C. Không đều, từ vị trí 1 đến vị trí 2 là nhanh dần, còn từ vị trí 2 đến vị trí 3 là chậm dần D. Không đều, từ vị trí 1 đến vị trí 2 là chậm dần, còn từ vị trí 2 đến vị trí 3 là nhanh dần. Bµi 19: Một xe môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ 3 dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của môtô trên toàn bộ quãng đường là : A. 21km/h B. 48 km/h C. 45 km/h D. 37 km/h Bµi 20: Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h, người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3 km/h. Vận tốc của người soát vé so với đất là: A. 33km/h B. 39 km/h C. 36 km/h D. 30 km/h Bài 21: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Bài 22: Một vận động viên bắn súng phóng lụ đạn, bắn đạn vào bia cách người đó 510m. Thời gian từ lúc vận động viên bắn lụ đạn ra tới lúc VĐV nghe lụ đạn nổ là 2s. Biết vận.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. tính thời gian lúc bắn đến lúc lụ đạn trúng bia và vận tốc của viên đạn. Bài 23: Một người đi xe máy từ TP Tây Ninh đi đến Tân Biên cách nhau 45km. Trong nửa đầu của quãng đường, người đó chuyển động đều với vận tốc v 1. Trong nửa quãng v2 . 2v1 3 . Hãy xác định vận tốc v1 , v2 để. đường sau người đó chuyển động đều với vận tốc sau 1h30 phút người đó đến được Tân Biên. Bài 24: Một người đi xe đạp khởi hành từ Châu Thành với vận tốc 4m/s đi Gò Dầu. Cũng tại thời điểm đó, một xe oto khởi hành từ Gò Dầu đi Châu Thành với vận tốc 36km/h. Sau 1h 20 phút hai xe gặp nhau tại địa điểm M. a. Tính khoảng cách giữa Châu Thành và Gò dầu b. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách Gò Dầu bao nhiêu km? Bài 25: Một chiếc phà đi xuôi dòng từ bến phà Cây Ổi đến bến phà Bến Sỏi, rồi dừng lại ở Bến Sỏi 30 phút, rồi lại đi ngược dòng từ Bến Sỏi đến Cây Ổi, tổng cộng thời gian đi và về cộng với nghỉ là hết 2 giờ 18 phút. Biết vận tốc của phà lúc xuôi dòng là 25km/h và lúc ngược dòng là 20km/h a. Tính khoảng cách 2 bến phà. b. Tính thời gian đi từ Cây Ổi về Bến Sỏi. Và thời gian đi ngược lại. c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ sông? Bài 4: BIÊỦ DIỄN LỰC. I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Lực là gì? - Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật. - Đơn vị của lực là Niutơn (N). 2. Biểu diến lực: Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: Gốc là điểm đặt của lực. Phương và chiều là phương và chiều của lực. Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước. Ký hiệu: ⃗ F , cường độ F. Trọng lượng: P = 10.m.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Trước đây, người ta cho rằng lực là nguyên nhân gây ra chuyển động : một chiếc xe đang đứng yên, nếu có ngựa kéo, xe mới chuyển động. Tuy nhiên người ta không nhận thấy một điều là lực cũng có thể ngăn cản không cho vật chuyển động ! - Niu tơn (1642-1727) là người đầu tiên chứng minh và đưa ra định luật cho rằng lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật. Định luật này còn được gọi là định luật 2 Niu tôn. - Ông là ai ? - Khi nhắc đến câu chuyện về quả táo rơi, người ta thường nhắc đến nhà bác học này. - Là người đầu tiên phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. - Ông là người ñaët neàn moùng cho Cô hoïc.. II. Bµi tËp Bµi 1: DiÔn t¶ b»ng lêi c¸c yÕu tè cña c¸c lùc vÏ ë h×nh sau?. A 50N. ur.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bµi 2: BiÓu diÔn lùc kÐo cña mét vËt cã lùc F = 250N, theo ph¬ng ngang, chiÒu tõ tr¸i sang ph¶i (BiÕt tØ lÖ xÝch 1cm øng víi 50N).. Bµi 3: DiÔn t¶ b»ng lêi c¸c yÕu tè cña c¸c lùc vÏ ë h×nh sau? Mỗi khoảng trên hình vẽ ứng 30 N. A. ur F. Bµi 4. Nêu hai ví dụ chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc, trong đó một ví dụ lực làm tăng vận tốc, một ví dụ lực làm giảm vận tốc. Bµi 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khi thả vật rơi, do sức ………………… vận tốc của vật ………………… Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do ………… của cát nên vận tốc của bóng bị ………… Bµi 6. Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau đây (H.4.1a,b). Bµi 7. Biểu diễn các vectơ lực sau đây: - Trọng lực của vật 1500N (tỉ xích tùy chọn) - Lực kéo một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 500N Bµi 8. Kéo vật có khối lượng 50kg trên mặt phẳng nghiêng 300 . Hãy biểu diễn 3 lực sau đây tác dụng lên vật bằng các vectơ lực: - Trọng lực P. - Lực kéo Fk song song với mặt phẳng nghiêng, hướng lên trên có cường độ 250N. - Lực Q đỡ vật có phương vuông gốc với mặt nghiêng, hướng lên trên. Có cường độ 430N. Chọn tỉ xích 1cm ứng với 100N Bµi 9: Một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Ghi công thức tính vận tốc trung bình của người này trên cả quãng đường s1 + s2 ? Bµi 10: Trên hình, ôtô chịu tác dụng của hai lực. Mỗi một lực tác dụng lên xe có độ lớn là 100N. Lực tổng cộng tác dụng lên xe là: A- 300 N B- 400 N C- 200 N D- 100 N.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bµi 11: Lực tác dụng lên xe (ở hình ) có giá trị : A- 444 N B- 160 N C- 240 N D- 120 N. Bµi 12: Cho hai xe như nhau lúc đầu đứng yên (hình 4.4). Dưới tác dụng của lực F1, xe 1 đạt vận tốc 3 m/s trong 3 s. Dưới tác dụng của lực F2 = 2 F1 thì xe 2 đạt vận tốc như trên trong thời gian : A- 1,5 s B- 8 s C- 5 s D- 3 s. Bµi 13: Bằng cách dùng vectơ lực, em hãy diễn đạt các thông tin sau đây: a) Hình (4.5a): chân tác dụng lên quả bóng một lực 100N theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. b) Hình (4.5b): trọng lượng của người là 500N, lưng người tì lên tường một lực 400N vuông góc với mặt tường.. Tỉ xích do các em lựa chọn cho phù hợp. Bµi 14: Em hãy cho biết các kết luận sau đây đúng hay sai, tại sao ? A. Nếu không có lực nào tác dụng lên vật hoặc các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật không đổi. B- Nếu chỉ có một lực duy nhất tác dụng lên vật thì vận tốc của vật thay đổi..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> B- Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật thì có thể làm cho vật đứng yên. D- Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.. Bài 5 - 6: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH – LỰC MA SÁT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Lực cân bằng: - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ cùng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. 2. Quán tính: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. 3. Khi nào có lực ma sát: a. Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. b. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. c. Lực ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác. d. Đo lực ma sát: người ta dùng lực kế để đo lực ma sát..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> -. Xe tải chở ống sắt nặng và cồng kềnh đang chạy với vận tốc cao. Xe dừng lại đột ngột, do quán tính mà các ống sắt tiếp tục lao về phía trước và rơi xuống mặt đường, rất nguy hieåm.. -. Êlectrôn (hạt mang điện âm) có khối lượng rất nhỏ vì vậy, quán tính của êlectrôn rất bé. Các êlectrôn xem như thay đổi vận tốc một cách tức thời. Do tính chất này mà dòng điện tạo bởi sự dịch chuyển của các êlectrôn có thể thay đổi hầu như tức thời. Trải một tờ giấy mỏng ở mép bàn rồi đặt một nắp bút thẳng đứng lên trên. Em hãy yêu cầu các bạn của mình tìm cách lấy tờ giấy đi mà vẫn giữ nắp bút không đổ. Để trò chơi thêm phần lí thú em có thể thay nắp bút bằng cốc thủy tinh hoặc vỏ chai nước ngọt . .. -. -. - Để giữ bao gạo 100 kg cân bằng, ta cần một lực 1000N. Nhưng nếu quấn dây treo bao gạo một vòng quanh một trụ dặt cố định, do xuất hiện lực ma sát giữa dây và trụ, ta chỉ cần tác dụng một lực 1,86 N để giữ vật. Nếu quấn 2 vòng thì chỉ cần 0,0348 N. - Nhà Toán học và Cơ học người Thụy Sĩ là Ơ-le đã chứng minh rằng nếu thêm 2,3… vòng thì lực ma sát có thể tăng hàng chục nghìn lần. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta chỉ cần dùng dây thật chắc và quấn vài vòng dây quanh một thân cây là có thể giữ cho một cỗ pháo nặng vài tấn không bị tuột..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Đối với các loại tàu cao tốc (TGV), nếu giảm lực ma sát bằng cách dùng lực của nam châm (từ trường) nâng tàu lên, làm cho tàu khôbng tiếp xúc trực tiếp với đường ray, khi tàu chạy. Hiện nay một số tàu cao tốc có thể đạt đến vận tốc khoảng 500 km/h - Một chút mẹo vặt nhờ ứng dụng lực ma sát - Móc áo bị gió thổi luôn luôn trượt trên dây phơi. Để khắc phục, dùng một sợi dây thun buộc vào dây phơi rồi treo móc áo lên trên. - Ổ khoá lâu ngày bị rỉ sét, hoạt động rất khó khăn. Em có thể nhỏ vài giọt dầu nhớt để bôi trơn. Tuy nhiên cách tốt nhất là mài ruột bút chì thành bột rồi rắc vào trong ổ khoá. - Dùng tay mở nút chai, bị trơn trợt, khó mở. Em hãy quấn buộc một sợi dây thun, hoặc miếng vải khô vào nút chai để tăng lực ma sát.. Bài 1. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên ? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. Bài 2. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Bài 3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Bài 4. Ta biết rằng lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không ? Tại sao ? Bài 5. Đặt một chén nước trên góc một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó. Bài 6. Một con Báo đang đuổi riết một con Linh Dương. Khi con Báo chuẩn bị vồ mồi thì Linh Dương tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bài 7. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật. A. đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. B. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lên. C. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. bị biến dạng Bài 8. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào ? A. Bánh trước B. Bánh sau C. Đồng thời cả hai bánh D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được. Bài 9. Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng F1 và F2 theo chiều của lực F2. Nếu tăng cường độ của lực F1 thì vật sẽ chuyển động với vận tốc A. luôn tăng dần B. luôn giảm dần C. tăng dần đến giá trị cực đại, rồi giảm dần D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần Bài 10. Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực cản lên ô tô bằng 0,25 lần trọng lượng của xe. a) Kể các lực tác dụng lên ô tô b) Biểu diễn các lực theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5000N Bài 11. Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau: a) Vì sao trong một số trò chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng khi bánh “đà” ngừng quay. b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khụy xuống? c) Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn. d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa khi lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn ? Bài 12. Một cục đá nằm yên trên mặt bàn trong toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Hành khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy cục đá trượt đi . Hỏi: a) Tàu còn chuyển động thẳng đều nữa không ? b) Cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu giảm đột ngột ? c) Cục đá sẽ chuyển động về phía nào khi vận tốc tàu tăng đột ngột ? d) Trong trường hợp nào cục đá sẽ trượt về bên trái ?. Bài 13. Ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành câu có nội dung đúng 1. Chuyển động cơ học.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. Chuyển động và đứng yên 3. Chuyển động đều 4. Chuyển động không đều 5. Lực 6. Hai lực cân bằng 7. Lực ma sát trượt 8. Lực ma sát lăn. a) có vận tốc không đổi theo thời gian. b) có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc. c) là đại lượng véc tơ. d) km/h. e) có vận tốc thay đổi theo thời gian. f) giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác. g) là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. h) cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. i) sinh ra khi vật trượt trên bề mặt của vật khác. k) có độ lớn nhỏ hơn lực ma sát trượt.. Bài 14. Ô tô đang chạy trên đường sẽ chuyển động hoặc đứng yên so với vật mốc trong trường hợp nào dưới đây là đúng? E. Đứng yên so với người lái xe. F. Đứng yên so với cột điện bên đường. G. Chuyển động so với người lái xe. H. Chuyển động so với hành khách ngồi trên xe. Bài 15. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì E. ô tô đang chuyển động. F. hành khách đang chuyển động. G. cột đèn bên đường đang chuyển động. H. người lái xe đang chuyển động. Bài 16. Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình? v2 v1 2 . A. v v vtb 1 2 2 . C. vtb . B.. vtb . s1 s2 t1 t2. s s vtb 1 2 t1 t2 D.. Bài 17. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ A. không thay đổi. B. chỉ có thể tăng dần. C. chỉ có thể giảm dần. D. có thể tăng dần, hoặc giảm dần. Bài 18. Hai lực nào sau đây là hai lực cân bằng? A. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng chiều, cùng phương. B. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, ngược chiều, phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng. C. Hai lực cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm trên cùng một đường thẳng. D. Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, khác chiều, khác phương. Bài 19. Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bổng thấy mình bị nghiêng sang bên trái, chứng tỏ ô tô A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng tốc. C. đột ngột rẽ sang phải..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> D. đột ngột rẽ sang trái. Bài 20. Có thể giảm lực ma sát bằng cách A. giảm độ nhám giữa các mặt tiếp xúc. B. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc. Bài 21. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động. B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. Bài 22. Một vận động viên xe đạp đi trên đoạn đường lên đèo AB dài 45 km trong 2 giờ 15 phút; trên đoạn đường xuống đèo BC dài 30 km trong 30 phút; trên đoạn đường bằng phẳng CD với vận tốc 10 m/s trong 1/4 giờ. Hãy tính vận tốc trung bình của vận động viên trên cả đường đua AD. Bài 23. Ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành câu có nội dung đúng. 1. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều 2. Lực tác dụng vào vật 3. Độ lớn vận tốc của chuyển động 4. Véc tơ lực 5. Quán tính của vật 6. Ba loại lực ma sát. a) làm cho vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. b) được tính bằng thương số giữa độ dài quãng đường đi được với thời gian đi hết quãng đường đó. c) làm vật biến dạng, thay đổi vận tốc. d) biểu thị sự nhanh chậm của chuyển động. e) là ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn. f) được biểu diễn bằng mũi tên có gốc là điểm đặt; phương, chiều trùng với phương, chiều của lực; độ dài biểu thị cường độ lực. g) là trọng lực, lực đàn hồi và lực căng.. Bài 24. Một hành khách ngồi trên ca nô bị tắt máy trôi theo dòng sông. Câu mô tả nào sau đây đúng? A.Người hành khách đứng yên so với bờ sông. B.Người hành khách chuyển động so với người lái ca nô. C.Người hành khách đứng yên so với dòng nước. DNgười hành khách chuyển động so với các đồ đạc đặt trong ca nô. Bài 25. Lực ma sát nghỉ đã xuất hiện khi A.quả bóng xoáy tròn tại một điểm trên sân cỏ. B.cái hòm bị kéo lê trên mặt sàn. C.các bao tải hàng đặt trên băng tải, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất. D.quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Bài 26. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị vận tốc? A. km/h. B. cm/s. C. m/s. D. m.h..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Bài 27. Khi vật chỉ chịu tác dụng của hai lực, thì hai lực nào sau đây là hai lực không cân bằng? A. Hai lực tác dụng lên vật làm vật đứng yên. B. Hai lực tác dụng lên vật làm vận tốc của vật thay đổi. C. Hai lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động thẳng đều. D. Hai lực tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật tiếp tục đứng yên, hoặc đang chuyển động thẳng thì chuyển động thẳng đều mãi. Bài 28. Vận tốc nào sau đây là vận tốc trung bình? A. Ô tô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 60 km/h. B. Vận tốc của vận động viên nhảy cầu lúc chạm mặt nước là 10 m/s. C. Lúc về tới đích, tốc kế của ô tô đua chỉ số 300 km/h. D. Khi bay lên điểm cao nhất, mũi tên có vận tốc bằng 0 m/s. Bài 29. Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào sợi dây cố định (H.5.1). Hãy biểu diễn vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.. Bài 30. Vật nặng 0,5 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang (H.5.2).. a) Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> b) Nếu vật được kéo chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang, có cường độ 2N. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Chọn tỉ xích 2N ứng với 1cm. Bài 31. Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính : A.Vận tốc của vật luôn thay đổi. B- Độ lớn vận tốc của vật không đổi. C- Vật chuyển động theo đường cong. D- Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều. Bài 32. Quaùn tính cuûa moät vaät laø: A- Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật. B- Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. B- Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật. C- D- Taát caû caùc tính chaát treân. Bài 33. Vẽ thêm vào hình 5.4 các lực cần phải tác dụng vào vật để giữ cho vật cân bằng.. Bài 34. Ai sẽ chiến thắng ? Một chiếc xe tải chở đầy hàng hoá (hình 5.6) và một vận động viên đua tài (hình 5.5). Cả hai xuất phát từ vị trí đứng yên và chạy trong 10 m để đến đích. Theo em, ai sẽ là người thắng cuộc. Tại sao ?. Bài 35. Dựa vào quán tính, em hãy giải thích tại sao : a) Khi nhổ cỏ dại, không nên bứt đột ngột ? b) Con chó đang đuổi theo một con thỏ. Khi chó sắp bắt được thỏ, con thỏ thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác. Tại sao thỏ rẽ như vậy thì chó khó bắt được thỏ ? c) Khi vẩy một chiếc cặp sốt. Cột thủy ngân trong ống tụt xuống. Giải thích hiện tượng đó như thế nào ? d) Khi tra cán búa, người ta gõ cán búa xuống nền nhà cứng (hình 5.7)?.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bài 36. Có thể nào 3 lực tác dụng lên vật mà vật vẫn cân bằng được không ? Em hãy cho ví duï minh hoïa. Bài 37. Em hãy cho một ví dụ ứng dụng quán tính trong cuộc sống và một ví dụ quán tính coù haïi. Bài 38. Cho biết vật A có trọng lượng không đáng kể và đang nằm cân bằng. Hãy vẽ vị trí kim trên lực kế số 2 (hình 5.8).. Bài 39. Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau ñaây l? c ma saùt coù giaù trò nhoû nhaát : A- Hoøn bi laên treân maët phaúng. B- Hòn bi trượt trên mặt phẳng. C- Hoøn bi naêm yeân treân maët phaúng. D- Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng. Bài 40. Chiều của lực ma sát : A- Cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B- Ngược chiều với chiều chuyển động của vật. C- Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> D- Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật. Bài 41. Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát ? A- Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. B- Thêm dầu mỡ. C- Giảm lực ép giữa các vật lên nhau. D- Taát caû caùc bieän phaùp treân. Bài 42. Môït chiếc đang chạy với vận tốc v0 thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: A- Lực ma sát trượt. B- Lực ma sát lăn. C- Lực ma sát nghỉ. D- Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn Bài 43. Tay đang giữ một vật, em hãy : a) Vẽ các lực ma sát. b) Đó là lực ma sát trượt hay ma sát nghỉ ? c) Nếu vật có trọng lượng lớn, làm thế nào để tăng lực ma sát ?. Bài 44. a) Em hãy quan sát các lốp xe. Người ta làm thế nào để tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường ? Lốp xe mòn có nguy hiểm không ? b) Trên các đoạn đường đèo dốc, thường có các đường cứu nạn. Nếu xe bị đứt phanh lao xuống dốc, tài xế điều khiển cho xe đi vào đường cứu nạn. Mặt đường này rất sù sì. Tại sao vaäy ? Bài 45. Tại sao không nên chạy xe với tốc độ cao trên những đoạn đường trơn trợt nhất là lúc trời mưa ? Bài 46. Một số người khi đếm tiền thường có thói quen chấm ngón tay vào lưỡi để làm ướt ngón tay. a) Tại sao người ấy phải làm như vậy ? b) Vieäc laøm naøy coù maát veä sinh khoâng ? Khaéc phuïc baèng caùch naøo ? Bài 47. Bieån baùo naøy caûnh baùo ñieàu gì ?. Bài 48. Dựa vào hình vẽ sau, em hãy cho biết :.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> a) Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát nghỉ ? Lực ma sát nghỉ có giá trị cố định không ? b) Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát trượt ? Bài 49. Quan sát các bộ phận trong chiếc xe đạp. Em hãy cho biết: a) Cần phải giảm lực ma sát ở các bộ phận nào ? Bằng các biện pháp nào ? b) Cần phải tăng lực ma sát ở những bộ phận nào ? Bằng các biện pháp nào ? Bài 50. Tại sao khi rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất các con tàu vũ trụ có thể bị bốc chaùy. Bài 51. Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Biết rằng trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau, ô tô có vận tốc trung bình bằng 50 km/h. a) Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động. b) Tính lực kéo làm ô tô chuyển động theo phương nằm ngang. Biết ô tô đang chuyển động thẳng đều và cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,4 trọng lượng của ô tô. c) Có mấy lực tác dụng lên ô tô khi ô tô đang chuyển động thẳng đều? Biểu diễn các véc tơ lực tác dụng lên ô tô (theo tỉ lệ xích tự chọn). Bài 52: Một ôtô đi từ A đến B cách nhau 72 km mất thời gian 1 giờ 30 phút, sau đó tiếp tục chuyển động 18 km với vận tốc trung bình 36km/h thì đến C. Tính: a. vận tốc trung bình trên đoạn đường AB. b. thời gian ôtô đi từ B đến C. c. vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC. Bài 53 . Một người đi xe đạp đi nửa quảng đường đầu với vận tốc v1 =12 km/h. Nửa quảng đường còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quảng đường là. hãy tính vận tốc v2. Bài 7: ÁP SUẤT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Áp lực: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Tác dụng của áp lực càng lớn khi độ lớn của áp lực càng lớn hay diện tích mặt bị ép càng nhỏ. 2. Áp suất: - Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. - Công thức tính áp suất: p= Trong đó: F: áp lực (N). F . S.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> S: diện tích mặt bị ép (m2) p : áp suất (N/m2) Ngoài N/m2, đơn vị áp suất còn tính theo pa (paxcan) ; 1 pa = 1 N/m2. - Gót giày nhọn trên sàn gây ra một áp suất khoảng 1,1.108N/m2 . · Khi đốt con ong vò vẽ tạo nên một áp suất trên da là bao nhiêu ? Lực tác dụng của ngòi ong là 10-5N, song tiết diện của ngòi là 3.10-12 cm2 . Vì vậy, khi đốt ong vò vẽ tạo nên một áp suất khoảng 330.108 N/m2 , tức gấp 300 lần áp suất của gót giày nhọn đấy - Em hãy tự tính áp suất của mình lên sàn nhà! In đế giầy lên một tờ giấy có kẽ ô vuông, mỗi ô 1 cm2 . Đếm số ô vuông, từ đó tính ra diện tích của đế giầy. Sau đó, cân để biết trọng lượng cơ thể, từ đó em sẽ tính được áp suất của mình tác dụng lên sàn nhaø.. Bài 1. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất ? A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng co một chân. C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Bài 2. Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng ? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Bài 3. Một người đứng trên mặt sàn và tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt bàn là 0,03m2 . Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Bài 4. Đặt 1 bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2 . (ghế 4 chân) Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Bài 5. So sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng? A. Áp suất và áp lực cùng đơn vị đo B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào Bài 6. Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn A. 2000cm2 B. 200 cm2 C.20 cm2 D. 0,2 cm2 Bài 7. Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tấm ván diện tích S 2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2S2, thì khi so sánh áp suất hai người tác dụng lên mặt đất, ta có A. p1 = p2 B. p1 = 1,2p2 C. p2 = 1,44p1 D. p2 = 1,2p1 Bài 8. Khi xe máy đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang thì áp lực do xe tác dụng lên mặt đất có độ lớn bằng A. trọng lượng của xe và người đi xe B. lực kéo của động cơ xe máy C. lực cản của mặt đường tác dụng lên xe.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> D. không Bài 9. Áp lực của một vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng tác dụng lên mặt phẳng này có cường độ A. bằng trọng lượng của vật B. nhỏ hơn trọng lượng của vật C. lớn hơn trọng lượng của vật D. bằng lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng Bài 10. Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4mm2 , áp lực búa tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là A. 15N/m2 B. 15.107 N/m2 C. 15.103 N/m2 D. 15.104 N/m2 Bài 11. Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.10 11Pa. Để có áp suất này trên mặt đất phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m2 Bài 12. Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi ? Bài 13. Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn ? Bài 14. Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang . Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được. Bài 15. Trường hợp nào sau đây không có áp lực : A- Lực của búa đóng vào đinh. B- Trọng lượng của vật. C- Lực của vợt tác dụng vào quả bóng. D- Lực kéo một vật lên cao. Bài 16. Ñôn vò cuûa aùp suaát laø : A- N/m2 (Niutôn treân meùt vuoâng) B- Pa (Paxcan) C- N/cm2 (Niutôn treân cen-ti-meùt vuoâng) D- Taát caû caùc ñôn vò treân. Bài 17. 1 Pa coù giaù trò baèng : A- 1 N/cm2 B- 1 N/m2 C- 10 N/m2 D- 100 N/cm2 Bài 18. Hãy tính áp lực và áp suất dựa vào bảng sau :.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Bài 19. Một bình hoa có khối lượng 2kg đặt trên bàn. Biết đáy bình là mặt tròn bán kính 5cm. Haõy tính aùp suaát cuûa bình leân maët baøn ra ñôn vò N/m2 vaø Pa Bài 20. Dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh. Diện tích của mũ đinh là 0,5cm 2 , của đầu đinh là 0,1mm2 . Hãy tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường. Bài 21. a) Lưỡi cuốc có chiều dài 18 cm và bề rộng 0,5mm. Hãøy tính áp suất của lưỡi cuốc tác dụng lên mặt đất nếu người tác dụng lên cuốc lực 540 N ? b) Trong hai chiếc xẻng sau đây, chiếc nào dễ cắm sâu vào đất hơn ?. Bài 22. Theo tính toán của các kĩ sư xây dựng, áp suất của các công trình trên nền đất cứng có giá trị nhỏ hơn 98.000 Pa thì công trình mới không bị lún, nghiêng. Một căn nhà khối lượng 600 tấn phải có diện tích móng tối thiểu là bao nhiêu để được an toàn ? Bài 23. Một chiếc tủ khối lượng 100kg tựa trên 4 chân, tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông cạnh 2cm. Xem khối lượng của tủ phân bố đều. a) Tính áp lực và áp suất của mỗi chân lên nền nhà. b) Biết rằng nền nhà làm bằng đất mềm, chịu một áp suất tối đa 31,25 N/cm2 mà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền để giữ cho mặt nền không bị hư hại..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Bài 24. a) Một miếng gỗ hình hộp có kích thước 0, 5m x 0, 3m x 2 m, khối lượng riêng 5000 kg/m3 . Phải đặt như thế nào để áp suất miếng gỗ tác dụng lên nền là nhỏ nhất vaø tính giaù trò cuûa aùp suaát naøy ? b) Neáu taêng chieàu daøi moãi caïnh leân gaáp ñoâi thì aùp suaát cuûa khoái goã leân neàn taêng leân bao nhieâu laàn ? Bài 25. Hai người có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Người thứ nhất đứng trên tấm ván diện tích S1, người thứ hai đứng trên tâm ván diện tích S2. Nếu m2 = 1,2m1 và S1 = 1,2 S2 thì khi so sánh áp suất hai người đứng trên mặt đất ta có: A. p1 = p2 B. p1 = 1,2p2 C. p2 = 1,44p1 D. p2 = 1,2p1 Bài 26. Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn là bao nhiêu? Bài 27. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2.Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Bài 28. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khói lượng 4kg. điện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Bài 29. Một vật khối lượng 0,84kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt 3 mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất vậ tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét các kết quả tính được. Bài 30. Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m 2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ô tô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở phần mở bài.. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. 2. Công thức tính áp suất chất lỏng: - Công thức: p = d.h Trong đó h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) 3. Bình thông nhau: - Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau. Chú ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy ép dùng chất lỏng. Khi tác dụng một lực f lên pittông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p=. f s. lên chất. lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittông lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittông này. Công thức máy ép dùng chất lỏng:. F S = f s.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Thuyền leo núi ! Để thuyền di chuyển trên các đoạn sông dốc, người ta ngăn các đập trên dòng sông. Thí dụ, thuyền muốn đi từ vùng A sang B, thì cửa đập 2 mở, mực nước hai bên bằng nhau. Sau đó cửa đập 2 đóng, cửa đập 3 mở và thuyền đi sang vùng C. Cứ như thế thuyền sẽ đi từ vùng đồng bằng lên vùng trung du.. - Chế tạo dụng cụ kiểm tra mặt phẳng nằm ngang. Lấy hai bình nhựa như nhau, khắc các độ chia trên hai bình này. Khoét hai lỗ ở hai thành bình, luồn ống nhựa vào để tạo thành hai bình thông nhau. Dùng keo dán kín chỗ nối giữa ống nhựa vớ thành bình. Pha mực màu vào nước, đổ vào bình. Đặt hai bình ở hai vị trí khác nhau trên mặt bàn. Nếu số chỉ của hai mực nước như nhau thì mặt bàn thật sự nằm ngang..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> -. Nếu hai bình thông nhau chứa hai chất lỏng có trọng lượng riêng khác nhau, thì khi cân bằng mực nước trong hai bình sẽ chênh lệch nhau sao cho tại một mặt S ở chỗ hai bình thông nhau, áp lực do hai cột nước trong hai bình gây nên ở hai mặt S phải bằng nhau: F1 = F2 ⟺ p1S = p2S ⟺ d1h1 = d2h2 Bình nào chứa chất lỏng có trọng lượng riêng lớn hơn thì độ cao của cột nước sẽ nhỏ hơn.Trong hình vẽ vì d1< d2 nên cột nước trong bình lớn cao hơn trong bình nhỏ. Nếu hai bình chứa cùng một chất lỏng thì d1 = d2 nên h1 = h2, mực nước trong hai bình ngang nhau. Bài 1. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.10 6 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2. a) Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao em khẳng định được như vậy? b) Tính độ sâu của tàu ngầm khi có áp suất tác dụng lên tàu trong hai trường hợp trên( Biết trọng lượng riêng của nước biển là: d = 10 300 N/m3) Bài 2. Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3 và của xăng là 7000N/m3 . Bài 3. Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng ? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của chất lỏng. Bài 4. Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình A. tăng B. giảm C. không đổi D. bằng không Bài 5. