Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Giao an tong hop lop 9 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.77 KB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 20 ND Tiết 20. Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (Tiết 1) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Hiểu được hôn nhân là gì? Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.Tích hợp KNS 2. Kĩ năng: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Không tán thành việc kết hôn sớm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ.(5’) Sửa bài thi HS 3. Bài mới .. Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Đàm thoại :Tìm hiểu phần đặt vấn đề * Mục tiêu: Giúp hS hiểu mục đặt vấn đề * Cách tiến hành: HS đọc phần đặt vấn đề, đưa ra câu hỏi: GV: Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của T? - Giữa T và K không có tình yêu. - Do sự sắp đặt của gia đình. - Hôn nhân không hợp pháp: T chưa đủ tuổi. GV: Gây hậu quả gì? Tình yêu là gì ? Tình yêu chân chính ? tình yêu vụ lợi ? Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân. GV: Em có suy nghĩ gì về tình yêu giữa M và H ? Hậu quả Tình yêu không lành mạnh -> Tình cảm không bền vững, thiếu trách nhiệm. Vất vả, gầy yếu, cha mẹ hắt hủi… GV:Qua thông tin trên em hãy cho biết đó có phải là hôn nhân hợp pháp không ? Cuộc sống của họ sẽ như thế nào? Tình yêu không bình đẳng, không tự nguyện, không được sự thừa nhận của nhà nước -> Gia đình không hạnh phúc. Hôn nhân là gì ? hôn nhân bền vững dựa trên cơ sở nào? Hoạt động 2: Tư duy (10’) * Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là hôn nhân * Cách tiến hành: GV đưa ra các câu hỏi: GV:Em quan niệm như thế nào là tình yêu? HS: Tình yêu phải xuất pháp từ sự đồng cẩm sâu sắc giữa 2 người là sự chân thành, tôn trọng nhau. Thương yêu, bình đặng tin tưởng nhau. GV: Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là hôn nhân? Để có hôn nhân bền vững thì cần có tình yêu như thế nào?. Nội dung I.Tìm hiểu bài Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học: 1. Hôn nhân Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.. 2- Những qui định của pháp.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm như thế nào? HS: Là vì tiền vì danh vọng, bị ép buộc… sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh như T. GV: Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là thế nào? HS: Thô lỗ, nông cạn, cẩu thả, vụ lợi, ích kỷ… Hoạt động 3: Tìm hiểu những quy định của pháp luật Viêt Nam về hôn nhân. * Mục tiêu: Nêu được các nguyê tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta vá các quyền nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân * Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tài liệu trong HP và PL VN có liên quan đến hôn nhân. -Độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? - Tảo hôn là gì ?Hãy nêu hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra ?( đối với bản thân người tảo hôn, gia đình của họ, đối với cộng đồng ) - Đối với bản thân người tảo hôn: sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; không tiến bộ vì vướng bận gia đình … - Đối với gia đình: đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, bố mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm quản lý gia đình, chăm sóc con … -Đối với xã hội: dân số tăng nhanh, tạo ra gánh nặng đối với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, trường học, bệnh viện …kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Thế nào là hôn nhân hợp pháp? HS: Làm việc, cả lớp bình luận, bổ sung Đại diện nhóm trình bày Giáo dục HS kết hôn đúng độ tuổi. luật về hôn nhân: a. Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở Việt Nam : + Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. + Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ. + Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌCỞ NHÀ Em quan niệm như thế nào về tình yêu và hôn nhân của bản thân? Bản thân em cần phải làm gì để có tình yêu chân chính và hôn nhân bền vững? - Học bài - Xem phần tt - Làm bài tập SGK V.Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 21 ND.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 21. Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (Tiết 2) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Không tán thành việc kết hôn sớm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hôn nhân là gì? Cơ sở của hôn nhân là gì? Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.. 3. Bài mới . Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tư duy (20’)biết được kết hôn và không được kết hôn. * Mục tiêu: HS nêu được biết được kết hôn và không được kết hôn. Rèn KN tư duy phê phán. * Cách tiến hành: hệ thống câu hỏi, chia sẽ - Nhà nước cấm kết hôn trong những trường hợp nào? - Được kết hôn trong những trường hợp nào? - Em hiểu như thế nào có họ trong phạm vi 3 đời ? Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hôn nhân? HS: Trảo luận, trình bày GV: Qua các trường hợp, em thấy kết hôn sớm có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe, hạnh phúc gia đình và việc học tập của bản thân và nòi giống dân tộc? BT4: Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng vì kết hôn khi cả 2 người điều chưa có việc làm sẽ khó có thể đảm bảo cuộc sống hạnh phúc, gặp rất nhiều khó khăn phải vừa lo tìm việc làm, vừa chăm sóc con cái và tổ chức đời sống gia đình. BT5: - Không đúng. Vì đã vi phạm vào điều kiện cấm kết hôn mà pháp luật quy định (những người có họ trong phạm vi ba đời ) - Cuộc hôn nhân của anh Đức và chị Hoa là không hợp pháp . Vì VPPL về luật Hôn nhân gia đình năm 2000. BT6: Việc làm của mẹ Bình là sai. Vì Bình chưa đủ tuổi kết hôn, Bình không tự nguyện kết hôn. - Cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận. Vì nó VPPL. - Bình nhờ người quen giải thích cho mẹ hiểu những quy định của pháp luật vể điều kiện kết hôn. Nếu không được thì báo với chính quyền địa phương để can thiệp và giúp đỡ.. Nội dung I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề II. Nội dung bài học b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên - Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong các trường hợp: người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự; cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố mẹ kế với con riêng; giữa những người cùng giới tính… - Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.. 3. Trách nhiệm của thanh niên HS:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bản thân em cần có phải làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ở Việt Nam hiện nay *KL: GVNX, bổ sung, cho HS ghi bài Hoạt động 2: Liên hệ thực tế * Mục tiêu: HS biết đánh giá tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ở địa phương. Rèn luyện KN tìm kiếm, sử lí thông tin. * Cách tiến hành: GV phân công các nhóm điều ra tìm hiểu việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân ở địa phương. Chú ý tập trung vào vấn đề: Tuổi kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, KHHGĐ, bạo lực gia đình HS: Làm việc Giáo viên cùng HS làm bài tập 7,8 SGK - BT 7 : Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, việc làm của anh Phú là VPPL về nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng nghề nghiệp của nhau trong quan hệ vợ chồng. - BT 8: Không tán thành việc làm đó. Vì việc chống ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ không chỉ VPPL về chế độ hôn nhân và hành vi đó có thể bị truy cứu trách hiệm hình sự khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người khác. * KL : GVNX kết quả tìm kiếm của các nhóm, bổ sung. Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. Đượckết hôn trong những trường hợp nào?Vợ chồng có nghĩa vụ gì ?Chúng ta có trách nhiệm gì trong tình yêu, hôn nhân? Học bài cũ- Chuẩn bị bài mới: Đọc phần đặt vấn đề, soạn gợi ý, đọc tư liệu tham khảo. V.Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………. Tuần 22 ND.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 22. Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Nêu được thế nào là quyền tự do kinh doanh và nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. Thế nào là thuế, vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ đóng thuế của công dân.Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền tự do kinh doanh vủa người khác, ủng hộ pháp luật vế thuế của nhà nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, nghiên cứu soạn bài, Điều 57, 80 của Hiến pháp 1992. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Pháp luật quy định như thế nào đối với người được kết hôn và cấm kết hôn? 3. Bài mới :. