Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ban kiem diem dang vien nam 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM Trách nhiệm cá nhân trong thời gian giữ chức vụ phó Hiệu trưởng Họ và tên: HOÀNG THỊ THU PHƯƠNG Ngày sinh: 03 /09 /1969 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đồng Ích Thời gian bổ nhiệm: Tháng 12/2011 đến 12/2016 I/ Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1. Phẩm chất chính trị: -Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định tuyệt đối trung thành với lí tưởng, mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam. -Chất hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị. 2. Đạo đức nghề nghiệp - Bản thân là một chi ủy viên chi bộ, phó hiệu trưởng nhà trường tôi luôn tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với tinh thần hợp tác giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. - Tích cực đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức quyền để thu vén lợi ích cá nhân và gia đình. - Giữ gìn tư cách phẩm chất đạo đức cách mạng và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên, thực hiện tốt 19 điều Đảng viên không được làm. -Trung thực thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, quan hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Luôn có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp. Có tinh thần phê và tự phê, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ. Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. 3. Lối sống, tác phong: - Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng tác phong của người quản lý, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn phát huy tính tiên phong gương.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mẫu của người đảng viên. Luôn hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp, có tinh thần tương thân tương ái đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ, Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. 4. Giao tiếp, ứng xử: - Luôn giữ gìn uy tín, danh dự cho nhà trường, lãnh đạo và đồng nghiệp, có thái độ lịch sự, tôn trọng, hòa nhã, văn minh trong giao tiếp, trao đổi công việc với công dân, phụ huynh, thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; - Luôn nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, viên chức, nhân viên để có cách thức quản lý, điều hành phù hợp, nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy dân chủ, tạo điều kiện tự học, tự rèn luyện và phát huy sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, nhân viên; tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, viên chức, nhân viên khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ - Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, viên chức, nhân viên luôn chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà giáo. 5. Học tập, bồi dưỡng : - Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; - Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. II/ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm ( nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng vấn đề) 1. Trình độ chuyên môn: - Ưu điểm: Có năng lực chuyên môn để chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục mầm non. - Hạn chế: Việc bồi dưỡng tập chuyên môn cho đội ngũ chưa được thường xuyên do đặc thù của ngành học còn hạn chế về thời gian, hình thức bồi dưỡng tập trung ít, chủ yếu bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc kiểm tra dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy giúp giáo viên nắm vững phương pháp chuyên môn. 2. Nghiệp vụ sư phạm: Ưu điểm: Có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục mầm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> non trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Có năng lực tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non; - Hạn chế: Không 3. Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục -Ưu điểm: Nắm vững chương trình giáo dục mầm non; Có khả năng triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; Có năng lực hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non. - Nhược điểm: Không III/ Năng lực quản lý trường ( nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng vấn đề) 1. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý Ưu điểm: Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; - Hạn chế: Vận dụng các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lý còn hạn chế. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường - Ưu điểm: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học đảm bảo phù hợp. - Hạn chế: Khả năng dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch nhà trường còn hạn chế. 3. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường - Ưu điểm: Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; - Hạn chế: Việc quản lý bố trí sắp xếp công việc đôi lúc còn chồng chéo, chưa khoa học. 4. Quản lý học sinh của nhà trường - Ưu điểm: Tổ chức huy động và tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Tổ chức quản lý trẻ em trong trường mầm non theo quy định; - Hạn chế: Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp chưa cao 5. Quản lý hoạt động dạy và học (nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ) - Ưu điểm: Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ;.