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1 ; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 2= 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p 1, lên đáy bình hai là p2 thì A. p2 = 3p1 B. p2 = 0.9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0,4p1 Bài 6. Tại sao khi lặng ta luôn cảm thấy tức ngực và càng lặng sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng ?.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Bài 7. Một chiếc tàu bị thủng một lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 . Bài 8. Các bình nào sau đây là những bình thông nhau :. Bài 9. Hình vẽ nào sau đây không phù hợp tính chất của bình thông nhau ?. Bài 10. Có 3 bình (1), (2), (3) bên trong có chứa cùng loại chất lỏng có độ cao như nhau.. Chọn câu đúng : A- Áp suất và áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. B- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia. C- Áp suất của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp lực tác dụng lên đáy bình (2) là nhỏ nhất so với hai bình kia. D- Áp lực của chất lỏng tác dụng lên các đáy bình là như nhau. Áp suất tác dụng lên đáy bình (2) là lớn nhất so với hai bình kia..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Bài 11. Có 3 bình như nhau đựng 3 loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p 1, p2, p3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta coù:. Bài 12. a) Ở các thành phố, nước được phân phối đến hộ gia đình như thế nào? Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của mạng phân phối nước qua hình vẽ sau :. b) Nếu một nhà cao tầng xây cao hơn bồn chứa nước thì phải giải quyết như thế nào ? c) Em hãy tìm hiểu ở địa phương em, các bồn chứa nước để phân phối nước cho các hộ tiêu thụ được bố trí ở đâu ? Bài 13. Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao là h = 3cm. a) Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13.600 kg / m 3 . Hãy tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy của ống nghiệm. b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao là bao nhiêu để tạo ra một áp suaát nhö treân ? Bài 14. Hai điểm trong nước có độ cao cách nhau 4m thì độ chênh lệch áp suất giữa chúng là bao nhieâu ? trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 15. Nơi sâu nhất trong đại dương là 10.900 m. Cho biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg / m3 , tính áp suất của nước biển tác dụng lên điểm này ? Bài 16. Đây là một thiết bị dùng để đo độ cao của các địa hình. Em hãy trình bày nguyên tắc hoạt động của thiết bị này.. Bài 17. Một bình chứa nước có diện tích đáy là 50 cm2 , chứa một lít nước. a) Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình. b) Nếu đặt một áp kế ở đáy bình, áp kế có chỉ giá trị của câu a không ? Tại sao ?.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Bài 18. Một bình có diện tích đáy 20cm2. Lúc đầu, đổ 0,5 l nước vào bình, sau đó đổ 0,5 l dầu có khối lượng riêng 850 kg/m3 . Tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên: a) Điểm ở thành bình, nằm trên đường thẳng nối mặt phân cách của hai môi trường. b) Đáy bình. Câu 19: Một cái cốc đựng đầy nước có chiều cao h =0,08m. Tính áp suất của nước lên một điểm A ở cách đáy cốc 0.04m. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3 Câu 20: Một chiếc thùng đựng đầy dầu hỏa , cao 15dm. Thả vào đó một chiếc hộp nhỏ, rỗng. Hộp có bị bẹp không nếu thả nó ở vị trí cách đáy thùng 30cm. Cho biết áp suất tối đa mà hộp chịu được là 1500N/m2, trọng lượng riêng của dầu hỏa là 8000N/m3. Câu 21: Bạn Lan đi đôi giày cao, trọng lượng của bạn là 5200N và mỗi chiếc giày có mặt tiếp xúc là 10cm 2. a) Tính áp suất của giày lên sàn nhà khi bạn này đứng cả hai chân. b) Bạn Lan thay giầy cao bằng một đôi dép đi trong nhà, mỗi chiếc dép có mặt tiếp xúc là 200cm 2. Tính áp suất mà bạn tác dụng lên mặt sàn khi đứng hai chân. Vì sau người ta khuyên không nên đi giày gót rất nhọn trên mặt sàn. Câu 22: a) Một bình cao 0,8m chứa đầy nước. Tính áp suất do cột nước tác dụng lên đáy bình và một điểm cách đáy bình 0,5m, biết trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. b.Bình đó có khối lượng 3 kg, Thể tích nước trong bình là 0,05m3, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính áp suất do cả bình và nước tác dụng lên mặt đất, diện tích bị ép là 625cm2. Câu 23: Một khối sắt hình lập phương cạnh bằng 2dm và thể tích 8dm3 đặt trên mặt sàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của sắt bằng 78000N/m3. a. Tính trọng lượng của khối sắt? b. Tính áp suất do khối sắt tác dụng lên mặt sàn? c. Thả khối sắt trên chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên khối sắt. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu 24:. Câu 25:. Câu 26:.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Câu 27:Câu nào sau đây chỉ nói về chất lỏng là đúng A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng Câu 28: Hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi bình mởi khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn C. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu. Câu 29: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m. Câu 30: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình là p1, lên đáy bình 2 là p2 là: A. P2 = 3p1 B. P2 = 0,9p1 C. P2 = 9p1 D. P2 = 0,4p1 Câu 31: Có 1 máy nâng dùng chất lỏng. Muốn có một lực nâng là 20 000N tác dụng lên pit tong lớn, thì phải tác dụng lên pittong nhỏ một lực bằng bao nhiêu? Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp 100 lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn. Câu 32: Một tàu ngầm di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2 Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy? Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m2. Câu 33:Một cái bình có lỗ nhỏ ở thành bên và đáy là một pit tong A. Người ta đổ nước đến miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O. Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào? Người ta kéo pit tong tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước phun từ O có gì thay đổi không? Vì sao? Câu 34: Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng.Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300N/m3 và của xăng là 7000N/m3. Câu 35: Trong bình thông nhau vẽ ở hình 8.7, nhánh lớn có tiết diện lớn gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh. Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Áp suất này tác dụng theo mọi phương và được gọi là áp suất khí quyển. 2. Độ lớn của áp suất khí quyển: - Để đo áp suất khí quyển người ta dùng ống Tô-ri-xe-li: Ông lấy một ống thuỷ tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổ đầy thuỷ ngân vào. Lấy ngón tay bịt miệng ống lại rồi quay ngược ống xuống. Sau đó, nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng h nào đó tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu. - Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li. - Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg. 1 mmHg = 136 N/m2 Chú ý: Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg.. - Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của áp kế hộp Áp kế hộp gồm một ống kim loại đã rút hết không khí . Mặt hộp mỏng và có gợn để dễ biến dạng. Áp suất không khí càng lớn, hộp biến dạng càng nhiều, làm quay một kim chỉ thị, nhờ đó ta đọc được trị số của áp suất khí quyển. Áp suất khí quyển là một thông số rất quan trọng để dự báo thời tiết.. (*)Stormy : coù baõo; Rain : coù möa; Change: thay dñ?i; Fair : th?i ti?t t?t; Dry : khoâ raùo. - Tái tạo thí nghiệm bán cầu Mác - đơ - Bua. Thí nghiệm bán cầu Mác - đơ – Bua được thực hiện vào năm 1654 tại thành phố Mác - đơ - Bua, nước Đức.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Em hãy tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của móc treo áp tường ( móc gắn vào đế cao su, khi áp vào tường, thì gắn chặt vào tường ). - Cho hai móc treo tường áp chặt vào nhau. Để kéo chúng ra, hai học sinh ở hai bên phải tác dụng một lực khá lớn. Bài 1. Càng lên cao, áp suất khí quyển: A. càng tăng B. càng giảm C. không thay đổi D. Có thể tăng và cũng có thể giảm Bài 2. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. Bài 3. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ? Bài 4. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. a) Tính khối lượng của không khí chứa trong phòng. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3. b) Tính trọng lượng của không khí trong phòng. Bài 5. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp. Bài 6. Trong thí nghiệm Tô-ri-xe-li nếu không dùng thủy ngân mà dùng rượu có trọng lượng riêng 8 000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là (pkq=101325N/m2) A. 1292m B.12,67m C. 1.292m D.129,2m Bài 7. Trong trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra ? A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li C. Khi được bơm, lốp xe căng lên D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại Bài 8. Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm ? A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm D. Vì cả ba lí do kể trên Bài 9. Trên mặt hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8cmHg a) Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa, Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103N.m3. b) Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m. Lấy trọng lượng riêng của nước la 10.103N.m3. Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg ? Bài 10. Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m 3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét so với chân núi? Bài 11. Trong các lực sau đây thì lực nào không phải là áp lực? A.Trọng lượng của máy kéo. B.Lực kéo khúc gỗ. C.Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> D.Lực của mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ. Bài 12. Cách nào dưới đây làm giảm áp suất? A.Tăng độ lớn của áp lực. B.Giảm diện tích mặt bị ép. C.Tăng độ lớn của áp lực, đồng thời giảm diện tích bị ép. E. Giảm độ lớn áp lực, đồng thời tăng diện tích mặt bị ép. Bài 13. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị đo áp suất? A. J/s. B. Pa. 2 C. N/m . D. mmHg. Bài 14. Áp suất lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây? A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng cả hai chân, tay cầm một cái xẻng. C. Người đứng co một chân. D. Người đứng trên một tấm ván to và co một chân. Bài 15. Có 3 bình, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước muối. Nếu gọi p1, p2, p3 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3; h 1 = h2 = h3 lần lượt là chiều cao cột chất lỏng 3 cột chất lỏng; S1 > S2 > S3 lần lượt là tiết diện 3 bình thì ta có: A. p3 > p2 > p1. B. p2 > p3 > p1. C. p1 > p2 > p3. D. p1 > p3 > p2. Bài 16. Hai bình a và b thông nhau, có khóa k ở đáy. Bình a lớn hơn đựng dầu ăn, bình b đựng nước tới cùng độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì dầu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau. B. Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn. C. Nước chảy sang dầu, vì áp suất cột nước lớn hơn do có trọng lượng riêng lớn hơn. D. Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn nước. Bài 17. Một vật có khối lượng 5 kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích vật tiếp xúc trên mặt bàn là 50 cm2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt bàn. Bài 18. Áp kế đặt ở ngoài một vỏ tàu ngầm chỉ áp suất 860 000 N/m 2. Một lúc sau, áp kế chỉ 2 020 000 N/m2. a) Tàu nổi lên hay đã lặn xuống. b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10 300 N/m3. Bài 19: Càng lên ao áp suất khí quyển càng: A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể tăng mà cũng có thể giảm Bài 20. Bình thường áp suất khí quyển có giá trị vào khoảng : A- 76 cm B- 76 cmHg C- 76 N/m2 D- 760 cmHg Bài 21. Caøng leân cao thì aùp suaát khí quyeån : A- Càng tăng vì trọng lượng riêng không khí tăng. B- Càng giảm vì trọng lượng riêng không khí giảm. C- Càng giảm vì nhiêt độ không khí giảm. D- Càng tăng vì khoảng cách tính từ mặt đất tăng. Bài 22. Để đo áp suất khí quyển ta dùng : A- Lực kế. B- AÙp keá. C- Voân keá. D- Am - pe keá..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Bài 23. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, sở dĩ cột thuỷ ngân không tụt xuống vì : A- Do ma sát của thuỷ ngân với thành ống. B- Do thuyû ngaân laø chaát loûng ñaëc vaø seäch. C- Do áp suất khí quyển tác dụng lên mặt thoáng của thuỷ ngân nằm trong chậu. D- Taát caû caùc lí do treân. Bài 24. Ngoài đơn vị áp suất là N/m 2 và Pa, người ta thường dùng thêm một đơn vị khác để ño aùp suaát laø bar : 1bar = 100.000 Pa. Haõy ñieàn caùc giaù trò aùp suaát vaøo caùc oâ trong baûng sau :. Bài 25. Giaûi thích : a) Tại sao khi kéo pít-tông của ống tiêm lên thì nước lại chui vào xilanh ? b) Rút bớt không khí ra khỏi bình nhựa thì bình nhựa bị xẹp vào ? Bài 26. Đồ thị sau mô tả sự thay đổi áp suất khí quyển theo độ cao. a) Hãy tính áp suất ở độ cao 10.000 m. b) Ở độ cao này, áp suất bên trong máy bay vẫn giữ như ở trên mặt đất. Hãy tính áp lực tác dụng lên cửa sổ máy bay hình tròn có đường kính 30cm. Áp lực nào hướng về phía nào ?. Bài 27. Ở chân núi áp suất khí quyển là 760mmHg, trên đỉnh núi là 722mmHg. Biết rằng cứ lên cao 12m thì aùp suaát giaûm 1mmHg, hoûi ngoïn nuùi cao bao nhieâu ? Bài 28. Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, giả sử ta không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì cột nước sẽ có chiều cao là bao nhiêu ?.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Câu 29: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra: A. Quả bóng bàn bị bép thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ C. Dùng 1 ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ trong cốc nước vào miệng D. Thổi hơ vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ bay phồng lên Câu 30: Trong thí nghiệm của Tô-ri-xe-lo, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô-ri-xe-li phải dài ít nhất là bao nhiêu? Câu 31: Trong thí nghiệm Tô-ra-xe-li nếu khống dùng thủy ngân có trọng lượng riêng 136000N/m2 mà dùng rượu có trọng lượng riêng là 8000N/m3 thì chiều cao của cột rượu sẽ là: A. 1292m B. 12,92m C. 1,292m D. 129,2m Câu 32: Một bình cầu được nối với 1 ống chữ U có chứa thủy ngân. Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn hay nhỏ hơn áp suất khí quyển. Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT 1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó - Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. 2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét: Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V Trong đó d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Caâu chuyeän veà EUREKA ! (Ô-reâ-ka !) Chuyeän keå raèng vua Hieâ-roân II có đặt một người thợ kim hoàn làm chiếc vương miện. Sau đó nhà vua giao cho Ác-si-mét kiểm tra vương miện có bị pha kim loại khác không nhưng không được làm sứt mẻ vương miện. Vào một buổi trưa, khi đang ngâm mình trong bồn tắm Ác-si-mét thấy cơ thể mình trong nước nhẹ hơn, đồng thời thể tích nước tràn ra ngoài bồn tắm càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Ông mừng rỡ nhảy vội ra khỏi bồn tắm và la lên " Ơ-rê-ka, Ơ-rê-ka " (nghĩa là " Tôi đã tìm ra rồi, tôi đã tìm ra rồi "). Ngay sau đó, Ác-si-met đã dễ dàng phát hiện ra sự gian dối của người thợ kim hoàn. Ông lần lượt cân chiếc vương miện trong không khí và trong nước. Độ giảm trọng lượng của chiếc vương miện trong nước bằng trọng lượng của nước bị vương miện choán chỗ. Từ đây, Ác-si-met đã tính được thể tích thật của vương miện và tìm ra lượng b?c mà người thợ kim hoàn đã pha vaøo chieác vöông mieän baèng vaøng cuûa vua Hieâ-roân..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Chất khí cũng có lực đẩy Ác-si -mét. Ta có thể thực hiện thí nghiệm sau đây để kiểm chứng điều này. - Trên đĩa cân bên trái, đặt hai viên thuốc sủi bọt, một túi ni-lông đựng một ít nước. - Trên đĩa cân bên trái, ñaët caùc quaû caân sao cho caân naèm caân baèng.. - Sau đó thả hai viên thuốc sủi bọt vào trong bao rồi cột chặt lại. Túi nilông càng phình to thì càng "nhẹ", cân bị nghiêng về bên phải. Điều này chứng tỏ thể tích của túi ni-lông càng lớn thì lực đẩy Ác-si-mét của không khí tác dụng lên túi ni-lông càng lớn. - Ác-si-mét sinh năm 287 trước CN tại Hi Lạp. Vào thời đó ngành thương nghiệp phát triển, vì vậy có nhu cầu tính toán khối lượng và thể tích để cân đo rượu, dầu ô-liu, lúa… Ngoài ra do sản xuất nông nghiệp phát triển cần phải có máy bơm, máy tưới, máy bốc dỡ hàng, những công trình của Ác-si -mét trước hết phục vụ cho nhu cầu sản xuất và buôn bán thời ấy. - Trong lĩnh vực toán học, Ác-si -mét tìm ra số p có giá trị trong khoảng 22/ 7 và 223/ 71 làm cơ sở để tính thể tích các thùng đo. Ác-si -mét đã xây dựng các công thức tính thể tích hình trụ, hình cầu, ñöa ra số lũy thừa, nghiên cứu các hình pa-ra-bôn và ê-líp, các đường xoắn ốc..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Trong lĩnh vực Vật lí, Ác-si -mét đã thiết kế ròng rọc, đòn bẩy, đưa ra ñònh luaät AÙc-si -meùt noåi tieáng, ñöa ra phöông phaùp xaùc ñònh troïng taâm các vật, chế tạo súng bắn đá và dùng gương hội tụ ánh sáng Mặt Trời để đốt cháy chiến thuyền của quân La Mã, khi đội quân này bao vây thành phoá queâ höông Siracus cuûa oâng.. - Nước đá có khối lượng riêng từ 0,9 đến 0,91. Em hãy trộn nước và cồn để tạo nên một chất lỏng sao cho đá có thể trôi lơ lửng trong đó.. - Tự làm một chiếc tàu ngầm đơn giản · Đổ đầy nước vào một bình thủy tinh, cách miệng bình khoảng 4cm. Dùng một ống nhỏ giọt cũ, cho vào ống này vừa đủ nước để nó lơ lửng trong bình. Lấy miếng cao su (từ vỏ bong boùng)bòt kín mieäng bình laïi. - Khi baïn laáy ngoùn tay aán leân maøng cao su, oáng nhoû gioït seõ ñi xuoáng. - Boû tay ra oáng seõ ñi leân..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Bài 1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. trọng lượng riêng và thể tích của vật D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ. Bài 2. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất ? Cho Dđồng > Dsắt > Dnhôm Bài 3. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau sắt, nhôm, sứ, có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không ? Tại sao ? Bài 4. Thể tích của một niếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đầy Ác-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ? Bài 5. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không ? Tại sao ? Dđồng > Dnhôm Bài 6. Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây ? A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng C. Vật bên trên vật chất lỏng D. Cả ba trường hợp trên Bài 7. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi Bài 8. Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là A. 480cm3 B. 360 cm3 C. 120 cm3 D. 20 cm3 Bài 9. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trong lượng riêng của nước C. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật D. lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật Bài 10. Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi. Bài 11. Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 Bài 12. Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả cầu vào nước nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10 000N/m3 và 27000 N/m3 Bài 13: Một xe tăng có trọng lượng 340.000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m 2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một oto nặng 20000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Bài 14: Một ống thủy tinh hình trụ một đầu kín, một đầu hở có diện tích đáy 4cm 2 chứa đầu dầu. Biết thể tích dầu trong ống là 60cm 3, khối lượng riêng của dầu D d = 0,8g/cm3. Áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa. Tính: a. Áp suất tại đáy ống khi đặt ống thẳng đứng trong không khí khi miệng ống hướng lên. b. Áp suất tại một điểm trong dầu cách miệng ống 10cm khi đặt ống thẳng đứng trong không khí, miệng ống hướng lên. c. Áp suất tại đáy ống khi dìm ống thẳng đứng trong nước, miệng ống hướng xuống, cách mặt thoáng 70cm. Biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3. Bài 15: Một vật có dạng một khối lập phương cạnh 20cm được thả trong một thùng chứa nước ở dưới và dầu hỏa ở trên như hình. Vật lơ lửng trong chất lỏng, mặt phân cách giữa nước và dầu nằm đúng giữa khối lập phương. Xác định lực đẩy Acimet lên vật. Cho biết trọng lượng riêng của dầu hỏa 0,8.10 4N/m3, trọng lượng riêng của nước 104N/m3. Bài 16: Các pittong của một máy thủy lực nhỏ có bán kính bằng 1cm và 4cm. a. Hỏi có thể nâng một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu khi tác dụng lực 180N lên pittong nhỏ? b. Khi pittong nhỏ dịch chuyển xuống dưới một đoạn l 1 = 10cm thi pittong lớn dịch một đoạn bằng bao nhiêu?. Bài 17: Một khinh khí cầu có thể tích V = 10m3 chứa khí hidro có thể kéo lên không trong một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của khí cầu bằng M = 100N, trọng lượng riêng của không khí và của khí hidro lần lượt là d0=13N/m3 và dH=0,9N/m3 Bài 18: Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si -mét :.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> A- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. B- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. C- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. D- Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Bài 19: Lực đẩy Ác-si -mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây ? A- Khối lượng của vật bị nhúng. B- Theå tích cuûa vaät bò nhuùng. C- Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. D- Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu. Bài 20: Nhúng một vật vào trong một chậu đựng chất lỏng. Những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lực đẩy Ác-si -mét : A- Trọng lượng riêng của chất lỏng. B- Hình dáng của chậu đựng chất lỏng. C- Lượng nước chất lỏng chứa trong chậu. D- B vaø C. Bài 21: Thả một vật có trọng lượng riêng d 1 vào chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 . Phần nổi của vật có thể tích V1, phần chìm thể tích V2. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật có độ lớn :. Bài 22: Cho hai vật cùng khối lượng, cùng thể tích nhưng một vật hình hộp, vật kia hình laäp phöông. Khi nhuùng caû hai vaät trong cuøng moät chaát loûng thì : A- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hình lập phương lớn hơn hình hộp. B- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hình lập phương nhỏ hơn hình hộp. C- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật là như nhau. D- Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra. Bài 23: Nhúng một vật trong các chất lỏng có khối lượng riêng như sau :.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Bài 24: Một bạn đã tiến hành các thí nghiệm theo các hình vẽ sau. Qua thí nghiệm này, em rút ra kết luận gì về lực đẩy Ác-si-mét ?. Bài 25: Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d1, d2, d3. Hãy so sánh độ lớn của d1, d2 và d3.. Bài 26: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10 N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6 N. a) Hãy xác định lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật ? b) Nếu thả sao cho chỉ có một nửa vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhieâu ? c) Nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ của lực kế là 6,8 N. Hỏi chất loûng aáy coù theå laø chaát gì ? Bài 27: Một bạn sau khi làm thí nghiệm về lực đẩy Ác-si-mét đã vẽ đồ thị như sau. Tuy nhiên, bạn ấy quên ghi đại lượng trên trục hoành. Em hãy ghi giúp bạn ấy.. Bài 28: Qua thí nghieäm sau (hình 11.2), ta coù theå ruùt ra keát luaän :.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Bài 29: Lực đẩy Ác-si -mét tác dụng vào vật có giá trị :. Bài 30: Trong hình vẽ sau (hình 11.4), hai khối đồng và chì được nhúng trong nước. Chọn câu đúng :. Bài 31: Điền giá trị khối lượng phù hợp vào chỗ có dấu " ? " trong hình 11.5.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Bài 32: Tìm ñieàu voâ lí trong thí nghieäm sau (hình 11.6) :. Bài 33: Trong hình vẽ sau, lực kế chỉ giá trị P là bao nhiêu ?. Bài 34: Hai vật bằng nhôm và đồng có thể tích V1 = V2 . Lực kế chỉ F' 1 có giá trị laø bao nhieâu ?. Bài 35: Em hãy ghi giá trị của P trên hình vẽ, biết rằng vật lơ lửng trong chất lỏng..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bài 36: Một học sinh đã tiến hành các thí nghiệm theo các hình vẽ sau (hình 11.9). Qua thí nghiệm này, em rút ra kết luận gì về lực đẩy Ác-si –mét ?. Bài 37: Từ hình bên, hãy cho biết: a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào là lớn nhất? Vì sao? b) Áp suất của chất lỏng tác dụng lên vật nào là lớn nhất? Vì sao? Bài 38: Hai quả cầu bằng nhôm có thể tích bằng nhau, một quả được nhúng chìm vào nước và một quả được nhúng chìm vào dầu. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào lớn hơn? Bài 39: Một vật hình cầu có khối lượng 0,5kg rơi từ độ cao 2m xuống mặt nước. Khi rơi xuống nước ta thấy ½ thể tích của vật bị chìm trong nước. Tính công của trọng lực tác dụng lên quả cầu? Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu? Bài 40: Một khối kim loại có trọng lượng 12N,khi nhúng vào nước thì trọng lượng chỉ còn 8,4N. a) Tính lực đẩy Ac si mét của nước tác dụng lên khối kim loại? b) Tính thể tích của khối kim loại.Biết TLR của nước là 10000N/m3 Bài 41: Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1= 5N. Khi nhúng ngập vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2 =3N. a) Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng vào vật. b) Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết trọng lượng riêng của nước d =10 000N/m3.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> c) Tính trọng lượng riêng của quả nặng. Bài 42: Một quả cầu bằng kim loại đặc, được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 3,9N, vẫn treo vật trên lực kế nhưng nhúng chìm quả cầu vào nước thì số chỉ của lực kế là 3,4N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào của cầu. b. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu Bài 43: Một miếng sắt có thể tích 2 dm3 . Biết trọng lượng riêng của nước và của thép lần lượt là 10 000 N/m3 và 78 000 N/m3. Treo miếng sắt trên vào một lò xo rồi nhúng ngập trong nước. Tính độ lớn lực đẩy ác – si - mét tác dụng lên miếng sắt. Tính độ lớn của lực kéo dãn lò xo. Biểu diễn các lực tác dụng lên miếng sắt theo tỷ xích tùy chọn. Bài 44: Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước.Tính thể tích của phần cục nước đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3,trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 45: Cho một khối nhôm hình lập phương có cạnh là 2dm treo vào đầu một lò xo và được nhúng chìm trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 và trọng lượng riêng của nhôm là 27000N/m3. Tính: a) Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét lên khối nhôm. b) Độ lớn của lươc kéo giản lò xo. Bài 46: Một khối gổ có dạng hình hộp dài 2m, rộng 1,2m nổi trên mặt nước. Biết khối gổ ngập sâu trong nước 50cm, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính thể tích phần nước bị khối gổ chiếm chổ? Độ lớn của lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng lên khối gổ là bao nhiêu? Xác định trọng lượng, khối lượng của khối gổ? Bài 47: Lực đẩy Ác-si-mét có tác dụng lên vật nào dưới đây: A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng B. Vật lơ lửng trong chất lỏng C. Vật nổi trên mặt chát lỏng D. Cả ba trường hợp trên Bài 48: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào: A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và vật B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Bài 49: Ba quả cầu nhúng trong nước. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất? A. Quả 3 vì nở sâu nhất B. Quả 2 vì nó lớn nhất C. Quả 1 vì nó nhỏ nhất D. Bằng nhau vì chúng đều bằng thép và đều nhúng trong nước Bài 50: Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì: A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> tăng D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi Bài 51: Ba vật làm bằng ba chất khác nhay là đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Bài 52: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thẻ tích bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đày của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không?Tạo sao? Bài 53: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu.Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đấy Ác-si-mét có thay đổi không?Tại sao? Bài 54: Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không? Tại sao? Bài 55: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N.Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3,6N.Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3.Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là: A. 480cm3 B. 360cm3 C. 120cm3 D. 20cm3 Bài 56: Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là: A. Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước B. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước C. Lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật D. Lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật Bài 57: Một cục nước đá được thả nổi trọng một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết hết thì mực nước trong cốc không thay đổi. Bài 58: Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2N.Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước?Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 59: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khi có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một khoảng bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước?Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10000N/m3 và 27000N/m3. Bài 12: SỰ NỔI 1. Khi nào vật chìm, khi nào vật nổi? Gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật ngập hoàn toàn trong chất lỏng. - vật chìm xuống khi: P>F - Vật nổi lên khi: P< F - Vật lơ lửng trong chất lỏng: P=F 2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Công thức: FA = dcl . Vc Trong đó FA: Lực đẩy Ác-si-mét (N) D: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) Chú ý: Vc là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật. Khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.. - Người ta ứng dụng lực đẩy Ác-si -mét của không khí để chế tạo khinh khí cầu, các bóng thám không… Khi đó lực đẩy Ác-si -mét của không khí lớn hơn trọng lượng quả boùng. - Chế tạo phù kế đơn giản Phù kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng riêng của chất lỏng. Dùng đất sét (thường dùng làm thủ công ) vo tròn, gắn vào đầu của một ruột viết hay ống nhựa. Sau đó, nhúng phù kế này vào trong nước. Dùng bút (không thấm nước) vạch vào mực nước đang chỉ và ghi số 1 (ứng với 1000kg/m3 ). Nhúng vào trong cồn, vạch vào mực chỉ của cồn trên thân bút và ghi 0,8 (800 kg/m3 ). Sau đó vạch các độ chia từ 1,2 đến 0,8. Ta có một phù kế dùng để đo khối lượng riêng các chất lỏng từ 800kg/m3 đến 1200 kg/m3 .. Bài 1. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ. A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ..