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Đàm thoại (15’) Tìm hiểu kinh doanh, quyền nghĩa vụ người kinh doanh * Mục tiêu: Giúp HS phân tích, giải quyết phần đặt vấn đề. * Cách tiến hành: dựa vào SGK, thảo luận, hệ thống câu hỏi GV: gởi ý dẫn đắt HS tìm được kinh doanh là gì ? Lấy ví dụ : kinh doanh dịch vụ : nhà nghỉ, vận tải , ăn uống ,.. Sản xuất : lúa gạo . bánh kẹo ….. Kinh doanh nhằm mục đích gì ?( thu lợi nhuận ) Kinh doanh phải đúng pháp luật?( ví dụ ) Thu nhập hợp pháp ? ( ví dụ ) Thu nhập bất hợp pháp ? ( ví dụ ) Bằng kiến thức đã học hãy nêu những thành phần kinh tế ở nước ta?( kinh tế cá thể , kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) Hiện nay nền kinh tế của nhà nước ta là gì ?( kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCNkinh tế thị trường ) HS đọc truyện : Giải thích mì chính (Bột ngọt ) -Hành vi của bà X ? Hành vi VPPL đó là gì? - Những hành vi như thế nào là VP quy định của Nhà nước về kinh doanh? Quyền tự do kinh doanh là gì ? Nghĩa vụ người kinh doanh là gì ? Tại sao phải kinh doanh đúng pháp luật?( Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của người kinh doanh, Để nhà nước quản lí, điều tiết nền kinh tế ). Nội dung I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a. Kinh doanh : Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhẳm thu lợi nhuận. b. Quyền tự do kinh doanh: Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước. c.Nghĩa vụ người kinh doanh . Đóng thuế . Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép. . Không được kinh doanh những lỉnh vực mà nhà nước cấm như: ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí… . Đảm bảo an ninh trật tự . Đảm bảo vệ sinh môi trường . Đảo bảo an toàn vệ sinh thực.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HS: Các nhóm thào luận trong 4ph, trình bày. Hoạt động 2: Tư duy ( 15’) * Mục tiêu: Giúp HS hiểu thuế và tác dụng của thuế. * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời - Em có nhận xét gì về mức thuế của những mặt hàng trên? 2. Mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống nhân dân không? Tại sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế chênh lệch nhau nhiều như vậy? ( Kh.khích sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa. +Khuyến khích phát triển đối với những nghành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân ( miễn thuế hoặc thuế rất thấp ) + Hạn chế đối với một số ngành, một số mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân ( đánh thuế rất cao) -. Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì? -Thuế là gì ? Hãy kể một số loại thuế của nước ta ? thuế có tác dụng gì? Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.(6’) * Mục tiêu: Giúp HS liên hệ thực tế để nắm rõ bài học. * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi: GV: Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa mà em biết? GV: Gia đình em kinh doanh mặt hàng nào? Gia đình cần phải là gì để thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? - Chúng ta có trách nhiệm gì về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?. phẩm….. 2. Thuế : Là một phần mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. VD: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…. * Tác dụng của thuế: Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đàm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước. 3. Trách nhiệm: Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách, kế toán; đóng thuế đủ và đúng kì hạn… III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.(3’) Quyền tự do kinh doanh là gì ? Nghĩa vụ người kinh doanh là gì ? -Thuế là gì ? Hãy kể một số loại thuế của nước ta ? thuế có tác dụng gì? - Chuẩn bị bài 14 : Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (Đọc phẩn đặt vấn đề, soạn gợi ý, đọc tư liệu tham khảo.) V.Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 23 ND.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 23. Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T1) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Nêu được nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. Thái độ: Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, Hiến pháp 1992, Bộ Luật lao động, tư liệu 2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh ? 3. Bài mới .. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Đàm thoại ( 25’)Tìm hiểu phần đặt vấn đề. * Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là lao động, lao động là quyền và là nghĩa vụ * Cách tiến hành: HS đọc ĐVĐ, hệ thống câu hỏi: Hoạt động làm ra cái bàn , cái tủ gọi là gì ( lao động) Hoạt động dạy học gọi là gì ? Hoạt động học gọi là gì ? Con người và xã hội muốn tồn tại và phát triển được cần phải có nhân tố gì ? ( lao động ) Lao động có ý nghĩa gì ? Mọi chúng ta có quyền lao động Em hiểu quyền lao động là gì ? ( lấy ví dụ ) Tự do sử dụng sức lao động học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội mà không một ai có quyền cưỡng bức hay cảng trở. Ví dụ thích học may, thợ máy …. Liên hệ thời còn pháp mỹ sang xâm lược nước ta chúng ta không có quyền Tự do sử dụng sức lao động học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp chỉ bắt làm những ngành nghề có lợi cho chúng bóc lột ví dụ đồn điền cao su ( lão hạt ), may , thêu…. Em hiểu nghĩa vụ lao động là gì ? ( lấy ví dụ ) Em hiểu việc làm là gì ?(Mọi hoạt động tạo ra thu nhập chính đáng được gọi là việc làm ) Thế nào là thu nhập chính đáng ( hợp pháp ) (tiền lương, tiền để dành, của cải do mình làm ra bằng sức. Nội dung I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề.. II. Nội dung bài học 1. Lao động - Là hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. - Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nứớc và nhân loại. 2.Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? a. Quyền: - Có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. - Đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> lao động, trúng số , được tặng, cho, biếu….) b. Nghĩa vụ: Thế nào là thu nhập bất chính ( không hợp pháp )… - Lao động để tự nuôi sống Hoạt động 2: Cá nhân suy nghĩ cặp đôi chia sẽ bản thân, gia đình. (10’) - Góp phần tạo ra của cải vật * Mục tiêu:Biết một số quy định của Bộ Luật lao chất và tinh thần cho xã hội, động duy trì và phát triển đất nước. * Cách tiến hành: GV đọc cho HS nghe tư liệu : => Lao động là nghĩa vụ đối Ngày 23/6/1994 Quôc hội khóa IX của nước với bản thân, gia đình, đồng CHXHCN Việt Nam thông qua Bộ luật Lao động và thời cũng là nghĩa vụ đối với 2/4/2002 tại kì họp thứ XI quốc hội khóa X thông xã hội, với đất nước của mỗi qua luật sửa đổi bổ sung 1 số điều luật của Bô luật công dân. Lao động, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn mới. Bộ luật lao động là văn bản pháp lí quan trọng, thể chế hóa quan điểm III. Bài tập của Đảng về lao động. HS: Nghe và chú ý ghi một số điều cần thiết. GV: Đọc điều 6 - Bộ luật lao động - Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. - Những quy định của người lao động chưa thành niên. - Người lao động chính cho xã hội phải đủ bao nhiêu tuổi ?( 18 tuổi ) - Độ tuổi lao động là bao nhiêu? ( nam từ 18-60. Nữ 18-55 có điều chỉnh thay đổi theo luật lao động ) Khi lao đồng cần phải có kí kết hợp đồng lao động chuyển ý tiết sau * KL: Con người muốn tồn tại và phát triển cần có những nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, mặc,… Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao động và nhu cầu của con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng được cải tiến, cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ bên cạnh đó lao động phải đảm bảo năng động sáng tạo, có chất lượng hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. GV cùng học sinh làm bài tập 1, 3 SGK IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Lao động là gì ? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Học bài làm bài tập còn lại - Đọc và nghiên cứu tư liệu tham khảo. V.Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 24 ND.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết 24. Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (T2) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghia vụ lao động của công dân. Biết được những quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. Thái độ: Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, Hiến pháp, Bộ Luật lao động, tình huống. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Lao động là gì ?thế nào là thu nhập hợp pháp ? