Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

My thuat 8 HKI 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.34 KB, 75 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:14/08/2016 Ngày giảng: 8A:. 8B: TIẾT 1: BÀI 1 - VẼ TRANG TRÍ. TRANG TRÍ QUẠT GIẤY I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu ý nghĩa và hình thức trang trí quạt giấy - HS biết cách trang trí phù hợp với hình dáng của mỗi cái quạt giấy. - Trang trí được quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Một vài cái quạt giấy và một số loại quạt khác có hình dáng và kiểu trang trí khác nhau. - Bài vẽ các bước tiến hành trang trí quạt giấy. - Bìa, kéo... b. Học sinh: - Giấy, bìa, kéo, bút chì, copa, màu vẽ... 2. Phương pháp: - Thảo luận - Vấn đáp. - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập * Bài mới: Giới thiệu bài: Như các em đã biết ngoài công dụng để quạt cho mát, quạt giấy còn sử dụng để trang trí hay để biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu. Bài hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em cách tạo và trang trí một cái quạt giấy theo ý thích. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV cho HS quan sát 1 vài mẫu quạt giấy có hình dáng và cách trang trí khác nhau. HS quan sát và nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Có quạt to, có quạt nhỏ ? Em có nhận xét gì về những cái quạt - Cách trang trí khác nhau ( Có quạt trên? trang trí các hoạ tiết đối xứng, có hoạ tiết không ) - Tranh phong cảnh, tranh dân gian, ? Nội dung các hoạ tiết? tranh đề tài, trang trí đường diềm... - Màu sắc phong phú, đẹp mắt ( có quạt ? Màu sắc của chúng thế nào? màu nhẹ nhàng, có quạt màu sặc sỡ, có quạt chỉ vẽ mực nho không tô màu) - Quạt mát, trang trí trên tường, sử ? Ứng dụng? dụng trên sân khấu... Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí 1. Tạo dáng * Tạo dáng - Giống một nửa hình tròn ? Khi quạt căng hết cỡ sẽ có hình dáng ( HS quan sát GV) như thế nào? GV thị phạm trên bảng. B1. Vẽ 2 nửa đường tròn đồng tâm. H.1a H.1a.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> H.1b 2. Trang trí. B2: Tạo dáng theo ý thích H.1b ( Có thể mở hết hoặc mở một ít). Chú ý: Quạt có 2 phần: - Phần giấy bồi - Phần nan quạt * Trang trí.. - Tìm bố cục H.2a. - Tìm hoạ tiết. H.2b. - Vẽ màu. GV lưu ý cho HS phần trang trí giống các bài trang trí bình thường đã học. H.2c. Hoạt động 3 : HS làm bài GV tổ chức cho HS thi xem nhóm nào HS hoạt động theo nhóm. tạo dáng và trang trí quạt đẹp và nhanh - Mỗi nhóm sẽ tạo dáng và trang trí một nhất. cái quạt bằng bìa đã chuẩn bị. Chiều cao quạt = 20cm Góp ý cho HS nếu cần - Nhóm trưởng có trách nhiệm phân.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> công từng thành viên trong nhóm sẽ làm các công việc như: tạo dáng quạt, tìm hoạ tiết, vẽ nan, vẽ hoạ tiết vào quạt, tô màu... - Nhóm nào xong trước treo trên bảng Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV gọi khoảng 3 -4 bạn nhận xét về tác phẩm của các nhóm. - GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm nào hoàn thành nhanh và đẹp nhất. * Dặn dò - Về nhà mỗi em tự tạo dáng và trang trí một cái quạt giấy theo ý thích vào trong vở bài tập. Kích thước: chiều cao quạt = 10 cm. - Chuẩn bị bài 2: - Đọc trước bài. - Sưu tầm bài viết, tranh ảnh liên quan đến Mỹ Thuật thời Lê. ****************************************************************** Tử Đà ngày 17 tháng 08 năm 2016 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 21/08/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 2: BÀI 2 - THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT. SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÊ (TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XVIII). I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê, thời kỳ hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam - Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS. - HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử, văn hoá của quê hương. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Tranh: Một số công trình tiêu biểu của MT thời Lê - Một số sách liên quan đến nền mĩ thuật thời Lê. - Một số công trình kiến trúc tác phẩm thờiLê như: Chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo... - Bảng phụ. b. Học sinh: - Sưu tầm bài viết tranh ảnh liên quan đến MT thời Lê..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Phương pháp: - Trực quan. - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Thảo luận III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: * Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập * Bài mới: Giới thiệu bài:. 8B:. Ở lớp 6,7 các em đã được tìm hiểu về MT thời Lý, thời Trần. Năm nay các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu về một nền mỹ thuật nữa của nước ta cũng rất phát triền đó là mỹ thuật thời Lê.. Hoạt động 1: Sơ lược về bối cảnh xã hội nhà Lê. GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục HS tìm hiểu thông tin trong SGK 1 trong SGK ? Trình bày vài nét về bối cảnh ra đời - Nhà Lê cho xây dụng 1 nhà nước của MT thời Lê? phong kiến TW tập quyền hoàn thiện với nhiều chính sách kinh tế, quân sự, chính trị... tạo nên XH thái bình. - Thời kì này tuy có bị ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và VH Trung Hoa nhưng MTVN vẫn đạt những đỉnh cao mang đậm bản sắc dân tộc. Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét khái quát về MT thời Lê GV treo tranh: Một số công trình tiêu biểu của MT thời Lê. ( Y/c học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK). HS quan sát. Phong cảnh chùa Bút Tháp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> (Bắc Ninh) ? MT thời Lê đã phát triển với những - Các loại hình NT: - Kiến trúc loại hình nghệ thuật nào? - Điêu khắc - Chạm khắc - Đồ gốm 1. Kiến trúc: ? Kiến trúc phát triển với những thể a, Kiến trúc cung đình loại kiến trúc nào? ( HS đọc) ? Kiến trúc cung đình tiêu biểu là - Kinh thành Thăng Long. Tu sửa và xây công trình kiến trúc nào? dựng nhiều công trình kiến trúc to lớn như: Kính Thiên, Cần Thánh... ? Ngoài ra còn có công trình nào nữa? - Kiến trúc Lam Kinh... ? Đặc điểm của kiến trúc tôn giáo? b, Kiến trúc tôn giáo. - Thời kỳ đầu: Đề cao nho giáo nên những miếu thờ Khổng Tử, trường dạy Nho học ra đời nhiều. - Từ những năm 1593 - 1788 nhà Lê cho tu sửa và xây mới nhiều ngôi chùa. 2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc (GV yêu cầu HS tìm hiểu thông trang trí. tin trong SGK) ( HS đọc ). ? Thông qua các hình ảnh trong SGK - Điêu khắc và trang trí luôn gắn với ta thấy những tác phẩm điêu khắc và những công trình kiến trúc. chạm khắc trang trí thường gắn với - Đó là những bức tượng và phù điêu, loại hình nghệ thuật nào? hoa văn trên cột, kèo của đình, chùa.... ? Những tác phẩm nào khiến chúng ta nghĩ rằng đó là điêu khắc và chạm - Gỗ, đá dùng để thờ cúng. khắc trang trí a, Điêu khắc: ? Chất liệu của chúng? Chúng dùng - Các pho tượng được tạc gần với nghệ để làm gì? thuật dân gian... ? Nghệ thuật điêu khắc phát triển như VD: Tượng rồng, lân... thế nào? Có nhiều tượng bằng gỗ như tượng phật ? Nêu một số pho tượng mà em biết? bà quan âm nghìn mắt nghìn tay.. ? Mục đích của chạm khắc trang trí? ? Một số tác phẩm tiêu biểu?. Ngựa ( đá) ( Lăng vua Lê Thái Tổ, Thanh Hóa ).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b, Chạm khắc trang trí. - Chạm khắc chủ yếu để trang trí làm cho các công trình kiến trúc đẹp hơn. - Có nhiều bức chạm khắc ở đình làng như: Đánh cờ, chèo thuyền.... Trò chơi trồng người ( gỗ) ( Đình Tây Đằng, Hà Tây ). (GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK). Liễn ( Gốm men xanh đồng) ( Thế kỷ XV - XVII ) ? Đặc điểm của gốm thời Lê? ? Hoạ tiết chủ yếu trên tác phẩm gốm là gì?. Trai gái vui đùa (gỗ) ( Đình Hương Lộc, Nam Định ) 3. Gốm. ( HS đọc ). - Chế tạo được nhiều loại gốm quý hiếm như: Gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu giản dị. - Phát triển gốm hoa lam phủ men trắng vẽ trang trí men xanh - Hoạ tiết thường là: mây, sóng, nước... mang đậm chất dân gian.. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập ? Đặc điểm của kiến trúc thời Lê? HS trao đổi thảo luận ? Nghệ thuật điêu khắc và chạm 3-4 HS trả lời. khắc đã phát triển như thế nào? ? Đặc điểm của gốm thời Lê? GV tổng hợp và tóm tắt một vài đặc điểm chính. Cho điểm một vài em trả lời xuất sắc. * Dặn dò: Về nhà: - Học bài.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh về MT thời Lê. ****************************************************************** Tử Đà ngày 24 tháng 08 năm 2016 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân Ngày soạn:.27/08/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 3. BÀI 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu biết thêm 1 số công trình mĩ thuật thời Lê. - HS biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Hình minh hoạ,tranh ảnh có liên quan đến bài giảng. - Bộ ĐDDH MT8. b. Học sinh: - Sưu tầm các bài viết, hình ảnh về MT thời Lê. 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Phân tích III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra: * Bài mới: Giới thiệu bài: Ở bài 2 chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về Mĩ thuật thời Lê. Hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về một số công trình tiêu biểu.. Hoạt động 1: Một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê. GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, * Chùa Keo quan sát hình 1 trong SGK. - Chùa Keo là 1 công trình điển hình của nghệ thuật kiến trúc phật giáo ở Việt nam. ? Nêu một vài nét về Chùa Keo ? - Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự) ở xã Duy Nhất - Vũ Thư - Thái Bình là một ? Chùa Keo nằm ở tỉnh nào ? công trình có quy mô lớn và gắn liền với tên Dựa vào ý trả lời của học sinh giáo tuổi các nhà sư Từ Đạo Hạnh và Dương viên chỉnh, sửa và bổ sung. Không Lộ. - Chùa được xây dựng từ thời Lý (1061) bên.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cạnh biển ( năm 1611 do bị lụt chùa chuyển về vị trí như ngày nay. Năm 1630 chùa được xây dựng lại và được trùng tu vào những năm 1687. 