<span class='text_page_counter'>(61)</span> C. bằng trọng lượng của vật . D. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Bài 2. Tại sao một lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền thả xuống nước lại nổi ? Bài 3. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan biết sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 4. Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập vào trong nước thì lực kế chỉ 150N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu ? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 . Bài 5. Nếu thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc (Ag) vào thủy ngân (Hg) thì A. nhẫn chìm vì dAg < dHg B. nhẫn nổi vì dAg < dHg C. nhẫn chìm vì dAg > dHg D. nhẫn nổi vì dAg > dHg Bài 6. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng d v, vào một bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là dl thì A. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dV > dl B. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần mặt chất lỏng khi dV = dl C. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nằm im tại đáy khi dV > dl D. vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một nửa trên mặt chất lỏng khi d V = 2dl Bài 7. Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi P 1 là trọng lượng của vật 1, F1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 1; P2 là trọng lượng của vật 2, F2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật 2 thì A. F1 = F2 và P1 > P2 B. F1 > F2 và P1 > P2 C. F1 = F2 và P1 = P2 B. F1 < F2 và P1 > P2 Bài 8. Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. lực đẩy Ác-si-mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu C. lực đẩy Ác-si-mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó nhỏ dần tới lúc bằng trọng lượng của quả cầu Bài 9. Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khối lượng 5kg, hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi dìm phao trong nước ? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Bài 10. Một chai thủy tinh có dung tích 1,5 lít và khối lượng 250g. Phải đổ vào chai ít nhất bao nhiêu nước để chìm nó trong nước ? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Bài 11. Một xà lan có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 10m x 4m x 2m..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Khối lượng của xà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào xà lan hai kiện hàng, mỗi kiện nặng 20 tấn được hay không ? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Bài 12. Trường hợp nào sau đây tính được cường độ của lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nổi trên mặt chất lỏng? A.Biết trọng lượng riêng của vật và phần thể tích vật chìm trong chất lỏng. B.Biết thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật. C. Biết trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D.Biết khối lượng của vật. Bài 13. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ lực đẩy Acsimet bằng A.trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng. B.trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của phần vật nổi trên mặt chất lỏng. C.trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật. D.trọng lượng của vật. Bài 14. Cách làm nào dưới đây không xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimet? A. Đo trọng lượng P của vật trong chất lỏng, từ đó suy ra: F A = Pvật chìm trong nước. B. Đo trọng lượng P1 của vật trong không khí và trọng lượng P 2 của vật khi nhúng chìm vật trong nước, từ đó suy ra: FA = P1 – P2. C. Đo trọng lượng P của vật nổi trên mặt chất lỏng, từ đó suy ra: FA = Pvật. D. Đo trọng lượng P của phần nước bị vật chiếm chỗ, từ đó suy ra: F A = Pnước bị vật chiếm chỗ. Bài 15. Công thức tính lực đẩy Acsimet là A. FA = dlỏng.h. B. FA = dlỏng.Vnước bị vật chiếm chỗ. C. FA = dvật.Vnước bị vật chiếm chỗ. D. FA = dvật.h. Bài 16. Nhúng một vật vào chất lỏng. Vật sẽ nổi lên khi A. trọng lượng của vật lớn hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. B. trọng lượng của vật nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. C. trọng lượng của vật bằng lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. D. trọng lượng của vật bằng hoặc nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Bài 17. Hai hòn bi sắt và bi chì có trọng lượng bằng nhau, được treo vào hai phía của một cân treo. Để cân thăng bằng rồi nhúng ngập cả hai hòn bi đó đồng thời vào hai bình nước. Hiện tượng nào dưới đây đúng? A. Cân treo vẫn thăng bằng. B. Cân treo lệch về phía bi sắt. C. Cần treo lệch về phía bi chì. D. Lúc đầu cân lệch về phía bi chì, sau đó cân thăng bằng và cuối cùng lệch về phía hòn bi sắt. Bài 18. Ba vật làm ba chất thép, đồng, nhôm có cùng thể tích. Khi nhúng chìm ba vật này vào cùng một chất lỏng, thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên chúng có khác nhau không? Tại sao? Bài 19. Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 5 m, rộng 3 m. Xác định trọng lượng của xà lan, biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5 m. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> Bài 20. Ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột bên phải 1. Áp lực 2. Á suất 3. Công thức tính áp suất 4. Đơn vị áp suất 5. Chất lỏng gây ra áp suất 6. công thức tính áp suất chất lỏng 7. Đơn vị đo áp suất khí quyển 8. Vật nổi trên mặt nước khi. A. B. C. D. A. B. C.. a) Paxcan (Pa). b) p = hd. c) milimet thủy ngân (mmHg) p. F S.. d) e) độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. f) theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó. g) FA > P. h) lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. i) FA = P. k) FA < P.. Bài 21. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất? A.Đứng cả hai chân. B.Đứng co một chân C.Đứng hai chân và cúi gập người. D.Đứng hai chân và cầm thêm quả tạ. Bài 22. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây không đúng? A.Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B.Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép C.Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. D.Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép. Bài 23. Hai bình a và b thông nhau có khóa ngăn ở đáy. Bình a lớn hơn đựng rượu, bình b đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì rượu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không? A. Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau. B. Rượu chảy sang nước vì lượng rượu nhiều hơn. C. Nước chảy sang rượu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn D. Rượu chảy sang nước vì rượu nhẹ hơn. Bài 24. Hiện tượng nào dưới đây do áp suất khí quyển gây ra? Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi căng, quả bóng phồng lên. Bài 25. Khi lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (FA = P) thì vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng. vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng. vật chìm xuống và nằm ở đáy bình đựng chất lỏng..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> D.. vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. Bài 26. Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên các vật này khi chúng ngập trong nước. A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì. B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng nhôm, bằng sắt. D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bằng sắt lớn nhất, rồi đến vật bằng chì, bằng nhôm. Bài 27. Một miếng sắt có thể tích 2 dm3 được treo bằng một lò xo ở trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước và sắt lần lượt là 10000 N/m3 và 78 000 N/m3. Tính: a) Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt. b) Độ lớn của lực kéo dãn lò xo. c) Nếu miếng sắt được treo ở những độ sâu khác nhau, thì các kết quả tính được ở trên có gì thay đổi không? Tại sao? Bài 28. Khi naøo moät vaät noåi treân beà maët chaát loûng ? A- Trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật. B- Trọng lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn trọng lượng riêng của vật. C- Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. D- Lực đẩy Ác-si -mét lớn hơn trọng lượng của vật. Bài 29. Một vật lơ lửng trong nước nguyên chất thì : A- Lơ lửng trong cồn. B- Lơ lửng trong rượu. C- Chìm trong rượu. D- Nổi trong rượu. Bài 30. Một quả cầu bằng sắt nổi trên nước. Có thể kết luận : A- Trọng lượng riêng của sắt nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B- Khối lượng riêng của sắt nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. C- Quaû caàu roãng. D- Quaû caàu bò ræ seùt. Bài 31. Có thể kết luận vật nổi trên một chất lỏng nào đó nếu trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng được không ? Bài 32. Biết rằng vật lơ lửng trong nước, hãy ghi số chỉ của lực kế (3)..
<span class='text_page_counter'>(65)</span> Bài 33. Không cần làm thí nghiệm, em hãy cho biết khối lượng riêng của mỡ lớn hay nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Bài 34. Một khối sắt có thể tích 50 cm 3 . Nhúng khối sắt này vào trong nước. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 a) Tính trọng lượng khối sắt. b) Tính lực đẩy Ác-si -mét tác dụng lên khối sắt. Khối sắt nổi hay chìm trong nước ? c) Khối sắt được làm rỗng. Tính thể tích tối thiểu phần rỗng để khối sắt bắt đầu nổi trên mặt nước ? Bài 35. Trên các thân tàu có vạch các độ chia để theo dõi độ ngập của tàu. Trong các trường hợp sau, trọng lượng của con tàu không thay đổi. Giả sử khi ở biển, vào mùa hè mực nước nằm ở vạch 4. a) Khi từ biển vào sông, thì mực nước chỉ vạch cao hơn hay thấp hơn vạch 4 ? b) Vào mùa đông, mực nước chỉ vào vạch 5. Khối lượng riêng của nước biển vào mùa đông lớn hay nhỏ hơn vào mùa hè ?. Bài 36. Biển “Chết” là biển nổi tiếng ở Palestin. Nước ở đây rất mặn, đến nỗi không có một sinh vật nào sống được ở đó. Phải chăng con người có thể nổi treân bieån “Cheát” maø khoâng caàn bôi. a) Một người có khối lượng 70kg, thể tích 65,42 dm 3 . Tính trọng lượng riêng của người ?.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> b) Người này tắm trong nước biển có khối lượng riêng 1020 kg/m 3 (tỉ lệ muối là 35g/lít). Hỏi người này nổi hay chìm ? c) Người này tắm tại biển “Chết” có khối lượng riêng 1174 kg/m 3 (tỉ lệ muối là 210g/lít). Hỏi người này nổi hay chìm ? Bài 37. Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng 0,9g/cm3. Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỉ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá từ đó suy ra chiều cao của phần nổi. Bài 38. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 , cồn là 800kg/m3 , gli-xê-rin là 1260 kg/ m3 . Những câu nào sau đây là sai : a) Một vật đã nổi trên gli-xê-rin thì có thể nổi trên nước. b) Một vật lơ lửng trong cồn thì chắc chắn chìm trong gli-xê-rin . c) Một vật chìm trong cồn thì có thể chìm trong nước. d) Một vật chìm trong nước thì chắc chắn chìm trong cồn. e) Một vật nổi trên coàn thì chaéc chaén noåi treân gli-xeâ-rin. Bài 39. Một vật hình trụ bằng nhựa, trôi trên nước, phần chìm trong nước có độ cao 6cm. Nếu nhúng trong cồn có khối lượng riêng 800 kg/ m 3 thì phần chìm trong cồn là bao nhiêu? Bài 40. Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương và chiều của chúng có giống nhau không? Bài 41. Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Á si mét có cường độ: A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ C. Bằng trọng lượng của vật D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật Bài 42. Biết P = dV.V (trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng), hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập trong chất lỏng thì: Vật sẽ chìm xuống khi: dV> dl Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dV = dl Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dV< dl Bài 43. Độ lớn của lực đấy Ác si mét được tính bằng biểu thức FA = d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào là không đúng? A. V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chỗ B. V là thể tích của cả miếng gỗ C. V là thể tích của miếng gỗ chìm trong nước D. V là thể tích được gạch chéo trong hình 12.2 Bài 44. Nếu thả một chiếc nhân đặc bằng bạc vào thủy ngân thì: A. Nhẫn chìm vì dAg> dHg B. Nhẫn nổi vì dAg< dHg C. Nhẫn chìm vì dAg< dHg D. Nhẫn nổi vì dAg> dHg Bài 45. Thả một vật đặc có trọng lượng riêng dv vào một bình chất lỏng có trọng lượng riêng dl thì:.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> A. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên lơ lửng trong chất lỏng khi dV> dl B. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên một phần trên mặt chất lỏng khi dV = dl C. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi nằm im tại đáy khi dV> dl D. Vật sẽ chìm xuống đáy rồi lại nổi lên 1 nửa trên mặt chất lỏng khi dV = 2dl. Bài 46. Hình 12.2 vẽ hai vật giống nhau về hình dạng và kích thướng nổi trên nước. Một vật làm bằng li-e (khối lượng riêng 200kg/m3) và làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng là 600kh/m3).Vật nào là li-e?vật nào là gỗ khô? Giải thích? Bài 47. Một chiếc sà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Xác định trọng lượng của sà lan ngập sâu trong nước 0,5m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 48. Một vật có trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N.Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiểu?cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Bài 49. Một phao bơi có thể tích 25dm3 và khói lượng 5kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi tìm phao trong nước?Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 50. Một chai thủy tinh có thể tích 1,5lit và khối lượng 250g. Phải đổi vào chai ít nhất bao nhiêu nước để nó chìm trong nước?Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bài 51. Một xà lan có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 10m x 4m x 2m. Khối lượng của xà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào xà lan hai kiện hàn, mỗi kiện nặng 20 tấn không? Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 52. Nhiều xương ở động vật và người, ở đầu xương phình to hơn. Bạn hãy giải thích ý nghĩa của chỗ phình đó? Bài 53. Tại sao cá có thể hô hấp bằng oxi hoà tan ở trong nước? Bài 54. Nếu đặt quả táo bị nhăn dưới nắp bơm và hút hết không khí, thì vỏ quả táo lại căng ra. Tại sao? Bài 55. Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì? Bài 56. Các pháo thủ lúc bắn phải há mồm để làm gì? Bài 57. Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa? Bài 58. Tại sao một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trong nước? Bài 59. Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân? Bài 60. Khi thu hoạch các cây có củ (củ cải trắng, củ cải đỏ...), người ta nhận thấy những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc chỗ đất sét ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao lại khác nhau vậy? Bài 61. Đối với cá, bong bóng giữ vai trò gì? Bài 62. Con voi lợi dụng áp suất không khí như thế nào để uống nước? . Bài 63. Tại sao trên núi cao, các chi trở nên khó điều khiển và dễ xảy ra trẹo khớp? Bài 64. Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy ù tai? Bài 65. Vì sao khi thả cây kim xuống nước thì nó lại chìm còn tàu thủy to và nặng như thế lại không thể chìm được? Bài 66. Vì sao khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc một bộ “áo giáp” nặng nề? Bài 67. Tại sao tại Biển Chết, con người có thể dễ dàng nổi trên mặt nước mà không cần bơi hay dùngDo trọng lượng riêng của người nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước biển. Bài 68. Tại sao khinh khí cầu khi đốt nóng lại có thể bay lên?.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Bài 69. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao? Bài 70. Nêu cơ chế cơ bản của tàu ngầm? Bài 71. Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bị nổi hay chìm? Tại sao? Bài 72. Tại sao 1 chiếc lá thiếc mỏng, vo tròn lại rồi thả xuống nước thì lại chìm còn gấp thành thuyền thả xuống nước thì lại nổi. Bài 13: CÔNG CƠ HỌC 1. Khi nào có công cơ học? - Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. - Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật. 2. Công thức tính công cơ học: - Công thức: A = F.s ( khi vật chuyển dời theo hướng của lực) Trong đó A: công của lực F F: lực tác dụng vào vật (N) S: quãng đường vật dịch chuyển (m) - Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m. Bài 1. Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về C. Công ở lực về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn. Bài 2. Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và lực cản của không khí thì có công nào được thực hiện không ? Bài 3. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Bài 4. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe. Bài 5. Hơi nước có áp suất không đổi là p = 6.10 5N/m2 được dẫn qua van C vào trong xilanh và đẩy pittông chuyển động từ vị trí AB đến vị trí A’B’. Cho biết thể tích của xilanh nằm giữa hai vị trí AB và A’B’ của pittông là V = 15dm3. Chứng minh rằng công của hơi sinh ra bằng tích của thể tích V và áp suất p. Tính công đó sinh ra J.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Bài 6. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học ? A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thể đỡ quả tạ C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được Bài 7. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A. Jun là công của một lực làm vật chuyển dịch được 1m B. Jun là công của lực làm dịch chuyển dịch một vật có khối lượng là 1kg một đoạn đường 1m C. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m D. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển một vật một đoạn 1m theo phương của lực Bài 8. Một vật trọng lượng 2N trượt trên một bằng bàn nằm ngang được 0,5m. Công của lực là: A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J Bài 9. Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm Bài 10. Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện khi đi đều trên một đoạn đường nằm ngang 1km. Biết rằng, công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó. Bài 11. Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40 000N Bài 12. Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét ? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ở mặt trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó. Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau Bài 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> 1. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2. Các loại máy cơ đơn giản thường gặp: - Ròng rọc cố định: chỉ có tác dụng đổi hướng của lực, không có tác dụng thay đổi độ lớn của lực. - Ròng rọc động: Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. - Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi. - Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại. 3. Hiệu suất của máy cơ đơn giản: H=. A ci . 100% Trong đó Aci là công có ích. Atp là công toàn phần (J). A tp. Bài 1. Một người đưa một vật nặng lên cao h bằng hai cách. Cáhc thứ nhất, kéo trực tiếp vật theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì A. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn C. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn D. công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn đường đi của vật chỉ bằng nữa đường đi của vật ở cách thứ hai. E. công thực hiện ở hai cách đều như nhau Bài 2. Một người đi xe đạp đều từ chân dốc đến đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 2N, người và xe có khối lượng là 60kg. Bài 3. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu ? Bài 4. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. a) Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng. b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. Bài 5. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng ? A. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công B. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực C. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi D. Các máy cơ đơn giản cho lợi về lực và cả đường đi Bài 6. Dùng một palăng để đưa một vật nặng 200N lên cao 20cm, người ta phải dùng một lực F kéo dây đi một đoạn 1,6m. Tính lực kéo dây và công đã sinh ra. Giả sử ma sát của các ròng rọc là không đáng kể.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> Bài 7. Hai công nhân, hàng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500N, lên xe tải, mỗi xe chở được 5 tấn, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe, một người chủ trương dùng ván nghiêng, rồi đẩy cho thùng sơn lăn lên. a) Trong hai cách làm này, cách nào lợi hơn về công? Cách thứ nhất có lợi về mặt nào ? Cách thứ hai có lợi về mặt nào ? b) Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe. Bỏ qua ma sát trong các trường hợp Bài 15: CÔNG SUẤT 1. Công suất: - Để biết người nào hay máy nào làm viẹc khoẻ hơn ( thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất. 2. Công thức tính công suất: Công thức: P =. A t. Trong đó A: công thực hiện (J) T: khoảng thời gian thực hiện công A (s) 3. Đơn vị công suất: Nếu công A được tính là 1J, thời gian t được tính là 1s, thì công suất được tính là P =. 1J =1 J /s 1s. Đợn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu: W) 1W = 1J/s 1kW = 1000W 1MW = 1000 kW = 1000000W Chú ý: Ngoài ra đơn vị công suất còn được tính: Mã lực (sức ngựa) ký hiệu là CV (Pháp), HP (Anh) 1CV = 736 W 1 HP = 746 W - Khi vật có khả năng sinh công , ta nói vật có cơ năng . - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất , hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao , gọi là thế năng hấp dẫn càng lớn . - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi . - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng . Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng lớn . - Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng . - Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó . Bài 1: Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là bao nhiêu? Biết gàu nước có khối lượnh là 1Kg và đựng thêm 5lít nước, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Bài 2: Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10Kg lên cao 15m với lực kéo 120N. a/ Tính công của lực kéo..
<span class='text_page_counter'>(72)</span> b/ Tính công hao phí để thắng lực cản. Bài 3: Để đưa một vật có khối lượng 200Kg lên độ cao 10m người ta dùng một trong hai cách sau: a/ Dùng hệ thống một ròng rọc cố định, một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1 = 1200N. Hãy tính: - Hiệu suất của hệ thống. 1 - Khối lượng của ròng rọc động, Biết công hao phí để nâng ròng rọc bằng 4. công hao phí tổng cộng do ma sát. b/ Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo lúc này là F2 = 1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của cơ hệ. Bài 4: Một đầu tàu kéo một toa tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15phút với vận tốc 30Km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó đoàn tàu đi từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn 10Km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30phút. Tính công của đầu tàu sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40000N. Bài 5: Người ta dùng một mặt phẳng ngiêng có chiều dài 3m để kéo một vật có khối lượng 300Kg với lực kéo 1200N . Hỏi vật có thể lên cao bao nhiêu? Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%. Bài 6: Người ta dùng hệ thống ròng rọc để trục một vật cổ bằng đồng có trọng lượng P = 5340N từ đáy hồ sâu H = 10m lên (hình vẽ). Hãy tính: 1) Lực kéo khi: a. Tượng ở phía trên mặt nước. b. Tượng chìm hoàn toàn dưới nước. 2) Tính công tổng cộng của lực kéo tượng từ đáy hồ lên phía trên mặt nước h = 4m. Biết trọng lượng riêng của đồng và của nước lần lượt là 89000N/m3, 10000N/m3. Bỏ qua trọng lượng của các ròng rọc, bỏ qua lực ma sát. Bài 7: Người ta lăn 1 cái thùng theo một tấm ván nghiêng lên ôtô. Sàn xe ôtô cao 1,2m, ván dài 3m. Thùng có khối lượng 100Kg và lực đẩy thùng là 420N. a/ Tình lực ma sát giữa tấm ván và thùng. b/ Tình hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. Bài 8: Người ta dùng một palăng để đưa một kiện hàng lên cao 3m. Biết quãng đường dịch chuyển của lực kéo là 12m. a/ Cho biết cấu tạo của palăng nói trên. b/ Biết lực kéo có giá trị F = 156,25N. Tính khối lượng của kiện hàng nói trên. c/ Tính công của lực kéo và công nâng vật không qua palăng. Từ đó rút ra kết luận gì?.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Bài 9: Cho hệ giống như hình vẽ. vật m1 có khối lượng 10Kg, vật m2 có khối lượng 6Kg. Cho khoảng cách AB = 20cm. Tính chiều dài của thanh OB để hệ cân bằng.. Bài 10: Thanh AB dài 160cm, ở đầu A người ta treo một vật có khối lượng m 1 = 9Kg, điểm tựa O nằm cách A một đoạn 40cm. a/ Hỏi phải treo vào đầu B một vật m 2 có khối lượng bao nhiêu để thanh cân bằng? b/ Vật m2 giữ nguyên không đổi, bây giờ người ta dịch chuyển điểm O về phía đầu B và cách B một đoạn 60cm. Hỏi vật m 1 phải thay đổi như thế nào để thanh vẫn cân bằng? Bài 16 -17: CƠ NĂNG - SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG 1. Cơ năng là gì? - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật đó có cơ năng. Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. - Đơn vị của cơ năng là Jun (J) 2. Thế năng: - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. - Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Chú ý: Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0. (thường chọn mặt đất làm mốc). 3. Động năng:.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. - Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. - Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng 0. Chú ý: Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. 4. Sự chuyển hoá của các dạng cơ năng: Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng. 5. Sự bảo toàn cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.. Bài 1: Viết công thức tính công suất. Nêu tên, giải thích các đại lượng trong công thức. Bài 2: Công suất của một ô tô là 8 kW ô tô chuyển động đều trong 10 giây và đi được quãng đường 200m.Tính lực kéo ô tô. Bài 3: Để đưa một vật có trong lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động ,người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8 m. aTính lực kéo và độ cao đưa vật lên .Bỏ qua ma sát . b.Tính công nâng vật lên. c.Do có ma sát nên lực phải kéo dây là 250N.Tính hiệu suất của ròng rọc. d.Tính công lực ma sát. Bài 4: Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m mất 20 giây. a.Tính công suất do cần cẩu sản ra b.Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 65%. Hỏi để bốc xếp 300 contennơ thì cần bao nhiêu điện năng. Bài 5: Đưa thùng hàng có P = 1000N lên sàn xe cao h = 1,2m bằng ván nghiêng không ma sát. Tính công trực tiếp ? Ván dài 3 m. Dùng định luật về công tính lực kéo thùng hàng lên xe? Bài 6. Đưa vật nặng có khối lượng P = 4000N lên cao h = 3m bằng mặt phẳng nghiêng có ma sát dài l = 5m phải dùng lực kéo F = 2700N. a. Tính công có ích ? Tính công toàn phần ? Tính công hao phí ? b. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng ? Bài 6: Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ? Bài 7: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. a.Tính công suất của ngựa. b.Chứng minh rằng P = F.v. Bài 8: Công của một vật có khối lượng m = 1kg rơi ở độ cao h = 2m là bao nhiêu: Bài 9: Lực F có độ lớn 500N kéo một vật làm vật dịch chuyển một đoạn đường 2m cùng hướng với lực kéo. Tính công của lực? Bài 10: Một người nhất một vật có m = 1kg lên cao 6m. Tính công của người đã thực hiện. Bài 11. Trọng lực của vật thực hiện công khi A.vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> B.vật được treo trên một sợi dây. C.vật rơi từ trên cao xuống D.vật đứng yên một chỗ trên mặt đất. Bài 12. Bạn Nam và Bắc kéo nước từ cùng một cái giếng lên. Gàu nước của Nam nặng gấp đôi của Bắc, còn thời gian kéo của Bắc lại chỉ bằng một nửa của Nam. Hãy so sánh công suất kéo nước của hai người. A.PNam = PBắc B. PNam = 2PBắc. C.PBắc = 2PNam. D. Pnam = 4PBắc. Bài 13. Động năng của vật phụ thuộc vào A. trọng lượng của vật. B. độ biến dạng của vât. C. vị trí của vật so với mặt đất. D. khối lượng và vận tốc của vật Bài 14. Động năng chuyển hóa thành thế năng trong trường hợp nào dưới đây? A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển động. B. Một vật được ném lên cao C. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống. D. Kim đồng hồ quay sau khi lên dây cót cho đồng hồ. Bài 15. a) Động năng của vật 1. khi vật được ném lên. b) Thế năng hấp dẫn 2. là công mà vật thực hiện được. c) Thế năng đàn hồi 3. phụ thuộc vào vị trí của vật đối với mặt đất. d) Thế năng chuyển hóa thành 4. phụ thuộc vào khối lượng và động năng vận tốc của vật. e) Động năng chuyển hóa thành 5. khi vật rơi từ trên cao xuống. thế năng 6. phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Bài 16. Công cơ học chỉ có trong trường hợp...........vào vật, làm vật ……………… Bài 17. Máy thứ nhất sinh ra một công 300 kJ trong 1 phút. Máy thứ hai sinh ra một công 720 kJ trong nửa giờ. Máy nào có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?. Bài 18. Có ba bình A, B, C như hình vẽ. Đổ cùng một lượng nước vào ba bình. Gọi pA, pB, pC lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy cốc các bình A, B, C. Ta có: A. pA = pB = pC. B. pA > pB > pC. C. pA < pB < pC. D. pB > pA > pC. Bài 19. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet có độ lớn A. bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.. Bài 20. Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau như hình vẽ. Gọi F 1 là lực đẩy Acsimet của chất lỏng 1, F2 là lực đẩy Acsimet của chất lỏng 2. Ta có A. F1 > F2. B. F1 < F2..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> C. F1 = F2. 1 2 D. Không so sánh được vì không biết chất lỏng nào có trọng lượng riêng lớn hơn. Bài 21. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học? A. Người ngồi đọc báo. B. người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe. D. Một bạn học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên. Bài 22. Câu nào sau đây không đúng? A. Công thực hiện trong trường hợp một quả dừa rơi từ trên cây xuống là công của quả dừa. B. Dùng máy cơ đơn giản lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. C. Công suất cho biết vật thực hiện công nhanh hay chậm. D. Thế năng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc độ biến dạng đàn hồi của vật. Bài 23. Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật được ném lên rồi rơi xuống. C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống. D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. Bài 24. Hải và Hiền cùng kéo nước từ một giếng lên. Gàu nước của Hải nặng gấp đôi gàu nước của Hiền. Thời gian kéo gàu nước của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian của Hải. So sánh công suất của Hải và Hiền trong trường hợp nào dưới đây là đúng? A. Công suất của Hải lớn hơn vì gàu nước của Hải nặng gấp đôi. B. Công suất của Hiền lớn hơn vì thời gian kéo nước của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Hải. C. Công suất của Hải và Hiền như nhau. D. Không thể so sánh được. Bài 25. Một người ném một quả bóng rổ lên cao. Quả bóng lên đến một độ cao nhất định thì rơi xuống đất rồi nảy lên độ cao nhỏ hơn; lại rơi xuống đất rồi lại nảy lên độ cao nhỏ hơn nữa … Sau nhiều lần như vậy, quả bóng đứng yên trên mặt đất. Hãy mô tả sự biến đổi cơ năng của quả bóng kể từ khi được ném lên độ cao lớn nhất cho đến khi quả bóng đứng yên trên mặt đất. Tại sao độ cao nảy lên của quả bóng lại giảm dần? Bài 26. Dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ để nâng một vật nặng có khối lượng là 100 kg lên cao. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc và trọng lượng của ròng rọc. Hỏi muốn nâng vật nặng lên cao 2 m thì lực kéo F tối thiểu phải bằng bao nhiêu và phải kéo dây đi một đoạn bằng bao nhiêu? Bài 27. Đoàn tàu chở khách đang chuyển động được coi là đứng yên so với A. người lái tàu B. kiểm soát viên đang đi kiểm tra. C. hàng cây hai bên đường. D. ô tô chuyển động theo hướng ngược lại. Bài 28. Câu nào dưới đây nói về vận tốc là không đúng?.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> A. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động. B. Khi độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian, thì chuyển động là đều C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị thời gian và đơn vị chiều dài. v. s t.. D. Công thức tính vận tốc là Bài 29. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động. B. vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. vật đang chuyển động thẳng sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.. Bài 30. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình là đúng? A. Hai lực này là hai lực cân bằng. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Bài 31. Cách nào dưới đây làm tăng lực ma sát? A. Thay mặt tiếp xúc bằng các bánh xe hoặc các ổ bi. B. Bôi dầu, mỡ lên mặt tiếp xúc. C. Giảm áp lực của vật đè lên mặt tiếp xúc. D. Rắc cát lên mặt tiếp xúc Bài 32. Trong các cách làm tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép B. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực. Bài 33. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất dùng làm vật. B. Trọng lượng riêng của chất dùng làm vật và thể tích của vật. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ Bài 34. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Acsimet bằng A. trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. trọng lượng của phần vật nổi trên mặt nước. C. trọng lượng của vật D. trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật. Bài 35. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. Người công nhân đang đẩy xe goong làm xe chuyển động. C. Một người đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao. Bài 36. Câu nào sau đây nói về máy cơ đơn giản là đúng? A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi. B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công. C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công. D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi Bài 37. Một vận động viên xe đạp thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau: - Đoạn lên đèo dài 45 km chạy hết 2 giờ 30 phút. - Đoạn xuống đèo dài 30 km chạy hết 30 phút..