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận(25’) I. Đặt vấn đề . * Mục tiêu: Giúp HS tìm chính sách của nhà II. Nội dung bài học nước về lao động * Cách tiến hành:HS đọc ĐVĐ,hệ thống câu hỏi - Ông An đã làm việc gì? Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng đem lại lợi ích gì? 3. Chính sách của nhà nước -Việc làm của ông An có đúng mục đích hay - Khuyến khích, tạo điều kiện không ? thuận lợi cho các tổ chức cá HS: Đúng mục đích ( giúp giải quyết việc làm, hạn nhân trong và ngoài nước đầu chế gia nhập tệ nạn XH ) tư phát triển xản xuất kinh *KL: GV giải thích cho HS biết được việc làm của doanh giải quyết việc làm cho ông An là không bóc lột, không lợi dụng sức lao người lao động. động của người khác để trục lợi vì ông giúp họ có - Khuyến khích tạo điều kiện việm làm và học nghề giải quyết việc làm, hạn chế cho các hoạt động tạo ra việc gia nhập tệ nạn XH đây là vấn đề bức xúc của làm thu hút lao động. thanh niên, gây những khó khăn, bất ổn cho xã hội, 4. Quy định của Pháp luật về cho nhà nước. Được nhà nước tán thành và tạo lao động. điệu kiện giúp đỡ… - Cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi -Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến vào làm việc . khích các tổ chức, cá nhân sử dụng thu hút lao - Cấm sử dụng người dưới 18 động , tạo công ăn việc làm? tuổi làm việc nặng nhọc, nguy GV: Bản cam kết giữa chị BA và giám đốc công ty hiểm, tiếp xúc với các chất độc trách nhiệm Hoàng Long có phải là hợp đồng lao hại. động không? - Cấm lạm dụng sức lao động HS: Bản cam kết được kí giữa chị Ba và giám đốc của người lao động dưới 18 công ty Hoàng Long là bản hợp đồng lao động. tuổi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hợp đồng lao động là gì ? Nguyên tắc ? Nội dung của nó? GV: Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? Ai đã vi phạm hợp đồng lao động? Các loại hợp đồng lao động như : hợp đồng miệng + VD ; hợp đồng mùa vụ ; hợp đồng văn bản Giải thích người lao động ? Giải thích người sử dụng lao động ? Những chú ý gì đối với người sử dụng lao động? ( nhận lao động chưa đủ tuổi theo pháp luật…. ) -Pháp luật nghiêm cấm sử dụng lao động như thế nào GV: Đọc cho HS nghe 1 số điều khản trong hiến pháp 1992 và bộ luật lao động quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân . Hoạt động 2: Bài tập Trò chơi hỏi chuyên gia tư vấn(10’) * Mục tiêu: nắm vững kiến thức+vận dụng giải quyết tình huống, Rèn KN giao tiếp * Cách tiến hành: thảo luận + tình huống ? Nhà trường phân công lao động vệ sinh bàn ghế trong lớp, một số bạn đề nghị thuê người. Em có đồng ý với ý kiến của các bạn không? Vì sao?. - Cấm lạm dụng cưỡng bức , ngược dãi người lao động. 5. Trách nhiệm của học sinh Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe , siêng năng , kiên trì , tích cực , chủ động , tham gia lao động ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những công việc vừa sức … say mê nghiên cứu, tìm tòi.Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, luôn năng động, sáng tạo, tuân theo kỉ luật lao động, nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường. III. Bài tập. Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì ?. Chuyên gia tư vấn pháp luật” ngồi phía trên lớp học. Các HS khác trong lớp sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan để nhờ các chuyên gia giải đáp. Lưu ý có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập trong sgk để hỏi chuyên gia hoặc có thể hỏi về các hiện tượng trong đời sống thực tế. * KL: GV nhận xét, bổ sung IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng thu hút lao động , tạo công ăn việc làm?Quy định của Pháp luật về lao động. - Về nhà học bài , làm bài tập còn lại.Xem lại các bài 12,13 để ôn tập vào tiết sau. V.Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 25 ND.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết 25. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Giúp hs nắm vững kiến thức chương trình HKII từ bài 12-> bài 14 2. Kỹ năng : Đánh giá hành vi của mình và mọi người xung quanh.Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. 3. Thái độ : Ủng hộ, làm theo những điều đúng đắn, phê phán những hành vi sai trái II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Câu hỏi , bài tập , tình huống 2. Học sinh: Xem lại tất cả các bài đã học, và xem hệ thống bài tập,làm bài theo đề cương. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức .(1’) 2. Kiểm tra bài cũ.(5’) Nhà nước đã có những chính sách gì để khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng thu hút lao động , tạo công ăn việc làm? Quy định của Pháp luật về lao động? Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì ? 3. Bài mới . Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : hệ thống câu hỏi (10’) HS thảo luận trả lời 1.Được kết hôn trong những trường hợp nào ? Hôn nhân là gì ? Dựa trên cơ sở đối với bản thân người tảo hôn, gia đình nào ? Tảo hộn để lại hậu quả gì ? của họ, đối với cộng đồng ) 2.Hãy cho biết nguyên tắc của hôn nhân - Đối với bản thân người tảo hôn: sinh con ở Việt Nam ? Cấm kết hôn trong những sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa trường hợp nào ? phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức 3.Tại sao nhà nước phải bảo vệ chế độ khỏe; không tiến bộ vì vướng bận gia đình hôn nhân ở Việt Nam ? … 4. Kinh doanh là gì ?Thế nào là quyền - Đối với gia đình: đời sống gia đình khó tự do kinh doanh ? khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững 5.Người kinh doanh có nghĩa vụ gì ? vàng, bố mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm quản lý 6.Thuế là gì ?Có tác dụng gì ? Kể tên gia đình, chăm sóc con các loại thuế mà em biết -Đối với xã hội: dân số tăng nhanh, tạo ra 7. Tại sao nhà nước qui định các mức gánh nặng đối với cộng đồng vì nhu cầu nhà thuế suất chênh lệch nhau ? trẻ, trường học, bệnh viện …kìm hãm sự 8. Lao động là gì ? Có ý nghĩa gì ? phát triển của xã hội. 9. Tại sao nói lao động là quyền và GV : NX- KL nghĩa vụ của công dân ? Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích Tại sao nhà nước lại quy định nhiều mức cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải thuế khác nhau? làm gì ? Đánh thuế cao đối với mặt hàng xa xỉ không 10. Xem lại hệ thống bài tập đã học cần thiết như rượu , thuốc lá, hàng mã , vàng Hoạt động 2 : HS thảo luận các câu hỏi ( mã , ô tô …..nhằm để hạn chế sử dụng và 20 phút ) hạn chế nhập khẩu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đại diện nhóm trình bày – NX- BS GV: KL Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc ( 7’). Đánh thuế thấp hoặc miễn thuế đối với mặt hàng cần thiết để phục vụ đời sống của nhân dân và khuyến khích sử dụng, sản xuất hàng trong nước. HS tự liên hệ bản thân GV gợi ý Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe , siêng năng , kiên trì , tích cực , chủ động , tham gia lao động ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những công việc vừa sức … say mê nghiên cứu, tìm tòi.Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, luôn năng động, sáng tạo, tuân theo kỉ luật lao động, nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường. Giải đáp thắc mắc. IV.Củng cố -hướng dẫn học ở nhà : (2’) Về nhà học bài và xem lại hệ thống bài tập tiết sau kiểm tra 1 tiết . V. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG DÂN KHỐI 9.