1707, 1957 ) - Theo địa bàn và văn bia của chùa tổng diện tích là 28 mẫu với 21 công trình và 154 gian tương đương 58.000 m2. Hiện nay chùa còn 17 công trình và 128 gian. - Chùa được xây dựng theo thứ tự các công trình nối tiếp nhau theo đường trục - Xung quanh chùa có tường bao quanh - Gác chuông chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng (4 tầng cao 12 m) - Gác chuông chùa Keo xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nghệ thuật cổ Việt nam Hoạt động 2: Điêu khắc và chạm khắc trang trí. GV treo tranh tượng phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay. ? Tượng thường được thờ ở đâu? ( Các chùa ở Việt Nam ) ? Nêu một vài nét nổi bật về pho tượng ?. ? Em thấy rồng thời Lý, thời Trần, thời Lê có điểm gì giống và khác nhau. GV treo tranh rồng thời Lý, Trần, Lê để học sinh so sánh.. * Điêu khắc. ( Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay - Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh ) - Tượng được làm từ năm 1656, được làm bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen, cao 3,7 m với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ. - Các cánh tay lớn: 1 đôi đặt trước bụng, 1 đôi chắp trước ngực còn 38 cánh tay đưa lên như đoá hoa sen đang nở. - Phía trên đầu lắp ghép 11 mặt người chia thành 4 tầng trên cùng là tượng Adiđà nhỏ - Cánh tay nhỏ tạo thành vòng hào quang toả sáng KL: Pho tượng có tính tượng trưng cao được lồng ghép hàng nghìn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bbố cục, hài hoà về hình khối và đường nét. * Chạm khắc trang trí. ( Hình tượng con rồng trên bia đá ) - Thời Lê có nhiều chạm khắc hình rồng trên đá. (SGV).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Rồng thời Lý: Dáng dấp hiền hòa, mềm mại luôn có hình chữ S, uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu thắt túi từ to --> nhỏ dần về sau.. Rồng thời Lý. Rồng thời Trần. * Rồng thời Trần: Cấu tạo thân hình mập mạp, uốn lượn theo nhịp điệu thắt túi nhưng có doãng ra đôi chút so với rồng thời Lý.. * Rồng thời Lê: có bố cục chặt chẽ, hình mẫu chọn vẹn và linh hoạt về đường nét. - Hình rồng thời Lê dù kề thừa tinh hoa của thời Lý - Trần hay mang nét gần với mẫu nước ngoài. Song qua bàn tay của nghệ nhân nó đã được Việt nam hoá cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc.. Rồng thời Lê Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập ? Nêu một vài nét về chùa Keo ( Thái Bình )? ? Phân tích vẻ đẹp pho tương " Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay " ? ? Nêu một vài đặc điểm của rồng thời Lê ? * Dặn dò - Học bài. - Sưu tầm tài liệu và bài viết về MT thời Lê..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Quan sát hình rồng trên bia Vĩnh Lăng và tập vẽ lại. - Chuẩn bị bài sau. ****************************************************************** Tử Đà ngày 31 tháng 08 năm 2016 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn:.03/09/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 4: BÀI 4 - VẼ TRANG TRÍ TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh - HS biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh - Taọ dáng và trang trí được 1 chậu cảnh theo ý thích II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Ảnh hoặc hình vẽ chậu cảnh - Bộ ĐDDH MT8. - Hình gợi ý cách vẽ - Bài vẽ của học sinh cũ b. Học sinh: - Sưu tầm hình ảnh chậu cảnh - Giấy, màu, bút chì, tẩy..... 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Nêu vấn đề - Thảo luận III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra Giới thiệu bài: Một cây cảnh đẹp nếu được trồng trong một cái bình đẹp thì vẻ đẹp của nó sẽ tăng bội phần. Để giúp các em có thể tạo được dáng và trang trí được một cái bình hoa theo ý thích. Hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài. Tạo dáng và trang trí chậu cảnh Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV giới thiệu hình ảnh một số chậu cảnh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> kết hợp hình tham khảo trong SGK. Nêu lên sự cần thiết của chậu cảnh trong trang trí nội, ngoại thất. ? Chậu cảnh dùng để làm gì ? - Chậu cảnh dùng để trồng cây cảnh, ? Em hãy kể tên 1 số nơi sản xuất chậu hoa và nhằm mục đích trang trí trong cảnh? một không gian nhất định. - Những nơi sản xuất chậu cảnh: + Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) + Đông Triều - Quảng Ninh. HS quan sát. ? Em có nhận xét gì về: - Hình dáng. - Cách xắp xếp họa tiết trong chậu cảnh?. - Hình dáng: Nhiều loại, đa dạng và phong phú. - Các hoạ tiết được sắp xếp theo lối đường diềm, xen kẽ, đối xứng... - Họa tiết, màu sắc đơn giản, phù hợp với hình dáng chậu, làm tăng vẻ đẹp của cây cảnh.. Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí GV treo hình gợi ý cách tạo dáng và trang HS quan sát trí chậu cảnh. - Thông qua ĐDDH 1 --> 2 em trình 1. Tạo dáng bày cụ thể lại các bước của bài tạo dáng và trang trí. 1. Tạo dáng: - Phác khung hình và đường trục - Tìm tỉ lệ các bộ phận. 2. Trang trí.. 2. Trang trí.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tìm bố cục và hoạ tiết trang trí - Tô màu Chú ý: + Màu sắc nhẹ nhàng phù hợp với chậu hoa.. Gv lưu ý cho HS. Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh giống bài tạo dáng và trang trí lọ hoa đã học ở lớp 7 Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm tạo dáng và trang trí một chậu cảnh ra giấy A4. GV yêu cầu nhóm trưởng tổ chức cho nhóm mình hoạt động tránh để một số thành viên không có việc để làm.. HS hoạt động nhóm ( Mỗi nhóm một bàn ) Nhóm trưởng tổ chức thực hành. Phân công: - Mỗi thành viên phác một dáng chậu cảnh -> thảo luận -> chọn dáng ưng ý -> thể hiện. - Trong lúc 1 bạn thể hiện dáng lên giấy A4. Thành viên còn lại tìm họa tiết --> Thảo luận --> chọn họa tiết ưng ý --> thể hiện.. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Các nhóm treo bài của nhóm mình lên bảng. - GV tổ chức cho các em lên tự xếp loại bài. - Gv tổng kết, nhận xét và đánh giá chung quá trình học và làm bài. Cho điểm các nhóm. Khen ngợi những nhóm hoàn thành tốt. * Dặn dò. - Về nhà mỗi em tự tạo một dáng và trang trí một chậu cảnh mà các em thích vào vở bài tập..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Đọc trước bài 5. ****************************************************************** Tử Đà ngày 7 tháng 9 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn:.12/9/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 5: BÀI 6: VẼ TRANG TRÍ TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU I. Mục tiêu bài học: - HS biết cách bố cục 1 dòng chữ. - HS trình bày được khẩu hiệu có bố cục màu sắc hợp lý. - Nhận ra vẻ đạp của khẩu hiệu được trang trí. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Phóng to 1 số khẩu hiệu - Bộ ĐDDH MT8. - Bài vẽ của học sinh cũ b. Học sinh: - Giấy, màu, bút chì, tẩy, thước, ê ke..... 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Quan sát – Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu đặc điểm chùa Keo - Thái Bình ? 2. Tượng phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay có điểm gì đặc biệt? * Bài mới: Giới thiệu bài: Ở lớp 7 các em đã được làm quen với 2 kiểu chữ. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức cơ bản đã học về chữ để trình bày một số khẩu hiệu. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét GV giới thiệu 1 vài khẩu hiệu. Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét theo những vẫn đề giáo viên gợi ý.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> GV gợi ý: ? Khẩu hiệu thường được sử dụng ở những đâu? ? Người ta thường trình bày khẩu hiệu trên những chất liệu gì? ? Vị trí trưng bày khẩu hiệu. GV treo một vài khẩu hiệu có bố cục khác nhau. ? Em có nhận xét gì về kiểu chữ, cách sắp xếp dòng chữ?. HS quan sát - nhận xét - Khẩu hiệu sử dụng trong cuộc sống. - Trình bày trên giấy, vải, trên tường... - Ở nơi công cộng. - Kiểu chữ: Nhất quán trong một khẩu hiệu. - Cách sắp xếp; Tùy thuộc nội dung, khuôn khổ của dòng chữ.. Hoạt động 2: Trình bày khẩu hiệu GV hướng dẫn trên ĐDDH. và thị phạm trên bảng. Lưu ý các bước. Bước 1: Tìm hiểu nội dung. - Ý nghĩa khẩu hiệu. - Cách ngắt dòng hợp lý. - Chọn kiểu chữ, cớ chữ. Bước 2: Phác dòng chữ. - Chiều cao chiều dài dòng chữ cho phù hợp với khuôn khổ. Bước 3. Phác hình trang trí. - Hình trang trí cần đơn giải, hài hòa với chữ. Bước 4: Kẻ chữ và vẽ hình minh họa. - Chữ trong cùng một dòng phải giống nhau. Khoảng cách các con chữ hợp lý. Bước 5: Vẽ màu: - Dựa vào nội dung khẩu hiệu để chọn màu. - Nên vẽ màu nền. Nên tô màu chữ trước, nền sau. Màu chữ phải nổi bật so với nền và họa tiết trang trí. Màu. HS quan sat, ghi nhớ kiến thức. * Tìm hiểu nội dung * Phác dòng chữ.. * Phác hình trang trí. * Kẻ chữ và vẽ hình minh họa.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> của họa tiết tránh rực rỡ, nổi bật. Gv treo một số bài kẻ khẩu hiệu của HS cũ chưa đạt yêu cầu hướng dẫn HS nhận xét xem những mẫu đó đã * Vẽ màu hợp lý chưa? tại sao? cách khắc phục?. Hoạt động 3: Học sinh làm bài. Gv theo dõi giúp đỡ những em còn lúng Bài tập: túng trong khi làm bài. Em hãy trình bày khẩu hiệu: KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP - TỰ DO - Kích thước: khổ giấy: 10 x 30 cm. hoặc 20 x 30 cm hoặc 20 x 20 cm. Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập. - Tùy mức độ hoàn thành bài mà Gv cho các em nhận xét bài của bạn. - Gv nhận xét chung. Khuyến khích những em hoàn thành xong bài. * Dặn dò - Hoàn thành bài ở lớp. - Sưu tầm các kiểu chữ dán vào sổ học tập. - Chuẩn bị mẫu vẽ cho giờ sau bao gồm: Lọ, quả. - Sưu tầm tranh tĩnh vật. *************************************************************** Tử Đà ngày 14 tháng 9 năm 2016 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 17/9/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 6 - BÀI 7: VẼ THEO MẪU LỌ VÀ QUẢ ( TIẾT 1 ) I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: HS biết được cách trình bày mẫu như thế nào là đẹp, là hợp lý. - Kỹ năng: HS hiểu biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Thái độ: HS hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua cách bố cục bài vẽ. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Mẫu vẽ: Lọ và quả, vải nền. - Một vài phương án về bố cục bài vẽ lọ hoa và quả. - Tranh tĩnh vật của họa sĩ và học sinh. b. Học sinh: - Mẫu vẽ: Lọ và quả - Giấy vẽ, bút chì, tẩy... 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà. * Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đã từng được vẽ rất nhiều bài vẽ theo mẫu. Ở chương trình MT lớp 8 với những bài VTM sẽ yêu cầu cao hơn về hình, về màu. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến hành luyện tập 1 bài VTM: Lọ và quả. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét. GV giới thiệu mẫu: Lọ và quả. Y/C các nhóm nhận xét về cách bày mẫu của nhóm mình. Y/C các nhóm quan sát về: - Khung hình chung của mẫu, khung hình của lọ, quả ? - Cấu tạo lọ, hình dáng của quả có gì đặc biệt ? - Vị trí của lọ và quả ? - Tỉ lệ các bộ phận của lọ. Tỉ lệ lọ so với quả... - Hướng ánh sáng ?. Đại diện các nhóm bày mẫu của nhóm mình. - Trình bày cách bày mẫu. Y/C: - Quả thấp ở trước, lọ cao ở sau. - Phần che khuất của lọ hợp lý. - Lọ và quả không cách xa nhau quá. ( Các nhóm thảo luận ) Đại diện nhóm trình bày trực tiếp trên mẫu của nhóm mình.. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ GV phát bài vẽ các bước. Mỗi nhóm một - Các nhóm thảo luận và trình bày. bước. Y/C các nhóm treo lên bảng đúng + B1: Vẽ phác khung hình chung..