<span class='text_page_counter'>(78)</span> Hãy tính vận tốc trung bình của vận động viên này trên cả quãng đường đua. Bài 38. Người ta dùng lực kéo 125 N để đưa một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m bằng mặt phẳng nghiêng. a) Tính công phải dùng để đưa vật lên cao. b) Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng. Bài 39. Một cầu thủ đá một quả bóng, quả bóng đập vào cột dọc cầu môn rồi bắn ra ngoài. Cơ năng của quả bóng ở đây biến đổi như thế nào? Bài 40. F 1. Công thức tính áp suất chất p S lỏng a) 2. Công thức tính lực đẩy b) p = dh Acsimet 3. Công thức tính công cơ học 4. Công thức tính vận tốc trung bình. c). v. s t. d) F = dV e) A =Fs f). p. A t. Bài 41. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. Nếu lấy một hành khách đang ngồi yên trên toa tàu làm vật mốc thì A. mọi hành khách trên tàu đều chuyển động. B. toa tàu chuyển động. C. nhà ga chuyển động D. hành lí trên toa tàu chuyển động. Bài 42. Khi nói Mặt trời quay quanh Trái đất thì vật nào sau đây không phải là vật mốc? A. Trái đất. B. Quả núi. C. Mặt trăng D. Con sông. Bài 43. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 7 giờ 30 phút, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100 km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h và m/s. A. v = 37,04 km/h = 10,29 m/s. B. v = 40 km/h = 40 m/s. C. v = 66,66 km/h = 18,52 m/s. D. v = 40 km/h = 11,11 m/s Bài 44. Hãy so sánh độ lớn của các vận tốc: v 1 = 36 km/h; v2 = 9 m/s; v3 = 3 km/h; v4 = 1000 m/s. A. v1 > v2 > v3 > v4. B. v1 > v3 > v2 > v4. C. v4 > v1 > v2 > v3 D. v3 > v1 > v2 > v4. Bài 45. Hình vẽ dưới đây ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D trên các đoạn đường AB, BC và CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. a) Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường đường AB. B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD. C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.. Bài 46. Người hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, bỗng thấy người bị ngã về phía sau. Đó là vì.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> A. xe đột ngột tăng vận tốc B. xe đột ngột rẽ phải. C. xe đột ngột rẽ trái. D. xe đột ngột giảm vận tốc. Bài 47. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A. Lực ma sát luôn cùng hướng với hướng chuyển động. B. Khi lực ma sát lớn hơn lực đẩy thì vật chuyển động nhanh dần. C. Khi lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy thì vật chuyển động chậm dần. D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia. Bài 48. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu h1 = 20 cm và h2 = 10 cm. Gọi F1 là lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng đồng 1, F2 là lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng đồng 2, ta có A. F2 = 2F1. B. F1 = 2F2. C. F1 = F2. D. F1 = 4F2 Bài 49. Công thức tính công suất là P. A t .. p. F S.. A. P At . B. p dh C. D. Bài 50. Một học sinh đi xe đạp đều trong 10 phút được 1,5 km. a) Tính vận tốc của học sinh đó ra m/s và km/h. b) Muốn đi từ nhà đến trường, học sinh đó phải đi trong bao nhiêu phút, nếu nhà cách trường 1800 m? Bài 51. Một máy kéo chạy bằng xích có trọng lượng 54600 N, người lái máy kéo nặng 600 N, diện tích của mặt xích tiếp xúc với mặt đường là 1,2 m 2. Hỏi máy kéo có thể chạy trên mặt đường chỉ chịu được áp suất tới 50000 Pa không? Bài 52: Người ta dùng một mặt phẳng nghiên để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. a. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiên. b. Thực tế thì luôn có ma sát và lực kéo vật là 150N.Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiên. Bài 53: Một người đạp xe đạp chuyển động đều trên đoạn đường MNP với vận tốc 18Km/h. Đoạn MN nằm ngang dài 2km và NP dài 500m và cao 40m. Biết tổng khối lượng của người và xe là 70kg. Trong cả hai đoạn đường lực ma sát của mặt đường cản trở chuyển động đều là 100N. Bỏ qua sức cản của không khí. a. Tính công của người đó thực hiện trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường đó. b. Tính công suất trung bình của người đó trên đoạn đường MNP. Bài 54: Một cái búa máy có quả nặng có khối lượng 100kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 20cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Hãy tính lực cản của đất đối với cọc. Bài 55: Một chiếc oto có trọng lượng P=4000N chạy trên đoạn đường nằm ngang s 1 = 2km với vận tốc trung bình v=72km/h. Khi vượt một cái dốc dài s 2 = 520m và cao h = 100m thì oto phải mất một thời gian là t2 = 2 phút. Cho biết công mà oto sinh ra trong hai trường hợp là như nhau và lực cản của mặt đường có độ lớn F = 50N. Hỏi trong hai trường hợp đó lúc nào thì oto sinh ra một công suất trung bình lớn hơn? Bài 56: Một vận động viên xe đạp khi leo hết đoạn đường dốc cao 30m đã tiêu tốn hết một công là 25kJ. Hãy tính công cản của ma sát trên đoạn đường đó biết rằng người và xe có khối lượng 75kg. Bài 57: Một kiện hàng, có khối lượng 20kg, được đưa từ mặt đất lên đến tầng 5 của một tòa nhà. Chiều cao của mỗi tầng là 3,6m. Tính công thực hiện trong trường hợp đó..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> Bài 58: Để đưa một vật có khối lượng 200kg lên sàn xe congteno người ta dùng một tấm ván trượt có chiều dài l=3,5m bắt từ mặt đường lên sàn xe. Biết lực kéo để đưa vật lên xe bằng 1000N. bỏ qua ma sát của tấm ván. a. Tính độ cao của sàn xe congteno b. Nếu không dùng tấm ván, thì để đưa một vật lên sàn xe cần phải thực hiện 1 công bằng bao nhiêu? nhận xét gì về tác dụng của tấm ván? Câu 59. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet là A. F dV .. B. F hd .. V F d . C.. D. F pS .. BỔ SUNG KIẾN THỨC 1- Thế nào là một đại lượng véc – tơ: - Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vec tơ. 2- Vận tốc có phải là một đại lượng véc – tơ không: - Vận tốc lầ một đại lượng véc – tơ, vì: + Vận tốc có phương, chiều là phương và chiều chuyển động của vật.. ⃗ s v t + Vận tốc có độ lớn, xác định bằ ng công thức: ⃗ 3- Ký hiệu của véc – tơ vận tốc: v (đọc là véc – tơ “vê” hoặc véc – tơ vận tốc ). công, công suất, năng lượng: a. Những kiến thức cần thiết: - Công A của một lực F tác dụng lên vật trong quá trình vật di chuyển được một quãng đường s theo hướng của lực được tính bằng công thức: A = F.s Đơn vị công: Nếu F đo bằng niutơn (N), s đo bằng mét (m) thì A đo bằng Jun (J) 1J = 1N.1m = 1Nm. + Muốn có công cơ học thì phải có lực và chuyển dời dưới tác dụng của lực. + Nếu một lực có phương luôn vuông góc với quãng đường chuyển dời thì lực đó không sinh công. - Công suất cho biết công được thực hiện nhanh hay chậm và đo bằng công sinh ra trong một giây: A N t (Công suất = Công/Thời gian thực hiện công) Đơn vị công suất: Nếu công đo bằng Jun, thời gian đo bằng giây thì công suất có đơn vị đo là oát (W) 1J J 1 s = 1J/s 1W = 1s * Lưu ý: + Các bội số hay dùng của công: 1kJ = 1.000J; 1MJ = 1.000.000J. + Các bội số hay dùng của công suất: 1kW = 1.000W; 1MW = 1.000.000W. + Công còn được tính bằng đơn vị kilô oát giờ (kWh): 1kWh = 1000 (J/s) 3600 (s) = 3.600.000 J. - Ta nói một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công. Nếu vật có khả năng thực hiện bao nhiêu công thì ta nói vật đó có bấy nhiêu năng lượng. Do đó năng lượng cũng được đo bằng đơn vị công..
<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Thế năng là năng lượng mà vật có được do vị trí của vật so với mặt đất, hay do vị trí giữa các phần của vật. Thế năng của một vật có được do vị trí cách mặt đất độ cao được tính bằng công của trọng lượng khi vật rơi được độ cao h: Wt = P.h - Động năng là năng lượng của vật chuyển động mà có. Động năng của vật càng lớn khi vận tốc và khối lượng của vật càng lớn. - Cơ năng của vật có hai dạng là động năng và thế năng. Giá trị của cơ năng bằng tổng giá trị của động năng và thế năng của vật. - Định luật bảo toàn cơ năng: Trong quá trình biến đổi chuyển động của vật, thế năng có thể chuyển hóa thành động năng và ngược lại. Trong quá trình chuyển hóa cơ năng, tổng động năng và thế năng không thay đổi, tức là cơ năng được bảo toàn. - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Trong tất cả những quá trình chuyển hóa từ cơ năng sang các dạng năng lượng khác, tổng năng lượng của chúng luôn được bảo toàn. b. Một số lưu ý về mặt phương pháp: - Với học sinh trung học cơ sở, khái niệm công chưa được định nghĩa đầy đủ, chưa nói đến góc giữa phương của lực và phương của đường đi. Do đó, ta chỉ nên đề cập đến những bài toán tính công mà trong đó phương của lực trùng với phương của đường đi, trừ trường hợp tính công của trọng lực khi vật di chuyển theo phương xiên. Trong trường hợp này, ta tạm xem đường đi theo phương của trọng lực chính là độ cao h mà vật đi lên hay xuống. - Lưu ý cho học sinh trường hợp lực tác dụng vuông góc với đường đi. Trong trường hợp này, mặc dù có đủ cả hai yếu tố: lực và chuyển dời nhưng lực không sinh công. - Trong một số bài toán, ta có thể cần biết đến mối quan hệ giữa công suất và lực. Trường hợp vật là xe chuyển động đều và vừa chịu lực kéo, vừa chịu lực cản thì công suất của lực kéo (công suất động cơ) có quan hệ với vận tốc theo quy luật sau: A F.s N F .v t = t - Đối với các bài tập liên quan đến động năng, do học sinh chưa biết công thức tính động năng nên ta chỉ đề cấp đến những bài tập định tính nhằm để hiểu quá trình biến đổi năng lượng mà không phải tính toán gì. - Đối với các bài toán liên quan đến hiệu suất của một máy hay của một quá trình bất kì, hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa tổng năng lượng lấy ra có ích và tổng năng lượng được đưa vào máy (hay tổng năng lượng cung cấp cho quá trình): E H i Et (năng lượng có ích/năng lượng toàn phần) Do đó, trong quá trình hướng dẫn cho học sinh, giáo viên nên rèn luyện cho học sinh phân định rõ năng lượng vào và năng lượng ra trong quá trình được xét. - Trong phần cơ học, ta chỉ mới đề cập đến cơ năng, sự biến đổi và bảo toàn năng lượng có liên quan đến cơ năng (cụ thể là sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng, sự bảo toàn cơ năng, sự chuyển từ cơ năng sang các dạng năng lượng khác). HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 6 1.Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 2- Kết quả tác dụng của lực: lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> 3- hai lực cân bằng: là hai lực có cùng phương tác dụng, cùng cường độ (độ lớn), cùng tác dụng lên một vật và ngược chiều. 4- Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật: làm vật đó tiếp tục đứng yên (nêu vật đang đứng yên). 5- Trọng lực: - Trọng lực hút của Trái Đất lên mọi vật xung quanh nó. - Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới. - Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng. 6- Đơn vị của lực là N (đọc là Niu – Tơn). 7- Khối lượng riêng: Khối lượng của 1m3 của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. 8- Đơn vị của khối lượng riêng là. kg m3. ( đọc là kilôgam trên mét khối).. 9- Trọng lượng riêng: Trọng lượng của 1m 3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. 10- Đơn vị của tọng lượng riêng là. N m3. ( đọc là Niu – tơn trên mét khối).. 11- Caùc máy cô ñôn giaûn: a) Maët phaúng nghieâng: -> Lực léo nhỏ hơn trọng lượng của vật. -> Quảng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng. b) Đòn bẩy: Với 0: Điểm tựa; 01: Điểm tác dụng của lực F1; 02: Điểm tác dụng của lực F2. 002 > 001 thì F2 < F1 và ngược lại. c) Roøng roïc: -> Ròng rọc cố định: không cho lợi về lục, chỉ cho lợi về phương của lực kéo vật. -> Ròng rọc động: cho ta lợi về lực, thiệt về quãng đường kéo (kéo dây đi dài hơn). II- MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẦN NHỚ: 2- Khối lượng: 1kg = 1000g; 1g = 0,001kg; 1taán = 1000kg; 1kg = 0,001 taán 1g = 1000mg; 1mg = 0,001g 3- Chieàu daøi: 1m = 100cm; 1cm = 0,01m; 1cm = 10mm; 1mm = 0,1cm 1km = 1000m 1m = 0,001km; 1m = 10dm; 1dm = 0,1m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 4- Theå tích: 1m3 = 1000 lít; 1lít = 0,001m3; 1m3 = 1000dm3 ; 1dm3 = 0,001m3 1dm3 = 1000cm3; 1cm3 = 0,001dm3; 1lít = 1dm3; 1ml = 1cm3 5- Dieän tích: 1m2 = 10000cm2 = 104cm2; 1cm2 = 0,0001m2 = 10-4m2.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> 1m2 = 100dm2 = 102dm2. 6- Thời gian: 1h = 60phuùt = 3600 giaây(s);. 1. 1. 1s = 60 phuùt = 3600. h. 7- Cách quy đổi đơn vị: 1m = 100cm 1m = 102cm (1m)2 = (102cm)2 12.m2 = (102)2 . (cm)2 => 1m2 = 104 cm2. III- CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ: 1- Công thức tính trọng lượng: P = 10m. 2- Công thức tính khối lượng riêng: m. D= V. =>. m = D.V => V =. m D. 3- Công thức tính trọng lượng riêng: P. D= V. =>. P = d.V => V =. P d. 4- Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10D. BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 1 Câu 1: Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường . Trong các câu mô tả sau câu nào đúng. A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe. B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái. C. Hai người chuyển động so với mặt đường. D. Hai người đứng yên so với bánh xe. Câu 2: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với vật mốc sau đây ví dụ nào là sai. A. Trong chiếc đồng hồ đang chạy đầu kim đứng yên so với cái bàn. B. Trong chiếc ô tô đang chuyển động người lái xe đứng yên so với ô tô. C. Trên chiếc thuyền đang trôi theo dòng nước người lái thuyền đứng yên so với chiếc thuyền. D. Cái cặp để trên mặt bàn đứng yên so với mặt bàn. Câu 3: Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng. A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống. B. Bánh xe khi xe đang chuyển động. C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống. D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang..
<span class='text_page_counter'>(84)</span> Câu 4: Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai? A. Hành khách đứng yên so với người lái xe. B. Người soát vé đứng yên so với hành khách. C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường. D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường. Câu 5: Hãy chọn câu trả lời đúng. Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là: A.Toa tầu. B. Bầu trời. C. Cây bên đường. D. Đường ray. Câu 6: Khi trời lặng gió, em đi xe đạp phóng nhanh thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt. Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Do không khí chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. B. Do mặt người chuyển động khi chọn vật mốc là cây bên đường. C. Do không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc. D. Do không khí đứng yên và mặt người chuyển động. Câu 7: Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? A. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. C. Công thức tính vận tốc là : v = S.t. D. Đơn vị của vận tốc là km/h. Câu 8: Một xe đúng. A. B. C. D.. đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời Thời gian đi của xe đạp. Quãng đường đi của xe đạp. Xe đạp đi 2 giờ được 12km. Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.. Câu 9: Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây công thức nào đúng. A. S = v/t. B. t = v/S. C. t = S/v. D. S = t /v Câu 10:.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút.Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng. A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy. B. Ô tô- tàu hỏa – xe máy. C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. Câu 11: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào sai? A. v = 40 km/h. B. v = 400 m / ph. C. v = 4km/ ph. D. v = 11,1 m/s. Câu 12: Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là: A. t = 0,15 giờ. B. t = 15 giây. C. t = 2,5 phút. D. t = 14,4phút. Câu 13: Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là: A. 240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km. Câu 14: Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều ? A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga. C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay. D. Chuyển động của chi đội đang bước đều trong buổi duyệt nghi thức đội. Câu 15: Một người đi được quãng đường S1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường S2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường S1 và S2 là: A. v tb =. v 1+ v 2 ; 2. S t1. 1 B. v tb = +. S2 ; t2. C. v tb =. S1 + S2 ; t 1 +t 2. D. v tb =. t 1 +t 2 . S1 + S2. Câu 16: Một người đi bộ đi đều trên đoạn đường đầu dài 2 km với vận tốc 2 m/s, đoạn đường sau dài 2,2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là: A. 2,1 m/s..
<span class='text_page_counter'>(86)</span> B. 1 m/s. C. 3,2 m/s. D. 1,5 m/s. Câu 17: Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng. A. 3 km. B. 5,4 km. C. 10,8 km. D. 21,6 km. Câu 18: Một viên bi chuyển động trên một máng nghiêng dài 40cm mất 2s rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn đường nằm ngang dài 30cm mất 5s. Vận tốc trung bình của viên bi trên cả 2 đoạn đường là: A. 13cm/s; B. 10cm/s; C. 6cm/s; D. 20cm/s. Câu 19: Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là: A. 30km/h; B. 40km/h; C. 70km/h; D. 35km/h. Câu 20: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương , chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Câu 21: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ ? A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn. B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương. C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều. D. Vì lực là đại lượng vừa có phương vừa có chiều. Câu 22: Véc tơ lực được biểu diễn như thế nào? A. Bằng một mũi tên có phương, chiều tuỳ ý. B. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. C. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. D. Bằng một mũi tên có phương, chiều trùng với phương, chiều của lực, có độ dài tuỳ ý biểu thị cường độ của lực. Câu 23: Trong các câu sau, câu nào sai?.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> A. Lực là một đại lượng véc tơ. B. Lực có tác dụng làm thay đổi độ lớn của vân tốc. C. Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc. D. Lực không phải là một đại lượng véc tơ. Câu 24: Lực tác dụng lên vật theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 40N, tỉ xích 1cm ứng với 20N. Cách biểu diễn đúng là: A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d.. . F. . . F. F. . F. Câu 25: Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là: 10 N. . F. A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N. B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N. D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật. Câu 26: Hình nào sau đây biểu diễn đúng lực kéo F tác dụng lên vật theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 20N?.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> F. F 20 N. 10 N. A.. B.. 10N. 1N. C.. D.. Câu 27: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5kg?. 25N. A.. 2,5N. B.. C.. 2,5N. 25N. D.. Câu 28: Thế nào là hai lực cân bằng ? A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật. B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều. D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. Câu 29: Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động; B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần. C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần. Câu 30: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. C. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. Câu 31: Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi. C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng. D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây. Câu 32: Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ? A. Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. B. Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. C. Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật. D. Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật..
<span class='text_page_counter'>(89)</span> Câu 33: Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác dụng của lực nào không? Tại sao quả dọi đứng yên? A. Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên. B. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên. C. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên. D. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân bằng nên quả dọi đứng yên. Câu 34: Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc bàn vẫn đứng yên ? A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy. B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ. C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn. D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng. Câu 35: Quán tính là: A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc. B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật. C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật. D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật. Câu 36: Chọn câu sai. A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó. B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được. C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ. D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính. Câu 37: Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị: A.Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải; C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau. Câu 38: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột: A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc. Câu 39: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? A. Xe đột ngột tăng vận tốc. B. Xe đột ngột giảm vận tốc. C. Xe đột ngột rẽ sang phải. D. Xe đột ngột rẽ sang trái..
<span class='text_page_counter'>(90)</span> Câu 40: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường. C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. Bài 41. Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vạn tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v1 = 10 km/h và v2 = 12 km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp của người thứ ba với hai người đi là trước t = 1 giờ. Tìm vận tốc của người thứ ba. Câu 42: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật? A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi. B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực. C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Câu 43: Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. B. Do mọi vật đều có quán tính. C. Do có lực khác cản lại. D. Do giác quan của mọi người bị sai lầm. Câu 44: Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. C. Lực xuất hiện khi vật này trượt lên vật khác. D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. Câu 45: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?. A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc. B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động . C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động. D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng. Câu 46: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 47: Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt. A. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại..
<span class='text_page_counter'>(91)</span> B. C. D.. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại. bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.. Câu 48: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ? A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc. C. Tra dầu mỡ bôi trơn. D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc. Câu 49: Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại? A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt. B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc. C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã. D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại. Câu 50: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát? A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm. B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột. C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt. D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt. Câu 51: Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ? A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát nghỉ. C. Lực ma sát lăn. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Câu 52: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A. Fms = 35N. B. Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N. Câu 53: Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh? A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn. C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt. D. Vì cả 3 lí do trên. Câu 54: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không cần tăng ma sát?.
<span class='text_page_counter'>(92)</span> A. Khi quẹt diêm. B. Bảng trơn và nhẵn quá. C. Khi phanh gấp, muốn cho xe dừng lại. D. khi xe ô tô di trên mặt đường nhám. Câu 55: Phát biểu nào sau đây đúng khái niệm áp lực ? A. Áp lực là lực ép lên mặt bị ép. B. Áp lực là trọng lượng của vật ép lên mặt sàn. C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Áp lực là trọng lượng của vật ép vuông góc lên mặt sàn. Câu 56: Hãy chọn câu trả lời đúng. Công thức tính áp suất là: A. p = C. F =. F . S p . S. B. p = D. F =. S . F S . p. Câu 57: Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. Câu 58: Đơn vị đo áp suất là gì ? A. Niutơn (N). B. Niutơn mét (Nm). C. Niutơn trên mét (N/m). D. Niutơn trên mét vuông (N/m2). Câu 59: Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ? A. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. B. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ. C. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn. D. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. Câu 60: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? A. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. B. Tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. D. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép..
<span class='text_page_counter'>(93)</span> Câu 61: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? E. Giảm áp lực lên diện tích bị ép. F. Tăng diện tích bị ép. G. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. H. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 62: Trong các lực sau đây lực nào gây được áp lực ? A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo. B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó. C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường. D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt. Câu 63: Lực nào sau đây không phải là áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. Câu 64: Có các viên gạch giống hệt nhau với kích thước 5 x 10 x 20 (cm) được xếp ở ba vị trí như hình vẽ.Biết tại vị trí 2 có hai viên gạch được xếp chồng lên nhau. Hỏi áp lực do các viên gạch tác dụng lên mặt đất tại vị trí nào lớn nhất? 10cm. 20cm 10cm. 20cm 5cm. 1. A. B. C. D.. 20cm. 2. 3. Tại vị trí 1. Tại vị trí 2. Tại vị trí 3. Tại ba vị trí áp lực như nhau.. Câu 65: Một người đứng thẳng gây một áp suất 18000 N/m 2 lên mặt đất. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân với mặt đất là 0,03 m2 thì khối lượng của người đó là bao nhiêu ? A. 540N. B. 54kg. C. 600N. D. 60kg..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> Câu 66: Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất, việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ? A. Vót nhọn đầu cọc. B. Tăng lực đóng búa. C. Làm cho đầu cọc cắm xuống đất toè ra. D. Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa. Câu 67: Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. A. 36N/m2. B. 36 000N/m2. C. 360 000N/m2. D. 18 000N/m2. Câu 68: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lực của tàu. C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Cả ba lực trên. Câu 69: Một ô tô nặng 1800 kg có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất là 300 cm 2, áp lực và áp suất của ô tô lên mặt đường lần lượt là: A. 1800 N; 60 000N/m2. B. 1800 N; 600 000N/m2. C. 18 000 N; 60 000N/m2. D. 18 000 N; 600 000N/m2. Câu 70: Một người tác dụng áp suất 18000 N / m 2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là: A. m = 45kg. B. m = 72 kg. C. m= 450 kg. D. Một kết quả khác. Câu 71: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng ? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình. B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình. C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng. D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó. Câu 72: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên..