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 1 : Hôn nhân là gì ? Hôn nhân dựa trên cơ sở gì ? Cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Tại sao pháp luật lại quy định như vậy ? Kết hôn sớm có tác hại như thế nào ? * Hôn nhân là sự liên kết dặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính . * Cấm kết hôn trong những trường hợp chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật Nam 20 tuổi trờ lên , nữ 18 tuổi trở lên người đang có vợ, có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự ( bị bệnh tâm thầ n hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); g iữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riên g của chồng, giữa những người cùng giới tính. Pháp luật qui định như vậy để : - Để đảm bảo gia đình hạnh phúc ,bền vững để xã hội ổn định , đất nước phát triển . - Bảo vệ quyền lợi của người kết hôn - Đảm bảo chế độ hôn nhân bình đẳng, tiến bộ * Kết hôn sớm ( tảo hôn ) là kết hôn chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật . Kết hôn sớm sẽ bị xã hội coi thường, vi phạm luật pháp nhà nước . + Đối với bản thân : sinh con sớm , ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; ảnh hưởng đến việc học, cản trở sự tiến bộ của bản thân , vì vướng bận gánh nặng gia đình. + Đối với gia đình: Trở thành gánh nặng của gia đình do cả 2 đều không đủ khả năng lao động kiếm tiền sinh sống , kinh tế gia đình vững vàng; cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm quản lí gia đình ,chăm sóc, giáo dục con,... +Đối với xã hội: dân số tăng nhanh, tạo ra gánh nặng đối với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, trường học, bệnh viện …kìm hãm sự phát triển của xã hội. Câu 2 : Được kết hôn trong những trường hợp nào ? * Được kết hôn theo qui định của pháp luật trong những trường hợp: - Đủ tuổi theo qui định của pháp luật : Nam 20 tuổi trờ lên , nữ 18 tuổi trở lên . - Những người chưa có vợ , chưa có chồng . - Những người khác giới và có đủ năng lực hành vi dân sự - Những người có họ ngoài 3 đời . - Những người không cùng dòng máu trực hệ Câu3:Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào ? *Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. *Cấm kết hôn trong những trường hợp người đang có vợ, có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự ( bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình); giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người cùng giới tính. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghề nghiệp của nhau. Câu 4 : Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở việt Nam ? - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ , một vợ , 1 chồng , vợ chồng bình đẳng . - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc , tôn giáo , giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo , giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ . - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình . Câu 5 :Kinh doanh là gì ? lấy ví dụ ? Quyền tự do kinh doanh là gì ? Kinh doanh là hoạt động sản xuất , dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận .Ví dụ : Kinh doanh bất động sản , kinh doanh văn phòng phẩm , nhà trọ , khách sạn, dịch vụ hát karaoke, dịch dụ ăn uống……... - Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh , nghành nghề và quy mô kinh doanh . Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước như , không kinh doanh những lĩnh vực nhà nước cấm như thuốc nổ , vũ khí , ma túy , mại dâm ,….. Câu 6: Người kinh doanh cần có nghĩa vụ gì ? - Đóng thuế . - phải kê khai đúng số vốn , kinh doanh đúng nghành , mặt hàng nghi trong giấy phép - Tuân thủ quy định về môi trường - Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn xã hội - Không kinh doanh những mặt hàng cấm thuốc nổ , vũ khí , ma túy , mại dâm ,….. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng : vệ sinh an toàn thực phẩm , hàng hóa có nguồn gốc , xuất xứ …. Câu 7: Thuế là gì? Tác dụng của thuế? Nêu các loại thuế mà em biết? Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung ( như an ninh , quốc phòng , chi trả lương cho công chức , xây dựng trường học , …) Thuế có tác dụng ổn định thị trường , điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triền kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước . *Các loại thuế - Thuế nông nghiệp - Thuế thu nhập doanh nghiệp -Thuế môn bài - Thuế giá thị gia tăng ( VAT) - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế thu nhập cá nhân ; thuế xuất nhập khẩu ………… * Trách nhiệm của công dân đối với Thuế: - Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng Thuế góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. Câu 8 : Tại sao nhà nước qui định các mức thế suất chênh lệch nhau ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đánh thuế cao đối với mặt hàng xa xỉ không cần thiết như rượu , thuốc lá, hàng mã , vàng mã , ô tô …..nhằm để hạn chế sử dụng và hạn chế nhập khẩu Đánh thuế thấp hoặc miễn thuế đối với mặt hàng cần thiết để phục vụ đời sống của nhân dân và khuyến khích sử dụng, sản xuất hàng trong nước. Câu 9 : Lao động có tầm quan trọng như thế nào ? ( ý nghĩa của lao động ) Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chát và các giá trị tinh thần cho xã hội . lao động là hoạt động chủ yếu , quan trọng nhất của cong người , là nhân tố quyết định sự tồn tại , phát triển của đất nước và nhân loại Câu 10 : Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ? Tại sao nói : Lao động giúp ta nâng cao giá trị của con người và chất lượng cuộc sống - Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề , tìm kiếm việc làm , lựa chọn nghiệp nghiệp có ích cho xã hội , đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình - Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân , nuôi sống gia đình , góp phần duy trì và phát triển đất nước - Lao động là ngĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân , với gia đình , đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội , với đất nước * Lao động giúp con người phát triển, hoàn thiện các kỹ năng, năng lực cá nhân. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Mang lại sự phồn thịnh, phát triển đất nước. Câu 11: Chính sách của nhà nước về lao động ( tạo việc làm ) Nhà nước có chính sách khuyến khích , tạo thuận lợi cho các tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước , bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động . các hoạt động tạo ra việc làm , tự tạo việc làm , dạy nghề và học nghề đẻ có việc làm , sản xuất , kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích , tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ Câu 12: Qui định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em? Để trở thành người lao động có ích cho xã hội , ngay bây giờ em phải làm gì ? *Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc , nguy hiểm hoặc tiếp tục với các chất độc hại , cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi . Cấm cưỡng bức , ngược đãi người lao động . *Học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe , siêng năng , kiên trì , tích cực , chủ động , tham gia lao động ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những công việc vừa sức … say mê nghiên cứu, tìm tòi.Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, luôn năng động, sáng tạo, tuân theo kỉ luật lao động, nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường.. Tuần 26 ND Tiết 26. KIỂM TRA MỘT TIẾT.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Giúp hs nắm vững kiến thức chương trình HKII từ bài 12-> bài 14. 2. Kĩ năng: Biết so sánh, phân tích đánh giá những việc làm đúng hay sai . 3. Thái độ: Tôn trọng , quí mến , ủng hộ, phê phán II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Ma trận ,đề, đáp án. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1.Năng lực mà đề kiểm tra hướng tới đánh giá : Những năng lực mà đề kiểm tra hướng tới đánh giá : tư duy phê phán , giải quyết vấn đề , nhận xét , đánh giá . 2. Hình thức kiểm tra : Tự luận 3. Ma trận đề . Chủ đề TN Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Nhận biết TL. Biết quyền và nghĩa vụ. 1 điểm. 10%trăm Biết quyền và nghĩa vụ. Vận dụng TL. Số câu 5 Số điểm : 5 Phần trăm: 50%. Số câu : 1 Số điểm : 2 Phần trăm: 20%. 075điểm. 7.5%trăm. Số câu : 4 Số điểm : 2,75 Phần trăm: 27,5%. Nêu nghĩa vụ của người kinh doanh. 1 câu. 1câu 2điểm 2.5%trăm Phần trăm: 20%. Số câu : 2 Số điểm : 2,25 Phần trăm: 22,5% 10. 025điểm. Tổng. Tổng. Hiểu vấn đề giải quyết tình huống. 3 câu. Quyền tự do Biết tác kinh doanh dụng của và nghĩa vụ thuế đóng thuế. T N. Nắm được qui định của pháp luật , hiểu và nắm rõ vấn đề Số câu : 1 Số điểm : 4 Phần trăm: 40%. 4câu. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Thông hiểu TN TL. 4. 4 40%. 2 20%. 40%. 4. Đề kiểm tra : I.Trắc nghiệm ( 2đ) Đánh chéo vào câu trả lời đúng nhất. 100%.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm Nếu chọn ý đúng là đánh chéo phía trước chữ cái câu đúng Nếu bỏ câu đã chọn chỉ cần khoanh tròn câu đã đánh chéo Nếu lấy lại ý ban đầu đã chọn chỉ cần tô đen lại Câu 1 : Độ tuổi lao động chính cho xã hội là a.18 tuổi trở lên b.Từ 15-60 tuổi c. Đủ 15- 55 tuổi d.Từ 18-65 tuổi Câu 2 : Lao động là quyền của công dân có nghĩa là: a. Có quyền sử dụng sức lao động để tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp b. Có quyền sử dụng sức lao động để học nghề ,tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho ban thân,gia đình và xã hội c. Lao động để nuôi sống d. Lao động để tạo ra của vật chất Câu 3 :Mở trường dạy học, đào tạo nghề là a.Quyền được thành lập trường học b. Quyền được thuê mướn lao động c. Quyền lao động d. Quyền sỡ hữu tài sản Câu 4:Hôn nhân hộp pháp là : a. Nam từ 20 tuổi , nữ 18 tuổi trở lên , tự nguyện chung sống lâu dài b. Đủ tuổi pháp luật qui định , người khác giới , có họ ngoài 3 đời c. Đủ tuổi pháp luật qui định, độc thân,tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn d. Những người độc thân , tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn Câu 5 : Con dại cái mang là nói lên trách nhiệm của : a. Trường học b. Cha mẹ c. Trẻ em d. Gia đình và xã hội Câu 6: Cấm kết hôn: a. Cùng dòng máu trực hệ , chưa đủ tuổi pháp luật qui định b. Đang có vợ , đang có chồng c. Có họ trong phạm vi 3 đời d. Tất cả các ý trên Câu 7 : Công dân có quyền tự do kinh doanh có nghĩa là : a. Lựa chọn hình thức kinh tế, ngành nghề, qui mô kinh doanh b. Lựa chọn ngành nghề, qui mô kinh doanh, kinh doanh đúng ngành nghề c. Lựa chọn bất kì hình thức gì mà không ai có quyền cảng trở.