Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bai tham khao cuoc thi viet thu UPU lan thu 46

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!</i>


Có lẽ Ngài cũng biết,giáo dục là chìa khóa xây dựng nên một quốc gia lớn
mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người ở nhiều quốc gia trên thế
giới không biết đọc, biết viết. Điều này trở thành một thách thức đối với sự
phát triển của đất nước.


Thất học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn trong
xã hội, bằng chứng là ở đó, các thành phần tội phạm nhiều hơn và các vấn đề
về sức khỏe thì liên tục tăng vì thiếu hiểu biết.


Hiện nay, theo ước tính, có khoảng 40 triệu trẻ em trên tồn thế giới
không được tới trường, nhất là trẻ em gái. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở
các quốc gia châu Phi cận Sahara, nơi bùng nổ dân số và thống kê được
khoảng gần 20 triệu trẻ em không được đi học.


Tại các quốc gia này, hầu hết trẻ em sẽ không bao giờ được tiếp cận với
việc học tập, trong khi có những em khơng thể hồn thành bậc học mà phải
nghỉ giữa chừng. Hơn một phần ba trẻ em bắt đầu đi học trong năm 2012 ở
khu vực này sẽ bỏ học trước khi đến năm cuối cấp tiểu học.


Đó là chưa kể, rất đông trẻ em Syria hiện đang sống trong những trại tị
nạn nghèo nàn gần biên giới đất nước láng giềng Jordan, nơi đã có tới gần
640.000 người Syria tìm tới cư trú. Trẻ em sống trong những trại tị nạn này
có cuộc sống rất chật vật. Các em thường không may mắn được tới những
lớp học dã chiến.


Trên thế giới vẫn cịn rất nhiều trẻ em khơng được đi học


Còn ở đất nước Việt Nam của chúng tơi,theo số liệu vừa được cơng bố,
có tới hàng nghìn trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi chưa từng được đến


trường học hoặc đã bỏ học.


Tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học khá cao, đặc biệt cao đối với một số
nhóm dân tộc thiểu số. Chung cả nước có 2,57% trẻ em từ 5-17 tuổi chưa
bao giờ đi học. Dân tộc Mơng có tỷ lệ trẻ em từ 5-17 tuổi chưa bao giờ đi
học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số chính, bằng 23,02%. Nói cách
khác, gần 1/4 số trẻ em dân tộc Mông ở độ tuổi đi học chưa từng đi học bất
cứ một loại trường lớp nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

xa như thế. Đó là chưa kể, nơi đây chưa bao giờ có sự xuất hiện của ánh
sáng đèn điện, họ khát khao tới nỗi anh trưởng thôn đã đặt tên đứa con trai
đầu lòng là “Ánh Điện”.


Tôi không thể tưởng tượng ở thế kỷ 21 mà trên chính đất nước chúng tơi
cịn có những khát khao như thế. Đi học với những đứa trẻ ở vùng núi cao
trên đất nước chúng tơi là cái gì đó xa xăm lắm. Ngay từ khi mới 5 tuổi
nhưng các em đã phải phụ giúp bố mẹ trơng em, lớn hơn chút nữa thì đi
rừng, làm rẫy, lên nương.


Thử hỏi, khơng có tri thức thì làm sao quốc gia mới phát triển, quốc gia
kém phát triển thì thế giới của chúng ta cũng chẳng thể nào có được những
bước nhảy vọt.


Thưa Ngài Antonio Guterres, tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với
cương vị mới sẽ có những hành động và chiến lược mới để tất cả trẻ em trên
thế giới của chúng ta đều được đến trường, đều được tiếp cận với những tri
thức tiên tiến nhất của nhân loại vì một thế giới có những bước phát triển
vượt bậc.


Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!



</div>

<!--links-->

×