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> theo lần lượt các bước và yêu cầu nhóm trả lời bước của nhóm mình là bước nào. GV nhắc lại một lượt sau phần trình bày của các em. GV có thể gợi ý cho một số em ngồi ở vị trí không đẹp có thể tự xê dịch vật mẫu sao cho bố cục đẹp hơn nhưng vẫn phải giữ được đặc điểm của mẫu.. + B2: Vẽ khung hình lọ, khung hình quả, kẻ trục lọ. + B3: Tìm các bộ phận lọ, hình dáng quả, phác bằng nét thẳng. + B4: Quan sát kĩ mẫu, dựa vào nét thẳng vẽ nét chi tiết.. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài. GV quan sát chung, nhắc nhở các nhóm Bài tập: HS vẽ theo mẫu lọ hoa và làm bài. quả mà nhóm đã bày. Hướng dẫn cho một số em còn lúng túng. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. GV thu một số bài. Cho HS tự nhận xét bài của nhau về: - Bố cục. - Tỉ lệ vật mẫu. - Hình vẽ. - Nét vẽ. GV nhận xét, cho điểm. * Dặn dò - Quan sát đậm nhạt ở các đồ vật dạng hình trụ, hình cầu. - Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài 8 giống mẫu của bài 7 ****************************************************************** Tử Đà ngày 21 tháng 09 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 24/10/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 7 - BÀI 8: VẼ THEO MẪU LỌ VÀ QUẢ( TIẾT 2 ) I. Mục tiêu bài học: - HS nắm được cách vẽ tĩnh vật màu. - HS vẽ được hình và màu gần giống mẫu. - HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu. II. Những thông tin cơ bản:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Mẫu vẽ: ( Như tiết 7 ) - Hình gợi ý cách vẽ màu. - Tranh tĩnh vật màu. b. Học sinh: - Mẫu vẽ: Lọ và quả - Giấy vẽ, bút chì, tẩy... - Sưu tầm tranh tĩnh vật màu. 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: * Kiểm tra:. 8B:. * Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật bằng màu và tranh tĩnh vật bằng chì. Em thấy bức tranh nào đẹp hơn ? Rõ ràng là chũng ta thấy khi tranh có màu sẽ đẹp hơn rất nhiều. Vậy để có thể vẽ được bức tranh tĩnh vật màu đẹp hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài.. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét. GV giới thiệu mẫu vẽ và yêu cầu bài học: Vẽ màu. GV nhắc HS bày mẫu như tiết 7. Y/C HS quan sát về: + Vị trí của các vật mẫu. + Hướng ánh sáng. + Màu sắc chính của mẫu. + Sự tương quan màu của lọ, quả, vải nền. + Màu nền và bóng đổ. GV gợi ý cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật màu.. Các nhóm bày mẫu của nhóm mình giống như tiết 7. HS quan sát mẫu theo sự gợi ý của GV. ( Các nhóm thảo luận ).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ? Em thấy màu sắc của tranh như thế nào ? ? Em thích bức tranh nào hơn ? Vì sao ?. ( HS trả lời theo sự cảm thụ tranh của mình ). Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu GV hướng dẫn HS có thể sử dụng hình của tiết 7. GV hướng dẫn HS vẽ màu. ( HS theo dõi sự hướng dẫn của GV ). * Chú ý: - Quan sát mẫu để thấy được lọ và quả. Tìm ra sắc độ đậm nhạt của màu ở lọ và quả. - Màu ở nền. ( vải nền ). Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài. GV bao quát lớp. Giúp HS: - Cách phác hình bằng màu. - Cách phác mảng màu. - Cách tìm và vẽ màu. - Tương quan màu.. Bài tập: HS vẽ theo mẫu lọ hoa và quả bằng màu mà nhóm đã bày. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV hướng cho HS nhận xét về :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Bố cục. + Hình vẽ + Màu sắc ( Tương quan màu của lọ, quả và vải nền ). * Dặn dò - Sưu tầm tranh tĩnh vật màu. - Vẽ một bức tranh tĩnh vật màu theo ý thích. - Sưu tầm một số bức tranh, ảnh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam. ****************************************************************** Tử Đà ngày 29 tháng 10 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 6/10/2017 Ngày giảng: 8A:. 8B: TIẾT 8 - BÀI 9:VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Luyện cho HS kĩ năng tìm bố cục theo nội dung chủ đề. Giúp HS phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo trong khi làm bài. - Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức cơ bản để làm bài kiểm tra. - Thái độ: HS nghiêm túc làm bài. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Đề kiểm tra. - Một vài bức tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam. b. Học sinh: - Giấy, bút chì, màu... 2. Phương pháp: - Kiểm tra. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: * Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập. * Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm chọn nội dung đề tài. GV: Yêu cầu một số h/s tự giới thiệu về bức tranh mình tự sưu tầm qua cách thể hiện bố cục, màu sắc, hình vẽ... GV: giới thiệu 1 số tranh đẹp của các hoạ sỹ và h/s về ngày nhà giáo Việt Nam . Cần phải chọn nội dung, hình tượng, cách bố cục và cách dùng màu sắc trong tranh.. I. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tìm nội dung có hình ảnh liên quan đến ngày nhà giáo Việt Nam như VD: Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Tặng hoa các thầy, cô giáo,.... Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s cách vẽ GV: Yêu cầu h/s tự chọn và làm bài nội dung đề tài gần gũi, có những sinh hoạt quen thuộc. GV: gợi ý cách vẽ. - Tìm bố cục cho tranh - Vẽ hình - Vẽ màu.. II. Cách vẽ tranh. - Tìm bố cục( mảng chính, mảng phụ) - Vẽ phác hình ảnh vào mảng chinh, mảng phụ. (Vẽ hình chính trước, sau vẽ hình phụ có liên quan đến nội dung.) - Hoàn thiện phần hình, tẩy bỏ nét thừa. - Vẽ màu. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. Gv quan sát HS trong khi các em làm HS quan sát suy nghĩ chọn ý tưởng, bài. Gợi ý cho một số em còn lúng túng. vẽ bài. Chú ý học sinh bài này chỉ hoàn thiện HS làm bài phần hình Hoạt động 4: Củng cố tổng kết. GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài. * Dặn dò Về nhà: Sưu tầm tranh, ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam ( Tham khảo phần thể hiện bằng màu) ****************************************************************** Tử Đà ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tổ trưởng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 12/10/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 9 - BÀI 9:VẼ TRANH ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (KIỂM TRA 1 TIẾT) I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: Luyện cho HS kĩ năng tìm bố cục theo nội dung chủ đề. Giúp HS phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo trong khi làm bài. - Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức cơ bản để làm bài kiểm tra. - Thái độ: HS nghiêm túc làm bài. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Đề kiểm tra. - Bài vẽ hình tiết trước. b. Học sinh: - Giấy, bút chì, màu... 2. Phương pháp: - Kiểm tra. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: 8B: ... * Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập. * Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề - Nêu yêu cầu. Đề bài: Em hãy vẽ một bức tranh về ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. - Kích thước: Khổ giấy A4. - Màu sắc: Tự chọn. - Thời gian: 45 phút. Yêu cầu: - Vẽ đúng nội dung đề tài. - Bố cục bài vẽ chặt chẽ, rõ mảng chính, mảng phụ. - Hình vẽ phù hợp với nội dung đề tài. - Màu sắc: Hài hòa, hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thang điểm: - Điểm Đạt ( Đ ): Thực hiện được yêu cầu của bài nhưng còn sai sót. - Điểm Chưa đạt( CĐ ): Không thực hiện được yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. Gv quan sát HS trong khi các em làm bài. Gợi ý cho một số em còn lúng túng.. HS quan sát suy nghĩ về bài. HS làm bài. Hoạt động 4: Củng cố tổng kết. GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài. * Dặn dò Về nhà:. + Đọc trước bài 10. + Sưu tầm một số tranh về các tác giả giới thiệu trong bài 10. ****************************************************************** Tử Đà ngày 17 tháng 10 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 19/10/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 10 - BÀI 10: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT SƠ LƯỢC VỀ MTVN GIAI ĐOẠN 1954 - 1975. I. Mục tiêu bài học: - Kiến thức: HS hiểu biết thêm về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới MT nói riêng trong cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam - Kĩ năng: Nhận ra được vẻ đẹp của một số tác phẩm phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng. Thái độ: HS yêu quý nền Mĩ thuật VN. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Sưu tầm tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong giai đoạn này. - Sưu tầm các phiên bản khác nhau về chất liệu: Sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu... b. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: * Kiểm tra: Không kiểm tra * Bài mới:. 8B:. Giới thiệu bài: MTVN giai đoạn 1954 -1975 đạt được rất nhiều thành công. Mặc dù trong giai đoạn chiến tranh nhưng quân và dân rất hăng hái tham gia chiến đấu và cho ra đời nhiều tác phẩm phản ánh không khí sôi động của nhân dân đối với kháng chiến thúc đẩy tinh thần đấu tranh giải phóng của dân tộc. Để tìm hiểu kĩ hơn về MTVN giai đoạn này chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về MTVN giai đoạn 1954 - 1975. HS tìm hiểu thông tin trong mục I. ? Thời kì này VN có đặc điểm gì ? VN chia làm 2 miền Nam - Bắc. + Miền Bắc: xây dựng XHCN + Miền Nam: Đấu tranh chống đế quốc Mĩ ? Giai đoạn này ra đời những tác phẩm Tác phẩm: nào ?. - Nhớ một chiều Tây Bắc ( sơn mài 1955 ) của họa sĩ Phan Kế An. - Qua cầu khỉ ( sơn mài - 1958 ) của họa sĩ Nguyễn Khiêm. - Con đọc bầm nghe ( lụa - 1955 ) của họa sĩ Trần Văn Cẩn. ? Khi đế quốc Mĩ mở rộng đánh chiếm * Nhân dân tích cực tham gia kháng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> miền Bắc, tinh thần kháng chiến của chiến, phản đối chế độ ngụy quyền quân và dân như thế nào ? thông qua nghệ thuật Hoạt động 2: Một số thành tựu cơ bản của MTVN giai đoạn 1954 - 1975 GV giới thiệu. Ở giai đọa này các họa sĩ cho ra đời nhiều tác phẩm với nhiều chất liệu khác nhau. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. GV phân công các nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu về sơn dầu. Nhóm 2: Tìm hiểu về màu bột. Nhóm 3: Tìm hiểu về sơn mài:. Nhóm 4: Tìm hiểu về lụa Nhóm 5: Tìm hiểu về tranh khắc. Nhóm 6: Tìm hiểu về tác phẩm điêu khắc. GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu về. 1. Đặc điểm, chất liệu. 2. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Các nhóm thảo luận đưa ra đáp án. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. GV tổng kết, bổ sung => Kết luận. 1. Sơn dầu: * Đặc điểm: Là chất liệu của phương Tây du nhập vào nước ta từ những năm 1925. Được họa sĩ VN sử dụng, có sắc thái riêng biệt và đậm đà tính dân tộc. Xm tranh sơn dầu người ta có cảm giác khỏe khoắn khúc chiết về màu sắc, ánh sáng, bút pháp, sự phong phú về khả năng diến tả các ý tưởng, cảm xúc của người vẽ. * Tác giả, tác phẩm tiêu biểu.. - Một buổi cày của họa sĩ Lưu Công Nhân. - Ngày mùa của họa sĩ Dương Bích Liên - Nữ dân quân miền biển của Trần Văn Cẩn. 2. Màu bột. * Đặc điểm: Là chất liệu gọn, nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, được các họa sĩ VN ưa chộng. màu bột thường vẽ trên giấy, vải, gỗ...có khả năng diễn tả thiên nhiên, đời.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> sống một cách sinh động, màu sắc và hiệu quả cao. * Tác giả, tác phẩm. - Một xóm ngoại thành ( 1961 ) của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. - Ao làng ( 1963 ) của họa sĩ Phan Thị Hà. - Hà Nội đêm giải phóng của họa sĩ Lê Thanh Đức... 3. Tranh sơn mài: * Đặc điểm: Chất liệu lấy từ nhựa cây sơn trồng nhiều ở vùng trung du tỉnh Phú Thọ. ( còn gọi là sơn ta ). Đây là chất liệu truyền thống. Nghệ thuật sử dụng tạo nên những mảng màu tinh tế, điêu luyện, đường nét hư ảo, quyến rũ, không gian ước lệ, màu sắc sâu lắng, lung linh, là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu dân tộc và nội dung hiện đại. * Tác giả, tác phẩn tiêu biểu.. - Bình minh trên nông trang của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng... - Qua bản cũ ( 1957 ) của họa sĩ Lê Quốc Lộc - Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ ( 1963 ) của họa sĩ Nguyễn Sáng. 4. Tranh lụa: * Đặc điểm Là chất liệu truyền thống của phương Đông nói chung và VN nói riêng. Nghệ thuật tranh lụa mang đậm bản sắc riêng, đằm thắm, không ồn ào, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nét nổi bật là đã tìm được bảng màu riêng. Lối dùng màu đơn giản nhưng vẫn tạo được sự phong phú. Kĩ thuật vẽ chủ yếu là mảng phẳng, dùng nét bao quanh hình, màu sắc nhẹ nhàng, ít có sự chuyển biến đột ngột. Đặc tính: Mềm mại, óng ả của thớ lụa. * Tác giả, tác phẩm:. - Con đọc bầm nghe ( 1955 ) của họa sĩ Trần Văn Cẩn..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Hành quân mưa ( 1958 ) của Phan Thông. 5. Tranh khắc: * Đặc điểm: Chịu ảnh hưởng của dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống tranh có thể in ra làm nhiều bản. Kĩ thuật: Sử dụng ván gỗ, cao su, thạch cao, kẽm...để khắc các bản vẽ nét sau đó bôi màu rồi in ra giấy. Tranh có thể là màu cũng có thể là đen trắng. Tranh khắc là sự kết hợp giữa chất trang trí truyền thống với khoa học thẩm mĩ Phương Tây. * Tác giả, tác phẩm. - Ngày chủ nhật ( 1960 ) của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung. - Ba thế hệ ( 1970 ) của họa sĩ Hoàng Trầm. 6. Điêu khắc: *Đặc điểm: Bao gồm tượng tròn và phù điêu, gò kim loại... Các tác phẩm điêu khắc phản ánh tư tưởng, tình cảm của nhân dân, những con người của xã hội mới. * Tác giả, tác phẩm. - Võ Thị Sáu ( 1956 ) của họa sĩ Diệp Minh Châu. - Vót chông của họa sĩ Phạm Mười.... - Nắm đất Miền Nam ( 1955 ) của Phạm Xuân Thi. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập GV treo bảng phụ trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Đúng / Sai. Gv gọi 2 em HS lên trả lời. HS bên dưới tự làm sau đó nhận xét. Gv cho điểm động viên. 1. Là chất liệu truyền thống của Việt Nam ? a, Sơn dầu b, Màu bột c, Sơn mài d, Lụa 2. Là chất liệu gọn, nhẹ dễ sử dụng, có khả năng diễn tả thiên nhiên, đời sống một cách sinh động ? a, Sơn dầu b, Màu bột c, Sơn mài d, Lụa 3. Là chất liệu truyền thống của Phương Đông, có đặc tính mềm mại, óng ả..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> a, Sơn dầu b, Màu bột c, Sơn mài d, Lụa 4. Là chất liệu truyền thống của Phương Tây, có đặc tính khỏe khoắn, khúc chiết về màu sắc, ánh sáng. a, Sơn dầu b, Màu bột c, Sơn mài d, Lụa 5. Tác phẩm " Con đọc bầm nghe " là của tác giả ? a, Nguyễn Sáng b, Trần Văn Cẩn c, Phạm Xuân Thi d, Dương Bích Liên 6. Tác phẩm " Ngày mùa " là của tác giả? a, Nguyễn Sáng b, Trần Văn Cẩn c, Phạm Xuân Thi d, Dương Bích Liên 7. Tác phẩm " Nắm đất Miền Nam " là của tác giả ? a, Nguyễn Sáng b, Trần Văn Cẩn c, Phạm Xuân Thi d, Dương Bích Liên Đáp án: 1. c 2. b 3. d 4. a 5. b 6. d 7. c * Dặn dò - Sưu tầm những bài viết, tranh, ảnh in trên sách, báo của các họa sĩ giới thiệu trong bài. ****************************************************************** Tử Đà ngày 24 tháng 10 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: 26/10/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 11 - BÀI 14 :THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIA ĐOẠN 1954 – 1975 I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức : HS hiểu biết thêm về các thành tựu mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thông qua 1 số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. - Kỹ năng: Biết vẽ 1 số chất liệu trong sáng tác mỹ thuật. -Thái độ : Nghiêm túc, hợp tác trong học tập.. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - GV: Sưu tầm tranh của 3 tác giả trong bài..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> b. Học sinh: -HS : Sưu tầm tranh củacác hoạ sỹ trong bài 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A: * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới: Giới thiệu bài:. 8B:. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoạ sỹ Trần văn Cẩn.. GV: Em hãy kể tên một số tác phẩm của hoạ sỹ Trần Văn Cẩn? - Các bức tranh đó vẽ về đề tài nào? và bằng chất liệu gì? - Em biết gì về hoạ sỹ Trần văn Cẩn? GV: Giới thiệu sơ qua về tiểu sử hoạ sỹ Trần Văn Cẩn. GV: với công lao và đóng góp của mình nhà nước đã tặng ông nhiều phần thưởng cao quý trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. GV: treo tranh hoặc nhắc h/s nhìn vào tranh SGK. - Kết luận:tát nước đồng chiêm là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của hoạ sỹ Trần Văn Cẩn và cũng là một thành công của mỹ thuật Việt Nam về đề tài nông nghiệp.. I. Giới thiệu hoạ sỹ Trần văn Cẩn (1910-1994). 1.Vài nét về thân thế, sự nghiệp. - Ông sinh ngày 13/8/1910 tại Kiến an- Hải phòng. Tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật đông dương khoá 1931-1936. - Những bức tranh : tát nước đồng chiêm ( Sơn mài 1958). Nữ dân quân miền biển (Sơn dầu 1960). Mùa đông sắp đến (Sơn mài 1960)...và nhiều tác phẩm khác được công chúng biết đến và đánh giá cao. 2. Giới thiệu bức tranh tát nước đồng chiêm ( Sơn mài 1958). - Nội dung bức tranh - Chất liệu sơn mài. - Bố cục. - Hình tượng.. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạ sỹ Nguyễn Sáng. GV: Em hãy kể tên vài tác phẩm của hoạ II. Giới thiệu hoạ sỹ Nguyễn Sáng.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> sỹ Nguyễn Sáng ?. Các bức tranh đó vẽ về đề tài nào?. Bằng chất liệu nào?. HS: Đọc SGK về thân thế và sự nghiệp của hoạ sỹ Nguyễn Sáng. GV:Với công lao và đóng góp cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam nhà nước đã tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật. HS : Quan sát tranh SGK GV: Treo tranh lên bảng - Kết nạp Đảng ở điện biên phủ là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp về người chiến sỹ cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân pháp của nhân dân ta.. (1923-1988). 1. Thân thế và sự nghiệp . - Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại mỹ tho- Tiền giang. Ông tốt nghiệp trường trung cấp mỹ thuật Gia định và học tiếp cao đẳng mỹ thuật Đông dương khoá 1941-1945. - Hoạ sỹ có nhiều tranh về đề tài bộ đội, dân công, nông dân như: Giặc đốt làng tôi (sơn dầu 1954), Kết nạp Đảng ở điện biên phủ (Sơn mài 1963).... 2. Giới thiệu bức tranh Kết nạp đảng ở điện biên phủ ( Tranh sơn mài). - Nội dung bức tranh - Bố cục - Hình tượng. - Màu sắc. Hoạt động 3 Tìm hiểu về hoạ sỹ Bùi xuân Phái. GV: Em hãy kể tên vài tác phẩm của hoạ sỹ Bùi xuân Phái ?. Đề tài bức tranh và vẽ bằng chất liệu gì?. GV: Với công lao và đóng góp cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam nhà nước đã tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật. GV: Phố cổ là một mảng đề tài quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hoạ sỹ Bùi Xuân Phái. - Phố cổ Hà nội có vị trí đáng kể trong mỹ thật đương đại Việt Nam. III. Giới thiệu hoạ sỹ Bùi xuân Phái (1920-1988) 1. Vài nét về thân thế, sự nghiệp. - Bùi xuân Phái sinh ngày 1/9/1920 tại Quốc oai- Hà tây ông tốt nghiệp cao đẳng mỹ thuật đông dương khoá 1941-1945. - Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Phố Nguyên Bình (Sơn dầu). Trong phân xưởng nhuộm (Màu bột) . Thiếu nữ thái (Sơn dầu)... 2. Giới thiệu mảng tranh Phố cổ Hà nội . ( SGK - 120). Hoạt động 4: Củng cố -Kể tóm tắt tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểucủa 3 hoạ sỹ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng , Bùi Xuân Phái. - Ngoài ra còn các hoạ sỹ và các tác phẩm nào trong giai đoạn 1954-1975..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Dặn dò - Học bài + Xem lại các tranh minh hoạ - Đọc và chuẩn bị bài 15. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 31 tháng 10 năm 2016 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân ________________________________________________________________ Ngày soạn: 1/11/2016 Ngày giảng: 8ª: 8B: TIẾT 12 – BÀI 24: VẼ TRANH ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 1) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh biết cách khai thác đề tài ước mơ của em. *Kỹ năng: Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ theo ý thích. *Thái độ : Vẽ được một bức tranh về đề tài ước mơ của em II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một bức tranh, ảnh nói về ước mơ của học sinh, của hoạ sĩ - HS : Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em III Các hoạt động dạy và học: 1/ổn định (1’) : Sĩ số: 8A 2/ Kiểm tra :(1’) Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1: GV : Gợi ý học sinh. Nội dung I. tìm và chọn nội dung đề tài Ước mơ là khát vọng của mọi. - ước mơ thường được thể hiện qua lời người, ở mọi lứa tuổi , được sống ước nguyện và lời chúc mừng nhau trong hạnh phúc , mạnh khoẻ, giàu có, những dịp xuân về, tết đến khi gặp gỡ.. GV: cho h/s quan sát tranh -> nhận xét * Hoạt động2 : GV: gợi ý học sinh chọn nội dung để vẽ. - Tuỳ theo cách vẽ của mỗi h/s , GV gợi ý để. con ngoan, trò giỏi, trở thành bác sĩ... II. Cách vẽ..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> h/s tìm thêm những chi tiết cho phù hợp và làm rõ nội dung bước tranh. - Khuyến khích học sinh có bài vẽ thể hiện qua suy nghĩ độc đáo, ngộ nghĩnh, hóm hỉnh ( có thể không có trong thực tế) GV: yêu cầu h/s nhớ lại cách vẽ như đã hướng dẫn ở các bài trước. III. Học sinh làm bài. * Hoạt động 3 :. GV: theo dõi và gợi ý cho từng h/s (không gò ép HS vẽ hoàn thiện phần hình. mà vẽ theo cảm nghĩ của mình). Yêu cầu HS tiết 1 nên tìm ý tưởng cho đề tài, sau đó hoàn thiện phần vẽ hình để tiết sau vẽ màu. 4/ Củng cố: (4') - GV treo một số bài vẽ cho h/s quan sát nhận xét + Cách chọn đề tài + Hình ảnh, 5/ Dặn dò : (1') - Tham khảo phần vẽ màu của một số bức tranh đề tài đã sưu tầm. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 7 tháng 11 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn: 8/11/2016 Ngày giảng: 8A:. 8B: TIẾT 13 – BÀI 24: VẼ TRANH ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 2). I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh biết cách khai thác đề tài ước mơ của em. *Kỹ năng: Vẽ được một bức tranh thể hiện ước mơ theo ý thích. *Thái độ : Vẽ được một bức tranh về đề tài ước mơ của em II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một bức tranh, ảnh nói về ước mơ của học sinh, của hoạ sĩ - HS : Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em III Các hoạt động dạy và học: 1/ổn định (1’) : Sĩ số: 8A 2/ Kiểm tra :(1’) Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1 :. T Nội dung G 5’ II. Cách vẽ.. GV: gợi ý học sinh chọn nội dung để vẽ. - Tuỳ theo cách vẽ của mỗi h/s , GV. - Học sinh nào hoàn thiện phần hình tiết truocs rồi thì vẽ tiếp. gợi ý để h/s tìm thêm những chi. phần màu.. tiết cho phù hợp và làm rõ nội. - Những học sinh chưa hoàn thiện. dung bước tranh.. phần hình thì hoàn thiện nốt sau. - Khuyến khích học sinh có bài vẽ. đó vẽ màu.. thể hiện qua suy nghĩ độc đáo, ngộ.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> nghĩnh, hóm hỉnh ( có thể không có trong thực tế) GV: yêu cầu h/s nhớ lại cách vẽ như đã hướng dẫn ở các bài trước. * Hoạt động 3 : III. Học sinh làm bài. GV: theo dõi và gợi ý cho từng h/s. Học sinh hoàn thiện bài học.. (không gò ép mà vẽ theo cảm nghĩ của mình). 29 '. 4/ Củng cố: (4') - GV treo một số bài vẽ cho h/s quan sát nhận xét + Cách chọn đề tài + Hình ảnh, màu sắc 5/ Dặn dò : (1') - Chuẩn bị tốt cho bài sau __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 14 tháng 11 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________ Ngày soạn:15/11/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 14- BÀI 12: VẼ TRANH ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (TIẾT 1) I. Mục tiêu bài học: - HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình. - HS vẽ được tranh theo ý thích.. - HS yêu thương những người thân trong gia đình. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh nói về gia đình. b. Học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm chọn nội dung đề tài. Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy liệt kê lại những công việc của gia đình em trong những ngày bình thường hoặc ngày lễ, ngày Tết. Yêu cầu một số các nhóm tự giới thiệu về bức tranh mình tự sưu tầm qua cách thể hiện bố cục, màu sắc, hình vẽ.... I. Tìm và chọn nội dung đề tài. - Tìm nội dung có hình ảnh sinh hoạt gia đình quen thuộc như: + Bữa cơm gia đình. + Một ngày vui sinh nhật. + Thăm ông bà. + Sắp đặt đồ đạc trong phòng. + Đón khách thăm gia đình.. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ học tập: Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập. Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s cách vẽ Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ:. II. Cách vẽ tranh.. Các nhóm trình bày cách vẽ của một bài - Tìm bố cục( mảng chính, mảng phụ) vẽ tranh đề tài.. - Vẽ phác hình ảnh vào mảng chinh,. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:. mảng phụ. (Vẽ hình chính trước, sau. Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ học vẽ hình phụ có liên quan đến nội tập:. dung.). Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học - Hoàn thiện phần hình, tẩy bỏ nét.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> tập.. thừa. - Vẽ màu. Hoạt động 3: Học sinh làm bài . GV nhắc nhở học sinh bài này học trong 2 tiết, do đó tiết này các em chỉ nên tìm kỹ ý tưởng sao đó hoàn thiện phần hình giờ sau vẽ màu.. Hs vẽ bài.. Hoạt động 4: Củng cố, tổng kết - Nhận xét ý thức học tập của h/s * Dặn dò - Vẽ 1 bức tranh khác về đề tài gia đình. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 21 tháng 11 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________ Ngày soạn: 22/11/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 15- BÀI 12: VẼ TRANH ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (TIẾT 2) I. Mục tiêu bài học: - HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình. - HS vẽ được tranh theo ý thích.. - HS yêu thương những người thân trong gia đình. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Sưu tầm tranh, ảnh nói về gia đình. b. Học sinh: 2. Phương pháp:.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách vẽ và làm bài. II. Cách vẽ tranh. Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận cách vẽ mầu của bài. HS làm bài trên bài vẽ hình tiết trước. vẽ tranh đề tài. Một vài chú ý khi vẽ màu bài vẽ tranh. Giáo viên nhắc nhở HS sử dụng bài vẽ hình tiết trước để hoàn thiện. Chú ý: Sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với ý tưởng mà mình chọn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ học tập: Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả . GV: Giới thiệu những bài có nội dung hay ( bố cục tốt, hình vẽ màu sắc đẹp) HS: Tự nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. GV: Tóm tắt, động viên h/s khen ngợi h/s.. GV treo một số bài đã hoàn thành. Gợi ý để Hs tự nhận xét. GV kết luận. Cho điểm một vài bài..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Hoạt động 4: Củng cố, tổng kết - Nhận xét ý thức học tập của h/s - Khen ngợi h/s có bài vẽ đẹp. * Dặn dò - Hoàn thiện bài vẽ ( nếu chưa xong) - Vẽ 1 bức tranh khác về đề tài gia đình. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________ Ngày soạn: 29/11/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 16 - BÀI 15:VẼ TRANG TRÍ TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (TIẾT 1) (KIỂM TRA HỌC KỲ I) I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức : Học sinh hiểu cách tạo và trang trí mặt nạ. - Kỹ năng: Học sinh trang trí được mặt nạ theo ý thích. -Thái độ : Nghiêm túc, sáng tạo trong bài vẽ II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - GV: Sưu tầm vài mặt nạ phẳng, cong hoặc lồi lõm. + Một vài bài vẽ của h/s các năm trước. b. Học sinh: Bìa cứng, giấy vẽ, kéo, hồ dán, màu. 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề - Nêu yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Đề bài: Em hãy tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích. - Kích thước: Trong khổ giấy A4. - Màu sắc: Tự chọn. - Thời gian: 90 phút. Yêu cầu: - Hoàn thành xong một mặt nạ - Hình trang trí trên mặt nạ phải phù hợp với tính cách nhân vật. - Màu sắc thể hiện rõ đặc điểm tính cách nhân vật (độc ác, hiền lành, dữ tợn). Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. GV cho HS xem nhanh một số mặt nạ khác nhau để các em tham khảo. Gợi ý cho các em một nhân vật với những tính cách khác nhau như: Đường tăng, bồ tát, con thỏ... hiền lành. Bao công, Trương Phi... dữ tợn. Chó sói...độc ác.. HS quan sát suy nghĩ vẽ bài. HS làm bài. Gv quan sát HS trong khi các em làm bài. Gợi ý cho một số em còn lúng túng. GV nhắc nhở HS bài làm trong 2 tiết vì thế tiết này các em nên dành thời gian lựa chọn nhân vật mình yêu thích, lựa chọn những hình trang trí, màu sắc phù hợp với tính cách nhân vật Hoạt động 4: Củng cố tổng kết. GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài. * Dặn dò - Tập tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích. ____________________________________________________________________ Ngày soạn: 29/11/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT 17 - BÀI 15:VẼ TRANG TRÍ TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ (TIẾT 2) (KIỂM TRA HỌC KỲ I). I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức : Học sinh hiểu cách tạo và trang trí mặt nạ..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Kỹ năng: Học sinh trang trí được mặt nạ theo ý thích. -Thái độ : Nghiêm túc, sáng tạo trong bài vẽ II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: b. Học sinh: Bìa cứng, giấy vẽ, kéo, hồ dán, màu. 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề - Nêu yêu cầu. Đề bài: Em hãy tạo dáng và trang trí một mặt nạ theo ý thích. - Kích thước: Trong khổ giấy A4. - Màu sắc: Tự chọn. - Thời gian: 90 phút. Yêu cầu: - Hoàn thành xong một mặt nạ - Hình trang trí trên mặt nạ phải phù hợp với tính cách nhân vật. - Màu sắc thể hiện rõ đặc điểm tính cách nhân vật (độc ác, hiền lành, dữ tợn). Thang điểm: - Điểm Đạt( Đ ): Thực hiện được yêu cầu của bài nhưng còn sai sót. - Điểm Chưa đạt( CĐ ): Không thực hiện được yêu cầu của bài tùy mức độ. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. GV phát bài vẽ dở tiết trước của HS. GV quan sát học sinh làm bài. Nhắc nhở HS nghiêm túc làm bài. Gợi ý cho các em một nhân vật với những tính cách khác nhau như: Đường tăng, bồ tát, con thỏ... hiền lành..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bao công, Trương Phi... dữ tợn. Chó sói...độc ác. do đó phần thể hiện đường nét, màu sắc phải phù hợp với tính cách nhân vật. VD : Nhân vật hiền : Đường nét mềm mại. Màu sắc nhẹ nhàng. Nhân vật tợn: Đường nét sắc, nhọn, màu sắc tương phản. Nhân vất ác: Đường nét sắc nhọn, màu sắc đối chọn, sử dụng nhiều màu tối.. HS làm bài. Hoạt động 4: Củng cố tổng kết. GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài. * Dặn dò - Chuẩn bị bài 24. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 5 tháng 12 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________ Ngày soạn: 6/12/2016 Ngày giảng: 8A: 8B: TIẾT: 18 – BÀI 20 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬTHIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY TỪ CUỐI THẾ KỸ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX I- Mục tiêu: *Kiến thức : Học sinh hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại phương tây. * Kỹ năng: Bước đầu làm quen với một số trường phái hội hoạ hiện đại như trường phái ấn tượng, trường phái dã thú, trường phái lập thể..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> *Thái độ : vẽ được chân dung bạn hay người thân. II- Chuẩn bị: - GV: bộ đồ dùng dạy mĩ thuật 8 - HS : sưu tầm tranh ảnh về giai đoạn từ cuối thế kỷ Xĩ đến đầu thế kỷ XX III- các hoạt động dạy và học: 1.ổn định (1’) : Sĩ số:. 8A 2.Kiểm tra :(’) Sự chuẩn bị của học sinh 3.Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1: Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Đây là giai đoạn lịch sử có những biến chuyển sâu sắc ở châu âu với các sự kiện lớn nào ? - Những sự kiện đó tác động như thế nào đến tình hình xã hội châu âu và thế giới?. T Nội dung G 10 I. Vài nét về bối cảnh xã hội ’ - Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên thế giới đã diễn ra một số sự kiện lớn như công xã Pari, chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng 10 nga . Những sự kiện này đã làm thay đổi tình hình xã hội châu âu và thế giới. - Đây là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu mĩ thuật hiện đại. 20 '. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ học tập: Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập. * Hoạt động 2: Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Nhóm 1: Tìm hiểu trường phái hội. II. Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật. 1. Trường phái hội hoạ ấn tượng. - Các tác phẩm tiêu biểu : ấn tượng mặt trời mọc (Mô-nê),.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ngôi sao (ĐơGa) Bán khoả thân (Rơ-noa). - Nhóm 2: Tìm hiểu trường phái hội 2. Trường phái hội hoạ dã thú. họa dã thú. - Các tác phẩm tiêu biểu là : - Nhóm 3: Tìm hiểu trường phái hội Thiếu nữ mặc áo dài trắng, cá đỏ 10 họa lập thể. (Ma tít xơ) , bến tàu phê cum, Hội ' hoá trang ở bãi biển ( Mác Kê) Câu hỏi thảo luận: 3. Trường phái hội hoạ lập thể. - Nêu một số đặc điểm riêng của - Ra đời ở pháp năm 1907 từng trường phái. - Một số tác phẩm tiêu biểu: - Nêu một số tác phẩm tiêu biểu cho Đàn ghi ta, chân dung Kan oai lơ, từng trường phái giỏ đựng hoa quả (Pi cát xô). người đàn bà và cây đàn ghi ta Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: (Brắc cơ). Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ họa Ấn tượng.. học tập: Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập.. * Hoạt động 3: Bước 1: Bàn giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. - Nêu một số đặc điểm riêng của các trường phái hội hoạ ấn tượng, dã thú và lập thể Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Học sinh báo cáo nhiệm vụ học tập: Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả học tập.. III. Đặc điểm chung của các trường phái hội hoạ trên. - Các hoạ sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển, họ đòi hỏi tranh vẽ phải chân thực, khoa học hơn. - Xuất hiện nhiều hoạ sĩ , các tác phẩm đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4/ Củng cố: (2') - Hãy kể tên một số hoạ sĩ tiêu biểu của các trường phái hội hoạ ấn tượng, dã thú và lập thể 5/ Dặn dò : (1') - Học sinh đọc bài trong (SGK) + vở ghi - Sưu tầm thêm tranh ảnh và bài viết liên quan đến bài học để hiểu thêm về trường phái hội hoạ . - Chuẩn bị cho bài sau: vẽ tranh về đề tài lao động. __________________________________________________________________ Tử Đà ngày 12 tháng 12 năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân _________________________________________________________________. HỌC KỲ II. Ngày soạn: Ngày giảng: 8A.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Tiết:19 - Bài 29 THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HOẠ ẤN TƯỢNG I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh hiểu thêm về trường phái hội hoạ ấn tượng. * Kỹ năng: Nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật hội hoạ ấn tượng. *Thái độ : Nghiêm túc hợp tác trong giờ học II- Chuẩn bị: - GV: Tranh tư liệu, tranh phiên bản liên quan đến bài học - HS : sưu tầm tranh phiên bản liên quan đến bài học III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định : Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1:. T G 16 1.. GV:Giới thiệu sơ qua về hội hoạ ấn ’ tượng.. Nội dung Một số nét đánh giá về. trường phái hội hoạ ấn tượng. - Trường phái hội hoạ ấn tượng là mốc quan trọng trong sự phát triển của mĩ thuật châu âu. - Trường phái hội hoạ ấn tượng đã đóng góp nhiều cho lịch sử mĩ thuật thế giới.. * Hoạt động 2:. 2. Tìm hiểu một số tác giả, tác. GV: Giới thiệu bức tranh (ấn tượng. phẩm tiêu biểu.. mặt trời mọc) tranh sơn dầu.. - Hoạ sĩ Clốt Mô-Nê (1840-1926). => là một bức tranh tiêu biểu cho. là hoạ sĩ tiêu biểu nhất của hội. phong cách nghệ thuật của hoạ sĩ 24 hoạ ấn tượng. Mo nê mở đường cho Trường phái.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> hội hoạ ấn tượng .. '. + Các tranh tiêu biểu là : ấn tượng mặt trời mọc, Nhà thơ lớn Ru-. GV:giới thiệu bức tranh ( Bữa ăn trên. Văng, hoa súng.... cỏ) là bức tranh quan trọng của. - Hoạ sĩ Ê- du-at Ma nê (1832-. nghệ thuật hội hoạ phương tây. 1883) là người có đóng góp và. cuối thế kỹ XIX đầu TK XX.. giữ vai trò quan trọng. trong. Trường phái hội hoạ ấn tượng . + Tiêu biểu là bức tranh ( Bữa ăn GV:giới thiệu bức tranh (Cây đào ra hoa). trên cỏ) - Hoạ sĩ Vanh - Xăng Van gốc. GV:cho h/s xem bức tranh ( Chiều chủ nhật trên đảo). (1853-1890) - Hoạ sĩ Giê - ooc giơ xơ ra. 4/ Củng cố: (2') -Hệ thống nội dung bài - Hoạ sĩ Mô-nê thuộc trường phái hội hoạ nào? nêu những bức tranh tiêu biểu của ông. - Hoạ sí Van Gốc thuộc trường phái hội hoạ nào? 5/ Dặn dò : (1') - Đọc và chuẩn bị bài tiếp theo - Chuẩn bị cho bài sau. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 20 - BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (TIẾT 1) I. Mục tiêu bài học:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - HS hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách. - HS biết cách trang trí bìa sách và trang trí được bìa sách theo ý thích. - HS yêu quý sách, báo. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: - Một số bìa sách của các nhà xuất bản khác nhau. - Hình gợi ý cách trang trí bài sách. b. Học sinh: - Giấy vẽ, bút chì, tẩy... 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A ..................................................... * Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu một số bìa sách có cách trang trí khác nhau để vào bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. GV giới thiệu một số bìa sách. ? Em có nhận xét gì về cách trình bày - Bìa sách phản ánh nội dung cuốn của các bìa sách trên? sách. - Cách trình bày đẹp, phù hợp nội dung cuốn sách, thu hút được người xem. ? Bìa sách được chia làm mấy phần ? - Bìa sách được chia làm hai phần. + Phần chữ: Tên sách, tên tác giả, tên NXB, biểu trưng. + Phần hình: Hình vẽ minh họa cho nội dung cuốn sách. ? Em có nhận xét gì về kiểu chữ và về - Chữ: Tên sách: Rõ ràng, dễ đọc. phần hình minh họa? - Kiểu chữ: Phù hợp với nội dung cuốn sách. - Phần chữ bao gồm tên tác giả, NXB thường nhỏ, ở phần trên và dưới bài sách. - Tùy thuộc nội dung cuốn sách để trình bày. VD: Sách cho thiếu nhi: Hình vẽ, màu sắc sinh động, ngộ nghĩnh. - Sách chính trị, khoa học: Hình vẽ màu sắc nhẹ nhàng, đơn giản, kiểu chữ chân.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ? Em có nhận xét gì về màu sắc ? Gv => Kết luận: Tùy từng loại sách mà chọn kiểu chữ, hình minh họa, màu sắc, bố cục khác nhau.. phương. - Màu chữ: - Màu nền: -> Phù hợp nội dung - Hình minh họa:. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trình bày bìa sách GV hướng dẫn HS cách trình bày qua - Tìm hiểu nội dung để lựa chọn: ĐDDH. Kiểu chữ, hình minh họa, màu sắc GV minh họa một vài cách bố cục. phù hợp. - Tìm bố cục: + Phác mảng chữ + Phác mảng hình. + Phác mảng tên tác giả. + Phác mảng tên và biểu trưng của sách. - Vẽ màu: Chú ý sự tương quan giữa màu chữ. màu nền và hình minh họa. và chú ý đến nội dung cuốn sách để lựa chọn màu cho phù hợp.. Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài Gv gợi ý cho Hs chọn tên cuốn sách để Bài tập: Học sinh tự chọn tên một trình bày bìa. cuốn sách để trình bày, lên ý tưởng về GV gợi ý về bố cục mảng chữ, hình mảng hình, mảng chữ cho cuốn sách. minh họa và màu. Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập. GV nhận xét quá trình hoạt động của HS. Động viên, khuyến khích sự nỗ lực của các em. Nhắc nhở những HS chưa nghiêm túc thực hành * Dặn dò - Sưu tầm một số bìa sách. ****************************************************************** Tử Đà ngày tháng năm 2017 Tổ trưởng.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A TIẾT 21 - BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ TRÌNH BÀY BÌA SÁCH (TIẾT 2) I. Mục tiêu bài học: - HS hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách. - HS biết cách trang trí bìa sách và trang trí được bìa sách theo ý thích. - HS yêu quý sách, báo. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: b. Học sinh: - Giấy vẽ, bút chì, tẩy... 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A ..................................................... * Kiểm tra: Giới thiệu bài: Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài Quan sát HS làm bài. GV gợi ý cho Bài tập: Dựa vào ý tưởng của tiết những em còn lúng túng về bố cục mảng trước, các em hãy trình bày bìa cuốn chữ, hình minh họa và màu. sách mà các em yêu thích. (HS làm bài) Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. GV treo một số bài đã hoàn thành. Gợi ý để Hs tự nhận xét. GV kết luận. Cho điểm một vài bài. * Dặn dò - Sưu tầm một số bìa sách. - Sưu tầm tranh về đề tài gia đình..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> ***************************************************************** Tử Đà ngày tháng năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:22 - Bài 22 VẼ TRANG TRÍ VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (TIẾT 1) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh hiểu ý nghĩa của tranh cổ động * Kỹ năng: Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. *Thái độ : vẽ được một bức tranh cổ động. II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một số tranh cổ động ( cỡ lớn) hoặc phóng to tranh cổ động trong SGK. - HS : Sưu tầm tranh cổ động III- các hoạt động dạy và học: 1.ổn định (1’) : Sĩ số: 8A 2.Kiểm tra :(’) Sự chuẩn bị của học sinh 3.Giảng Bài mới : T Hoạt động của thầy và trò Nội dung G * Hoạt động1: 8’ I. Quan sát, nhận xét GV:Treo một số tranh cổ động và. - tranh cổ động còn gọi là tranh.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> tranh đề tài .. áp phích, tranh quảng cáo.. GV: gợi ý -> h/s quan sát -> nhận xét thế nào là tranh cổ động. GV: sự khác nhau giữa tranh cổ động và tranh đề tài? GV: giới thiệu các loại tranh cổ động.. - là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương chính sách của đảng và nhà nước. - Tuyên truyền các sản phẩm, các hoạt động xã hội.. * Hoạt động 2: GV: gợi ý. HS: chọn nội dung và tìm hình ảnh để. II. Cách vẽ.. vẽ tranh (Phòng chống bệnh thế kỷ AIDS và ma tuý, phòng chống bệnh răng miệng, mừng ngày khai trường..) GV: hướng dẫn h/s tìm mảng chữ và hình ảnh minh hoạ. - Hình nào là hình chính ? - Hình nào là hình phụ ? - Dùng chữ nào cho phù hợp? - Sếp mảng chữ, mảng hình cho đẹp. * Hoạt động 3: GV: hướng dẫn học sinh tìm màu và thể hiện. ( Sử dụng màu sắc hài. III. Bài tập. hoà- không nên vẽ nhiều màu ) 4/ Củng cố: (4') - Đánh giá kết quả học tập. - GV gợi học sinh nhận xét tranh cổ động trong SGK trang 142143 5/ Dặn dò : (1').