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> d. Lựa chọn hình thức kinh tế, kê khai đúng số vốn, đúng mặt hàng xin phép Câu 8 : Thuế có tác dụng a.Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế b. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển kinh theo định hướng của Nhà nước c. Đảm bảo cho chi tiêu trong ngân sách nhà nước d. Đảm bảo xây dựng đủ cơ sở vật chất II. Tự luận (8đ) Câu 1 : Câu ca dao sau nói lên điều gì ? (1 đ) Đường đi những lách cùng lao Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con” Được kết hôn trong trường hợp nào?Tảo hôn là gì?Có tác hại như thế nào?(3đ) Câu 2 : Tình huống: Bà Tư mở quán ăn , mướn người giúp việc, con Bà Tư bảo “ chọn người siêng năng , nhiệt tình thì làm việc mới trôi chảy” . Bà Tư nghĩ một lúc sao rồi mới quyết định thuê bé Na 14 tuổi vào làm ở quán ăn . Bà nói “ Trẻ em làm việc mới siêng năng , nó không nhiều chuyện và nó sợ mình , bắt nó làm thêm chút đỉnh cũng không sao” . a. Em có suy nghĩ gì về việc bà Tư sử dụng lao động ? (1 đ) b. Hãy giải thích cho bà Tư hiểu đúng về pháp luật khi sử dụng lao động (1 đ) Câu 4 : Trong thời đại kinh tế thị trường với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , mọi công dân có quyền tự do kinh doanh .Theo em, người kinh doanh cần có nghĩa vụ gì ?( 2 đ ) 5.ĐÁP ÁN Trắc nghiệm 1a, 2b, 3c, 4c , 5b , 6d , 7a, 8b. Câu 1 : Câu ca dao sau nói lên việc ép hôn của cha mẹ ( cưỡng hôn) ( 0.25). Đây là hôn nhân không tự nguyện sẽ dẫn đến gia đình không hạnh phúc ( 0.25) Cha mẹ vi phạm pháp luật về luật hôn nhân gia đình ( 0.5) * Được kết hôn theo qui định của pháp luật trong những trường hợp: - Đủ tuổi theo qui định của pháp luật : Nam 20 tuổi trờ lên ( 0.25), nữ 18 tuổi trở lên . ( 0.25) - Những người chưa có vợ , chưa có chồng . ( 0.25) - Những người khác giới và có đủ năng lực hành vi dân sự ( 0.25) - Những người có họ ngoài 3 đời . ( 0.25) - Những người không cùng dòng máu trực hệ ( 0.25) * tảo hôn : là kết hôn chưa đủ tuổi theo qui định của pháp luật . ( 0.25) Kết hôn sớm sẽ bị xã hội coi thường, vi phạm luật pháp nhà nước . ( 0.25) * Đối với bản thân :sinh con sớm , ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; ảnh hưởng đến việc học, cản trở sự tiến bộ của bản thân , vì vướng bận gánh nặng gia đình. ( 0.25) + Đối với gia đình: Trở thành gánh nặng của gia đình do cả 2 đều không đủ khả năng lao động kiếm tiền sinh sống , kinh tế gia đình vững vàng( 0.25) cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm quản lí gia đình ,chăm sóc, giáo dục con,... ( 0.25) +Đối với xã hội: dân số tăng nhanh, tạo ra gánh nặng đối với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, trường học, bệnh viện …kìm hãm sự phát triển của xã hội. ( 0.25).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 2 : a.Bà Tư sử dụng lao động như vậy là không đúng pháp luật ( vi phạm pháp luật) ( 0.5) sử dụng lao động chưa đủtuổi, lại có ý bóc lột lao động ( 0.5) b. Giải thích cho bà Tư hiểu đúng về pháp luật khi sử dụng lao động (1 đ) *Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc ( 0.5) , nguy hiểm hoặc tiếp tục với các chất độc hại , cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi . Cấm cưỡng bức , ngược đãi người lao động . ( 0.5) Câu 3: Người kinh doanh cần có nghĩa vụ - Đóng thuế . ( 0.25)- phải kê khai đúng số vốn , kinh doanh đúng nghành , mặt hàng nghi trong giấy phép( 0.25) - Tuân thủ quy định về môi trường ( 0.25) - Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn xã hội ( 0.25) - Không kinh doanh những mặt hàng cấm ( 0.25)thuốc nổ , vũ khí , ma túy , mại dâm ,….. ( 0.25) - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng : vệ sinh an toàn thực phẩm , hàng hóa có nguồn gốc , xuất xứ ….( 0.25) Học sinh chuẩn bị : Xem lại nội dung các bài đã học - nắm vững kiến thức, xem hệ thống bài tập,làm bài theo đề cương. III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (GV nhắc nhở học sinh trước khi làm bài) 3. Bài mới : Phát đề cho Hs làm bài GV : theo dõi, quan sát HS Theo dõi HS làm bài – nhắc nhở HS chưa nghiêm túc GV : theo dõi, quan sát HS Theo dõi HS làm bài – nhắc nhở HS chưa nghiêm túc IV. Thu bài- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Xem trước bài “Chuẩn bị bài 15 ? Thế nào là vi phạm pháp luật? có mấy loại ? V. Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Tuần 27 Tiết 27. Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1.Kiến thức: Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật. 3. Thái độ: Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước, phê phán các hành vi VPPL. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK + SGV, Hiến pháp, tình huống 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2.Kiểm tra bài cũ ( 5’) sửa bài KT 1 tiết 3. Bài mới :. Hoạt động của GV và HS. Nội dung. Hoạt động 1: Chia sẽ tìm nội dung bài học (25’) * Mục tiêu: Giúp HS xác định các hành vi VPPL trong mục đặt vấn đề . * Cách tiến hành: GV Tổ chức cho HS cùng trao đổi, gợi ý đưa ra các câu hỏi theo các cột trong bảng. 1- Xây nhà rái phép. - Đổ phế thải. 2- Đua xe vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông. 3- Tâm thần đập phá đồ đạc. 4- Cướp giật dây truyền, túi xách người đi đường. 5- Vay tiền dây dưa không trả. 6- Chặt cành tỉa cây mà không đặt biển báo. - Những hành vi so với qui định của pháp luật như thế nào ? ( trái pháp luật) Những hành vi này đúng hay sai ?(có lỗi ) Những hành vi này do ai gây ra?( người có năng lực trách nhiệm pháp lí) -Người có năng lực hành vi dân sự là người như thế nào?( kiểm soát được hành vi , thái độ của mình- là người bình thường) Vi phạm pháp luật là gì? Phân loại vi phạm 1- Vi phạm luật hành chính. 2- Vi phạm luật dân sự 3- Không (mất năng lực hành vi dân sự ) 4- Vi phạm luật hình sự. 5- Vi phạm luật dân sự 6- Vi phạm kỉ luật Kể tên các loại vi vi phạm pháp luật ? Cho ví dụ từngloại HS: làm việc cá nhân, cả lớp cùng góp ý kiến * KL: GV Chúng ta bước đầu tìm hiểu nhận biết một số khái niệm liên qua đến vi phạm pháp luật, đó là các yếu tố của hành vi vi phạm pháp luật. - Bản thân em cần phải sống như thế nào để không. I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề :. II. Nội dung bài học 1. Vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.. * Các loại vi phạm pháp luật: - Vi hạm pháp luật hình sự - Vi phạm pháp luật hành chính. - Vi pạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỉ luật..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> vi phạm nội quy trường lớp và không VPPL? * KL: GVNX, bổ sung , cho HS ghi bài Hoạt động 2: Bài tập: HS xử lý các tình huống (10’) III. Bài tập * Mục tiêu: Giúp HS xác định các hành vi VPPL * Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống, YCHS sắm vai: 1. Nam là HS lớp 9 nhận chuyển gói hàng mà không biết gói hàng đó có ma túy. 2. Tú ( 14 tuổi) mượn xe máy của bố lạng lách, vượt dèn đỏ gây tai nạn giao thông HS: Ứng xử các tình huống Trong các ý kến sau đây ý kiến nào đúng, sai ? Vì sao? a. Bất kì ai phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. b. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. c. Những người mắc bệnh tam thần không phải chịu trách nhiệm hình sự. d. Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Vi phạm pháp luật là gì? Có mấy loại vi phạm pháp luật? Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý phần 2 V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tuần 28 ND Tiết 28. Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (Tiết 2) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1.Kiến thức: Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lý, kể được các loại trách nhiệm pháp lý. Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý.. 3. Thái độ: Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước, phê phán các hành vi VPPL. