Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De thi vao 10 chuyen Hoa tham khao 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.9 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2. ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài 120 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y. Câu 2: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau các phản ứng xảy hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m. Câu 3: Khi cracking hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y(các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của Y so với H 2 bằng 12. Xác định công thức của X. Câu 4: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau: -Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sinh ra 3,08 lít khí H2(đktc). -Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sinh ra 0,84 lít khí H2(đktc). Xác định giá trị của m. Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric đặc, nguội, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2(sản phẩm khử duy nhát, ở đktc). Giá trị của m là bao nhiêu. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hidrocacbon X sinh ra 2 lít CO2 và 2 lít H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của X. Câu 7: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư sinh ra 2,24 lít khí X(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định công thức của khí X. Câu 8: Biết 11,8 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 làm mất màu 88 gam Br2 trong dung dịch. Mặt khác cũng lượng khí X (đktc) này tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 48 gam kết tủa. Thành phần % về thể tích của CH4 có trong X. Câu 9: 1. Cho lá sắt kim loại vào: a) Dung dịch H2SO4 loãng. b) Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp.. 2. Trình bày phương pháp tách. - Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3 , Cr2O3 , SiO2 ở dạng bột. - Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột. Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hoá chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Câu 10: A. ⃗. B ⃗. C. ⃗ B ⃗ E ⃗ oxit kim loại hóa trị I. Xác đinh A,B,C,E, và oxit và viết phương trình hóa học xảy ra biết A,B,C là các gluxit E là axit khi oxi hóa B. Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ----------------------------------------HẾT----------------------------------------. Mỗi câu làm đúng được 1 điểm riêng câu 9 mỗi ý 0,5 điểm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN Câu 1:V=0, 075(l). Câu 2: m=59,4(g). Câu 3: C5H12. Câu 4: m=22,75(g) Câu 5: m=12,3(g) Câu 6: C2H6 Câu 7: Khí X là NO. Câu 8: 30% Câu 9: học sinh tự làm Câu 10: A: C12H22O11; B: C6H12O6(glucozo); C: tinh bột; E: C6H12O7; oxit kim loại: Cu2O. Học sinh tự viết PT..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×