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Sưu tầm tranh cổ động và tập nhận xét về đề tài, bố cụ, hình ảnh, màu - Lựa chọn đề tài vẽ tranh cổ động - hoàn thành bài vẽ. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:23 - Bài 23 VẼ TRANG TRÍ VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (TIẾT 2) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh hiểu ý nghĩa của tranh cổ động *Kỹ năng: Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn. *Thái độ : vẽ được một bức tranh . II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một số tranh cổ động - HS : Sưu tầm tranh cổ động III- các hoạt động dạy và học: 1/ổn định (1’) : Sĩ số: 8A 2/ Kiểm tra :(’) Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1: GV : nhắc lại yêu cầu bài tập - Vẽ tranh cổ động (theo ý thích) GV: Giúp học sinh tìm và chọn nội. T Nội dung G 5’ I. Học sinh làm bài.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> dung đề tài. (Phòng chống ma tuý, môi trường xanh , sạch đẹp). 5'. GV: gợi ý học sinh tìm + Hình ảnh chính, phụ + Sắp xếp mảng hình, mảng chữ, mảng màu. GV: giúp học sinh làm bài - Cố gắng hoàn thành trong tiết 2 4/ Củng cố: (4') - Đánh giá kết quả học tập. - GV yêu cầu h/s vẽ xong dàn tranh lên bảng - GV gợi ý để h/s nhận xét - xếp loại theo khả năng cảm thụ riêng. - GV: tóm tắt và bổ sung- xếp loại một số bài. 5/ Dặn dò : (1') - Sưu tầm tập phân tích tranh cổ động - chuẩn bị tốt cho bài sau ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:24 - Bài 25 VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ LỀU TRẠI (KIỂM TRA MỘT TIẾT) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh hiểu vì sao cần trang trí lều trại.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> * Kỹ năng: biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích. *Thái độ : học sinh thêm yêu và gắn bó với sinh hoạt tập thể. II- Chuẩn bị: - GV: Một số tranh ảnh về lều trại, + Bài vẽ cổng trại của học sinh năm trước. - HS : Tranh ảnh về lều trại + Giấy, bút vẽ, bút chì, thước kẻ, màu. III- Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định (1’) : Sĩ số:. 8A. 2. Kiểm tra :(1’) Sự chuẩn bị của học sinh 3. Giảng Bài mới Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề, nêu yêu cầu. Đề bài: Em hãy trang trí một cái cổng hoặc lều trại. - Thời gian: 45 phút. - Kích thước: 12 x 16 cm. - Màu sắc: Tự chọn. Yêu cầu: - Bố cục bài vẽ chặt chẽ, rõ mảng chính, mảng phụ. - Họa tiết: Có sự sáng tạo, phù hợp với hình trang trí. - Màu sắc: Hài hòa, hợp lý. Thang điểm: - Điểm Đạt ( Đ ): Thực hiện được yêu cầu của bài nhưng còn sai sót. - Điểm Chưa đạt( CĐ ): Không thực hiện được yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. GV cho HS xem nhanh một số bài trang trí cổng hoặc lều trại để các em tham khảo. Gv quan sát HS trong khi các em làm bài. Gợi ý cho một số em còn lúng túng.. HS quan sát suy nghĩ về bài. HS làm bài.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Hoạt động 3: Củng cố tổng kết. GV thu bài. Nhận xét chung quá trình làm bài. * Dặn dò - Sưu tầm họa tiết trang trí hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. - Chuẩn bị bài sau. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:25 - Bài 26 VẼ THEO MẪU GIỚI THIỆU TỶ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI I- Mục tiêu: -Kiến thức : Học sinh biết sơ lược về tỷ lệ cơ thể người. - Kỹ năng: Hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể người -Thái độ : Nghiêm túc , say mê tìm hiểu cách vẽ tỉ lệ người II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm tranh ảnh toàn thân: trẻ em, thiếu niên + Hình gợi ý cách vẽ tỷ lệ cơ thể người. - HS : Giấy vẽ , bút vẽ, bút chì, màu. III- các hoạt động dạy và học: 4. ổn định: Sĩ số:. 8A. 5. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 6. Giảng Bài mới :.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1:. T Nội dung G 5’ 1. Quan sát , nhận xét. GV : Giới thiệu một số tranh, ảnh tỷ lệ cơ thể người. và gợi ý h/s nhận xét về chiều cao. HS: quan sát H1,2 ( 151,152 SGK) GV: tóm tắt. - Chiều cao con người thay đổi. + Căn cứ vào đâu để xác định tỷ lệ,. theo độ tuổi.. kích thước các bộ phận trên cơ thể. - Có người thấp, có người cao.. người.. - Vẻ đẹp bên ngoài của con người. + Như thế nào là người lùn, người. phụ thuộc vào sự cân đối của tỷ lệ. tầm thước(vừa), người cao.. các bộ phận.. + Tỷ lệ cơ thể người như thế nào là đẹp * Hoạt động 2:. 2. Tìm tỷ lệ người. GV: chỉ hình vẽ và gợi ý để học sinh thấy. - Lấy chiều dài của đầu ( Từ đỉnh 5' đến cằm) để đo chiều cao của toàn. - trẻ em mới lọt lòng đến tuổi. thân và rút ra tỷ lệ.. khoảng từ 3-3,5 đầu. GV: yêu cầu h/s quan sát H1,2 (SGK). - Trẻ em từ 4-5 tuổi khoảng từ 4-. - Tự tìm ra cách đo tỷ lệ người. 4,5 đầu. - Cho h/s quan sát hình 2 (SGK) tự. - Người trưởngthành khoảng từ. tìm ra tỷ lệ một số bộ phận của cơ. 7-> 7,5 đầu là người cao. thể người.. + Khỏang 7 đầu là người trung. GV: lưu ý + Trên đây là số liệu về tỷ lệ các bộ phận tương ứng với đầu + Khi vẽ cần dựa vào cơ sở này rồi. bình + Khoảng 6 đầu là người thấp..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> đối chiếu với mẫu thực tế để tìm tỷ lệ phù hợp không máy móc theo công thức.. 3. Bài tập. * Hoạt động 3: HS: làm bài. GV: chia nhóm và yêu cầu h/s tập ước lượng chiều cao của nhau. HS: quan sát và tập ước lượng bằng mắt-> nhóm nhận xét bổ sung. 4/ Củng cố: (4') Đánh giá kết quả học tập 5/ Dặn dò : (1') - Tập ước lượng chiều cao của bạn - Quan sát và tập vẽ dáng người đi đứng. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:26 - Bài 26 VẼ THEO MẪU GIỚI THIỆU TỶ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh nắm bắt được hình dáng người ngồi, đi, chạy.. * Kỹ năng: Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản *Thái độ : Biết áp dụng vào vẽ tranh II- Chuẩn bị: - GV: Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng , chạy...

<span class='text_page_counter'>(59)</span> + Hình gợi ý vẽ + Bài vẽ của học sinh năm trước - HS : Một số tranh vẽ các dáng người vận động + Giấy vẽ , bút chì, tẩy III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định: Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra :(1’) Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới :. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1:. T Nội dung G 6’ 1. Quan sát , nhận xét. GV : gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét các dáng vận động.. - Chọn dáng người tiêu biểu - Quan sát chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân tay. - Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lặp lại của mỗi động tác.. * Hoạt động 2:. 2. Cách vẽ. GV: Cho 1-2 học sinh làm mẫu cho cả. - Quan sát nhanh hình dáng (Cao,. lớp quan sát ở một vài dáng như 7'. thấp) và tư thế (đứng, đi) của. đứng, đứng và vẫy tay, đi, đi. người mẫu.. nhanh, chạy.... - Vẽ phác nét chính.. GV: giới thiệu cách vẽ dáng người.. - Chú ý tỷ lệ của đầu, mình, chân tay cho phù hợp với dáng. - Vẽ nét chi tiết.. * Hoạt động 3: GV: hướng dẫn học sinh làm bài. Cho 3-4 học sinh vẽ trên bảng. 3. Bài tập.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Số h/s còn lại vẽ theo nhóm mỗi nhóm 4 hoặc 5 học sinh . GV: yêu cầu h/s thay nhau làm mẫu. 28. + Mỗi mẫu vẽ 2 hình. '. GV: quan sát và gợi ý học sinh cách vẽ 4/ Củng cố: (4') Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng và một số bài vẽ trên giấy + Tỷ lệ bộ phận + Thể hiện hình dáng người 5/ Dặn dò : (1') - Tập vẽ dáng người đá bóng, nhẩy dây. - Chuẩn bị bài 28 ( Sưu tầm tranh chuyện) ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân Ngày soạn: Ngày giảng: 8A TIẾT 27- BÀI 18 : VẼ THEO MẪU VẼ CHÂN DUNG( Tiết 1 - Vẽ hình) TÍCH HỢP BÀI 13: GIỚI THIỆU VỀ TỶ LỆ MẶT NGƯỜI) I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức : Học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung. - Kỹ năng: Biết được cách vẽ tranh chân dung. -Thái độ : vẽ được chân dung bạn hay người thân. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: Tranh, ảnh chân dung (cỡ lớn) hoặc các hình minh hoạ trong SGK, hình gợi ý sách vẽ. + Tranh ảnh chân dung của Học sinh năm trước. b. Học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tranh ảnh chân dung (sưu tầm) + Trang ảnh trong SGK + Giấy, bút chì, tẩy 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: * Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV: Giới thiệu 1 số tranh, ảnh chân dungvà gợi ý học sinh. - Qua quan sát một số tranh, ảnh chân dung em hãy nhận xét sự khác nhau giữa ảnh chân dung và tranh chân dung. - GV: Yêu cầu học sinh quan sát bức tranh chân dung trong SGK. => GV kết luận : có nhiều loại tranh chân dung . Vẽ tranh chân dung phải chú ý nhiều đến nét mặt và sự biểu hiện tình cảm của nó.. I. Quan sát, nhận xét. - Quan sát - Nhận xét. + ảnh chân dung là sản phẩm được chụp bằng máy ảnh. + Tranh chân dung là tác phẩm hội hoạ do hoạ sỹ vẽ. + Đặc điểm của các nét mặt. + Trạng thái tình cảm của mỗi con người trong tranh.. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung - GV : Lưu ý học sinh vẽ chân dung cũng tiến hành các bước như các bài vẽ theo mẫu, không vẽ từ chi tiết bộ phận mà nên vẽ bao quát trước chi tiết sau. - Dựa vào tỷ lệ đã phác, vẽ nét chi tiết theo giấy mẫu, cố gắng đủ được đặc điểm nhân vật.. II. Cách vẽ chân dung. - Vẽ phác hình khuôn mặt - Tìm tỷ lệ bộ phận. - Vẽ chi tiết.. Hoạt động 3, Hướng dẫn học sinh làm bài - GV gợi ý HS nhận xét hình 1,2 T129+130 SGK. - GV: yêu cầu HS tập vẽ chân dung và. Học sinh làm bài.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> chú ý thể hiện các trạng thái như vui, buồn, bực tức, suy nghĩ trên nét mặt. - GV: Cho 3 hoặc 4 HS lên bảng vẽ chân dung bài. Hoạt động 4: Củng cố tổng kết - Đánh giá kết quả học tập. - GV gợi ý HS nhận xét các hình vẽ chân dung trên bảng về hình dáng, tỷ lệ và các trạng thái tình cảm trên nét mặt. * Dặn dò - Quan sát, nhận xét khuôn mặt của người thân và tập vẽ. - Sưu tầm tranh chân dung. - Xem trước bài 19. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân Ngày soạn: Ngày giảng: 8A TIẾT 28 - BÀI 19: VẼ THEO MẪU VẼ CHÂN DUNG (Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt) TÍCH HỢP BÀI 13 - GIỚI THIỆU VỀ TỶ LỆ MẶT NGƯỜI) I. Mục tiêu bài học: -Kiến thức : Học sinh biết cách vẽ chân dung. - Kỹ năng: vẽ được chân dung bạn. -Thái độ : Thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung. II. Những thông tin cơ bản: 1. Tài liệu thiết bị: a. Giáo viên: + Sưu tầm 3 hoặc 4 bức tranh chân dung thiếu nhi ( trai, gái) + Tranh ảnh chân dung của Học sinh năm trước..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> + Hình gợi ý cách vẽ chân dung b. Học sinh: + Tranh ảnh chân dung (sưu tầm) + Giấy, bút chì, màu vẽ 2. Phương pháp: - Trực quan - Vấn đáp - Luyện tập III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: * Tổ chức: Sĩ số: 8A * Kiểm tra: - Kiểm tra đồ dùng học tập * Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV : giới thiệu một số tranh chân dung - Quan sát và gợi ý học sinh nhận xét. - GV: cho h/s quan sát chân dung và gợi ý học sinh nhận xét. - Nhận xét + Hình dáng bề ngoài của khuôn mặt. - GV: bổ sung và chốt lại. + Tỷ lệ các phần tóc, trán.... + Cần quan sát về hình dáng, tỷ lệ các bộ + Hướng của mặt phận trên mặt.. + Nét mặt vui hay buồn. + Cố gắng diễn tả được đặc điểm và trạng thái của nhân vật .. Hoạt động 2: Cách vẽ - GV: gợi ý để h/s nhớ cách vẽ chân - Vẽ phác hình dáng bên ngoài dung và vẽ phác lên bảng hoặc chỉ ra ở hình hướng dẫn.. -Vẽ nét chia khoảng cách tóc, trán ,. - GV: lưu ý h/s rõ phân chia các khoảng mắt, mũi.. cách dài, ngắn, rộng, hẹp, dày, mỏng của - Vẽ phác các nét mắt, mũi, miệng ,.