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK ,Hiến pháp, tình huống. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’) Thế nào là VPPL? Có mấy loại VPPL? Cho ví dụ từng loại ? 3. Bài mới :. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Đàm thoại : (25’)Tìm hiểu bài học (tt) * Mục tiêu: Giúp HS iểu thế nào là trách nhiệm pháp lý và các loại trách nhiệm pháp lý. Tích hợp KNS. * Cách tiến hành: hệ thống câu hỏi Dựa vào phần ĐVĐ , nếu vi phạm sẽ xứ lý như thế nào ? nêu cách giải quyết ? GV: Em hiểu trách nhiệm là gì? -Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý ? Cho ví dụ từng loại? GV: Nêu hành vi vi phạm và biện pháp xử lý mà em được biết trong thực tế cuộc sống ? HS: Vứt rác bừa bãi, cãi nhau gây mất trật tự nơi công cộng, lấn chiếm vỉa hè lòng dường, trộm xe máy, viết vẽ bậy lên tường lớp... GV: Yêu cầu HS đọc điều 12 Hiến pháp 1992 HS: đọc GV: kết hợp giải thích các thuật ngữ. - Năng lực trách nhiệm pháp lí… - Các biện pháp tư pháp….. GV: đặt câu hỏi liên quan dến trách nhiệm pháp lí của công dân, từ đó HS liên hệ trách nhiệm của bản thân. GV: Nêu trách nhiệm của công dân? - Khi vi phạm nội quy của nhà trường, bản thân em cần phải làm gì để chịu trách nhiệm pháp lý ? Hoạt động 2:Bài tập Trò chơi hỏi chuyên gia tư vấn(10’) * Mục tiêu: nắm vững kiến thức+vận dụng giải quyết tình huống, Rèn KN giao tiếp * Cách tiến hành: thảo luận + tình huống So sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí ?. Nội dung I.Tìm hiểu bài. II. Nội dung bài học 2. Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân , tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hànhg những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. * Các loại trách nhiệm pháp lí: - TRách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm kỉ luật.. 3. Trách nhiệm của công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh HIến Pháp và pháp luật. - Đấu tranh với các hành vi việc làm vi phạm pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Giống: Là những quan hệ xã hội và đều dược pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người đều III. Bài tập phải biết và tuân theo. - Khác: Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm pháp lý - Bằng tác động của - Bắt buộc thực hiện; dân sự xã hội; lương Phương pháp cưỡng tâm cắn rứt chế của nhà nước thảo luận, sắm vai tình huống bài tập 2 SGK. HS: Thảo luận, phân vai, sắm vai tình huống. GV cùng Hs làm bài tập 1, 3 SGK Giáo dục HS sống và làm việc theo pháp luật IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý ? Cho ví dụ từng loại? - học bài ,làm bài tập còn lại chuẩn bị bài :quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. - Chuẩn bị bài mới ( Tiết 1): Đọc phần đặt vần đề, soạn gợi ý, đọc phần tư liệu tham khảo: Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. Nêu ý nghĩa của quyền này? V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Tuần 29 ND Tiết 29. Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 1) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.Kiến thức: Nêu được thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi 3. Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK ,Hiến pháp, tình huống. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)Trách nhiệm pháp lý là gì? Các loại trách nhiệm pháp lý ? 3. Bài mới .. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần dặt vấn đề (25’) * Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đặt vấn đề * Cách tiến hành: GV Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: - Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân? N3: Nhà nước quy định những quyền đó là gì? N4: Nhà nước ban hành những quy định đó để làm gì? HS: Thảo luận, trình bày. - Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi bổ sung dự thảo HP - Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội. N3: Những quy định đó là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. N4: Những quy định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực. -Thế nào quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.? GVNX và gợi ý cho HS lấy 1 số ví dụ. Đối với công dân: - Tham gia , góp ý kiến xây dựng hiến pháp và pháp luật. - Chất vấn các đại biểu quốc hội… - Tố cáo khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước. - Bàn bạc quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. - Xây dựng các quy ước của xã thôn về nếp sống văn minh và chống các tệ nạn xã hội. Đối với HS: - Góp ý kiến về xây dựng nhà trường ko có ma túy. - Bàn bạc quyết định việc quan tâm đến HS nghèo vượt khó. - ý kiếnvới nhà trường về tình trạng học ca 3, bàn ghế của. Nội dung I. I.Tìm hiểu bài. II. Nội dung bài học. 1.Khái niệm Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.. 2. Ý nghĩa Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân,.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HS, vệ sinh môi trường. đảm bảo cho công dân -Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý thực hiện quyền làm chủ nghĩa như thế nào ? của mình, đồng thời thực * KL: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hiện trách nhiệm công dân hội vì nhà nước ta là nhà nước của dân do dân, vì dân. đối với nhà nước và xã hội. Nhân dân có quyền, có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan , các tổ chức nhà nước thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nứoc, tạo điều kiện giúp đỡ các cán bộ nhà nước thực hiện tốt công vụ. III. Bài tập Hoạt động 2 : Bài tập : hỏi chuyên gia tư vấn(10’) * Mục tiêu: nắm vững kiến thức+vận dụng giải quyết tình huống, Rèn KN giao tiếp * Cách tiến hành: thảo luận + tình huống -Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? VD? -Quyền tham gia quản lý hà nước, quản lý xã hội đem lại lợi ích gì cho công dân? GV Cùng HS làm bài tập 1 SGK Các quyền thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân: - Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. - Quyền ứng cử và QH, HDND. - Quyền khiếu nại, tố cáo. - Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. * KL: GVNX, cho HS ghi bài. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? Quyền tham gia quản lý hà nước, quản lý xã hội đem lại lợi ích gì cho công dân? - Về nhà học bài , làm bài tập.- Đọc phần tư liệu tham khảo, chuẩn bị phần (tt) V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Tuần 30 ND Tiết 30. Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 2) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1.Kiến thức: Nêu được trách hiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. Nêu được các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK , Hiến pháp, tình huống. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ? Quyền tham gia quản lý hà nước, quản lý xã hội đem lại lợi ích gì cho công dân? 3. Bài mới . Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Đàm thoại ( 25’) I. Tìm hiểu bài * Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu bài học tt * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi: - Tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào? II. Nội dung bài học - Tham gia trực tiếp là thế nào? - Tham gia gián tiếp là thế nào? -Em hãy nêu những phương thức thực hiện tham gia quyền quản lí nhà nước của công dân. 2. Cách thực hiện: GV:Gợi ý HS lấy ví dụ. * Trực tiếp: tự mình tham gia HS: Lấy ví dụ về cách thực hiện, * Gián tiếp: Thông qua đại biểu -Nêu mốt số cương trình mà em biết về chuyên của nhân dân , thông qua báo, mục tham gia của công dân? ( trả lời thư bạn đài , các phương tiện thông tin đại xem đài , báo pháp luật, hỏi trực tiếp : tiếp xúc chúng. cử tri) Ví dụ: Tham gia quyền bầu cử quốc hội Tham gia quyền ứng cử vào HDN D VD: Góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương. Góp ý việc làm của cơ quan quản lí nhà nước trên báo. GV: Gợi ý thêm quyền … + Làm chủ xã hội + Làm chủ bản thân. GV: Gợi ý: Thự hiện mục tiêu xây dựng đất nước: “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng 3. Trách nhiệm của nhà nước. dân chủ văn minh” - Đảm bảo và không ngừng tạo -Nhà nước có trách nhiệm gì về quyền tham gia điều kiện để nhân dân phát huy quản lí nhà nước, xã hội của công dân. quyền làm chủ về mọi mặt của Hoạt động 2: Bài tập (10’) mình..