Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHAK4NGUYEN THI QUYNH THUKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.13 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1. Đề tài: Ý. tưởng tổ chức một bài dạy.. Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Thư. Mã số sinh viên: 1141070062. Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non. Lớp: Đại học Tiểu học A – K4. Giảng viên HD: Trần Dương Quốc Hòa. Em chào thầy!.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Em chào thầy! Một tháng kiến tập ngắn ngủi đã trôi qua và cũng đã đến lúc em phải nộp bài kiểm tra giữa học phần cho thầy. Một tháng qua, em được dự giờ nhiều tiết dạy khác nhau của thầy cô trường Tiểu học Kim Đồng, đặc biệt là môn Tiếng Việt (tiết Tập đọc). Em thấy các tiết dạy tập đọc của thầy cô không bao quát được hết lớp. Vì số lượng học sinh được đọc bài, tìm hiểu bài khá là ít. Đa phần thầy cô chỉ mời đi, mời lại một số em nào đó đứng lên đọc bài và nói các em còn lại chú ý vào bài học. Nhưng theo quan sát của em thì phần lớn học sinh không tích cực tập trung vào bài học và suy nghĩ tìm hiểu bài. Vì vậy, ý tưởng của em hôm nay là phải làm sao cho tất cả học sinh trong lớp đều được đọc bài mới, tích cực tìm hiểu và cảm thụ bài học. Sau đây, em xin trình bày ý tưởng tổ chức một bài dạy (Tập đọc: Văn hay chữ tốt). Mong thầy xem và góp ý để cho bài làm của em được hoàn thiện hơn!.. TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP MỘT TẬP ĐỌC: VĂN HAY CHỮ TỐT I. Kiểm tra bài cũ:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Em sẽ cho lớp chơi một trò chơi để ôn lại bài học trước. Trò chơi có tên là: Ong tìm mật. Cách chơi: Học sinh sẽ hóa thân thành những chú ong thợ đi tìm mật từ những bông hoa. Lưu ý: các con chỉ lấy được mật khi làm đúng theo yêu cầu của bông hoa. Sau mỗi bông hoa là nội dung của bài cũ mà học sinh sẽ phải trả lời. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: -Treo tranh cho hs quan sát.. -Liên hệ những kiến thức cũ để dẫn vào bài mới. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Một hs đọc toàn bộ bài. - Một hs đọc phần chú giải..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV giải nghĩa câu thành ngữ “ Văn hay chữ tốt”. - GV hướng dẫn hs đọc từ khó có trong bài. - GV hướng dẫn hs đọc câu dài có trong bài. - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng. + Đoạn 2: Tiếp theo đến luyện viết chữ sao cho đẹp. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Yêu cầu hs đọc bài theo nhóm 3. ( bầu cử trưởng nhóm; trưởng nhóm có nhiệm vụ theo dõi phần đọc của các bạn trong nhóm mình để báo cáo lại với gv; đồng thời, giáo viên phải đi xuống trực tiếp quan sát và giúp đỡ cho những em đọc sai, đọc yếu). - Mời nhóm trưởng báo cáo, giáo viên nhận xét. - Mời 3 hs đọc tương ứng ba đoạn.( gv chú ý lắng nghe, chỉnh sữa những lỗi sai cho hs). b. Tìm hiểu bài: - Đoạn 1: + Yêu cầu hs tự đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi có liên quan (gv đưa ra câu hỏi). + Mời hs trả lời. + Nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Hỏi hs nội dung đoạn 1? + Nhận xét và rút ra nội dung đoạn 1. - Đoạn 2: + Tương tự như đoạn 1. - Đoạn 3: + Yêu cầu hs đọc thầm và trả lời câu hỏi có liên quan ( gv đưa ra câu hỏi). + Mời hs trả lời. + Nhận xét, bổ sung.  Chia lớp thành 4 nhóm và cho chơi trò chơi có tên: “ Ai sưu tầm giỏi”. Yêu cầu các em sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quyết tâm, kiên trì, chịu khó. Nhóm nào sưu tầm được nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. + Hỏi nội dung của đoạn 3. + Nhận xét, rút ra nội dung đoạn 3. + Yêu cầu hs tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của câu truyện và trả lời câu hỏi (Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?, Con học được gì qua câu chuyện?) + Nhận xét, cho hs đọc đại ý của bài. c. Đọc lại:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gv hướng dẫn giọng đọc phù hợp (giọng kể chậm rãi, giọng bà cụ hàng xóm thì khẩn khoản, giọng Cao Bá Quát thì vui vẻ, sởi lởi). - Gv đọc mẫu. - 3HS đọc + câu hỏi kèm theo. 3. Luyện đọc diễn cảm: - Gv đưa đoạn đọc diễn cảm. - Hỏi: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu nhân vật? Đó là những ai? - Tổ chức đọc phân vai nhóm 3. - Cho hs đọc thi đua giữa 3 dãy. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: Các con biết không chữ ngày xưa có nhiều nét rất khó viết không như chữ Quốc ngữ của chúng ta ngày nay. Vì vậy, cô hi vọng các con hãy cố gắng, kiên trì rèn luyện chữ viết của mình sao cho đẹp hơn. Chỉ cẩn các con có sự cố gắng cô tin các con sẽ làm được. Như ông cha vẫn hay nói: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lưu ý: - Phải làm sao cho tất cả học sinh trong lớp đều được đọc bài và tìm hiểu bài mới. - Giáo viên phải chú ý uốn nắn, sữa sai khi học sinh đọc. Em cảm ơn thầy đã xem bài làm của em! Mong thầy góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn! Chúc thầy và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc! Em chào thầy!..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×