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động giáo dục để trẻ em phát triển toàn diện, hài hòa. Quản lý việc đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định. - Hạn chế: Việc đánh giá kết quả chăm sóc có những lúc còn chậm 6. Tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ - Ưu điểm: Cùng với nhà trường thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; Quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; - Hạn chế: Việc quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn còn chưa chặt chẽ 7. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin - Ưu điểm: Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; -Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định; - Hạn chế: Việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý và thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn hạn chế. 8. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục - Ưu điểm: Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhà trường theo quy định;Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý theo quy định; - Hạn chế: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục có lúc còn chồng chéo, chưa khoa học. 9. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường - Ưu điểm: Cùng với hiệu trưởng nhà trường xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Hạn chế: Không IV/Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình và xã hội ( nêu rõ ưu điểm, hạn chế của từng vấn đề) 1. Tổ chức phối hợp với gia đình - Ưu điểm: Có khả năng tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ trẻ và cộng đồng về hoạt động, truyền.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non; - Hạn chế: Việc tổ chức phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng còn chưa được thường xuyên. 2. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương - Ưu điểm: Cùng với nhà trường tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non; - Hạn chế: Công tác tham mưu phối hợp với địa phương còn hạn chế V/ Kết quả công tác về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc của nhà trường trong thời gian cá nhân giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng. Trong thời gian giữ chức vụ phó hiệu trưởng từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2016. Bản thân tôi luôn phấn đấu học tập bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính tri, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, trong nhiệm kỳ tôi đã học xong lớp trung cấp lý luận chính trị do trường chính trị tỉnh Vĩnh Phúc đào tạo. Bản thân tôi đã tham mưu với nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm hiện tại nhà trường có 22/23 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn = 96%, giáo viên đạt chuẩn 1/23= 4%, chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. đặc biệt là cùng với cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường huy động số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo trên địa bàn ra lớp tăng rõ rệt cụ thể: Năm 2011-2012 tỷ lệ nhà trẻ ra lớp (324/425 trẻ) đạt 76%, tỷ lệ mẫu giáo ra lớp (403/434 trẻ )đạt 98%. Năm 2012-2013 tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 68%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo đạt 99,5%. Năm 2013-2014 tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 88,1%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99%. Năm 2014- 2015 tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 54%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp (534/542) đạt 98,5%. Năm 2015-2016 tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 56,2%; tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98,5%. Tỷ lệ bé ngoan hàng năm đạt 99%, tỷ lệ chuyên cần 98%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 5% Trong nhiệm kỳ vừa qua được nhà trường phân công nhiệm vụ phụ trách công tác chuyên môn tôi đã luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đi thi đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh Năm 2011-2012 nhà trường có 3 giáo viên đi thi GVG cấp huyện đạt 1 nhì, 2 giải 3 Năm 2012-2013 nhà trường có 2 giáo viên đi thi GVG làm đồ dùng đồ chơi cấp huyện đạt 2 giải khuyến khích, Bản thân cá nhân tôi đạt LĐTT được UBND huyện khen..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Năm 2013-2014 tôi đã bồi dưỡng cho 3 đ/c giáo viên đi thi GVG làm đồ dùng đồ chơi cấp huyện đạt 3 giải nhì;. Bồi dưỡng 3 giáo viên thi giáo viên dạy cấp huyện đạt 1 giải nhì; 1 giải 3; 1 giải khuyến khích và 1 giáo viên đi thi, bản thân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở. Năm 2014-2015 bồi dưỡng 2 nhóm giáo viên tham gia thi thiết kế bài giảng E-Learning đạt 1 giải nhì cấp huyện. Năm 2015-2016 dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục huyện Lập Thạch tôi đã cùng với BGH nhà trường tổ chức tốt 2 hội thi GVG làm đồ dùng đồ chơi và giáo viên dạy giỏi cấp trường để tìm ra những giáo viên xuất sắc bồi dưỡng tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp. Thi GVG làm đồ dùng đồ chơi nhà trường đạt 1 giải nhì và 2 giải 3 cấp huyện; 1 giáo viên tham dự trưng bày đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh. Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 1 giải nhất 2 giải nhì; Thi thiết kế bài giảng E-Learning 1 đ/c đạt giải nhì cấp tỉnh. Trên đây là bản tự kiểm điểm của cá nhân tôi trong thời gian giữ chức vụ phó hiệu trưởng từ năm 2011 đến nay, rất mong được các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đống góp ý kiến để tôi được phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để bản thân tôi hoàn thành tốt hơn nữa trong công việc của mình. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Ích, ngày10 tháng 12 năm 2016 NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM. Hoàng Thị Thu Phương XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×