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> * Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức * Cách tiến hành: trao đổi cặp đôi , chia sẽ với bạn - Em đã tham gia góp ý kiến để quản lí nhà nước, xã hội như thế nào? GV: Gợi ý - Học tập tốt, lao động tốt. - Tham gia xây dựng lớp, chi đoàn... GV tổ chức cho HS tham gia diễn đàn ngắn HS : Bày tỏ ý kiến, quan điểm về vấn đề quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của HS nói chung và HS lớp 9 nói riêng HS : Trình bày, nêu những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, cả lớp có thể hỏi, chất vấn cùng trao đổi GV : Bày tỏ ý kiến có lý, có tình thể hiện ủng hộ quan điểm đúng hoặc phê phán quan điểm sai và gợi ý cho HS nói rõ thêm ý thức trách nhiệm của bản thân với tập thể lớp. GV cùng HS làm bài tập 3,5 SGK.. - Công dân có quyền và trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội. III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào? Nhà nước có trách nhiệm gì về quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân. - Về nhà học bài , làm bài tập còn lại sgk - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tuần 31 Tiết 31. Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC ( T1) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 2. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Phê phán những hành vi trống tránh nghĩa vụ quân sự. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK , tranh sách giáo khoa, tư liệu kỹ năng sống. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (kèm theo đề + đáp án) 3. Bài mới . Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Đàm thoại :Quan sát và nhận xét 3 I.Tìm hiểu bài bức ảnh sách giáo khoa(15’) * Mục tiêu: Giúp học sinh tìm nội dung bài học. * Cách tiến hành: GVYCHS quan sát các bức ảnh II. Nội dung bài học SGK Ảnh 1: Chiến sĩ hải quân bảo vệ vùng biển của tổ quốc. Ảnh 2: Dân quân nữ cũng là một trong những lực 1. Bảo vệ tổ quốc : lượng bảo vệ tổ quốc. Là bảo vệ độc lập, chủ quyền Ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với ngườimẹ có công thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ góp phần bảo vệ tổ quốc. của tổ quốc, bảo vệ chế độ GV: Cho lớp thảo luận cặp đôi trong 2 phút câu hỏi : X HCN và nhà nước CHXHCN GV: Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh trên? Việt Nam. HS: Thảo luận, trình bày * Bảo vệ tổ quốc bao gồm: - Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm - Xây dựng lực lượng quốc bảo vẹ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh phòng toàn dân. cũng như trong hòa bình. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. GV: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai ? - Thực hiện chính sách hậu HS: Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, là phương quân đội. nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của công dân. *KL: Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường * Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: là xuyên của toàn dân và của nhà nước ta. những việc mà người công dân Tổ quốc bao gồm những gì ? phải thực hiện góp phần vào sự Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ gì?( độc lập, chủ quyền…) Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là bảo vệ Tổ quốc nghiệp bảo vệ tổ quốc. III. Bài tập (10’) * Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là BVTQ .Rèn KN.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> trình bày suy nghĩ/ ý tưởng. * Cách tiến hành: GV : Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi : -Bảo vệ tổ quốc , chúng ta cần phải làm gì ? -Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của ai ? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung này ? HS: Trao đổi, trình bày ý kiến. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Bảo vệ tổ quốc là gì? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc . 2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Học bài cũ. - Đọc phần tư liệu tham khảo. - Xem phần bài học tiếp theo. - Làm bài tập còn lại. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Tuần 32 ND Tiết 32. Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC( T 2 ) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nêu được một số quy định trong Hiến pháp 1992 và Luật nghĩa vụ quân sự ( Sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích hợp KNS. 2. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Phê phán những hành vi trống tránh nghĩa vụ quân sự. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK , Hiến pháp 1992, Luật nghĩa vụ quân sự. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức .(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Bảo vệ tổ quốc là gì? Để bảo vệ tổ quốc cần phải làm gì. 3. Bài mới . Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tư duy (15’) I. Tìm hiểu bài * Mục tiêu: HS biết được cần phải bảo vệ tổ quốc của CD. Rèn kỹ năng giao tiếp. * Cách tiến hành: hệ thống câu hỏi, chia sẽ Gọi gọi sinh nhắc lại kiến thức lịch sử mà biết được trong quá trình đấu tranh giành độc lập nổi bật nhất là II. Nội dung bài học. những chiến thắng vang dội trải qua những thời kì lịch sử HS thuyết trình - Ông cha chúng ta đã phải chiến đấu và chiến thắng biết 2. Vì sao phải bảo vệ tổ bao kẻ thù trong suốt 4000 năm lịch sử, đất nước ta do quốc: ông cha ta đổ máu xương xây dựng nên. Đối với đất - Non sông Việt Nam là do nước ta hiện nay, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn trong cha ông chúng ta đã hằng tình trạng bất ổn. Trong xã hội còn nhiều tiêu cực, công ngàn năm xây đắp, giữ gìn tác quản lý lãnh đạo còn yếu kém. Kẻ thù còn đang lợi mới có được . dụng phá hoại chúng ta cả về mặt kinh tế và chính trị. - Ngày nay, Tổ quốc chúng Bằng nhiều thủ đoạn, chúng bao vây cấm vận, phá hoại ta vẫn luôn luôn bị các thế kinh tế, tinh thần và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội của lực thù địch âm mưu xâm nhân dân ta. chiếm, phá hoại. GV thuyết trình thêm “diễn biến hòa bình” Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ? GD lòng biết ơn người có công với dân tộc , đất nước, anh hùng liệt sĩ, …. GV: Gợi ý các hoạt động : Ngày kỉ niệm : 27/7 Ngày 22/12 3. Trách nhiệm của học Ngày 4/3 Ngày biên phòng toàn dân …. sinh. Hoạt động 2: Sắm vai – Tìm trách nhiệm của HS (15’) - Phải ra sứa học tập * Mục tiêu: Giúp HS rèn cách ứng xử phù hợp với nghĩ - Tu dưỡng đạo đức. vụ BVTQ. Rèn KN ra quyết định, tư duy phê phán. - Rèn luyện sức khỏe, luyện.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> * Cách tiến hành : thảo luận và sắm vai -thảo luận lớp vế cách ứng xử của nhân vật Hòa trong tiểu phẩm? GV: Học sinh cần phải làm gì đề tham gia BVTQ? - HP 1992 có liên quan đến nghĩa vụ BVTQ của CD. - Những điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự có liên quan đến nghĩa vụ BVTQ. - Những điều khoản trong Bộ luật hình sự có liên quan đến nghĩa vụ BVTQ. Tham gia luật nghĩa vụ quân sự Độ tuổi tham gia là bao nhiêu ? (18-hết 27 tuổi ) Thời gian tại ngũ là bao lâu? ( 2 năm ) - Bản thân em cần phải gì để góp phần bảo vệ tổ quốc? GD tinh thần bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt luật nghĩa vụ quân sự Hoạt động 3: hỏi chuyên gia tư vấn (5’) HS: Nghiên cứu tài liệu được phân công và từng nhóm lên đóng vai các luật sư trả lời những câu hỏi do HS trong lớp đặt ra * KL: GV nhắc lại nội dung trong HP và PL có liên quan đến nghĩa vụ BVTQ của công dân và cho hS ghi bài.. tập quân sự. - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ TT, AN trong trường học và nơi cư trú. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự. - Tích cực vận động người thân trong gia đình làm nghĩa vụ quân sự. III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ(4’) Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc - Về nhà học bài , làm bài tập. - Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi bài 18. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Tuần 33 Tiết 33. Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT ( T1 ) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1.Kiến thức: - Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật. Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Tích hợp KNS và BVMT mục 1, GDPL mục 1, 2. 2. Kĩ năng: Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 3. Thái độ: Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK , tư liệu PL, tình huống 2. Học sinh: SGK, vở ghi học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Học sinh cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc ? 3. Bài mới .. