Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.59 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: Lich ̣ sử Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi gồm 01 trang). Câu I (2.5 điểm) Khi đề cập đến phong trào Cần Vương (1885-1896), Tổng Bí thư Lê Duẩn nhận xét: "Nội dung của phong trào này không phải biểu hiện mâu thuẫn giữa đế quốc với phong kiến. Nội dung cốt tử của nó là biểu hiện mâu thuẫn giữa tinh thần dân tộc độc lập với chế độ đế quốc cướp nước". Anh/chị có đồng ý với nhận định trên không? Hãy giải thích ? Câu II (2.5 điểm) Hãy rút ra kết luận của Anh/chị về từng nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Câu III (3.0 điểm) Tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân! ”; “không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã xuất hiện trong những thời điểm quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 1. Hãy khái quát bối cảnh lịch sử ra đời hai tưởng trên. 2. Anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa những tư tưởng đó. Câu IV (3.0 điểm) Trên cơ sở chỉ ra chính sách, biện pháp, kết quả đạt được của Đảng, Chính phủ nhằm giải quyết “nạn dốt” sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Anh/ chị hãy phát biểu quan điểm về nhận định “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh). Câu V (3.0 điểm) Xuất phát từ những cơ sở nào Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 BCH TƯ Đảng (1/1959) nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường đấu tranh nào khác. Câu VI (3.0 điểm) Nêu nhận định của bản thân về chủ trương đổi mới chính sách đối ngoại đề ra tại Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng. Theo Anh/chị giới trẻ hiện nay cần làm gì để góp phần thực hiện hiệu quả chính sách đó? Câu VII (3.0 điểm) 1. Anh/chị hãy trình bày bốn thắng lợi tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ sau Đại chiến thế giới thứ hai theo mẫu sau: Tên nước Thời gian giành được độc lập Chống kẻ thù Ý nghĩa lịch sử nổi bật 2. Vì sao phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lại được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc? ---------------------------- HẾT ----------------------Họ và tên thí sinh: …………………………………………………. SBD: ……………………………………………………………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD VÀ ĐT LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG QUỐC GIA Môn: LỊCH SỬ (HDC gồm 05 trang). Yêu cầu: Thang điểm 20.0; cho điểm lẻ tới 0.25; cho điểm tối đa khi bài làm của thí sinh chính xác về mặt kiến thức, không có sai sót về chính tả, ngữ pháp. Thí sinh làm theo cách riêng, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của câu hỏi thì vẫn cho điểm. Câu Câu I 2.50. NỘI DUNG Điểm Yêu cầu 1. Bày tỏ ý kiến: Đây là ý kiến đúng, phản ánh chân thực, khách 0.25 quan sự thật của lịch sử. 2.25 Yêu cầu 2. Giải thích Ý 1. Về nguồn gốc bùng nổ: Phong trào Cần vương là sự tiếp 0.50. tục phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở giai đoạn trước. Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân chính là mạch ngầm nuôi dưỡng phong trào, là chỗ dựa cho phái chủ chiến trong triều hành động... Ý 2. Về mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nhà nước phong kiến độc lập (trung quân- ái quốc) nhưng mục đích lớn nhất là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc. Khi không còn sự chỉ đạo của triều đình kháng chiến (1888-1896), phong trào vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, quyết liệt. Ý 3. Về lãnh đạo: Văn thân, Sỹ phu, các tù trưởng miền núi... cùng với dân tộc, họ có chung một nổi đau mất nước, nên đã đứng về quần chúng nhân dân, lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp. Lợi ích của lực lượng lãnh đạo chính là lợi ích của dân tộc. Ý 4. Về lực lượng tham gia: Văn thân, Sỹ phu và quần chúng. Câu II 2.50. Nhân dân (nông dân) yêu nước. Họ hưởng ứng chiếu Cần vương vì đã đáp ứng nguyện vọng của họ: được sống tự do, thoát khỏi cảnh đời nô lệ. Ý 5. Về tính chất: Khẩu hiệu Cần vương (phò vua cứu nước) chỉ là danh nghĩa, thực chất đây là một phong trào yêu nước chống Pháp của Nhân dân cuối XIX theo hệ tư tưởng phong kiến.. 0.50. 0.50 0.50. 0.25. Ý 1. Trật tự hai cực Ianta: 0.25 - Hội nghị Ianta đầu năm 1945, tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới... - Nửa cuối thập niên 40, Trật tự hai cực Ianta từng bước được xác lập do Liên Xô, Mĩ đứng đầu mỗi cực. Trật tự Ianta chi phối tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế. Do nhiều tác động trật tự xói mòn và sụp đổ đầu thập kỷ 90. Ý 2. Chủ nghĩa xã hội vượt qua phạm vi một nước, trở thành hệ 0.50 thống thế giới: - Thắng lợi của cách mạng Đông Âu, Việt Nam, Trung Quốc... CNXH trở thành hệ thống thế giới..