Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu KẾ TRONG NỤ CƯỜI GIẤU DAO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.2 KB, 2 trang )

KẾ TRONG NỤ CƯỜI GIẤU DAO
(Tiếu lý tàng đao kế):
Đó là mưu kế ngoài mặt đối với người thì tỏ ra vui vẻ, nhân nghĩa nhưng trong
lòng thì đầy hận thù và tìm mọi cách để tiêu diệt người. Trường hợp này cũng giống
như câu dân gian thường nói: "miệng nam mô, bụng bồ dao găm". Đây là mưu kế
của những kẻ gian ác nhằm làm cho đối thủ mất cảnh giác để lừa dịp tiêu diệt người
ta.
- Trong Đông Chu liệt quốc (của Phùng Mộng Long, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội 1988, tập 7), có đoạn kể việc Tôn Tẫn và Bàng Quyên là hai người bạn cùng học
một thầy là Quỷ Cốc, Tôn Tẫn là người trung hậu, còn Bàng Quyên là kẻ nham hiểm
và độc ác. Bàng Quyên xuống núi trước và giúp Nguỵ Huệ Vương được phong tới
chức tướng quốc. Sau đó vài năm Bàng Quyên gặp lại Tôn Tẫn mới từ núi xuống.
Bàng Quyên thử tài thấy Tôn Tẫn gỏi hơn mình muốn khai thác vốn học của Tôn Tẫn
rồi sẽ tìm cách hãm hại. Bàng Quyên giả cách giới thiệu Tôn Tẫn với Nguỵ Huệ
Vương, Huệ Phương định phong Tôn Tẫn làm phó quân sư giúp cho Bàng Quyên; thì
Bàng Quyên nói: Hạ thần với Tôn Tẫn là bạn đồng môn, Tẫn là bậc anh của hạ thần,
lẽ nào hạ thần lại để cho anh làm phó, chi bằng hãy tạm cho Tôn Tẫn làm khách
khanh, đợi khi Tôn Tẫn lập được công hạ thần sẽ xin nhường chức.
Sau đó, Bàng Quyên nghĩ thầm tài Tôn Tẫn hơn mình nhiều, nếu không trừ đi,
tất có ngày bị đè bẹp. Một hôm Bàng Quyên hỏi Tôn Tẫn: Họ hàng nhà anh đều ở
nước Tề, nay anh làm quan nước Nguỵ sao không về đón sang đây để cùng hưởng
phú quý?
Tẫn nói: Anh chưa rõ cảnh khổ của nhà tôi, tôi lên bốn đã mồ côi mẹ, lên chín
mồ côi cha phải sống nhờ ông chú là Tôn Kiều. Chú tôi làm quan ở nước Tề với Tề
Khang Công, sau Điền Thái Công đánh đuổi Tề Khang Công và các bề tôi của ông,
chú tôi và hai người con là Tôn Bình và Tôn Trác phải đem tôi sang lánh nạn ở đất
nhà Chu, gặp năm mất mùa phải cho tôi đi làm thuê một nơi, rồi từ đó chú cháu, anh
em thất tán.
Nửa năm sau, Tôn Tẫn đã quên câu chuyện kể cho Bàng Quyên thì một hôm đi
chầu nhà vua về, chợt có khách buôn người nước Tề xưng tên là Đinh Át đến tìm đưa
thư của hai anh em Tôn Tẫn là Tôn Bình và Tôn Trác nói sau khi vua Tề phục hồi lại


cơ nghiệp đã cho gọi Tôn Bình và Tôn Trác về cho phục chức cũ, nay mong Tôn Tẫn
về sum họp để cùng khôi phục lại dòng họ. Tôn Tẫn đọc xong ứa nước mắt, viết thư
trả lời nói mình đang làm quan ở Nguỵ chưa thể về được, đợi bao giờ lập được công
danh, bấy giờ sẽ liệu về. Đinh Át (chính là Từ Giáp sai nhân của Bàng Quyên) đem
thư về cho Bàng Quyên, Bàng Quyên liền bắt chước tự dạng, viết thêm vào bên dưới
mấy câu, nói: "Em dẫu làm quan với Nguỵ, nhưng nghĩ đến nước cũ, lòng riêng vẫn
canh cánh khôn khuây. Bất nhật em sẽ về để cùng một nhà sum họp, nếu vua Tề có
lòng yêu mến mà dùng, thì em xin hết sức giúp".
Rồi Quyên lập tức vào chầu Nguỵ Vương, đuổi các người hầu ra chỗ khác, dâng
trình bức thư ấy, nói rõ là Tôn Tẫn có lòng phản Nguỵ theo Tề, tư thông với Tề,
Quyền dò biết sai người chẹn đường nên bắt được.
Tiếp theo Bàng Quyên xúc xiểm thêm và cuối cùng Tôn Tẫn bị Nguỵ Huệ Vương
kết tội, giao cho phủ quân sư (của Bàng Quyên) hỏi tội vì tư thông với Tề để phản
Nguỵ.
Bàng Quyên một mặt tâu với Hệ Vương là tội của Tẫn chưa phải xử chết, chỉ
cần chặt chân, thích chữ vào mặt là đủ vô hiệu hoá Tôn Tẫn; còn đổi lại Bàng Quyên
được tiếng là đã ra sức giúp bạn. Tôn Tẫn thì lại tưởng Bàng Quyên hết lòng với mình
để cứu giúp nên cố sức viết lại tất cả những điều đã học được cho Bàng Quyên sử
dụng.

×