<span class='text_page_counter'>(95)</span> C. D.. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.. Câu 73: Công thức tính áp suất chất lỏng là: A.. p=. d ; h. B. p= d.h;. C. p = d.V;. D.. p=. h . d. Câu 74: Trong một bình chứa chất lỏng (hình vẽ), áp suất tại điểm nào lớn nhất? Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. B. C. D.. Áp suất tại H lớn nhất, áp suất tại R nhỏ nhất. Áp suất tại K lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại H nhỏ nhất. Áp suất tại R lớn nhất, áp suất tại I nhỏ nhất.. Câu 75: Khi thiết kế đập chắn nước, căn cứ các quy luật áp suất chất lỏng, yêu cầu đập kiên cố, an toàn và tiết kiệm vật liệu thì các phương án nào ở hình vẽ là hợp lí: A. Hình a; B. Hình b; C. Hình c; D. Hình d.. a. b. c. d. Câu 76: Phát biểu nào sau đây đúng về độ lớn của áp suất chất lỏng ? A. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. B. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng. C. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc hình dạng bình chứa. D. Độ lớn của áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng chất lỏng và độ sâu từ mặt thoáng đến điểm tính áp suất. Câu 77: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: A. 2500Pa; B. 400Pa; C. 250Pa; D. 25000Pa. Câu 78: Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N / m3. Hãy chọn đáp án đúng. A. 8000 N / m2. B. 2000 N / m2. C. 6000 N / m2. D. 60000 N / m2..
<span class='text_page_counter'>(96)</span> Câu 79: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh đều bằng nhau. D. Trong bình thông nhau chứa các chất lỏng đứng yên , các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh đều ở cùng một độ cao. Câu 80: Trong một bình thông nhau chứa thủy ngân, người ta đổ thêm vào một nhánh axit sunfuaric và nhánh còn lại đổ thêm nước.Khi cột nước trong nhánh thứ hai là 64cm thì mực thủy ngân ở hai nhánh ngang nhau.Hỏi độ cao của cột axit sunfuaric là giá trị nào trong các giá trị sau đây.Biết trọng lượng riêng của axit sunfuaric và của nước lần lượt là d1=18000N/m3 và d2=10000N/m3. A. 64cm. B. 42,5 cm. C. 35,6 cm. D. 32 cm. Câu 81: Một ống chứa đầy nước đặt nằm ngang như hình vẽ.Tiết diện ngang của phần rộng là 60cm2, của phần hẹp là 20cm2.Hỏi lực ép lên pít tông nhỏ là bao nhiêu để hệ thống cân bằng lực nếu lực tác dụng lên pittông lớn là 3600N.Lựa chọn đáp án đúng trong các đáp án sau. A. F = 3600N. B. F = 3200N. C. F = 2400N. D. F = 1200N. Đáp án: D Câu 82: Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B. Do mặt trời tác dụng lực vào trái đất. C. Do mặt trăng tác dụng lực vào trái đất. D. Do trái đất tự quay. Câu 83: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất khí ? A. Mọi vật trên trái đất không phải chịu một áp suất nào của chất khí. B. Chúng ta sống thoải mái trên mặt đất vì không phải chịu một áp suất nào như ngâm mình trong nước. C. Mọi vật trên trái đất phải chịu tác dụng của áp suất khí quyển còn trái đất không phải chịu áp suất này. D. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương..
<span class='text_page_counter'>(97)</span> Câu 84: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất. B. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng. C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có. D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. Câu 85: Câu nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển? A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd. B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. Câu 86: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra. A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài. B. Con người có thể hít không khí vào phổi. C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 87: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển ? A. Cắm ống hút vào cốc nước và thổi thấy bong bóng nổi lên mặt nước. B. Cắm ống hút vào cốc sữa và hút sữa vào miệng. C. Uống nước trong cốc bằng cách đổ dần cốc nước vào miệng. D. Bóp tay vào hộp sữa nước bằng giấy để sữa phun vào miệng. Câu 88: Tại sao nắp ấm pha trà có một lỗ nhỏ ? A. Để nước nóng bay hơi bớt cho đỡ nóng. B. Để trang trí cho đẹp. C. Để dễ đổ nước ra chén do lợi dụng áp suất khí quyển. D. Để cho đúng mốt. Câu 89: Tại sao để lấy sữa đặc trong hộp sữa ông thọ ra cốc, người ta phải đục hai lỗ trên mặt hộp sữa nếu không muốn mở toang cả nắp hộp ? A. Vì sữa đặc khó chảy khi đổ. B. Lợi dụng áp suất khí quyển để sữa dễ chảy ra khi đổ. C. Để dễ quan sát được lượng sữa còn lại trong hộp. D. Để không khí lọt vào nhiều sẽ tăng trọng lượng, sữa dễ chảy ra..
<span class='text_page_counter'>(98)</span> Câu 90: Công thức tính lực đẩy Acsimét là: A. FA= D.V; B. FA= Pvật;. C. FA= d.V;. D. FA= d.h.. Câu 91: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 92: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào? A.Tăng lên; B. Giảm đi; C. Không thay đổi; D. Chỉ số 0. Câu 93: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật. B. Thể tích chất lỏng. C. Thể tích phần chìm của vật. D. Thể tích phần nổi của vật. Câu 94: Một quả cầu bằng thép được nhúng lần lượt vào nước và rượu. phát biểu nào sau đây đúng ? A. Nhúng quả cầu vào nước càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng lớn. B. Nhúng quả cầu vào rượu càng sâu lực đẩy Ác-si-mét càng nhỏ. C. Nhúng quả cầu vào rượu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào nước. D. Nhúng quả cầu vào nước lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn khi nhúng vào rượu. Câu 95: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa ( không có khe hở vào phần rỗng ), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? A. Quả cầu đặc. B. Quả cầu rỗng. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau. D. Không so sánh được. Câu 96: Trong các phát biểu sau đây về lực đẩy Acsimet, phát biểu nào là đúng? A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật theo mọi phương. B. Lực đẩy Acsimet bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ dưới lên trên. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật bao giờ cũng ngược chiều với lực khác tác dụng lên vật đó. Câu 97:.
<span class='text_page_counter'>(99)</span> Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD( CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ: A. Vẫn cân bằng. B. Nghiêng về bên trái. C. Nghiêng về bên phải. D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu.. C. O. M. Câu 98: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy. DAL DCu DFe A. F1A > F2A > F3A; B F1A = F2A = F3A; C. F3A > F2A > F1A; D. F2A > F3A > F1A. Câu 99: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào các vật theo thứ tự từ lớn đến bé như sau: DAL DCu DFe A. Đồng - nhôm - sắt. B. Nhôm - đồng - sắt. C. Nhôm - sắt - đồng. D. Sắt - nhôm - đồng. Câu 100: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao? A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 101: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 102: Một vật có thể tích 0,1m3 và trọng lượng 2500N. Để giữ vật cân bằng trong nước phải tác dụng lên vật một lực có phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên và có độ lớn:. D. N.
<span class='text_page_counter'>(100)</span> A. B. C. D.. 2500N 1000N 1500N > 2500N. Câu 103: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm 3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu là: A. 4000N; B. 40000N; C. 2500N; D. 40N. Câu 104: Treo một vật nặng có thể tích 0,5dm 3 vào đầu của lực kế rồi nhúng ngập vào trong nước, khi đó lực kế chỉ giá trị 5N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3, trọng lượng thực của vật nặng là A. 10N. B. 5,5N. C. 5N. D. 0,1N. Câu 105: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: A. 1,7N; B. 1,2N; C. 2,9N; D. 0,5N. Câu 106: Một quả cầu bằng đồng được treo vào lực kế thì lực kế chỉ 4,45N. Nhúng chìm quả cầu vào rượu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết drượu= 8000N/m3, dđồng = 89000N/m3 A.4,45N; B. 4,25N; C. 4,15N; D. 4,05N. Câu 107: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Thể tích của vật là: A. 213cm3; B. 183cm3; C. 30cm3; D. 396cm3. Câu 108: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì? A. Đồng; B. Sắt; C. Chì; D. Nhôm. Câu 109: Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật nổi lên bề mặt chất lỏng? A. P = F. B. P > F. C. P < F. D. P ≥ F. Câu 110:.
<span class='text_page_counter'>(101)</span> Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét FA. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Vật sẽ nổi lên khi FA = P. B. Vật sẽ nổi lên khi FA > P. C. Vật sẽ nổi lên khi FA < P. D. Vật luôn bị dìm xuống do trọng lực. Câu 111: Gọi dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây là không đúng? A. Vật sẽ chìm xuống khi dv > d. B. Vật sẽ chìm xuống một nửa khi dv < d. C. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi dv > d. D. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dv = d. Câu 112: Một vật rắn nổi trên một chất lỏng khi: A. khối lượng của chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật. B. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng. C. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. D. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng. Câu 113: Con tàu bằng thép có thể nổi trên mặt nước vì: A. thép có lực đẩy trung bình lớn. B. thép có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C. con tàu có trọng lượng riêng trung bình nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. con tàu có khối lượng nhỏ hơn khối lượng nước. Câu 114: Một vật được thả vào dầu. Khi trọng lượng cuả vật lớn hơn lực đẩy Acsimets thì: A. Vật bị chìm. B. Vật nổi trên mặt thoáng. C. Vật lúc nổi lúc chìm. D. Vật lơ lửng. Câu 115: Bỏ đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/ m 3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3. A. Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B. Đinh sắt nổi lên. C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. Câu 116: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân; B. Quả cầu nổi vì dđồng < dthuỷ ngân; C. Quả cầu nổi vì dđồng > dthuỷ ngân; D Quả cầu chìm vì dđồng < dthuỷ ngân..
<span class='text_page_counter'>(102)</span> Câu 117: Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch. B. Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch. C. Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ. D. Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 118: Một miếng gỗ có thể nổi được trên mặt nước và trên mặt dầu. Hỏi trong chất lỏng nào vật ngập sâu hơn? Vì sao? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000 N/m 3 và 8000 N/m3. A. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. B. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của dầu. C. Ngập trong nước sâu hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. D. Ngập trong dầu sâu hơn vì trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 119: Một vật bằng gỗ nổi trên mặt nước, phần chìm trong nước khoảng 2dm 3. Hỏi thể tích miếng gỗ là bao nhiêu biết trọng lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 10000 N/m 3 và 8000 N/m3. A. 2 dm3. B. 2,5 dm3. C. 1,6 dm3. D. 4 dm3. Câu 120: Một vật bằng gỗ có thể tích 5dm3. Thả vào trong nước thấy vật bằng gỗ nổi trên mặt nước. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000N/m 3, của nước 10000N/m3. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng gỗ là; A. 50000N; B. 30000N; C. 50N; D. 30N. Câu 121: Thả 1 khối gỗ khô có thể tích 3dm 3 vào trong nước như hình vẽ. Thể tích phần gỗ chìm trong nước là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ 600kg/m 3, trọng lượng riêng của nước 10000N/m3 A. 1,8dm3; B. 50dm3; C. 0,18dm3; D. 5dm3. Câu 122:.
<span class='text_page_counter'>(103)</span> Một quả cầu rỗng bằng đồng được treo vào 1 lực kế, ngoài không khí lực kế chỉ 3,56N. Nhúng chìm quả cầu vào trong nước số chỉ của lực kế giảm 0,5N. Biết d nước= 10000N/m3, dđồng = 89000N/m3. Thể tích phần rỗng của quả cầu là: A. 40cm3; B. 50cm3; C. 34cm3; D. 10cm3. Câu 123: Thả một miếng gỗ vào trong 1 chậu chất lỏng( Hình vẽ) thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ 6000N/m3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12000N/m3; B. 6000N/m3; B. 3000N/m3; D. 1200N/m3. Câu 124: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? A. Vì gỗ là vật nhẹ. B. Vì nước không thấm vào gỗ. C. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. D. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 125: Một vật đặc có thể tích 56cm 3 được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có có thể tích 52,8 cm3. Trọng lượng riêng của vật đó là: A. 571 N/m3. B. 8000 N/m3. C. 1280 N/m3. D. 12 800 N/m3. Câu 126: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ. Biết trọng lượng riêng của gỗ là 6000 N/m 3. Trọng lượng riêng của chất lỏng là: A. 12 000 N/m3. B. 18 000 N/m3. C. 180 000 N/m3. D. 3000 N/m3. Câu 127: Vân đi xe máy từ bến xe Tây Ninh đến Gò Dầu mất 3h. Nhưng sau khi đi được 1/3 quãng đường Vân tăng tốc thêm 4km/h nên đến sớm hơn dự tính 30 phút. a. Tính vận tốc ban đầu của Vân và quãng đường từ Tây ninh đi Gò Dầu. b. Nếu sau khi xuất phát từ Tây Ninh 1 giờ, Vân dừng lại nghỉ 20 phút và đổ xăng. Hỏi trên đoạn đường còn lại Vân phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu để đến được Gò Dầu theo đúng thời gian dự tính? Câu 128: Một người đi xe đạp nửa quãng đường đầu với vận tốc 12km/h, nửa còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. hãy tính v2? Câu 129: Hai người xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 3km hết 10 phút. Người thứ hai đi quãng đường 6km hết 24 phút. a. Người nào đi nhanh hơn?.
<span class='text_page_counter'>(104)</span> b. Nếu hai người cùng khởi hành cùng một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km? Câu 130: Hai người khởi hành đồng thời từ A đạp xe đạp vòng quanh một công viên hình chữ nhật ABCD, có cạnh AB=2BC. Người thứ nhật đi trên các cạnh AB và CD với vận tốc 20km/h, còn trên các cạnh BC và DA với vận tốc 10km/h. Người thứ 2 đi trên cạch AB và CD với vận tốc 15km/h, còn trên các cạnh BC và DA với vận tốc 30km/h. Khi trở về đến A, người nọ về trước người kia 10 phút. Tính chu vi công viên đó. Câu 131: Một sinh viên đi học từ nhà đến trường cách nhau 24 km. Ban đầu, sinh viên đó đi xe đạp từ nhà đến trạm xe bus với vận tốc 12km/h. Tại trạm xe bus, sinh viên đứng chờ xe 15 phút rồi lên xe bus và đi tới trường với vận tốc 30km/h. Sinh viên đó đến trường sớm hơn thời gian nếu đi bằng xe đạp từ nhà tới trường là 30 phút.Tính khoảng cách từ nhà tới trạm xe bus và thời gian đi trên xe bus của sinh viên đó. Câu 132: Hồng và hương cùng khởi hành từ Tây Ninh đi Bình phước trên quãng đường dài 150km. Lúc 6h hồng đi xe máy với vận tốc 48km/h. Hương đi oto và khởi hành sau hồng 30 phút với vận tốc 20m/s. a. Hỏi hương phải mất bao nhiêu thời gian thì đuổi kịp Hồng? b. Khi gặp nhau Hương và Hồng cách Bình Phước bao nhiêu km? c. Để đến bình Phước cùng lúc với Hồng thì Hương phải khởi hành lúc mấy giờ? Câu 133: Để xác định vị trí của luồng cá, một tàu cá dùng máy phát sóng siêu âm truyền trong nước biển. Sau đó nếu gặp đàn cá sóng bị phản xạ truyền trở lại về tàu và người ta dùng máy thu sóng trở lại. Biết thời gian tù lúc phát sóng đến lúc thu sóng là 30s. Vận tốc truyền sóng siêu âm trong nước là 300m/s. Tính khoảng cách từ luồng cá tới tàu? Câu 134: Một hành khách ngồi trên một toa xe lửa đang chuyển động với vận tốc 40km/h, quan sát qua của sổ toa xe thấy xe lửa thứ 2 đang chạy song song, ngược chiều qua trước mặt mình trong khoảng thời gian 15s và xe lửa thứ 3 chạy song song cùng chiều qua trước mặt mình trong 60s. biết xe lửa thứ 2 và thứ 3 có cùng chiều dài. Vận tốc của xe thứ hai lớn hơn vận tốc của xe thứ ba là 10km/h. Vận tốc xe thứ ba nhỏ hơn vận tốc xe thứ nhất. a. Tính vận tốc của xe lửa thứ 2 và thứ 3 b. Tính chiều dài của xe lửa thứ 2 và thứ 3 Câu 135: Một xe lửa đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Trên xe có một hành khách đang đi bộ dọc theo các toa xe với vận tốc 3,6km/h. Hỏi vận tốc của người đó so với đường ray là bao nhiêu trong các trường hợp sau: a. Người đi bộ chuyển động cùng chiều chuyển động của xe lửa b. Người đi bộ chuyển động ngược chiều chuyển động của xe lửa Câu 136: Một người đi xe máy từ TP Tây Ninh đến Gò Dầu cách nhau 45km hết 1h15 phút. Trong nửa đầu của quãng đường, người đó chuyển động với vận tốc v 1. Trong nửa 4 v2 v1 3 . Hãy xác định: quãng đường sau người đó chuyển động đều với vận tốc. a. Vận tốc v1 và v2 b. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường từ TN đi Gò Dầu. Câu 137: Một xe lửa hụ một hồi còi và chuẩn bị rời ga. Tại cùng một địa điểm, một người áp tai vào đường ray xe lửa và một người khác đứng nghe âm thanh truyền trong không khí. Hai người phát hiện tiếng còi cách nhau 6s. vận tốc truyền âm trong không khí 340m/s và trong thanh ray là 1360 m/s. hỏi khi đó hai người đứng cách nhà ga bao xa? Coi đường ray xe lửa là đường thẳng..
<span class='text_page_counter'>(105)</span> Câu 138: Một oto di chuyển giữa 2 địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/3 đoạn đường đầu là 30km/h, trong 1/3 đoạn đường tiếp theo là 60km/h và trong 1/3 đoạn đường cuối là 20km/h. Tính vận tốc trung bình của oto trên cả đoạn đường. Câu 139: Một đò máy đi xuôi dòng từ A đến B cách nhau 30km. tới B đò máy dừng lại đón khách mất 15 phút, rồi lại đi ngược dòng từ B về A. Biết vận tốc của đò máy đối với dòng nước là 35km/h. Vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 5km/h. tính tổng thời gian đò máy đi và về giữa hai bến. Câu 140: Hai oto chuyển động đều khởi hành đồng thời ở hai địa điểm cách nhau 105km. Nếu đi ngược chiều nhau thì sau 1h chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều thì 3h30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của hai xe đó. Câu 141: Làm thế nào để xác định được trọng lượng riêng của một chất lỏng nếu biết trọng lượng của một vật nào đó trong không khí, trong nước và trong chất lỏng đó? Câu 142: viên gạch 1kg có kích thước 45mmx80mmx180mm. Xác định áp suất do viên gạch tác dụng lên mặt bàn khi nó được đặt theo các mặt khác nhau. Câu 143: Trong các máy hát cơ trước đây, để tái tạo âm thanh đã được ghi trên đĩa hát, người ta cho một kim ép lên đĩa quay tròn. Đầu kim có đường kính 0,1mm tác dụng lên đĩa một lực bằng 0,2N. Xác định áp suất của kim lên đĩa hát. Câu 144: Một người trượt tuyết đi ván trượt là một cặp ván có chiều dài là một tấm ván 1m, bề rộng 10cm. Biết khối lượng của người đó là 70kg. tính áp lực và áp suất của người đó tác dụng lên mặt tuyết? Câu 145: Một oto có trọng lượng 12.000N. Xe có 4 bánh, mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đất bằng 100cm2. Hỏi áp suất tác dụng lên mặt đất dưới các lớp xe? Câu 146: Hai bình thủy tinh hình trụ có diện tích đáy và chiều cao lần lượt là S 1 = 60cm2, h1=30cm và S2 = 40 cm2, h2 = 50cm chứa đầy nước đặt trên mặt đất. biết trọng lượng riêng của nước là d = 104N/m3. a. Tính áp lực và áp suất của nước tác dụng lên đáy của mỗi bình. b. Tính áp suất của nước tại vị trí trong bình 2 có độ cao ngang với mặt thoáng của chất lỏng của bình 1. Câu 147: Môt ống thủy tinh hở hai đầu có chiều dài là 50 cm và tiết diện S = 2cm được cắm vuông góc vào 1 chậu nước. Rót 40g dầu (có trọng lượng riêng bằng d = 8.000N/m 3) vào ống. a. xác định độ chênh lệch giữa mức dầu trong ống và mức nước trong chậu. b. Phải đặt đầu trên của ống cách mặt nước một khoảng bằng bao nhiêu để có thể rót dầu vào đầy ống? c. Xác định lượng dầu chảy ra ngoài khi ống đang ở vị trí câu (b) được kéo lên một đoạn 2cm. Câu 148: Bơm tiêm có đường kính 10mm gắn với một kim tiêm đường kính 1mm. Xác định lực tối thiểu cần đặt lên pittong của bơm tiêm để tiêm thuốc vào ven trong đó có áp suất 2kPa. Nếu thay đổi kim tiêm với đường kính khác thì lực tác dụng lên pittong có thay đổi không? Câu 149: Khi ngúng quả cầu bằng đồng nặng 1,37 kg vào bình chứa dầu, nó có trọng lượng biểu kiến M’=12,3N. Xác định khối lượng riêng của dầu. Khối lượng riêng của đồng là D =8.470kg/m3.
<span class='text_page_counter'>(106)</span> Câu 150: Treo viên đá vào cân lò xo, ta đo được trọng lượng của nó trong không khí bằng 3,2N. Nhúng nó vào cốc nước, ta đo được 1,8N. Xác định trọng lượng riêng của viên đá. Câu 151: Một mô hình thuyền nhỏ làm bằng nhôm được thả trong 1 bể cá có chứa nước. Vì thuyền bị rò, nước vào thuyền làm cho nó chiềm xuống đáy bể. hỏi mức nước trong bể có bị thay đổi không khi có thuyền chiềm trong đó? Nếu có thì mức nước tăng hay giảm, giải thích? Câu 152: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2. a. Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? vì sao khẳn định được như vậy? b. Tính độ sâu của tàu ngầm tại hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biểng 10.300N/m3 Câu 153: Công cung cấp để đưa 1 vật lên cao 1,2m bằng 1 mặt phẳng nghiên có chiều dài 3,2m là 600J. biết hiệu suất của mặt phẳng nghiên là 80%. a. Tính khối lượng của vật. b. tính lực ma sát của mặt phẳng nghiên tác dụng lên vật Câu 154: Để kéo một vật nặng lên cao người ta dùng ròng rọc cố định.. Cho biết lực kéo F=600N và chiều dài đoạn dây đã kéo s=3m. Hãy tính khối lượng của vật nặng và độ cao h mà vật được nâng lên? Câu 155: Một người nặng 50kg kéo một vật khối lượng 70kg lên cao nhờ một ròng rọc động và một ròng rọc cố định a. Hỏi người đó phải kéo đầu dây đi một đoạn bằng bao nhiêu để có thể nâng vật lên 2m? b. tính lực mà người đó ép lên nền nhà? c. tính công để nâng vật? Câu 156: Một nhà máy thủy điện có đập nước ở độ cao 50m đổ xuống làm quay tuabin của máy phát điện. biết lưu lượng nước là 30m3/s. trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Tính công suất của nhà máy điện đó. Bỏ qua sự mất mát năng lượng. Câu 157: Một máy bơm dầu từ giếng dầu ở độ sâu 500m so với mặt đất với lưu lượng là 50lit/1s (trong 1s máy bơm được 50 lít dầu). Biết hiệu suất của máy bơm là 90%.trọng lượng riêng của dầu là 9000N/m3 a. Tính công suất của máy bơm b. Tính thời gian để bơm được 1,8 tấn dầu Câu 158: Để chuyển 1 lượng hàng từ kho A đến kho B cách nhau 15km thì xe tải chỉ cần đi một chuyến. Nhưng để chuyển lượng hàng trên nếu dùng xe ngựa thì phải thực hiện 5 chuyến chở hàng. Biết rằng lực kéo của ngựa là 650N. Hạy tính công để thực hiện công việc trên và lực kéo của động cơ oto. Câu 159: Một vận động viên xe đạp đang leo dốc. biết rằng độ cao từ chân dốc lên đỉnh dốc là 10m và đoạn đường dốc là 50m,khối lượng của người và xe là 70kg, lực ma sát của mặt đường cản trở chuyển động của người và xe là 50N. Hãy tính: a. Công mà vận động viên tiêu tốn để vượt dốc b. Hiệu suất của công đó.
<span class='text_page_counter'>(107)</span> Câu 160: Một khối gỗ hình hợp chữ nhật có diện tích đáy S=600cm 2 và chiều cao h=10cm nổi trên mặt một hồ nước có chiều sâu 0,53m. Phần gỗ chìm trong nước có chiều cao 3cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d0 = 10.000N/m3. Hãy tính: a. Trọng lượng riêng d1 của gỗ. b. Công tối thiểu của lực để có thể nhúng chìm khối gỗ xuống đáy hồ.. Bài 161. Đổi một số đơn vị sau : a. … km/h = 5 m/s b. 12 m/s = … km/h c. 48 km/h = … m/s d. 150 cm/s = … m/s = … km/h e. 62 km/h = … m/s = … cm/s Bài 162. Lúc 8 giờ một người đi xe đạp với vận tốc đều 12 km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc đều 4 km/h trên cùng một doạn đường. Tới 8 giờ 30 phút người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước. tìm nơi và lúc người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Bài 163. Một người đi xe đạp trên cả đoạn đường AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu xe đi với vận tốc 12 km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo xe đi với vận tốc 6 km/h, 1/3 đoạn đường cuối cùng xe đi với vận tốc 9 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB. Bài 164. Một vật chuyển động trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v 1 = 25 km/h. Nửa quãng đường sau vạt đi làm hai giai đoạn: Trong 1/3 thời gian đầu vật đi với vận tốc v2 = 18 km/h. 2/3 thời gian sau vật đi với vận tốc v3 = 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB. Bài 165. Hai bến sông A và B cách nhau 36 km. Dòng nước chảy đều theo hướng AB với vận tốc 4 km/h. Một ca nô chuyển động đều từ A về B hết 1 giờ. Hỏi ca nô đi ngược từ B về A trong bao lâu? Bài 166. Một người dự định đi bộ một quảng đường với vận tốc không đổi 5 km/h. Nhưng đi đúng đến nửa đường thì nhờ bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc không đổi 12 km/h,do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người ấy đi toàn bộ quãng đường thì hết bao lâu? Bài 167. Cùng một lúc có hai xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30 km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40 km/h. a. Tính vận tốc hai xe kể từ lúc xuất phát sau 1 giờ. b. Sau kh xuất phát được 1 giờ 30 phút, xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc 50 km/h. Hãy xác định thời điểm và hai xe gặp nhau. Bài 168. Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở về bến A trên một dòng sông. Hỏi nước sông chảy nhanh hay chảy chậm thì vận tốc trung bình của ca nô trong suốt thời gian cả đi lẫn về lớn hơn. Bài 169*. Ba người đều đi xe đạp xuất phát từ A đi về B. Người thứ nhất đi với vận tốc v 1 = 8 km/h. Sau 15 phút thì người thứ hai xuất phát với vận tốc là 12 km/h. Người thứ ba đi sau người thứ hai 30 phút. Sau khi gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì xẽ cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba. Bài 170*. Ba người chỉ có một chiéc xe đạp cần đi từ A đến B cách nhau 20 km trong thòi gian ngắn nhất, thời gian chuyển động tính từ lúc xuất phát đến lúc cả ba người đều có mặt ở B. Xe đạp chỉ đi được hai người nên một người phải đi bộ. Đầu tiên người thứ nhát đèo người thứ hai còn người thứ.