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu III 3.00. - Những thành tựu to lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới. Do những sai lầm và khó khăn hệ thống XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng, sụp đổ. Ý 3. Cao trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ la tinh: - Do những yếu tố thuận lợi, phong trào GPDT phát triển và thắng lợi - Hơn 100 quốc gia độc lập ra đời, những biến đổi trong xây dựng đất nước, tác động to lớn đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Ý 4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những biến chuyển quan trọng: - Trải qua những thăng trầm, khó khăn. - Mĩ trở thành quốc gia giầu mạnh nhất, các nước tư bản đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật, hình thành ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Những nước công nghiệp mới hình thành. Ý 5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng - Nổi bật nhất là tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường, hai phe. Do ý chí đấu tranh của nhân loại hòa bình Chiến tranh lạnh chấm dứt. - Sau chiến tranh lạnh quan hệ đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hòa bình ngày càng tiến triển. Trật tự thế giới đa cực đang dần hình thành. Ý 6. Cách mạng khoa học – kĩ thuật (công nghệ) - Phát triển như vũ bão, chưa từng thấy trong lịch sử, với những thành tựu kì diệu tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa. - Tạo ra thách thức lớn và cũng là thời cơ đối với các quốc gia dân tộc, hướng tới mục tiêu phát triển phồn vinh. Yêu cầu 1. Bối cảnh lịch sử Ý 1. Tháng 2-1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát Badanh ở Hà Nội. Nhân sự kiện này, thực dân Pháp tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Bị động trước tình thế, Việt Nam Quốc dân đảng quyết dốc hết lực lượng để thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Ý 2. Trước những hành động bội ước của thực dân Pháp, nhất là sự kiện ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng... Tình thế khẩn cấp Đảng, Chính phủ đã có những quyết định kịp thời: BTV ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, 20h ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “... Không! Chúng ta ...” Yêu cầu 2. Điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tư tưởng Ý 1. Giống nhau: Thứ nhất, cả hai tư tưởng đều thể hiện quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp đến cùng của những người lãnh đạo trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học và trong Đảng Cộng sản Đông Dương, Chính phủ của nước Việt Nam mới như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc. Thứ hai, cả hai tư tưởng đều thể hiện tinh thần sẳn sàng hi sinh vì đất nước: “Không thành công, cũng thành nhân” (khởi nghĩa Yên Bái);. 0.50. 0.50. 0.25. 0.50. 1.00 0.50. 0.50. 2.00 1.00 0.50. 0.50.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu IV 3.00. “... chúng ta thà hi sinh tất cả...” (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến). Ý 2. Khác nhau: Một là, nếu như “không thành công cũng thành nhân” ra đời trong tình trạng Việt Nam Quốc dân đảng bị động đối phó và nó thể hiện tâm lí thất bại chủ nghĩa, thì tư tưởng “... không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” lại ra đời trong tình thế Đảng, Chính phủ hoàn toàn chủ động và tự tin giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Hai là, tư tưởng “không thành công cũng thành nhân” đã thể hiện sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng trong thời khắc quyết định vận mệnh của tổ chức này. Trong khi đó tư tưởng “... không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” lại thể hiện năng lực chính trị của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thời điểm quyết định vận mệnh của tổ quốc. Yêu cầu 1. Chính sách, biện pháp, kết quả Ý 1. Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - Cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt” và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ. Ý 2. Trong khoảng 1 năm, trên toàn quốc đã tổ chức được 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. Trường học cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng; nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ. Yêu cầu 2. Phát biểu quan điểm “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu„ Ý 1. Đây là nhận định hoàn toàn đúng đắn, phản ánh chân thực mối nguy hại của nạn mù chữ , “nạn dốt” đối với vận mệnh quốc gia, dân tộc. Ý 2. Giải thích, chứng minh Thứ nhất, một dân tộc dốt là một dân tộc không thể nhận thức được vai trò, vị trí của mình đối với đất nước; không thể hiểu đúng, thậm chí hiểu sai đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; không lường trước được những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Thứ hai, trong suốt gần 1000 năm, các triều đại phong kiến Đại Việt đã ra sức phát triển giáo dục và thi cử. Mục đích của giáo dục là mở mang dân trí, chọn được nhân tài cho đất nước. Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh của Đại Việt. Ngay từ những ngày đầu độc lập, Chính phủ của nước Việt Nam mới đã khẳng định xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ dân trí là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Thứ ba, trong suốt hơn 80 năm cai trị Việt Nam, thực dân Pháp luôn thực hiện chính sách ngu dân. Nếu chúng có mở trường dạy học thì mục đích là đào tạo đội ngũ tay sai, chứ không phải là mở mang dân trí. Vì điều đó hoàn toàn có lợi cho công cuộc thực dân của Pháp. Thứ tư, ngay từ đầu thể kỉ XX, phong trào Duy tân ở Trung Kì, phong trào Đông Kinh nghĩa thục chỉ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn đều lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp. Cơ hội mở mang dân trí, xoa bỏ “nạn dốt” cho dân tộc đã không thể thực hiện được. Thứ năm, nhìn ra thế giới chúng ta thấy, sự phát triển Nhật Bản. 1.00 0.50. 