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Đàm thoại: (20’) * Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu phần đặt vấn đề * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đọc Sgk. GV: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức? HS: - Biết tự tin, trung thực - Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho mọi người. - Trách nhiệm, năng động sáng tạo. - Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty GV: Những biểu hiện nào chững tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật. HS: - Làm theo pháp luật - Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động. - Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định nộp thuế và đóng bảo hiểm. - Luôn phản đối , đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực. GV: Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh? HS: Trả lời GV: Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội? Hoạt động 2 : Tư duy (15’) * Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật , mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật . * Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi: GV: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? GV: chuẩn mực đạo đức : Trung ,hiếu, lễ, Nghĩa, cần ,. Nội dung I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật.. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm : a. Sống có đạo đức là: suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> kiệm, liêm , chính - Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo pháp luật? GV: Người sống có đạo đức là người thể hiện: - Mọi người chăm lo lợi ích chung - Công việc có trách nhiệm cao. - Môi trường sống lãnh mạnh, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội. GV: Lấy ví dụ minh họa hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật . HS: Anh em tranh chấp tài sản thừa kế : + Anh em bất hòa ( Đạo đức) + Tòa án giải quyết ( Pháp luật ) Câu hỏi tích hợp GDMT, GDPL: Hành vi nào vừa thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vừa có tác dụng bảo vệ môi trường ? HS: Trả lời. ND tích hợp MT: Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. ND tích hợp GDPL: Thực hiện đúng quy định pháp luật là tuân theo pháp luật. Người tuân theo pháp luật là người sống có đạo đức.. quyền lợi và nghãi vụ; Lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc là mục yiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó. b. Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật 2. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo Pháp Luật: - Đạo đức là phẩm chất bến vững của mõi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi PL. - Người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật.. III. Bài tập. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Mối quan hệ ? Học bài cũ, xem bài tt, làm bài tập còn lại. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tuần 34 ND Tiết 34. Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT ( T 2 ) I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên HS , rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo PL. 2. Kĩ năng: Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 3. Thái độ: Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : SGK , tấm gương người tốt việc tốt, HP 1992 2. Học sinh: SGK, vở ghi, học bài và làm bài tập bài, chuẩn bị bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? 3. Bài mới .. Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Tư duy (15’) * Mục tiêu : học sinh tìm về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật và rút ra bài học tiếp theo. * Cách tiến hành : GV: Cho học sinh liên hệ, tìm những ví dụ minh họa : Những tấm gương tốt, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật và việc làm đó có lợi như thế nào. HS: Bác sĩ Lê Thế Trung, người nông dân Nguyễn Cẩm Lũy, tổng giám đốc Nguyễn Hải Thoại. GV: Yêu cầu học sinh lầy ví dụ minh họa những người có hành vi trái đạo đức, pháp luật. Hành vi đó làm hại bản thân, gia đình, đất nước như thế nào ? + Tội buôn bán ma túy ( Vũ Xuân Trường) + Giết người, cướp của, cờ bạc ( Trương Văn Cam) + Tham ô tài sản nhà nước ( Nguyễn Đức Chi) 165 tỉ đồng. -Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật đem lại lợi ích gì ? GV cho HS nêu tấm gương “ người tốt việc tốt” về sống có đạo đức và tuân theo pL. Câu hỏi tích hợp BVMT,GDPL, KNS: Bản thân em cần phải sống như thế nào để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà có tác dụng BVMT? Hoạt động 2: Sắm vai.(20’) * Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố kiến thức và đưa ra cách ứng xử của mình . * Cách tiến hành : yêu cầu học sinh sắm vai tình huống TH 1: vi phạm an toàn giao thông Phân biệt giữa đạo đức và pháp luật Giống nhau : đều là những chuẩn mực , hành vi ứng xử , nhận thức của con người.. Nội dung I. Tìm hiểu bài Đặt vấn đề .. II. Nội dung bài học: 3. Ý nghĩa : Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng.. 4.Trách nhiệm của học sinh: Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> * Khác:. Đạo đức Pháp luật Cơ Bắt nguồn từ cuộc Xuất phát từ ý chí, nguyện sở sống, hình thành vọng của nhân dân, do hình trong quá trình lịch sử nhà nước ban hành,cơ thành lâu dài của dân tộc, quan ban hành là quốc III. Bài tập được truyền từ thế hệ hội. này sang thế hệ khác. Hình Tục ngữ, ca dao Hiến pháp ,Luật , điều luật thức Châm ngôn thể Lương tâm hiện Truyện cổ tích, … Các Được điều chỉnh Được nhà nước đảm bảo hình thông qua dư luận xã thực hiện bằng các biện thức hội: khen, chê, pháp giáo dục? thuyết thể khuyên răn. phục, cưỡng chế. hiện TH 2: vi phạm tệ nạn xã hội * Kết luận : GVNX, tuyên dương nhóm thể hiện tốt. IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ (4’) Bản thân em cần phải làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật - Học bài, làm bài còn lại trong SGK. - Chuẩn bị tranh ảnh, sưu tầm tư liệu về GT đường thủy để tiết sau thực hành ngoại khóa. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tuần 35 ND Tiết 35. THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Nêu được những quy định chung của pháp luật về đảm bảo TTGT đường thủy, hiểu rõ nguyên tắc giao thông đường thủy..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Nhận xét các tình huống khó khăn và xử lý các tình huống. - Tôn trọng các quy định về TTGT đường thủy. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh ảnh, sách GDPL về ATGT. 2. Học sinh: Học bài, sưu tầm tư liệu III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định của pháp luật về hôn 1. Một số quy định nhân, kinh doanh, lao động…. về đi và tránh nhau * Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu quy định của pháp luật của phương tiện * Cách tiến hành: thảo luận , chia sẽ đường thủy. Gv: Khi điều khiển phương tiện giao thông trên đường thủy, ( Sách GDPL về ta cho phương tiện đi như thế nào? TTATGT) HS: Thảo luận , trình bày GV giới thiệu cho HS một số loại biển báo GT đường thủy.  KL: GVNX, bổ sung và cho HS ghi một số quy định về GT đường thủy. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế GV: Em có nhận xét gì về việc tuân thủ luật giao thông đường thủy của người dân ở địa phương em ? HS: TL GV: Hãy nêu những lỗi thường mắc phải của những người tham gia giao thông đường thủy ? HS: TL GV: Theo em, làm thế nào để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông ? HS: TL Hoạt động 3: Trưng bày tranh, ảnh hoặc tư liệu. * Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức 2. Trưng bày tranh * Cách tiến hành: Gv cho Hs trưng bày theo tổ ảnh . HS: trưng bày, NX GV: Khi thấy người chết đuối em phải làm sao? HS: Trả lời theo sự hiểu biết của mình. GV giới thiệu cho HS cách sơ cấp cứu người bị chết đuối. * KL: GV giáo dục học sinh IV. ỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Củng cố: GVNX khái quát tiết học. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Phát đề cương ôn thi HKII, học bài, làm bài theo đề cương. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Tuần 36 Tiết 36. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Giúp hs nắm vững kiến thức chương trình HKII từ bài 12-> bài 18 2. Trọng tâm : Kiến thức các bài 12, 13, 14, 17, 18 3. Kỹ năng : Đánh giá hành vi của mình và mọi người xung quanh.Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. 4. Thái độ : Ủng hộ, làm theo những điều đúng đắn, phê phán những hành vi sai trái . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, tình huống 2. Học sinh: Học bài, làm bài theo đề cương. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới .. Câu 1: Hãy nêu hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra ?(. Câu 4: Để trở thành người lao động tốt, người công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì ? - Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ, tham gia lao động ở nhà, ở trường và ngoài xã hội những công việc vừa sức … - Nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường Câu 5:. V. Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×