<span class='text_page_counter'>(108)</span> ba đi bộ, đến một vị trí nào đó thì người thứ nhất để người thứ hai đi bộ tiếp đến B còn mình quay xe lại đón người thứ ba. Tính thời gian chuyển động biết vận tốc đi bộ là 4 km/h còn vận tốc của xe đạp là 20 km/h. Bài 171*. Một ca nô đang chạy ngược dòng thì gặp một bè trôi xuống. Sau khi gặp bè một gìơ thì động cơ ca nô bị hỏng. Trong thời gian 30 phút sửa động cơ thì ca nô trôi theo dòng Khi sửa xong , người ta cho ca nô chuyển động tiếp thêm một giờ rồi cập bến để dỡ nhanh hàng xuống. Sau đó ca nô quay lại và gặp bè ở điểm cách điểm trước là 9 km. Tìm vận tốc dòng chảy. Biêt rằng vận tốc của dòng chảy và của ca nô đối với nước là không đổi. Bỏ qua thời gian dừng lại ở bến. Bài 172. Bốn bình 1,2,3,4 cùng đựng nước như hình 6. Áp suất của nước lên đáy bình nào lớn nhất? A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. (2) (1) (4) (3) H×n H×n H×n Câu 173: 1 đối với bình thông nhau? h 1 nào khônghđúng h1 Trong các kết luận sau, kết luận A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Bài 174: Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ. Trên mặt nước có đặt các pittông mỏng, khối lượng m1, m2 . Mực nước hai nhánh chênh nhau một đoạn h = 10cm. a. Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pittông lớn để mực nước ở hai nhánh ngang nhau. b. Nếu đặt quả cân sang pittông nhỏ thì mực nước hai nhánhlúc bấy giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m 3, S1 = 200cm2, S2 = 100cm2 và bỏ qua áp suất khí quyển. Bài 175:Trong một bình nước hình trụ có một khối nước đá nổi được giữ bằng một sợi dây nhẹ, không giãn (xem hình vẽ bên). Biết lúc đầu sức căng của sợi dây là 10N. Hỏi mực nước trong bình sẽ thay đổi như thế nào, nếu khối nước đá tan hết? Cho diện tích mặt thoáng của nước trong bình là 100cm2 và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.. Bài 176: Một khối gổ hình hộp đáy vuông ,chiều cao h=19cm, nhỏ hơn cạnh đáy, có khối lượng riêng Dg=880kg/m3được thả trong một bình nước. Đổ thêm vào bình một chất dầu (khối lượng riêng Dd=700kg/m3), không trộn lẫn được với nước. a/ Tính chiều cao của phần chìm trong nước.Biết trọng lượng riêng của nước dn=10000N/m3 b/ Để xác định nhiệt dung riêng của dầu Cx người ta thực hiện thí nghiệm như sau:Đổ khối lượng nước mn vào một nhiệt lượng kế khối lượng m k.Cho dòng điện chạy qua nhiệt lượng kế để nung nóng nước.Sau thời gian T1 nhiệt độ của nhiệt lượng kế và nước tăng lên t1 (0C).Thay nước bằng dầu với khối lượng md và lặp lại các bước thí nghiệm như trên. Sau thời gian nung T 2 nhiệt độ của nhiệt.
<span class='text_page_counter'>(109)</span> lượng kế và dầu tăng lên t2 (0C).Để tiện tính toán có thể chọn m n=md=mk=m.Bỏ qua sự mất mát nhiệt lượng trong quá trình nung nóng.Hãy tính cx. (Biết t1 =9,20C t2 =16,20C. cn=4200J/KgK; ck=380J/KgK. Cho rằng T1 = T2) Bài 177: Một quả cầu có trọng lượng riêng d 1=8200N/m3, thể tích V1=100cm3, nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Trọng lượng riêng của dầu là d2=7000N/m3 và của nước là d3=10000N/m3. a/ Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu. b/ Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu thay đổi như thế nào? 3 Bài 178: Một khối nước đá hình lập phương cạnh 3cm, khối lượng riêng 0.9 g /cm . Viên đá nổi trên mặt nước. Tính tỷ số giữa thể tích phần nổi và phần chìm của viên đá, từ đó suy ra chiều cao 3 của phần nổi. Biết khối lượng riêng của nước là 1g /cm . Bài 179: Một thanh đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = l = 40cm được đựng trong một chậu 1 OA OB 3 (hình vẽ ) sao cho . Người ta đổ nước vào chậu cho đến khi thanh bắt đầu nổi (đầu B không còn tựa trên đáy chậu). Biết thanh được giữ chặt tại O và chỉ có thể quay quanh O. a. Tìm mực nước cần đổ vào chậu. Cho khối lượng riêng của thanh và nước lần lượt là : D 1 = 1120kg/m3 ; D2 =1000kg/m3. Bài 180: Một cục nước đá đang tan trong nó có chứa một mẫu chì được thả vào trong nước. Sau khi có 100g đá tan chảy thì thể tích phần ngập trong nước của cục đá giảm đi một nửa. Khi có thêm 50g đá nữa tan chảy thì cục nước đá bắt đầu chìm. Tính khối lượng của mẫu chì. Cho biết khối lượng riêng của nước đá, nước và chì lần lượt là 0,9g/cm3 , 1g/cm3 và 11,3g/cm3 Bài 181: Trong bình hình trụ, tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên một đoạn h = 8cm. a) Nếu nhấn chìm thanh hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? (Biết khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3; D2 = 0,8g/cm3 b) Tính công thực hiện khi nhấn chìm hoàn toàn thanh, biết thanh có chiều dài l = 20cm; tiết diện S’ = 10cm2. Bài 182: Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S 1 = S 10dm2, 1 người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim loại S tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm cao su nhẵn, 2 h đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới. (Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là m = 3,6 kg. Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của nước dn = 10.000N/m3). Bài 183: (tính tương đối của chuyển động, gặp nhau, cách nhau một đoạn l). H.
<span class='text_page_counter'>(110)</span> Cùng một lúc tại hai địa điểm A và B trên một đường thẳng cách nhau 3,9km có hai xe chuyển động thẳng đều đi ngược chiều đến gặp nhau. Xe đi từ A có vận tốc 12 m/s, xe đi từ B có vận tốc 14 m/s. a) Người ngồi trên xe đi từ A sẽ nhìn thấy xe đi từ B chuyển động với vận tốc là bao nhiêu? b) Sau thời gian bao lâu thì hai xe gặp nhau? c) Sau thời gian bao lâu thì hai xe cách nhau 1,3km? Bài 184: (Bài toán cộng vận tốc) Tại các siêu thị có những thang cuốn để đưa khách đi. Một thang cuốn tự động để đưa khách từ tầng trệt lên tầng lầu. Nếu khách đứng yên trên thang để nó đưa đi thì mất thời gian t1 = 30 giây. Nếu thang đứng yên mà khách bước lên đều trên thang thì phải đi hết thời gian t2 = 60 giây. Hỏi nếu thang chuyển động, đồng thời khách bước đi lên trên thang thì phải mất bao lâu để đi được từ tầng trệt lên tầng lầu. (Xem rằng thang chuyển động đều và vận tốc của người khách bước đi trên thang so với mặt thang không thay đổi). Bài 185: (Bài toán gặp nhau nhiều lần) Hai xe cùng chuyển động đều trên một vòng tròn. Xe 1 đi hết một vòng trong thời gian 5 phút, xe2 đi hết một vòng trong thời gian 20 phút. Hỏi khi xe2 đi hai vòng thì gặp xe1 mấy lần? Hãy tính trong hai trường hợp: a) Hai xe khởi hành cùng từ một điểm trên vòng tròn và đi cùng chiều. b) Hai xe khởi hành cùng từ một điểm trên vòng tròn và đi ngược chiều. Bài 186: (tính vận tốc trung bình) Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài là 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Bài 187: (tính vận tốc trung bình) Một người đi xe máy từ A đến B. Đoạn đường s = AB gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Xe chạy đều trên đoạn lên dốc với vận tốc v 1 = 30km/h và chạy đều trên đoạn xuống dốc đi với vận tốc v 2 = 50km/h. Thời gian t1 khi xe đi trên đoạn lên dốc t 1 bằng 1,5 lần thời gian t2 khi xe đi trên đoạn xuống dốc. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường AB. Bài tập về máy cơ đơn giản a. Những kiến thức cần thiết: Máy cơ đơn giản là những máy trong đó chỉ thực hiện việc biến đổi lực (về hướng và độ lớn). Trường hợp máy cơ đơn giản không có ma sát và trong điều kiện cân bằng (chuyển động đều), ta sử dụng được định luật bảo toàn công (công sinh ra bằng công nhận được), hay nói cách khác: được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại: F1 s2 F s1 2 A = A hay F .s = F .s hay 1. 2. 1. 1. 2. 2. - Ròng rọc cố định: có tác dụng đổi hướng mà không đổi độ lớn của lực kéo. - Ròng rọc động: không đổi hướng của lực kéo, được lợi hai lần về lực nhưng thiệt hai lần về đường đi: dùng một lực F thì có thể nâng một vật có trọng lượng gấp đôi (P = 2F) lên, nhưng lực kéo phải di chuyển một quãng đường s1 gấp đôi đường đi s2 của P. F s2 P s1.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> + Với hai ròng rọc động: Dùng 2 ròng rọc động, được lợi 4 lần về lực nhưng lại thiệt 4 lần về đường đi: F = P/4; s1 = 4s2. + Tổng quát: Với hệ thống có n ròng rọc động thì ta có: F = P/2n; s1 = 2n s2. - Đòn bẩy: Đổi hưởng của lực và biến đổi độ lớn của lực. Các lực tác dụng lên đòn bẩy tỉ lệ nghịch với cánh tay đòn của lực: F1 2 F2 1 Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ điểm tựa O của đòn bẩy đến giá của lực. - Mặt phẳng nghiêng: Để kéo vật nặng có trọng lượng P lên độ cao h, ta cần dùng lực F song song với mặt phẳng nghiêng có độ lớn nhỏ hơn P (lợp về lực), kéo đi đoạn đường s lớn hơn h (thiệt về đường đi): F h P s P.h = F.s hay - Hiệu suất của máy cơ đơn giản: Trong trường hợp có ma sát và tính đến trọng lượng bản thân của máy, để có được công có ích A i (công để thực hiện công việc cần làm) thì lực phát động phải sinh công toàn phần A gồm: công để thắng ma sát, công làm chuyển vận bộ phận bản thân của máy và công có ích. Ai 100% Khi đó, hiệu suất được tính bởi công thức: H = A b. Một số lưu ý về mặt phương pháp: - Ở bậc trung học cơ sở, chỉ xét trường hợp máy chuyển động trong trạng thái cân bằng, nghĩa là lên đều, quay đều. Trong trường hợp này, một cách tổng quát ta có thể áp dụng định luật bảo toàn công để tìm mối quan hệ giữa lực kéo đặt vào máy và lực cản ở đầu còn lại của máy. - Trong trường hợp các vật nằm cân bằng, ta có thể giải bài toán theo trình tự: + Xác định các lực tác dụng lên các phần của vật. + Sử dụng điều kiện cân bằng của một vật để lập các phương trình cần thiết. Bài 188: (Đòn bẩy) Thanh thẳng AB đồng chất, tiết diện đều được giữ cân bằng F nằm ngang nhờ lực nâng F ở đầu A và đế tựa ở đầu B. Khi đặt B thêm vật nhỏ có khối lượng m = 120 (g) tại trung điểm của thanh, A ta phải tăng lực nâng F ở đầu A thêm 20% thì hệ mới nằm cân bằng. a) Hãy tính khối lượng M của thanh. b) Sau đó di chuyển vật m một đoạn bằng AB/4 về phía đầu A. Hỏi phải tăng lực nâng thêm bao nhiêu Niutơn để hệ vẫn nằm cân bằng? Bài 189: (Mặt phẳng nghiêng). l. F. P. h. Người ta dùng một tấm ván dài 4m để kéo một thùng hàng nặng 1500N lên một sàn ô tô cao 1,2m. Lực kéo song song với tấm ván cần dùng là 540N. Tính lực ma sát giữa thùng hàng với tấm ván và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?.
<span class='text_page_counter'>(112)</span> Bài 190: (Ròng rọc) Người ta dùng hệ thống ròng rọc để kéo đều một vật có trọng lượng P = 1200N từ mặt đất lên đến độ cao h = 6m (hình vẽ). Biết ròng rọc động có trọng lượng 50N và lực cản do ma sát bằng 4% lực kéo. a) Tính độ lớn của lực kéo và công của lực kéo. b) Tính hiệu suất của hệ thống.. Bài tập cơ chất lỏng a. Những kiến thức cần thiết: - Định luật Paxcan: Áp suất tác dụng lên chất lỏng đựng trong bình kín được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. * Lưu ý: Vì áp lực tỉ lệ thuận với diện tích các mặt bị chất lỏng tác dụng nên áp lực không truyền đi nguyên vẹn trong chất lỏng mà phải tỉ lệ thuận với diện tích bị chất lỏng tác dụng: F = p.S. - Chất lỏng gây áp suất lên thành bình, đáy bình và mọi điểm trong lòng nó dưới mặt thoáng của chất lỏng. - Tại một điểm trong lòng chất lỏng, áp suất theo mọi hướng đều bằng nhau. - Áp suất riêng của chất lỏng tại một điểm trong lòng nó tỉ lệ thuận với trọng lượng riêng d của chất lỏng và với độ cao h của cột chất lỏng tính từ điểm đó đến mặt thoáng của chất lỏng: p = d.h. - Áp suất của một loại chất lỏng tại những điểm trong lòng nó và cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau. - Định luật Acsimét: Mọi vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng đẩy từ dưới lên trên, theo phương thẳng đứng với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ, được gọi là lực đấy Acsimét. FA = d.V d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. - Một vật nhúng trong chất lỏng nổi hay chìm phụ thuộc vào quan hệ giữa trọng lượng P của vật với lực đẩy Acsimét FA tác dụng lên vật. + Nếu P > FA: vật bị chìm xuống. + Nếu P < FA: vật nổi lên. + Nếu P = FA: vật cân bằng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. - Vật có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng trong đó vật bị dìm thì vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng đó, một phần của vật nhô lên trên mặt chất lỏng. - Máy ép dùng chất lỏng dựa trên tính chất không chịu nén của chất lỏng và sự truyền áp suất trong lòng chất lỏng theo định luật Paxcan:.
<span class='text_page_counter'>(113)</span> F1 F2 S p1 = p2, suy ra: 1 S 2 - Đối với bình thông nhau đựng cùng một chất lỏng, khi cân bằng, mực chất lỏng trong hai nhánh ngang nhau. Nếu hai nhánh của bình đựng hai chất lỏng có trọng lượng riêng khác nhau thì tổng áp suất các cột chất lỏng trong một nhánh bằng tổng áp suất các cột chất lỏng trong nhánh kia. b. Một số lưu ý về mặt phương pháp: - Phần cơ chất lỏng được xét ở đây thực ra là xét cơ chất lỏng ở trang thái cân bằng (thủy tĩnh học). - Theo nguyên tắc chung của cơ học, nếu vật cân bằng trong chất lỏng thì những lực tác dụng lên nó cân bằng nhau, tức là tổng độ lớn các lực hướng xuống bằng với tổng độ lớn các lực hướng lên. Tuy nhiên, khi xét sự cân bằng của một khối chất lỏng ở hai nhánh của bình thông nhau, ta phải xét sự cân bằng áp suất chứ không được xét sự cân bằng lực. Đó là do áp suất bằng nhau nhưng chưa chắc áp lực bằng nhau (do diện tích khác nhau). Vì vây giáo viên cần hướng cho học sinh tránh điều nhầm lẫn mà học sinh hay mắc phải sau đây: áp suất bằng nhau dẫn đến áp lực bằng nhau. - Điểm lưu ý khá dễ nhớ khi giải bài tập về cơ chất lỏng là như sau: + Khi xét sự cân bằng của vật trong chất lỏng, ta nên xét sự cân bằng lực. + Khi xét sự cân bằng của khối chất lỏng, ta phải bắt đầu từ việc xét đến áp suất và sự cân bằng áp suất. - Đối với chất lỏng có mặt ngoài thông với khí quyển đều chịu tác động của áp suất khí quyển. Do đó, để lập luận trong bài giải được chặt chẽ, ta phải tính đến áp suất khí quyển. Tuy nhiên, ta nên tách thành hai trường hợp cho dễ giải quyết như sau: + Đối với bài toán bình thông nhau, do mặt thoáng hai cột chất lỏng đều chịu tác động của áp suất khí quyển như nhau nên có thể bỏ qua đại lượng đại diện cho áp suất khí quyển trong phương trình cân bằng áp suất. Nghĩa là khi tính đến sự cân bằng áp suất ở hai nhánh của bình, ta chỉ tính đến áp suất do các cột chất lỏng ở từng nhánh gây ra. + Trường hợp chất lỏng chỉ có một phần tiếp xúc với khí quyển, phần còn lại tiếp xúc với một chất khí khác đựng trong bình kín thì áp suất chất khí ở hai phần đó sẽ khác nhau. Do đó, ta không thể bỏ qua tác động của áp suất khí quyển được. - Nếu hai nhánh của bình chứa hai loại chất lỏng không hòa tan nhau thì ta nên chọn điểm tại mặt phân cách giữa hai chất lỏng và điểm có độ cao tương ứng ở nhánh bên kia làm các điểm để so sánh áp suất. - Nếu bình thông nhau có đặt các pitton nhẹ và tiết diện các nhánh khác nhau, ta cần xét tới lực tác dụng lên pitton do áp suất khí quyển gây ra. Bài 191: (Áp suất cột chất lỏng) Một ống thủy tinh hình trụ dựng thẳng đứng, một đầu kín một đầu hở (đầu hở ở trên), chứa một lượng nước và lượng thủy ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của cột chất lỏng trong ống là 73cm. Biết khối lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là D 1 = 1g/cm3 và D2 = 13,6 g/cm3. a) Tính độ cao của mỗi chất lỏng trong ống. b) Tính áp suất của chất lỏng lên đáy ống. Bài 192: (Bình thông nhau đựng hai loại chất lỏng) Một bình thông nhau chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng tiết diện. Đổ vào một nhánh của bình một lượng dầu. Khi cân bằng, các chất lỏng không bị tràn ra khỏi bình, lượng dầu chỉ ở một nhánh và có chiều cao 18 cm. Biết trọng lượng triêng của dầu và của nước lần lượt là 8000N/m3 và 10000N/m3. Hãy tính chênh lệch chiều cao mực chất lỏng trong hai nhánh của bình..
<span class='text_page_counter'>(114)</span> Bài 193: (Cân bằng của vật nổi trong một loại chất lỏng) Một miếng gỗ hình hộp chữ nhật, có kích thước đáy 20cm15cm, bề dày 8cm và không thấm nước, có trọng lượng 18N khi đặt trong không khí. Thả miếng gỗ này vào nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a) Miếng gỗ nổi hay chìm trong nước? b) Sau khi có cân bằng, đáy miếng gỗ ở vị trí nằm ngang. Tính khoảng cách từ mặt trên của miếng gỗ đến mặt nước. h1. h h2. Bài 194: (Cân bằng của vật trong lòng hai loại chất lỏng) Một vật có dạng một khối lập phương cạnh 20cm được thả trong một thùng chứa nước ở dưới và dầu ở trên. Khi cân bằng, vật lơ lửng trong lòng chất lỏng và mặt phân cách giữa nước với dầu cách đáy dưới của khối lập phương 15 cm. Hãy xác định trọng lượng riêng của vật. Biết trọng lượng riêng của dầu là d 1 = 0,8.104 N/m3 và trọng lượng riêng của nước là d2 = 1,0.104 N/m3.. h1 h2. Bài 195: (Tính công của lực đặt lên vật chuyển động thẳng đều) Một người đẩy một chiếc xe có trọng lượng tổng cộng 800N chuyển động đều theo phương ngang hết một đoạn đường 25m. Biết lực cản do ma sát bằng 0,25 trọng lượng của xe. Tính công của lực đẩy xe và công của trọng lượng xe trên đoạn đường đó. Bài 196: (Tính công suất) Một người nâng đều một kiện hàng có trọng lượng tổng cộng 250N lên cao 0,5m và sau đó di chuyển đều theo phương ngang thêm một đoạn 4m. Tổng thời gian di chuyển kiện hàng là 10s. Tính công suất của lực do người đặt lên kiện hàng. Bài 197: (Tính toán liên quan đến hiệu suất, tính lực khi biết công) Người ta dùng động kéo một khẩu pháo nặng 4 tấn từ chân đồi lên đỉnh một ngọn đồi cao 20 m. Đường dốc trên sườn đồi dài 80m, được xem như một mặt phẳng nghiêng có hiệu suất là 64%. Tính lực kéo của động cơ để khẩu pháo đi lên đều và độ lớn của lực ma sát tác dụng vào khẩu pháo. Bài 198: (Tính công suất) Một người nâng đều một kiện hàng có trọng lượng tổng cộng 250N lên cao 0,5m và sau đó di chuyển đều theo phương ngang thêm một đoạn 4m. Tổng thời gian di chuyển kiện hàng là 10s. Tính công suất của lực do người đặt lên kiện hàng. Bài 199: (Sự chuyển hóa năng lượng).
<span class='text_page_counter'>(115)</span> Một viên bi được thả từ điểm A trên phần bên trái của mặt cong. Vật trượt tới điểm cao nhất trên phần bên phải (gọi là điểm B). a) Trong quá trình trượt từ A đến B, quá trình biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng của vật diễn ra như thế nào? b) Biết rằng có 8% cơ năng ban đầu của vật chuyển hoá thành nhiệt năng do ma sát trong quá trình vật trượt từ A đến B. Tỉ lệ phần trăm giữa cơ năng của vật tại B và cơ năng của vật tại A là bao nhiêu? A B C. Bài 200: (Quan hệ giữa công suất kéo của động cơ và vận tốc) Một ca nô chạy đều trên mặt nước yên tĩnh. Khi động cơ hoạt động với công suất N 1 thì ca nô chạy với vận tốc v1 = 24 km/h. Nếu động cơ hoạt động tối đa thì đạt công suất N 2 = 1,96N1. Tính vận tốc của ca nô khi đó. Xét hai ttường hợp: a) Lực cản đặt lên tăng lên 1,2 lần. b) Lực cản đặt lên ca nô tỉ lệ thuận với vận tốc của ca nô.. Bài 201: Cùng một lúc có hai xe xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60 km , chúng chuyển động cùng chiều nhau. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v1 = 30 km/h, xe hai khởi hành từ B với vận tốc v 2 = 40km/h ( Hai xe đều chuyển động thẳng đều ). a, Tính khoảng cách giữa hai xe sau một giờ kể từ lúc xuất phát . b, Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút xe thứ nhất đột ngột tăng tốc với vận tốc v1’ = 50 km/h . Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau . Bài 202: Luc 7 giờ một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ cách anh ta 10 km. Cả hai người đều chuyển động đều với vận tốc là 12km/h và 4km/h. Tìm vị trí và thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Bài 203: Tại hai điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 30 km có hai xe cùng khởi hành một lúc, chạy cùng chiều AB. Xe ô tô khởi hành từ A với vận tốc 45 km/h. Sau khi chạy được nửa giở thì dừng lại nghỉ 1 giờ, rồi tiếp tục chạy với vận tốc 30km/h. Xe đap khởi hành từ B với vận tốc 15km/h a, vẽ đồ thị đường đi của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ. b, căn cứ vào đồ thị này xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe đuổi kịp nhau. Bài 204: Một người dự định đi bộ trên một quãng đường với vận tốc không đổi 5 km/h. Nhưng đi đến đúng nửa đường thì nhờ được một bạn đèo xe đạp và đi tiếp với vận tốc không đổi 12 km/h do đó đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi : Nếu người ấy đi bộ hết toàn bộ quãng đường thì hết bao nhiêu lâu ?.
<span class='text_page_counter'>(116)</span> Bài 205: a, Hai bên A,B của một con sông thẳng cách nhau một khoảng AB= S . Một ca nô xuôi dòng từ A đến B mất thời gian là t 1, còn ngược dòng từ B đến A mất thời gian là t2. Hỏi vận tốc v1 của ca nô và v2 của dòng nước . áp dụng : S = 60km, t1 = 2h, t2 = 3h. b, Biết ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất một thời gian t 1, đi ngược dòng từ B đến A mất thời gian t2. Hỏi tắt máy để cho ca nô trôi theo dòng nước từ A đên B thì mất thời gian t là bao nhiêu?. áp dụng t1 = 2h , t2= 3h. Bài 206: Một người chèo một con thuyền qua sông nước chảy. Để cho thuyền đi theo đường thẳng AB thẳng góc vớ bờ người ấy phải luôn chèo để hướng con thuyền đi theo đường thẳng AC.Biết sông rộng 400m, thuyền qua sông hết 8 phút 20 giây, vận tốc của thuyền đối với nước là1m/h. Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông. Bài 207: Hai đoàn tầu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song nhau. Đoàn tầu A dài 65 mẻt, đoàn tầu B dài 40 mét. Nếu hai tầu đi cùng chiều, tầu A vượt tầu B trong khỏng thời gian tính từ lúc đầu tầu A ngang đuôi tầu B đến lúc đuôi tầu A ngang đầu tầu B là 70 giây Nếu hai tầu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tầu A ngang đầu tầu B đến lúc đuôi tầu A ngang đuôi tầu B là 14 giây Tính vận tốc của mỗi tầu. Bài 208: Hai ôtô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm cách nhau 150km. Hỏi sau bao nhiªu l©u th× chóng gÆp nhau biÕt r»ng vËn tèc xe thø nhÊt lµ 60km/h vµ xe thø 2 lµ 40km/h. Bài 209: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hái sau bao l©u kÓ tõ lóc xe 2 khëi hµnh th×: a. Hai xe gÆp nhau b. Hai xe c¸ch nhau 13,5km. Bài 210: Một người đi xe đạp với vận tốc v 1 = 8km/h và 1 người đi bộ với vận tốc v2 = 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 30’, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ? Bài 211: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc v 1 = 12km/h nếu người đó tăng vận tốc lên 3km/h thì đến sớm hơn 1h. a. Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi từ A đến B. b. Ban đầu người đó đi với vận tốc v 1 = 12km/h được quãng đường s1 thì xe bị hỏng phải sửa chữa mất 15 phút. Do đó trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2 = 15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30’. Tìm quãng đường s1. Bài 212: Một viên bi được thả lăn từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Bi đi xuống nhanh dần và qu·ng ®ưêng mµ bi ®i ®ưîc trong gi©y thø i lµ S 1=4 i− 2 (m) víi i = 1; 2; ....;n a. Tính quãng đường mà bi đi đợc trong giây thứ 2; sau 2 giây. b. Chøng minh r»ng qu·ng ®ưêng tæng céng mµ bi ®i ®ưîc sau n gi©y (i vµ n lµ c¸c sè tù nhiªn) lµ L(n) = 2 n2(m). Bài 213: Người thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 8km/h. Cùng lúc đó người thứ 2 vµ thø 3 cïng khëi hµnh tõ B vÒ A víi vËn tèc lÇn lưît lµ 4km/h vµ 15km/h khi ngưêi thứ 3 gặp người thứ nhất thì lập tức quay lại chuyển động về phía người thứ 2. Khi gặp người thứ 2 cũng lập tức quay lại chuyển động về phía người thứ nhất và quá trình cứ thế tiếp diễn cho đến lúc ba người ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 người.
<span class='text_page_counter'>(117)</span> ở cùng 1 nơi thì người thứ ba đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu? Biết chiều dài qu·ng ®ưêng AB lµ 48km. Bài 214: Một học sinh đi từ nhà đến trường, sau khi đi đợc 1/4 quãng đường thì chợt nhớ mình quên một quyển sách nên vội trở về và đi ngay đến trường thì trễ mất 15’ a. Tính vận tốc chuyển động của em học sinh, biết quãng đường từ nhà tới trường lµ s = 6km. Bá qua thêi gian lªn xuèng xe khi vÒ nhµ. b. Để đến trường đúng thời gian dự định thì khi quay về và đi lần 2 em phải đi với vËn tèc bao nhiªu? Bài 215: Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng một lúc với các vận tốc tương ứng là v1 = 10km/h và v2 = 12km/h. Ngưêi thø ba xuÊt ph¸t sau hai ngưêi nãi trªn 30’, kho¶ng thêi gian gi÷a 2 lÇn gÆp cña ngưêi thø ba víi 2 ngưêi ®i trưíc lµ Δt=1 h . T×m vËn tèc cña ngưêi thø 3. Bài 216: Mét « t« vît qua mét ®o¹n ®ưêng dèc gåm 2 ®o¹n: Lªn dèc vµ xuèng dèc, biÕt thêi gian lªn dèc b»ng nöa thêi gian xuèng dèc, vËn tèc trung b×nh khi xuèng dèc gÊp hai lÇn vËn tèc trung b×nh khi lªn dèc. TÝnh vËn tèc trung b×nh trªn c¶ ®o¹n ®ưêng dèc cña « t«.BiÕt vËn tèc trung b×nh khi lªn dèc lµ 30km/h. Bài 217: Một người đi từ A đến B. 2 3. 1 3. quãng đường đầu người đó đi với vận tốc v 1,. thêi gian cßn l¹i ®i víi vËn tèc v 2. Qu·ng ®ưêng cuèi cïng ®i víi vËn tèc v3. tÝnh vËn. tèc trung b×nh trªn c¶ qu·ng ®ưêng. Bài 218: Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A về B. Người thứ nhất khởi hành lúc 6 giờ đi với vận tốc v1= 8(km/ h), người thứ hai khở hành lúc 6 giờ 15 phút đi với vận tốc v2= 12(km/ h), người thứ ba xuất phát sau người thứ 30 phút. Sau khi người thứ ba gặp người thứ nhất, người thứ ba đi thêm 30 phút nữa thì ở cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tìm vận tốc của người thứ ba. Bài 219: Một ôtô đi từ A đến B cách nhau 72 km mất thời gian 1 giờ 30 phút, sau đó tiếp tục chuyển động 18 km với vận tốc trung bình 36km/h thì đến C. Tính: a. vận tốc trung bình trên đoạn đường AB. b. thời gian ôtô đi từ B đến C. c. vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC. Tóm tắt : AB : s1 = 72 km; t1 = 1 giờ 30 phút = 3/2 h BC : s2 = 18 km; v2 = 36km/h Bài 220: Một người đi xe đạp đi nửa quảng đường đầu với vận tốc v 1 =12 km/h. Nửa quảng đường còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quảng đường là. hãy tính vận tốc v2. nhận xét : bài toán dạng : các vận tốc trung bình liên quan với nhau. Trong khi đó bài toán không cho thời gian, quảng đường. ta phải liên kết các vận tốc với nhau, đồng thời loại bỏ thời gian, quảng đường..