0.50. 0.75 0.25 0.50 2.25 0.25 0.50 0.50. 0.25 0.25 0.50.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu V 3.00. Câu VI 3.00. (1950-1973) đã dựa trên yếu tố con người được giáo dục. Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. Điều đó có thể chứng minh rằng một dân tộc dốt thì không thể tạo ra sự phát triển, không thể tạo ra sức mạnh và luôn luôn yếu. Yêu cầu: HS phải chỉ ra những cơ sở sau:. 3.00. Ý 1. Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Mĩ- Diệm Thứ nhất, sau Hiệp định Giơneve Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên 0.50 chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á. Thứ hai, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thi hành nhiều chính sách 0.50 phản động: ban hành đạo luật đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59 công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cách mạng miền Nam gặp rất nhiều khó khăn. Ý 2. Xuất phát từ đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng. Thứ nhất, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ 0.50 trương thực hiện một cuộc cách mạng bằng bạo lực đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc; lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã minh chứng cho tính đúng của con đường cách mạng bạo lực. Thứ hai, ngày 18-12-1946, bằng việc gửi tối hậu thư, thực dân 0.50 Pháp đã buộc dân tộc ta phải cầm súng chống lại chúng. Thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp, một lần nữa minh chứng cho sự đúng đắn của con đường đấu tranh bằng bạo lực. Thứ ba, năm 1954 toàn thể dân tộc Việt Nam có mong ước đất 0.50 nước sẽ được thống nhất bằng con đường hòa bình (1956). Chúng ta đã lựa chọn con đường đấu tranh hòa bình, yêu cầu chính quyền Mĩ – Diệm thi hành đúng về điều khoản Hiệp thương tổng tuyển cử. Trước những đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, thử thách Nghị quyết 15 của Đảng đã khẳng định như trên. Ý 3. Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng 0.50 định rằng phải sử dụng sức mạnh bạo lực để giành và giữ chính quyền; giành lại độc lập, hay bảo vệ nền độc lập. Nhờ đó, dân tộc ta đã không bị mất nước, dù có thời điểm đã bị nô lệ hơn 1000 năm. Yêu cầu 1. Chủ trương đổi mới: Thực hiện chính sách đối ngoại hòa 0.50 bình, hữu nghị, hợp tác. Yêu cầu 2. Đánh giá 1.00 Ý 1. Chủ trương đó của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với 0.50 mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc, nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Ý 2. Phù hợp với xu thế thời đại – Sự phát triển của CM KH-CN 0.25 và xu thế Toàn cầu hóa. Ý 3. Mở ra vận hội mới cho đất nước hội nhập, phát triển phồn 0.25.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> vinh. Yêu cầu 3. HS nêu được các việc làm cụ thể: 1.50 Ý 1. Học tập, rèn luyện, tư duy sáng tạo (HS nêu ra và lập luận tốt 0.50 thì cho điểm tối đa; chỉ nêu ra thì cho nửa số điểm của ý). Ý 2. Yêu và bảo vệ môi trường hòa bình (HS nêu ra và lập luận tốt 0.50 thì cho điểm tối đa; chỉ nêu ra thì cho nửa số điểm của ý). Ý 3. Chủ động tham gia các hoạt động khởi nghiệp (HS nêu ra và 0.50 lập luận tốt thì cho điểm tối đa; chỉ nêu ra thì cho nửa số điểm của ý). * HS nêu các ý khác nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thì cho điểm bình thường. Câu VII Yêu cầu 1. Hoàn thiện kiến thức theo bảng 2.00 3.00 Tên Năm độc Chống kẻ Ý nghĩa lịch sử nổi bật nước lập thù Việt 1945 Quân phiệt - Bước ngoặt vĩ đại của lịch sử 0.50 Nam Nhật dân tộc. Cổ vũ to lớn đến PTGPDT trên TG; góp phần đánh bại CNPX. Trung 1949 Các thế lực - Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc 0.50 Quốc đế quốc, và CNXH. Tăng sức mạnh hệ Chính phủ thống XHCN; ảnh hưởng to lớn THDQ đến PTGPDT ở ĐNA và TG. Nam Phi Đầu TN Chủ nghĩa - Chế độ phân biệt chủng tộc bị 0.50 90 Apácthai xóa bỏ. Cổ vũ và là tiền đề cho cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới. Cuba 1959 Mỹ, tay sai - Nước Cộng hòa Cuba được 0.50 thành lập. Lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ la tinh. Lưu ý: HS sinh có thể chọn và khái quát các nước khác ngoài 4 nước trên: Ấn Độ, Ai Cập... nếu đúng theo yêu cầu vẫn cho điểm Yêu cầu 2. Lí do Ý 1. Nam Phi là một quốc gia độc lập, nhưng 80% dân số người da 0.50 đen, da màu bị khinh miệt đối xử, họ không được coi là con người. Họ trở thành nô lệ cho chính quyền của người da trắng gốc Hà Lan. Ý 2. Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc là xóa bỏ 0.50 hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân, giải phóng các dân tộc Nam Phi thoát khỏi mọi gông cùm xiềng xích nô lệ. ………………………..HẾT………………………….
<span class='text_page_counter'>(7)</span>