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> tai, mắt, mũi , miệng cho hợp lý vì tỷ lệ tai... của chúng sẽ là đặc điểm của nhân vật. - GV: giới thiệu một số chân dung màu và gợi ý cho h/s nhận xét (132-SGK) Hoạt động 3 Học sinh làm bài tập - GV: nêu yêu cầu của bài tập. + Vẽ khuôn mặt cân đối với trang. + Vẽ chân dung bạn bằng chì. giấy.. + Quan sát và vẽ theo hướng dẫn. + Tìm tỷ lệ các phần tóc, trán, mũi... - GV quan sát và hướng dẫn giúp h/s làm +Vẽ nét chi tiết gần mẫu. bài - Học sinh quan sát và vẽ theo cảm nhận riêng.. Hoạt động 4: Củng cố - Đánh giá kết quả học tập. - GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ về + Hình dáng chung + Đặc điểm của nhân vật - GV cho học sinh tự nhận xét và tự xếp loại. Dặn dò : (1') - Sưu tầm tranh chân dung. - Vẽ chân dung người thân , vẽ theo ý thích - Xem trước bài 20 ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A TIẾT:29 - Bài 28 VẼ TRANH.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH (TIẾT 1) I- Mục tiêu: *Kiến thức: Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh hoạ truyện cổ tích. * Kỹ năng: Vẽ minh học được một tình tiết trong truyện. *Thái độ : Học sinh yêu thích chuyện cổ tích trong nước và thế giới. II- Chuẩn bị: - GV: sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ - HS : sưu tầm một số tranh minh hoạ truyện cổ tích + Giấy bút chì, màu vẽ III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định: Sĩ số:. 8A 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới :. Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1:. T Nội dung G 6’ 1. Tìm chọn nội dung đề tài. GV:gợi ý học sinh chọn một truyện cổ tích của việt nam hoặc của thế giới để minh hoạ.. - Nội dung tác phẩm rõ hơn hấp. - Tác dụng của tranh minh hoạ ?. dẫn người xem.. - Cần vẽ theo trình tự nào ?. -Có thể vẽ tranh theo cốt truyện.. GV:Yêu cầu h/s giới thiệu một số tranh minh hoạ cho truyện cổ tích đã sưu. - Có thể vẽ tranh theo trình tự chi tiết nổi bật, hấp dẫn nhất.. tầm để cả lớp cùng xem. -Chú ý bố cục , hình dáng, trang phục của các nhân vật , cảnh vật xung quanh.. 2. Cách vẽ tranh. * Hoạt động 2:. - Vẽ hình chính trước, hình phụ. GV: gợi ý h/s tìm mọt ý để vẽ. sau..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Vẽ màu phù hợp với nội dung. 4/ Củng cố: (2') Đánh giá kết quả học tập - Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn mình - Nhận xét xong xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - GV: nhận xét bài 5/ Dặn dò : (1') - Em nào chưa hoàn thành bài vẽ , vẽ tiếp - Chuẩn bị bài 29 ( giờ sau học) ***************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:30 - Bài 28 VẼ TRANH MINH HOẠ TRUYỆN CỔ TÍCH (TIẾT 2) I- Mục tiêu: *Kiến thức: Phát triển khả năng tưởng tượng và biết cách minh hoạ truyện cổ tích. * Kỹ năng: Vẽ minh học được một tình tiết trong truyện. *Thái độ : Học sinh yêu thích chuyện cổ tích trong nước và thế giới. II- Chuẩn bị: - GV: sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của hoạ sĩ - HS : sưu tầm một số tranh minh hoạ truyện cổ tích + Giấy bút chì, màu vẽ III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định: Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò. T Nội dung G 6’ 3. Bài tập. * Hoạt động 3: GV: gợi ý h/s làm bài -Chọn ý nào đó của truyện mà h/s thích. -Vẽ hình, vẽ màu tuỳ thích. 4/ Củng cố: (2') Đánh giá kết quả học tập - Học sinh nhận xét bài vẽ của bạn mình - Nhận xét xong xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - GV: nhận xét bài 5/ Dặn dò : (1') - Em nào chưa hoàn thành bài vẽ , vẽ tiếp - Chuẩn bị bài 29 ( giờ sau học) ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:31 - Bài 31 VẼ THEO MẪU XÉ DÁN GIẤY LỌ HOA VÀ QUẢ (TIẾT 1) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả * Kỹ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy. *Thái độ : Nghiêm túc hợp tác trong giờ học II- Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - GV: Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu của hoạ sĩ, bài xé dán giấy lọ hoa, quả của h/s năm trước. - HS : giấy màu, hồ dán. III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định: Sĩ số: 8A 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động1:. T Nội dung G .6' 1.Quan sát, nhận xét. GV:giới thiệu một số tranh xé dán giấy tĩnh vật màu . HS: quan sát nhận xét. - Lọ hoa và quả. GV: trong tranh xé dán giấy có những hình ảnh nào?. - Dùng các loại giấy màu khác. +Tranh có thể xé dán bằng loại giấy gì?. nhau để xé dán.. GV: gợi ý để h/s nhận xét mẫu + Cách sắp đặt lọ hoa- quả (bố cục) + Đặc điểm của lọ hoa quả + Màu sắc, độ đậm nhạt + Tỷ lệ của phần lọ hoa và quả. * Hoạt động 2: GV: Cho h/s quan sát mẫu, chọn giấy màu. cho nền, chọn hoa và quả. + Chọn giấy màu như màu của mẫu. +Chọn giấy màu theo ý thích, có giấy màu đậm nhạt khác nhau. +ước lượng tỷ lệ của lọ hoa quả để có bố cục cân đối. + xé giấy tìm hình : có 2 cách. 2. Cách xé dán giấy.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Vẽ hình lọ hoa quả ra mặt sau của giấy và xé theo nét vẽ. Nhìn mẫu xé theo hình lọ hoa quả. 4/ Củng cố: (2') -GV giới thiệu một số bài ( Gợi ý cho h/s nhận xét về hình+ màu) 5/ Dặn dò : (1') - Sưu tầm tranh tĩnh vật , dán vào giấy A4, ghi tên tác phẩm , chất liệu, tác giả - Xé dán tranh tĩnh vật , con vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại ( kể cả giấy hoạ báo..). Chuẩn bị bài 32 Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:32 - Bài 31 VẼ THEO MẪU XÉ DÁN GIẤY LỌ HOA VÀ QUẢ (TIẾT 2) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Học sinh biết cách xé dán giấy lọ hoa và quả * Kỹ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh xé dán giấy. *Thái độ : Nghiêm túc hợp tác trong giờ học II- Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm tranh xé dán giấy tĩnh vật màu của hoạ sĩ, bài xé dán giấy lọ hoa, quả của h/s năm trước. - HS : giấy màu, hồ dán. III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định: Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới :.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 3:. T Nội dung G .6' 3. Bài tập. HS: làm bài tập +Làm bài tập theo nhóm trên giấy A3 (một hoạc 2 nhóm) +Làm bài cá nhân trên giấy A4. GV: giúp h/s chọn giấy màu. +Tìm tỷ lệ của lọ hoa , quả + Cách xé hình + Cách dán. 4/ Củng cố: (2') -GV giới thiệu một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành ( Gợi ý cho h/s nhận xét về hình+ màu) 5/ Dặn dò : (1') - Sưu tầm tranh tĩnh vật , dná vào giấy A4, ghi tên tác phẩm , chất liệu, tác giả - Xé dán tranh tĩnh vật , con vật, phong cảnh bằng giấy màu các loại ( kể cả giấy hoạ báo..) - Chuẩn bị bài 32 ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:33 - Bài 34 VẼ TRANH - ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (BÀI THI CUỐI NĂM).

<span class='text_page_counter'>(71)</span> I- Mục tiêu: *Kiến thức :Là bài vẽ tranh cuối năm , nhằm đánh giá về khả năng nhận thức kỹ năng thể hiện của h/s trong quá trình học tập. * Kỹ năng:HS vẽ được bức tranh theo ý thích. *Thái độ : Nghiêm túc,say mê trình bầy bài vẽ của mình. II- Chuẩn bị: - GV: Đề thi - HS : Giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ. III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định : Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới :. Hoạt động của thầy và trò. GV : Đọc đề và chép đề lên bảng. T G 6’ 1.Đề bài. Nội dung. - Vẽ tranh đề tài tự chọn - Thời gian : 90' - Vẽ trên khổ giấy A3 hoặc A4 2. Đáp án - Biểu điểm. HS :Tự do tìm một thể loại nào đó. - HS chọn đề tài vẽ có thể vẽ. theo ý thích của mình để vẽ như:. Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật,. (Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật,. sinh hoạt... sinh hoạt...). - Tìm chọn được nội dung đề tài.. GV: Có thể gợi ý cho một số h/s yếu kém để các em hoàn thành bài vẽ. GV: Tôn trọng sáng tạo của mỗi học sinh. GV: động viên học sinh vẽ xong phần hình ở tiết 1 sang tiết 2 tô màu.. - Cách bố cục hình mảng. - Cách xây dựng hình tượng. - Cách dùng màu( độ sáng tối, đậm nhạt, hoà sắc trong bài vẽ.) - Vẽ được bức tranh theo ý thích. 3. Đánh giá kết quả học tập - Chọn đề tài.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Cách bố cục - Cách vẽ hình - Cách dùng màu, tương quan của màu - Độ đậm nhạt của màu. 4. Thang điểm - Kém 3-4 điểm - Trung bình 5-6 điểm - Khá 7-8 điểm - Giỏi 9-10 điểm 4/ Củng cố: (4') - Thu bài- nhận xét giờ 5/ Dặn dò : (1') - vẽ tranh theo ý thích ( màu sác tự chọn) - Chọn các bài vẽ đẹp chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:34 VẼ TRANH - ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (BÀI THI CUỐI NĂM) I- Mục tiêu: *Kiến thức :Là bài vẽ tranh cuối năm , nhằm đánh giá về khả năng nhận thức, kỹ năng thể hiện của h/s trong quá trình học tập. * Kỹ năng:HS vẽ được bức tranh theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> *Thái độ : Nghiêm túc,say mê trình bầy bài vẽ của mình. II- Chuẩn bị: - GV: Đề thi - HS : Giấy vẽ, bút vẽ, màu vẽ. III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định : Sĩ số:. 8A. 2/ Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh 3/ Giảng Bài mới : Hoạt động của thầy và trò. T G 6’ 1.Đề bài. GV : Đọc đề và chép đề lên bảng. Nội dung. - Vẽ tranh đề tài tự chọn - Thời gian : 90' - Vẽ trên khổ giấy A3 hoặc A4. GV: động viên học sinh vẽ xong phần hình ở tiết 1 sang tiết 2 tô màu.. 3. Đánh giá kết quả học tập - Chọn đề tài - Cách bố cục - Cách vẽ hình - Cách dùng màu, tương quan của màu - Độ đậm nhạt của màu. 4. Thang điểm - Điểm Đạt ( Đ ): Thực hiện được yêu cầu của bài nhưng còn sai sót. - Điểm Chưa đạt( CĐ ): Không thực hiện được yêu cầu của bài. 4/ Củng cố: (4') - Thu bài phác thảo tiết 1.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 5/ Dặn dò : (1') - vẽ tranh theo ý thích ( màu sác tự chọn) - Chọn các bài vẽ đẹp chuẩn bị trưng bày kết quả học tập cuối năm ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2017 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ******************************************************************. Ngày soạn: Ngày giảng: 8A Tiết:35 TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP (TRƯNG BÀY BÀI VẼ ĐẸP) I- Mục tiêu: *Kiến thức :trưng bày bài vẽ đẹp nhằm mục đích đánh giá kết quả giảng dạy, học tập của GV và HS trong năm học. * Kỹ năng: *Thái độ : II- Chuẩn bị: - GV: Lựa chọn các bài vẽ tiêu biểu nhất III- các hoạt động dạy và học: 1/ ổn định ) : Sĩ số: 8A 2/ Kiểm tra : 3/ Giảng Bài mới : A. Hình thức tổ chức. - Dán các bài vẽ lên nền giấy hoặc bảng cho ngay ngắn. - Nên trưng bày theo phân môn: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Dưới bài vẽ có ghi tên người vẽ. - Có thể trưng bày trong phòng học, ngoài hành lang. - HS quan sát tranh có nhận xét , đánh giá kết quả bài của bạn và của mình. B. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình một năm học. 4/ Củng cố: (4') - Động viên các em chưa đạt, khen thưởng các em học khá học giỏi. 5/ Dặn dò : (1') - Về nhà sưu tầm hoặc tham quan thiên nhiên vẽ một số tranh khác theo ý thích. ****************************************************************** Tử Đà ngày .........tháng........năm 2016 Tổ trưởng. Nguyễn Anh Tuân ******************************************************************.

<span class='text_page_counter'>(76)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×