<span class='text_page_counter'>(118)</span> Bài 221: Lúc 7h một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h. a. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu? b. Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km? Bài 222: Lúc 9h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96km đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe đi từ A là 36km/h, vận tốc xe đi từ A là 28km/h. a. Tính khoảng cách của hai xe lúc 10h. b. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. Bài 223: Cùng một lúc hai xe gắn máy cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau từ A đến B. Xe thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40km/h. a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng đi được 1h. b. Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất bắt đầu tăng tốc và đạt vận tốc 60km/h. Hãy Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau. Bài 224: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi là 5km/h, nhưng khi đi được 1/3 quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến xớm hơn dự định là 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường thì mất bao lâu? Bài 225: Một canô chạy trên hai bến sông cách nhau 90km. Vận tốc của canô đối với nước là 25km/h và vận tốc của dòng nước là 2km/h. a. Tính thời gian canô ngược dòng từ bến nọ đến bến kia. b.Giả sử không nghỉ ở bến tới. Tính thời gian đi và về? Bài 226: Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: Hàng các vận động viên chạy và hàng các vận động viên đua xe đạp. Các vận động viên chạy với vận tốc 6 m/s và khoảng cách giữa hai người liên tiếp trong hàng là 10 m; còn những con số tương ứng với các vận động viên đua xe đạp là 10 m/s và 20m. Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vận động viên đua xe đạp vượt qua một vận động viên chạy? Hỏi sau một thời gian bao lâu, một vận động viên đua xe đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiềp theo?. Bài 227: Xe 1 và 2 cùng chuyển động trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe 1 đi hết 1 vòng hết 10 phút, xe 2 đi một vòng hết 50 phút. Hỏi khi xe 2 đi một vòng thì gặp xe 1 mấy lần. Hãy tính trong từng trường hợp. a. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi cùng chiều. b. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi ngược chiều nhau. Bài 228: Một người đang ngồi trên một ô tô tải đang chuyển động đều với vật tốc 18km/h. Thì thấy một ô tô du lịch ở cách xa mình 300m và chuyển động ngược chiều, sau 20s hai xe gặp nhau. a. Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường? b. 40 s sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu? Bài 229: Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ sau 5 giây khoảng cách giữa chúng giảm 8 m. Nếu chúng chuyển động cùng chiều (độ lớn vận tốc như cũ) thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 6m. Tính vận tốc của mỗi vật. Bài 230: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về phía A với vận tốc V2= 75km/h. a. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km? b. Trên đường có một người đi xe đạp, lúc nào cũng cách đều hai xe trên. Biết rằng người đi xe đạp khởi hành lúc 7 h. Hỏi. -Vận tốc của người đi xe đạp?.
<span class='text_page_counter'>(119)</span> -Người đó đi theo hướng nào? -Điểm khởi hành của người đó cách B bao nhiêu km? Bài 231: Một ô tô có khối lượng 1400kg, hai trục bánh xe cách một khoảng O1O2 = 2,80m. Trọng tâm G của xe cách trục bánh sau 1,2m ( Hình vẽ) a. Tính áp lực của mỗi bánh xe lên mặt đường nằm ngang b. Nếu đặt thêm lên sàn xe tại trung điểm của O1O2 một vật có khối lượng 200kg thì áp lực của hai bánh xe lên mặt đường là bao nhiêu?. Bài 232: Một bình thông nhau hình chữ U chứa một chất lỏng có trọng lượng riêng d0. a. Người ta đổ vào nhánh trái một chất lỏng khác có trọng lượng d > d0 với chiều cao h. Tìm độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau) b. Để mực chất lỏng trong hai nhánh bằng nhau, người ta đổ vào nhánh phải một chất lỏng khác có trọng lượng riêng d’. Tìm độ cao của cột chất lỏng này. Giải tất cả các trường hợp và rút ra kết luận. Bài 233: Trong một ống chữ U có chứa thủy ngân. Người ta đổ một cột nước cao h1 = 0,8m vào nhánh phải, đổ một cột dầu cao h2 = 0,4m vào nhánh trái. Tính độ chênh lệch mức thủy ngân ở hai nhánh, cho trọng lượng riêng của nước, dầu và thủy ngân lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 8000N/m3 và d3 = 136000N/m3. Bài 234: Ba ống giống nhau và thông đáy chứa nước chưa đầy. Đổ vào bên nhánh trái một cột dầu cao h1 = 20cm và đổ vàoống bên phải một cột dầu cao h2 = 25cm. Hỏi mực nước ở ống giữa sẽ dâng lên bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là d1 = 10000N/m3, của dầu là d2 = 8000N/m3. Bài 235: Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ? Bài 236: Một bình thông nhau hình chữ U tiết diện đều S = 6 cm2 chứa nước có trọng lượng riêng d0 =10000 N/m3 đến nửa chiều cao của mỗi nhánh. a. Người ta đổ vào nhánh trái một lượng dầu có trọng lượng riêng d =8000 N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh chênh lệch nhau một đoạn 10 cm.Tìm khối lượng dầu đã rót vào? Bài 237: Ba ống giống nhau và thông đáy, chưa đầy. Đổ vào cột bên trái một cột dầu cao H1 = 20cm và đổ vào ống bên phải một cốt dầu cao 10cm. Hỏi mực chất lỏng ở ống giữa sẽ dâng cao lên bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước và dầu là: d1= 10000 N/m3 ; d2 = 8000 N/m3..
<span class='text_page_counter'>(120)</span> Bài 238: Hai nhánh của một bình thông nhau chứa chất lỏng có tiết diện S. Trên một nhánh có một pitton có khối lượng không đáng kể. Người ta đặt một quả cân có trọng lượng P lên trên pitton ( Giả sử không làm chất lỏng tràn ra ngoài). Tính độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai nhánh khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng cơ học? Bài 239: Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H = 150cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc, biết KLR của nước là D1 = 1g/cm3 và của thủy ngân là D2 = 13,6g/cm3 Bài 240: Bình A hình trụ tiết diện 8cm2 chứa nước đến độ cao 24cm. Bình hình trụ B có tiết diện 12cm2 chứa nước đến độ cao 50cm. Người ta nối chúng thông với nhau ở đáy bằng một ống dẫn nhỏ có dung tích không đáng kể, tìm độ cao cột nước ở mỗi bình. Coi đáy của hai bình ngang nhau. Bài 241: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn h = 0,2m thì pít tông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,01m. Tính lực nén vật lên pít tông lớn nếu tác dụng vào pít tông nhỏ một lực f = 500N. Bài 242: Hai hình trụ thông nhau đặt thẳng đứng có tiết diện thẳng bên trong là 20cm2 và 10cm2 đựng thủy ngân, mực thủy ngân ở độ cao 10cm trên một thước chia khoảng đặt thẳng đứng giữa 2 bình. a. Đổ vào bình lớn một cột nước nguyên chất cao 27,2 cm. Hỏi độ chênh lệch giữa độ cao của mặt trên cột nước và mặt thoáng của thủy ngân trong bình nhỏ? b. Mực thủy ngân trong bình nhỏ đã dâng lên đến độ cao bao nhiêu trên thước chia độ c. Cần phải đổ thêm vào bình nhỏ một lượng nước muối có chiều cao bao nhiêu để mực thủy ngân trong bình trở lại ngang nhau? Biết KLR của thủy ngân là 13600 kg/m3, của nước muối là 1030kg/m3, của nước nguyên chất 1000kg/m3 Bài 243: Hai bình thông nhau một bình đựng nước, một bình đựng dầu không hòa lẫn được. Người ta đọc trên một thước chia đặt giữa 2 bình số liệu sau( số 0 của thước ở phía dưới) a. Mặt phân cách nước và dầu ở mức 3cm b. Mặt thoáng của nước ở mức 18cm c. Mặt thoáng của dầu ở mức 20cm. Tính trọng lượng riêng của dầu biết KLR của nước là 1000kg/m3 Bài 244: Chất lỏng không hòa tan trong nước có trọng lượng riêng là 12700N/m3. Người ta đổ nước vào một bình cho tới khi mặt nước cao hơn 30cm so với mặt chất lỏng trong bình ấy. Hãy tìm chiều cao cột chất ở bình kia so với mặt ngăng cách của hai chất lỏng. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Bài 245: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau gép liền đáy. Người ta đổ vào một ít nước, sau đó bỏ vào trong nó một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 20g thì thấy mực nước dâng cao 2mm. Tính tiết diện ngang của ống của bình thông nhau? Bài 246: Một máy ép dùng dầu có 2 xi lanh A và B thẳng đứng nối với nhau bằng một ống nhỏ. Tiết diện thẳng của xi lanh A là 200cm2 và của xi lanh B là 4cm2. Trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Đầu tiên mực dầu ở trong hai xi lanh ở cùng một độ cao. a. Đặt lên mặt dầu trong A một pít tông có trọng lượng 40N. Hỏi sau khi cân bằng thì độ chênh lệch giữa hai mặt chất lỏng trong hai xi lanh là bao nhiêu?.
<span class='text_page_counter'>(121)</span> b. Cần phải đặt lên mặt chất lỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để hai mặt dưới của 2 pít tông nằm trên cùng một mặt phẳng c. Cần tác dụng lên pít tông trong nhánh B một lực là bao nhiêu để có thể nâng được một vật có khối lượng 200kg đặt lên pít tông trên nhánh A? Coi như lực ma sát không đáng kể. Bài 247: Bán kính của 2 xi lanh của 1cái kích dùng dầu lần lượt là 10cm và 2cm. a. Đặt lên pít tông lớn của kích 1 vật có khối lượng 250kg. Cần phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực là bao nhiêu để nâng được vật nặng lên? b. Người ta chỉ có thể tác dụng lên pít tông nhỏ một lực lớn nhất là 500N. Vậy phải chế tạo pít tông lớn có tiết diện thẳng là bao nhiêu để có thể nâng được một ô tô có khối lượng 2500kg Bài 248: Hai xi lanh có tiết diện S1 và S2 thông với nhau và có chứa nước. Trên mặt nước có đặt các pít tông mỏng có khối lượng riêng khác nhau nên mực nước ở 2 bên chênh nhau một đoạn h(H.vẽ). Đổ 1 lớp dầu lên pít tông S1 sao cho mực nước nước ở 2 bên ngang nhau. Tính độ chênh lệch x của mực nước ở 2 xi lanh ( Theo S1; S2 và h ) Nếu lấy lượng dầu đó từ bên S1 đổ lên pít tông S2. Bài 249: Một ống chữ U có 2 nhánh hình trụ tiết diện khác nhau và chứa thủy ngân. Đổ nước vào nhánh nhỏ đến khi cân bằng thì thấy mực thủy ngân ở 2 nhánh chênh nhau h = 4cm. Tính chiều cao cột nước cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là d1 = 136000N/m3, của nước là d2 = 10000N/m3. Kết quả có thay đổi không nếu đổ nước vào nhánh to.. Bài 250: Hai bình thông nhau có tiết diện S1 = 12cm2 và S2 = 240cm2 chứa nước và được đậy bằng 2 pít tông P1 và P2 (H.vẽ)có khối lượng không đáng kể. a. Đặt lên đĩa Đ1 của pít tông P1 một vật m có khối lượng 420g. Hỏi pít tông P2 bị đẩy lên cao thêm bao nhiêu xentimét b. Để 2 pít tông vẫn ngang bằng nhau, phải đặt lên đĩa Đ2 của pít tông P2 một vật có khối lượng bằng bao nhiêu c. Nếu đặt vật m lên đĩa Đ2 thì P1 bị đẩy lên cao thêm bao nhiêu xentimét?.
<span class='text_page_counter'>(122)</span> Bài 251: Trong một máy ép dùng chất lỏng, mỗi lần pít tông nhỏ đi xuống một đoạn h = 0,2m thì pít tông lớn được nâng lên một đoạn H = 0,01m. Tính lực nén vật lên pít tông lớn nếu tác dụng vào pít tông nhỏ một lực f = 500N. Bài 252: Đường kính pit tông nhỏ của một máy dùng chất lỏng là 2cm. Hỏi diện tích tối thiểu của pít tông lớn là bao nhiêu để tác dụng một lực 120N lên pít tông nhỏ có thể nâng được một ô tô có trọng lượng 24000N. Bài 253: Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chỉ chịu được áp suất tối đa là 300000N/m2 a. Hỏi thợi lặn có thể lặn sâu nhất là bao nhiêu trong nước biển có d = 10300N/m3 b. Tính lực của nước biển tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích là 200cm 2 khi lặn sâu 25m. Bài 254: Một phanh ô tô dùng dầu gồm 2 xi lanh nối với nhau bằng một ống nhỏ dẫn dầu. Pít tông A của xi lanh ở đầu bàn đạp có tiết diện 4cm2, còn pít tông nối với 2 má phanh có tiết diện 8cm2. Tác dụng lên bàn đạp một lực 100N. Đòn bẩy của bàn đạp làm cho lực đẩy tác dụng lên pít tông giảm đi 4 lần. Tính lực đã truyền đến má phanh. Bài 255: Một cái cốc chứa 150g nước. Người ta thả 1 quả trứng vào cốc thì quả trứng chìm tới đáy cốc. Từ từ rót thêm nước mối có khối lượng riêng D = 1150kg/m3 vào cốc đồng thời khuấy cho đều thì lúc rót được 60ml nước muối thì thấy quả trứng rời khỏi đáy cốc nhưng không nổi lên mặt nước. Xác định KLR của quả trứng. Bài 256: Một thiết bị đóng vòi nước tự động bố trí như hình vẽ. Thanh cứng ABcó thểquay quanh một bản lề ở đầu A. Đầu B gắn với một phaolà một hộp kim loại rỗng hình trụ, diện tích đáy là 2dm2, trọng lượng 10N. Một nắp cao su đặt tại D, khi thanh AB nằm ngang thì nắp đậy kín miệng vòi AC =. 1 BC. Áp lực cự đại của dòng nước ở vòilên nắp đậy là 20N.Hỏi mực nước 2. đến đâu thì vòi nước ngừng chảy.Biết khoảng cách từ B đến đáy phao là 20cm. Khối lượng thanh AB không đáng kể.. Bài 257: Tiết diện của pittông nhỏ của một cái kích dùng dầu là 1,35cm2, của pittông lớn là 170cm2. Người ta dùng kích để nâng một vật có trọng lượng 42000N. Hỏi phải tác dụng lên pít tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu? Bài 258: Một khối kình hộp đáy vuông chiều cao h = 10cm nhỏ hơn cạnh đáy, bằng gỗ có KLR là D1 = 880kg/m3 được thả nổi trong mộtbình nước (Hình vẽ) a. Tính chiều cao của phần nhô lên khỏi mặt nước của hình hộp.
<span class='text_page_counter'>(123)</span> b. Đổ thêm vào bình 1 chất dầu không trộn lẫn được với nước có KLR là D2= 700kg/m3. Tính chiều cao của phần chìm trong nước, trong dầu của gỗ. Bài 259: Một khí cầu có thể tích 10m3 chứa khí hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu?Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hiđrô là 0,9N/m3 . Muốn kéo một người nặng 6okg lên thì khí cầu phải có thể tích tối thiểu là bao nhiêu, nếu coi trọng lượng của vỏ khí cầu vẫn không đổi Bài 260: Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H = 150cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc, biết KLR của nước là D1 = 1g/cm3 và của thủy ngân là D2 = 13,6g/cm3 Bài 261: Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8g/cm3; D2 = 2,6g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m1 = 17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm m 2 = 27g cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng. Bài 262: Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc . Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó , biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m3, của thiếc là 2700 kg/m3. Nếu: a. Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc b. Thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tíc của bạc và thiếc. Bài 263: Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc. Khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3. Bài 264: Hai quả cầu không rỗng, có thể tích bằng nhau nhưng được chế tạo từ các vật liệu khác nhau, được móc vào lực kế rồi nhúng vào nước. Các chỉ số F1, F2, F3 (như hình vẽ).Hỏi chỉ số F1 có giá trị là bao nhiêu?Người ta thả một khối gỗ đặc vào chậu chất lỏng, thấy phần gỗ chìm trong chất lỏng có thể tích V1 (cm3).Tính tỉ số thể tích giữa phần gỗ ngoài không khí (V2) và phần gỗ chìm (V1). Cho khối lượng riêng của chất lỏng và gỗ lần lượt là D1= 1,2 g/cm3; D2 = 0,9 g/cm 3gỗ không thấm chất lỏng..
<span class='text_page_counter'>(124)</span> Bài 265: Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi. 1 3. thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi. 1 thể 4. tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm 3. Bài 266: Một vật nặng bằng gỗ, kích thước nhỏ, hình trụ, hai đầu hình nón được thả không có vận tốc ban đầu từ độ cao 15 cm xuống nước. Vật tiếp tục rơi trong nước, tới độ sâu 65 cm thì dừng lại, rồi từ từ nổi lên.Xác định gần đúng khối lượng riêng của vật. Coi rằng chỉ có lực ác si mét là lực cản đáng kể mà thôi. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Bài 267: Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào một bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước.Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau. Bài 268: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy S = 150 cm2 , cao h = 30 cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Tính công của lực cần thiết để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ? Mực nước trong hồ có độ sâu L = 100 cm. Biết trọng lượng riêng của nước và của gỗ lần lượt là d1 = 10000N/m3 , d2 = 8000N/m3. Bài 269: Một thanh mảnh đồng chất, phân bố đều khối lượng có thể quay quanh trục O ở phía trên. Phần dưới của thanh nhúng trong nước, khi cân bằng thanh nằm nghiêng như hình vẽ bên, một nửa chiều dài nằm trong nước. Hãy xác định khối lượng riệng của chất làm thanh. Bài 270: Phía dưới 2 đĩa cân, bên trái treo một vật bằng chì, bên phải treo một vật hình trụ bằng đồng được khắc vạch chia độ từ 0 đến 100. Có 2 cốc đựng 2 chất lỏng A và B khác nhau(Hình vẽ). Ban đầu khi chưa nhúng 2 vật vào chất lỏng thì cân ở trạng thái cân bằng. - Khi cho vật bằng chì chìm hẳn trong chất lỏng A, và hình trụ trong chất lỏng B thì phải nâng cốc chứa chất lỏng B đến khi mặt thoáng ngang với vạch 87 thì cân mới cân bằng - Khi cho vật bằng chì chìm hẳn trong chất lỏng B và hình trụ trong chất lỏng A thì mặt thoảng củachất lỏng A phỉa ngang vạch 79 thì cân mới thăng bằng. Tính tỷ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B, từ đó nêu ra một phương pháp đơn giản nhằm xác định KLR của một chất lỏng.. Bài 271: Một vật bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N. cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. a. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật b. Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật Bài 272: Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước biết KLR của nước đá là 0,92g/cm3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 273: Hai quả cầu A,B có trọng lượng bằng nhau nhưng làm bằng hai chất khác nhau, được treo vào 2 đầu của 1 đòn có trọng lượng không đáng kể và chiều dài l = 84cm. Lúc đầu, đòn cân bằng. Sau đó đem nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước. Người ta thấy phải dịch chuyển.
<span class='text_page_counter'>(125)</span> điểm tựa đi 6cm về phía B để đòn trở lại cân bằng. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B nếu trọng lượng riêng của quả cầu A là dA = 3.104N/m3 của nước dn = 104N/m3 Bài 274: Một thanh đồng chất tiết diện đều, có khối lượng 10kg, chiều dài l được đặt trên hai giá l đỡ A và B như hình vẽ bên. Khoảng cách BC = 7 . Ở đầu C người ta buộc một vậtnặng hình. trụ có bán kính đáy là 10cm, chiều cao 32cm, trọng lượng riêng của chất làm hình trụ là d = 35000N/m3. Lực ép của thanh lên giá đỡ A bị triệt tiêu. Tính trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình.. Bài 275: Thả một khối đồng hình hộp chữ nhật Vào một chậu bên dưới đựng thủy ngân, bên trên là nước nguyên chất. Một phần khối đồng nằm trong thủy ngân(H.vẽ). Chứng minh rằng lực đẩy Ác-Si-Mét tổng cộng tác dụng lên khối gỗ bằng tổng trọng lượng của phần nước bị chiếm chỗ và trọng lượng của thủy ngân bị chiếm chỗ.. Bài 276: Một quả cầu bằng đồng đặc có KLR là 8900kg/m3 và thể tích là 10cm3 được thả trong một chậu thủy ngân bên trên là nước. Khi quả cầu cân bằng, một phần ngập trong thủy ngân, một phần trong nước. Tìm thể tích chìm trong thủy ngân và thể tích chìm trong nước của quả cầu? Biết KLR của nước và thủy ngân lần lượt là 1000kg/m3 và 13600kg/m3.. Bài 277: Một ống nghiệm cao chứa ba chất lỏng không trộn lẫn vào nhau được có KLR lần lượt là D1 = 1080kg/m3; D2 = 900kg/m3 ; D3 = 840kg/m3. Chất lỏng D2 làm thành một lớp dày 4cm ở giữa 2 lớp chất lỏng kia (mỗi lớp đều có độ dày 10cm). Thả vào đó một thanh có tiết diện S 1 = 1cm2, độ dài l = 16cm có khối lượng riêng là D = 960kg/m3 thì thanh nổi lơ lửng ở tư thế thẳng đứng (vì trọng tâm ở gần một đầu thanh). Tìm độ cao các khúc chìm trong 3 chất lỏng của thanh.
<span class='text_page_counter'>(126)</span> Bài 278: Treo một miếng nhựa đặc vào đầu dưới của m ột lực kế, trong không khí lực kế chỉ 8N. Nhúng miếng nhựa ngập trong nước, lực kế chỉ 4N. Tính thể tích miếng nhựa và trọng lượng riêng của nó. Bài 279: Một quả cầu rỗng khối lượng 1g, thể tích ngoài 6cm, chiều dày của vỏ không đáng kể, một phần chứa nước còn lại chứa 0,1g không khí, quả cầu lơ lửng trong nước. tính thể tích phần chứa không khí. Bài 280: Một quả cầu làm bằng kim loại có KLR là 7500kg/m3, nổi trên mặt nước,tâm của quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. Quả cầu có một phần rỗng có dung tích 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu.. Bài 281: Một thanh mảnh, đồng chất, phân bố đều khối lượng quanh trục O ở phía trên. Phần dưới của thanh nhúng trong nước, khi cân bằng thanh nằm nghiêng như hình vẽ, một nửa chiều dài nằm trong nước. Hãy xác định khối lượng riêng của chất làm thanh.. Bài 282: Một hình trụ được làm bằng gang, đáy tương đối rộng , trong bình chứa thủy ngân, ở phía trên người ta đổ nước. Vị trí của hình trụ được biểu diễn như hình vẽ.Cho trọng lượng riêng của nước lần lượt là d1và d2.Diện tích đáy hình trụ là S. Hãy xác định lực đẩy tác dụng lên hình trụ..
<span class='text_page_counter'>(127)</span> Bài 283: Một bình chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d0 , chiều cao của cọt chất lỏng trong bình là h0 , cách phía trên mặt thoán một khoảng h1 , người t athar rơi thẳng đứng một vật nhỏ đặc và đồng chất vào bình chất lỏng. Khi vật nhỏ chạm đáy bình cũng là lúc vận tốc của nó bằng không.Tính trọng lượng riêng của chất làm vật, bỏ qua lực cản của không khí và chất lỏng đối với vật. Bài 284: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2 , độ cao h = 10cm có khối lượng m = 160g. a. Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 =1000kg/m3. b. Bây giờ khối gỗ bị khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện Δ S = 4cm2, sâu Δ hvà lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3. Khi thả vào nước người ta thấymực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu Δ hcủa khối gỗ? Bài 285: Trong bình hình trụ tiết diện S1=30cm2 có chứa nước, khối lượng riêng D1=1g/cm3. Người ta thả thẳng đứng một thanh gỗ có khối lượng riêng D2=0,8g/cm3, tiết diện S2=10cm2, khi cân bằng thì thấy phần chìm trong nước là h=20cm, đầu dưới của thanh gỗ cách đáy bình một đoạn Δ h=2cm. Fa a. Tính chiều dài l của thanh gỗ. b. Tìm chiều cao mực nước đã có lúc đầu trong bình l. h. P. Bài 286: Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng nào đó và khối lượng riêng của cốc thủy tinh. Cho rằng bạn đã biết khối lượng riêng của nước. Bài 287: Một quả cầu bằng sắt bên trong có một phần rỗng. Hãy nêu cách xác định thể tích phần rỗng đó với các dụng cụ có trong phòng thí nghiệm . Biết khối lượng riêng của sắt Ds Bài 288: Một cái phao nổi trong bình nước, bên dưới treo một quả cầu bằng chì .Mực nước trong bình thay đổi thế nào nếu dây treo bị đứt. Bài 289: Một qủa cầu có trọng lượng riêng d1 = 8200N/m3, thể tích V1 = 100m3, nổi trên mặt một bình nước, Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. a. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu b. Nếu tiếp túc rót thêm dầu thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu có thay đổi không? Cho biết trọng lượng riêng của dầu d2 =7000N/m3, của nước d3 = 10000N/m3.
<span class='text_page_counter'>(128)</span> Bài 290: Một cái thớt bằng gỗ, khối lượng riêng D1 = 850kg/m3, có hai mặt phẳng song song cách nhau một khoảng h = 8cm được đặt trong một cái chậu. a. Người ta đổ nước vào chậu, cho đến khi áp suất do nước và do cái thớt tác dụng lên đáy chậu bằng nhau. Tính độ cao của cột nước. b. Sau đó từ từ rót vào chậu một chất lỏng không trộn lẫn được với nước cho đến khi mặt trên của thớt ngang với mặt thoáng của chất lỏng, thì thấy lớp chất lỏng dày 4,8cm. Xác định khối lượng riêng của chất lỏng đó. c. Nếu lại tiếp tục rót thêm chất lỏng đó cho mực chất lỏng cao thêm 3cm, thì phần chìm trong chất lỏng của thớt tằng hay giảm bao nhiêu? Bài 291: Trong một bình nước có một hộp sắt rỗng nổi, dưới đáy hộp có một dây chỉ treo một hòn bi thép, hòn bi không chạm đáy bình. Độ cao của cột nước thay đổi như thế nào nếu dây treo quả cầu bị đứt. Bài 292: Người ta thả một hộp sắt rỗng nổi trong một bình nước. Ở tâm của đáy hộp có một lỗ hổng nhỏ được bịt kín bằng một cái nút có thể tan trong nước. Khi đó mực nước so với đáy bình là H. Sau một thời gian ngắn, cái nút bị tan trong nước và hộp bị chìm xuống. Hỏi mực nước trong bình có thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Bài 293: Mét b×nh th«ng nhau h×nh ch÷ U chøa mét chÊt láng cã träng lîng riªng do. a) Ngời ta đổ vào nhánh trái một chất lỏng khác có trọng lợng riêng d > do với chiều cao h. Tìm độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh ( các chất lỏng không hoà lẫn vào nhau ). b) Để mực chất lỏng trong hai nhánh bằng nhau, ngời ta đổ vào nhánh phải một chất lỏng khác có trọng lợng riêng d’. Tìm độ cao của cột chất lỏng này. Giải tất cả các trờng hợp và rút ra kết luËn. Bài 294: Trong một ống chữ U có chứa thuỷ ngân. Ngời ta đổ một cột nớc cao h1 = 0,8m vào nhánh phải, đổ một cột dầu cao h 2 = 0,4m vào nhánh trái. Tính độ chênh lệch mức thuỷ ngân ở hai nhánh, cho träng lîng riªng cña níc, dÇu vµ thuû ng©n lÇn lît lµ d1 = 10000 N/m3, d2 = 8000 N/m3 vµ d3 = 136000 N/m3. Bài 295: Ba ống giống nhau và thông đáy chứa nớc cha đầy ( hình vẽ bên ). §æ vµo èng bªn tr¸i mét cét dÇu cao H1 = 20cm và đổ vào ống bên phải một cột dầu cao H2 = 25cm. Hái mùc níc ë èng gi÷a sÏ d©ng lªn cao bao nhiªu? Cho biÕt träng lîng riªng cña níc d1 = 10000N/m3, cña dÇu d2 = 8000N/m3. Bài 296: Hai xylanh có tiết diện S1 và S2, đáy thông với nhau và có chứa nớc. Trên mặt nớc có đặt c¸c pitt«ng máng, khèi lợng khác nhau và do đó mặt nớc ở hai S1 bªn chªnh nhau mét ®o¹n h. S2 a. Tìm trọng lợng vật cần đặt lên pittông h lớn để mực nớc ở hai bên ngang nhau. b. Nếu vật đặt lên pittông nhỏ thì mực níc ë hai bªn chªnh nhau mét ®o¹n H bao nhiªu? Gi¶i: Bài 297: Hai nhánh của một bình thông nhau đều có dạng hình trụ thẳng đứng. Bình chứa thuỷ ngân vµ níc. Møc níc ë hai nh¸nh lµ nh nhau. Hái mùc níc cßn ngang nhau kh«ng nÕu ta th¶ mét mÉu gç vµo nh¸nh nµy vµ rãt mét lîng níc cïng khèi lîng nh mÉu gç vµo nh¸nh kia. XÐt trêng hîp tiÕt diÖn hai nh¸nh nh nhau vµ trêng hîp tiÕt diÖn hai nh¸nh kh¸c nhau k lÇn.. Bài 299: Chiều cao tính từ đáy tới miệng một cái ống nhỏ là 140cm a. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống 25cm, tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống và lên điểm A cách miệng ống 100cm. b. Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a, có thể đổ nước vào ống được không ? Đổ đến mức nào?.
<span class='text_page_counter'>(129)</span> Cho biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3, của nước là 10000N/m3 . ĐỀ THI HỌC KỲ 1 Đề số 1 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1: (1,00 điểm) Hãy nêu các dạng chuyển động cơ học thường gặp. Mỗi dạng chuyển động hãy cho ví dụ minh họa. Câu 2: (2,00 điểm) F a.Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ? b.Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực trong hình vẽ 15N O bên 350 Câu 3: (1,50 điểm ) x (xy là phương nằm ngang) a. Khi nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là gì? b. Tính áp suất trên ra đơn vị N/m2. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Câu 4: (2,00 điểm). a. Viết công thức tính áp suất? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? b. Một người có khối lượng 68kg ngồi trên một cái ghế gỗ 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt sàn là 6cm 2. Tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt sàn ? Câu 5: (2,00 điểm) Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên người đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại người đó đi hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình của người và xe đạp trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường dốc đó. Câu 6: (1,50 điểm) Treo một vật vào lực kế đặt trong không khí thì lực kế chỉ 350N. Sau đó nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 250N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Tính thể tích V của vật? --- HẾT --Đề số 2 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1( 2 điểm) : Viết công thức tính áp suất của chất rắn, chất lỏng ? Nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức . Câu 2( 1 điểm) chọn và chỉ làm một trong hai câu sau : 2.1/ Đáy bờ biển Vũng Tàu đang bị ô nhiễm bởi rác thải rắn. Vận dụng kiến thức về lực đẩy Ác-si-mét, sự nổi, em hãy nêu các cách (ngắn, gọn, không dùng cần cẩu ) cải tạo để môi trường biển du lịch Vũng Tàu sạch , đẹp hơn ? 2.2/ Trong thí nghiệm “Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét”, em hãy nêu (ngắn, gọn) các cách làm giảm bớt sai số các phép đo trọng lượng P 1, P2 ; thể tích nước bị vật chiếm chỗ để hai giá trị trung bình cộng FAtb và Pntb gần bằng nhau hơn. Câu 3( 1,5 điểm) : Nêu điều kiện tổng quát để vật chìm, lơ lửng , nổi trong chất lỏng (khí) ? Trong mỗi trường hợp:Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng vào vật.. y.
<span class='text_page_counter'>(130)</span> Câu 4( 1,5 điểm) : Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức. Những trường hợp nào không có công cơ học ? Câu 5( 4 điểm) : Một vật rắn đặc hình hộp cao h = 50cm, đáy hình vuông mỗi cạnh dài a =20 cm, có trọng lượng riêng là 28000 N/m3. a/ Tính thể tích của vật theo đơn vị mét khối (m3) và tính trọng lượng của vật ngoài không khí . b/ Tính công thực hiện để nâng vật lên độ cao 1,5m. c/ Thả vật vào hồ nước (Dn= 1000 kg/m3) thì vật chìm hay nổi? Vì sao ? Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng vào vật . Tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-met của nước tác dụng vào vật. Đề số 3 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1( 1,5 điểm) : Viết công thức tính áp suất của chất rắn , qua đó nêu các cách làm thay đổi áp suất . Câu 2( 1 điểm) chọn và chỉ làm một trong hai câu sau : 2.1/ Vận dụng kiến thức về áp suất của chất lỏng , em hãy nêu các cách (ngắn, gọn) để tuyên truyền với ngư dân rằng: Tại sao hành vi đánh bắt cá bằng thuốc nổ sẽ gây ô nhiễm môi và gây hại trường sinh thái. 2.2/ Nêu cách xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một bình chia độ của nhóm em ? Từ đó suy ra, kết quả đo thể tích quan hệ với ĐCNN của bình chia độ như thế nào ? Cho một ví dụ. Câu 3( 2 điểm) : So sánh công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật chìm với khi vật nổi trong chất lỏng (khí) ? Vẽ hình, biểu diễn lực và nêu tên các lực tác dụng vào vật. Câu 4( 1,5 điểm) : Trường hợp nào có công cơ học ? Viết công thức tính công của trọng lực, nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức. Câu 5( 4 điểm) : Một vật rắn đặc có thể tích 250000cm3, có trọng lượng riêng là 27000 N/m3. a/ Tính trọng lượng của vật ngoài không khí và công để nâng vật lên độ cao 1m. b/ Lần lượt nhúng ngập vật vào nước (d n = 10000 N/m3), vào thuỷ ngân (DHg = 13600 kg/m3) , tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-met của nước , của thuỷ ngân tác dụng vào vật . c/ Ở mỗi lần nhúng nếu buông tay thì vật chìm hay nổi? Vì sao ? Tính lực nhỏ nhất để có thể nâng vật lên đến mặt chất lỏng . Đề số 4 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1( 2 điểm) : Viết công thức tính áp suất của chất lỏng ,nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức . Từ đó suy ra các cách làm thay đổi áp suất chất lỏng ? Câu 2( 1 điểm) chọn và chỉ làm một trong hai câu sau : 2.1/ Các bạn ở vùng sông nước đi học phải có xuồng (thuyền nhỏ) chở qua sông nhưng không chịu mặc áo phao. Em khuyên bạn nên mặc áo phao khi qua sông và phải giải thích như thế nào để bạn hiểu khi mặc áo phao thì không bị chìm khi có sự cố chìm xuồng ? 2.2/ Nêu cách xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một lực kế của nhóm em ? Từ đó suy ra, kết quả đo lực quan hệ với ĐCNN của lực kế như thế nào ? Cho một ví dụ. Câu 3( 1 điểm) : Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức..
<span class='text_page_counter'>(131)</span> Câu 4( 2 điểm) : Khi một vật bị nhúng chìm trong chất lỏng (khí) thì chịu tác dụng của những lực nào , nêu rõ phương, chiều của chúng ? Viết công thức tính lực đẩy của chất lỏng lên vật và nêu tên, đơn vị tính của từng đại lựơng trong công thức. Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng vào vật và viết công thức tính hợp lực của các lực đó ? Câu 5( 4 điểm) : Một vật rắn đặc hình hộp có thể tích 15000cm 3, đáy có kích thước 5000cm2, có trọng lượng riêng là 8400N/m3, được đặt trong chậu, sau đó chậu được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. a). Tính trọng lượng của vật và tính áp suất của vật tác dụng lên đáy chậu. b). Tính công để kéo vật di chuyển 1,5 m. Biết lực kéo bằng 120N, cùng hướng chuyển động. c). Đổ nước (có khối lượng riêng 1000kg/m 3 ) từ từ vào chậu, vật sẽ chìm hay nổi, vì sao ? Nếu vật nổi, tính áp lực của nước tác dụng lên mặt đáy của vật .. Đề số 5 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Câu 1( 1 điểm) chọn và chỉ làm một trong hai câu sau : 2.1/ Nêu cách xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một lực kế của nhóm em ? Từ đó suy ra, kết quả đo lực quan hệ với ĐCNN của lực kế như thế nào ? Cho một ví dụ. 2.2/ Các bạn ở vùng sông nước đi học phải có xuồng (thuyền nhỏ) chở qua sông nhưng không chịu mặc áo phao. Em khuyên bạn nên mặc áo phao khi qua sông và phải giải thích như thế nào để bạn hiểu khi mặc áo phao thì không bị chìm khi có sự cố chìm xuồng ? Câu 2( 1,5 điểm) : Nêu điều kiện tổng quát để vật chìm, lơ lửng , nổi trong chất lỏng (khí) ? Trong mỗi trường hợp:Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng vào vật. Câu 3( 1,5 điểm) : Viết công thức tính áp suất của chất rắn , qua đó nêu các cách làm thay đổi áp suất . Câu 4( 1,5 điểm) : Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và đơn vị tính của từng đại lượng trong công thức. Nêu những trường hợp không có công cơ học . Câu 5( 0,5 điểm): Hãy mô tả một thí nghiệm (khác sách giáo khoa) chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Câu 6( 4 điểm): Một chậu thuỷ tinh có khối lượng 2kg, có dung tích 12 lít được đặt ở mặt nước. a) Khi buông tay, chậu chìm hay nổi, vì sao ? Biết nước có trọng lượng riêng là 10000 N/m3. b) Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật khi đó. c) Phải đổ vào chậu ít nhất bao nhiêu kilôgam nước thì chậu chìm trong nước ? Đề số 6 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút A/ TRẮC NGHIỆM (5đ) I . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề mà em chọn (4đ) Câu 1 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước . Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A- Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
<span class='text_page_counter'>(132)</span> B- Người lái đò đứng yên so với bờ sông D- Người lái đò chuyển động so với dòng nước E- D- Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 2.Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì? A. Ô tô chuyển động được 36km. B. Ô tô chuyển động trong một giờ C. Trong mỗi giơ,ô tô đi được 36km. D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ. Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm. C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn. D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động. Câu 4 .Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động. B. Căn cứ vào thời gian chuyển động. C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định. Câu 5 :Trong các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát A- Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc B- Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc CTăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc D- Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc Câu 6 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây , câu nào là đúng? A- lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật B- Khi vật chuyển động nhanh dần lên , chứng tỏ lực ma sát biến mất C- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia D- Khi vật chuyển động chậm dần , chứng tỏ lực ma sát tăng dần Câu 7 : Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng. AVật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần B- Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi C- Vật đang chuyển động sẽ dừng lại D- Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa Câu 8: 72km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng. A. 15m/s B. 20m/s C. 25m/s D. 30m/s Câu 9 .Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ôtô chuyên động so với mặt đường B. Ôtô đứng yên so với người lái xe C. Ôtô chuyển động so với người lái xe D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường Câu 10 Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu11. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng? A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy..
<span class='text_page_counter'>(133)</span> D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật. Câu 12:Lực là đại lượng vectơ vì : A. Lực làm vật biến dạng . B. Lực có độ lớn , phương và chiều . C. Lực làm vật thay đổi tốc độ . D. Lực làm cho vật chuyển động . Câu 13:Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai? A. 12m/s = 43,2km/h B. 48km/h = 23,33m/s C. 150cm/s = 5,4km/h D. 62km/h = 17.2m/s Câu 14 : Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy. B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả. D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả. Câu 15 :Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng. A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn. B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn. C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau) D. Không có cơ sở để so sánh. Câu 16: Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Hãy chon câu trả lời đúng nhất . A.Vận tốc không thay đổi . B.Vận tốc tăng dần C.Vận tốc giảm dần . D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần . II . Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa ( 1 điểm ) Câu 1 : Ôtô đột ngột rẽ vòng sang . . . . . , thì hành khách bị ngã sang trái do người đó có. . . . . . . . . . . . Câu 2 : Đoàn vận động viên diễu hành qua lễ đài chuyển động thẳng đều . Các quan khách ngồi trên lễ đài là chuyển động so với . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và đứng yên so với . . . . . . . . . . . . . .. . . . Câu 3: Khi thả vật rơi , do sức …………………………………………….vận tốc của vật ………………………………………………………. Câu 4: Khi quả bóng lăn vào bãi cát , do……………………………………của cát nên vận tốc của bóng bị ……………………. B/ TỰ LUẬN (5đ) Câu 1 : Thế nào là hai lực cân bằng ? Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ? Câu 2 : Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật , biết cường độ của trọng lực là 1500N , tỉ xích tùy chọn . Câu 3: (2,5đ) Một người đi xe máy chạy trên quãng đường TX.Tây Ninh – TT.Châu thành dài 15km mất 0,25 giờ và trên quãng đường Châu Thành - Phước Vinh dài 30km mất 0,75 giờ . Tính vận tốc trung bình của người đi xe máy trên cả đoạn đường từ Tam Quan- Phù Mỹ . Câu 4 :(1đ) Một xe máy đi từ Bồng Sơn đến Quy Nhơn với vận tốc trung bình 50 km/h . Biết nữa quãng đường đầu đi với vận tốc 65km/h. Tính vận tốc của xe ở nữa quãng đường còn lại . Đề số 7 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút.
<span class='text_page_counter'>(134)</span> I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ? (4,0 điểm) Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của áp suất? A. Kg/m3 B. N/m3 C. N/m2 D. N/m Câu 2:Khi nói Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. B. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên. C. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. Câu 3: Ô tô đi trên đường có bùn dễ bị sa lầy: A. đường có bùn làm tăng ma sát giữa mặt đường và bánh xe. B. đường có bùn làm giảm ma sát giữa mặt đường và bánh xe. C. đường có bùn làm tăng quán tính xe. D. đường có bùn làm giảm quán tính xe. Câu 4: Một vận động viên đua xe đạp đoạn đường đầu s 1 đi với vận tốc v1 thời gian t1, đoạn đường thứ hai s2 đi với vận tốc v2 thời gian t2, đoạn đường thứ ba s3 đi với vận tốc v3 thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó được tính bằng công thức: A. v tb =. S1 + S 2 + S3 t 1 +t 2+t 3. v +v +v C. v tb = 1 2 3 3. B. v tb = D.. t 1 +t 2+t 3 S1 + S2 + S3. v 1 t 1+ v 2 t 2 +v 3 t 3 v tb = t 1 +t 2+t 3. C A. B. Câu 5 : Trong bình thông nhau có các nhánh chứa nước (Hình 1). D Áp suất điểm nào là lớn nhất ? A. Tại điểm B B. Tại điểm D Hình 1 C. Tại điểm A D. Tại điểm C Câu 6:Hành khách ngồi trên ô tô do quán tính bị ngã về phía trước. Vậy xe ô tô đã: A. đột ngột rẽ phải. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ trái. D. đột ngột thắng gấp. F Câu 7 : Một học sinh biểu diễn vectơ lực như hình 2. Lực trong hình vẽ có độ lớn bao nhiêu? A. 20N B. 120N 60N Hình 2 C. 180N D. 60N Câu 8: Một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S (m 2) và chiều cao là h (m), chất lỏng có trọng lượng riêng là d (N/m3). Áp suất tác dụng lên đáy bình là: A. P=d . h C. P=. d .S h. d h F P= S. B. P= D.. II. Tự luận:(6,0 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Câu 10:(3,0 điểm) Một người đi xe đạp trên quãng đường đầu dài 15 km với thời gian là 1,5 giờ. Quãng đường cuối dài 8 km hết 0,5 giờ. Tính: a) Vận tốc của người đó trên quãng đường đầu. b) Vận tốc của người đó trên quãng đường cuối. c) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường. Câu 11: (1,0 điểm) Tính áp suất của khối gỗ gây ra lên mặt bàn, biết diện tích của khối gỗ tiếp xúc với mặt bàn là 0,5 m2.cho khối gỗ có khối lượng 5kg.
<span class='text_page_counter'>(135)</span> Câu 12: (1,0 điểm) Một thùng đựng đầy xăng cao 1,5m. Tính áp suất của xăng tại đáy bình. Biết trọng lượng riêng của xăng là 7000N/m3.
<span class='text_page_counter'>(136)</span> Đề số 8 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút I. TRẮC NGHIỆM. .(4 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau. Câu 1 Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. B. Thuyền chuyển động so với bờ sông. C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ. Câu 2. Phương án có thể giảm được ma sát là: A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc. Câu 3. Lực là một đại lượng vectơ vì: A. Lực là một đại lượng có độ lớn, phương thẳng đứng. B. Lực là một đại lượng có độ lớn, chiều từ phải sang trái C. Lực là một đại lượng.có phương thẳng đứng, chiều từ trên hướng xuống dưới. D. Lực là một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều. Câu 4. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực ? A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ. B. Áp lực là do mặt giá đỡ tác dụng lên vật. C. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật. Câu 5. Đơn vị của áp suất là: A. kg/m3 B. N/m3. C. N (niutơn). D. N/m2 hoặc Pa Câu 6. Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng? F C. P = s .. s D. v = t .. A. P = d.V. B. P = d.h. Câu 7 : Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ácsimét có cường độ là: A. Bằng trọng lượng phần vật chìm trong nước B. Bằng trọng lượng phần vật không chìm trong nước C. Bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ D. Bằng trọng lượng của vật. Câu 8. Đơn vị của Công cơ học là: A. Niu tơn (N) B. Paxcan(Pa). C. Jun ( J ). D. kilôgam (kg) II. TỰ LUẬN: .(6 điểm) Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: Câu 9. (2 điểm) a) Viết công thức tính lực đẩy Acsimet, nêu tên, đơn vị từng đại lượng trong công thức. b) Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng vào quả nặng có khối lượng 2,5kg (Tỉ xích tùy chọn). Câu10. (3 điểm) a) Một ô tô du lịch đi từ Thị Trấn Châu Thành đến Thị trấn Gò Dầu hết 1 giờ 45 phút. Biết quảng đường từ Thị Trấn Châu Thành đến Thị trấn Gò Dầu là 85 Km. Tính vận tốc của ô tô ra m/s và Km/h. b) Biết ô tô du lịch nặng 20000N, có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường là 250cm2. Tính Áp suất của ô tô tác dụng lên mặt đường. Câu 11. (1 điểm) Một quả cầu sắt có khối lượng 2kg được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu, cho biết trọng lượng riêng của sắt 78700N/m3, trọng lượng riêng của nước 10000N/m3. ………….hết…………. Đề số 9.
<span class='text_page_counter'>(137)</span> MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút I/ PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm) Bài 1: Một vật khối lượng 6kg rơi từ độ cao 2,5m xuống đất. a. Lực nào đã thực hiện công? b. Tính công của lực trong trường hợp này ? Bỏ qua sức cản của không khí. Bài 2: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. Tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên một điểm A cách đáy cốc 4cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 . II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì : A. máy bay đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. sân bay đang chuyển động. Câu 2: Một vật đứng yên khi: A.Vị trí của nó sovới một điểm mốc luôn thay đổi. B. Vị trí của nó so với vật mốc không đổi. C. Khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi. D. Khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi. Câu 3: Một học sinh đi bộ trên đọan đường đầu dài 2km mất 0,5h, đọan đường sau đi 1h được 3,25km. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: A. 2 km/h B. 2,6 km/h C. 3,5 km/h D. 3 km/h Câu 4: Khi chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì: A.Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Câu 5:Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây? A. 36 m/s B. 36000 m/s C. 100 m/s D. 10 m/s Câu 6: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 7: Khi một vật nổi trong nước điều nào sau đây là đúng ? (Gọi d và d n lần lượt là trọng lượng riêng của vật và nước) A. d > dn B. d < dn C. d = dn D. Không có trường hợp nào? Câu 8: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ?.
<span class='text_page_counter'>(138)</span> A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ . B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên. Câu 9: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m2 lên diện tích bị ép có độ lớn là : A. 2000cm2 B. 200cm2 2 C. 20cm D. 0,2cm2 Câu 10: Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa 1 vật 1000kg lên cao 2m; A 2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao 1m thì: A. A1 = 2A2 B. A2 = 2A1 C. A1 = A2 D. Chưa đủ điều kiện để so sánh A1, A2. Đề số 10 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Câu 1: Trong các vật sau, vật nào là vật cách điện ? A. Đồng. B. Nhôm. C. Bạc. D. Thủy tinh. Câu 2: Đơn vị của vận tốc là A. m/s. B. km.h C. m.s D. s/m. Câu 3: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động đều ? A. Xe đạp đang xuống dốc. B. Quả táo đang rơi. C. Đầu kim đồng hồ đang quay ổn định. D. Ô tô đang vào bến. Câu 4: 36km/h ứng với bao nhiêu m/s ? A. 36m/s. B. 10m/s. C. 20m/s. D. 15m/s. Câu 5: Ô tô chở khách đang chạy trên đường. Câu mô tả nào dưới đây là đúng ? A. Ô tô đứng yên so với hành khách. B. Ô tô đứng yên so với mặt đường. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với hành khách. Câu 6: Đơn vị của lực là A. Oát (W). B. Kilôgam (kg). C. Mét (m). D. Niu tơn (N). II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) a) Chuyển động đều là gì ? Chuyển động không đều là gì ? b) Viết công thức tính vận tốc và nêu tên các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 2: (1 điểm) Có mấy loại điện tích ? Các điện tích tác dụng với nhau như thế nào ? Câu 3: (1 điểm) So sánh vận tốc sau: v1 54km / h và v2 20m / s . Câu 4: (3 điểm) Xe buýt đi từ Tp. Tây Ninh xuống Châu Thành hết 30 phút. Biết quãng đường từ Tp. Tây Ninh đến Châu Thành là 20km. a) Tính vận tốc của xe buýt ra km/h và m/s. b) Tính quãng đường xe buýt đi được sau 6 phút. c) Khi đi được 15 phút thì xe dừng lại để đón và trả khách mất 3 phút rồi xe tiếp tục hành trình, 20 phút sau thì xe đến Châu Thành . Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường..
<span class='text_page_counter'>(139)</span> *********Hết*********. Đề số 11 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45phút Đề: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1:Trong các vật dưới đây, vật nào không có động năng ? A.Máy bay đang bay. B. Viên đạn đang bay. C.Hòn bị đặt trên sàn nhà. D. Quả bóng đang lăn trên sân. Câu 2. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đât B. Khối lượng và vận tốc của vật. C.Vị trí của vật so với mặt đất D. Khối lượng của vật. Câu 3. Một vật 6kg rơi từ độ cao 2m xuống đất. Công của trọng lực là bao nhiêu ? A. 12J. B. 30J C.80J. D.120J Câu 4. Công thức tính công cơ học là A. F s .. A. B.A = F.s A. s F. C. D.A = (F.s)2 Câu 5. Đơn vị của công suất là A.niutơn (N). B.niutơn mét (N.m). C.jun trên giây (J/s). D.jun (J). Câu 6. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng ? A.Máy bay đang bay. B.Ô tô đang chuyển động. C.Lò xo đang bị nén. D.Quả táo ở trên cây. Câu 7. Một máy có công suất 2000W. Thời gian máy thực hiện được công 14000J là bao nhiêu ? A.5s. B.4s C.9s. D.7s.
<span class='text_page_counter'>(140)</span> Câu 8. Một lực thực hiện được một công A trên quãng đường s. Độ lớn của lực được tính bằng công thức nào dưới đây ? s F . A A. A F . s B.. C.F = A.s. D.F = A – s II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Công suất là gì ? Viết công thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức. Câu 2: (1 điểm) Động năng là gì ? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Câu 3: (2 điểm) Tính công của lực 50N trên quãng đường 12m. Câu 4: (2 điểm) Một máy khi hoạt động với công suất là 5000W thì nâng một vật nặng 80kg lên cao 10m trong 4s. a) Tính công mà máy đã thực hiện và hiệu suất làm việc của máy. b) Biết công suất cực đại của máy là 25000W. Khi tăng công suất làm việc của máy thêm 10% của công suất cực đại thì công mà máy thực hiện được là 11250J. Tính thời gian nâng vật.. ĐỀ SỐ 12 (45 phút) B – NỘI DUNG ĐỀ I. Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng Câu 1. Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì A. ô tô đang chuyển động. B. hành khách đang chuyển động. C. cột đèn bên đường đang chuyển động. D. người lái xe đang chuyển động. Câu 2. Nếu biết độ lớn vận tốc một vật, ta có thể biết được A. quãng đường vật đi được. B. vật chuyển động nhanh hay chậm. C. vật chuyển động đều hay không đều. D. hướng chuyển động của vật. Câu 3. Chuyển động của một ô tô chở khách từ Hà Nội đi Hải Phòng là chuyển động A. đều. B. không đều. C. chậm dần. D. nhanh dần. Câu 4. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật A. chỉ có thể tăng. B. chỉ có thể giảm. C. có thể tăng hoặc giảm. D. không đổi. Câu 5. Hai lực cân bằng là hai lực.
<span class='text_page_counter'>(141)</span> A. cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, cùng chiều, cùng phương. B. cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau. C. đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. D. đặc vào cùng một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. Câu 6. Có thể giảm lực ma sát trượt bằng cách A. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. B. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. D. tăng diện tích mặt tiếp xúc. Câu 7. Hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ ô tô đột ngột A. giảm vận tốc. B. tăng vận tốc. C. rẽ phải. D. rẽ trái. Câu 8. Có ba bình đựng các chất lỏng khác nhau. Bình 1 đựng cồn, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước pha muối. Các cột chất lỏng có cùng độ cao. Nếu gọi p 1, p2, p3 là áp suât các chất lỏng tác dụng lên đáy các bình 1,2,3 thì ta có A. p1 > p2 > p3. B. p2 > p1 > p3. C. p3 > p2 > p1. D. p2 > p3 > p1. Câu 9. Người ta hút được nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ, là do A. miệng tác dụng vào nước trong cốc một lực hút, hút nước vào miệng. B. áp suất của nước trong cốc tác dụng lên đáy bình và về mọi phía, nên đẩy nước qua ống vào miệng. C. áp suất khí quyển lớn hơn áp suất trong ống nhựa khi đang hút nước, nên đẩy nước vào miệng. D. cốc nước và ống hút là bình thông nhau, nên nước có thể chảy vào ống dễ dàng. Câu 10. Động cơ thang máy thực hiện công để đưa thang máy lên cao. Công trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất? Biết thang máy khi không mang vật nào thì có khối lượng là 500 kg. A. Thang máy không mang vật nào và lên cao 20 m. B. Thang máy mang vật 100 kg và lên cao 25 m. C. Thang máy mang vật 50 kg và lên cao 30 m. D. Thang máy không mang vật nào và lên cao 35 m.. TÀI LIỆU DẠY THÊM MÔN VẬT LÝ LỚP 8 TẠI CƠ SỞ DẠY THÊM CÙNG TIẾN (LH:0934040564) Giáo viên: Ths. Trần Văn Thảo (GIẢNG VIÊN VẬT LÝ CĐSP Tây Ninh).
<span class='text_page_counter'>(142)</span>
<span class='text_page_counter'>(143)</span>