Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Tuyen de thi THPTQG 20152016Bai tap dang do thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 79 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TĂNG VĂN Y THPT LỤC NAM BẮC GIANG. TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016-2017 (chỉnh 22/01/2017). ĐỀ THI MINH HỌA (2015, 2017), ĐỀ 2015 , ĐỀ 2016 MÔN HÓA VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG ĐỒ THỊ VÀ DẠNG BẢNG BIỂU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút.. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133. 2 Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 12. B. 13. C. 11. D. 14. Câu 2. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4  cFe2(SO4)3 + dSO2  + eH2O Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 9. Câu 3. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3 ? A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. o D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83 C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. Câu 4. Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen ? A. Clo. B. Oxi. C. Nitơ. D. Cacbon. Câu 5. Thành phần chính của phân đạm ure là A. (NH2)2CO. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. K2SO4. Câu 6. Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây ? A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2. Câu 7. Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là A. 0,6200 mol. B. 1,2400 mol. C. 0,6975 mol. D. 0,7750 mol. Câu 8. Phương trình hóa học nào sau đây là sai ? A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl CaCl2 + H2. C. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 CuSO4 + H2. Câu 9. Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dãy gồm các nguyên tố kim loại là: A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước. B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất. D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn. Câu 11. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dung dịch X. Cho 14,4 gam bột Fe vào X, thu được khí NO (sản +5 phẩm khử duy nhất của N ) và 13,5 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là A. 0,60. B. 1,00. C. 0,25. D. 1,20. Câu 12. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ? A. Cl2. B. Al. C. CO2. D. CuO. Câu 13. Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây ? A. Giấm ăn. B. Nước vôi. C. Muối ăn. D. Cồn 700. Câu 14. Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl. D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. Câu 15. Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là A. 4 : 3. B. 25 : 9. C. 13 : 9. D. 7 : 3. Câu 16. Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là A. 92,1 gam. B. 80,9 gam. C. 84,5 gam. D. 88,5 gam. Câu 17. Chất rắn X màu đỏ thẫm tan trong nước thành dung dịch màu vàng. Một số chất như S, P, C, C2H5OH… bốc cháy khi tiếp xúc với X. Chất X là A. P. B. Fe2O3. C. CrO3. D. Cu. Câu 18. Nhận định nào sau đây là sai ? A. Gang và thép đều là hợp kim. B. Crom còn được dùng để mạ thép. C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. D. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang. Câu 19. Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là A. 0,560. B. 2,240. C. 2,800. D. 1,435. Câu 20. Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 21. Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 45,0 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là A. 6,6. B. 11,0. C. 13,2. D. 8,8. Câu 22. Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> vào một lượng nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 34,1. B. 28,7. C. 10,8. D. 57,4. Câu 23. Các nhận xét sau: (a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua. (b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho. (c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4. (d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây. (e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3. (f) Amophot là một loại phân bón phức hợp. Số nhận xét sai là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 24. Ba dung dịch A, B, C thoả mãn: - A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện; - B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện; - A tác dụng với C thì có khí thoát ra. A, B, C lần lượt là: A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. Câu 25. Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 15. B. 20. C. 25. D. 30. Câu 26. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 29,55. B. 19,70. C. 39,40. D. 35,46. Câu 27. Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin. Câu 28. Ankin là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6). Câu 29. Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có phần trăm khối lượng cacbon và hiđro tương ứng là 81,08%; 8,10%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là A. C10H12O. B. C5H6O. C. C3H8O. D. C6H12O. Câu 30. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol. Câu 31. Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc ? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3NH2. Câu 32. Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 4,6. B. 4,8. C. 5,2. D. 4,4. Câu 33. Cho dãy các dung dịch sau: NaOH, NaHCO3, HCl, NaNO3, Br2. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với phenol là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 34. Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric… gây ra vị chua cho quả sấu xanh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu ? A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn. Câu 35. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Mantozơ. Câu 36. Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37. Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat (có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên ? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 38. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là A. 72,0. B. 90,0. C. 64,8. D. 75,6. Câu 39. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với A. 67,5. B. 85,0. C. 80,0. D. 97,5. Câu 40. Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC ? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CHCH. Câu 41. Chất nào sau đây là amin bậc hai ? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 42. Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây sai ? A. Protein có phản ứng màu biure. B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. D. Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ. Câu 43. Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. Câu 44. Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09. Câu 45. Khi cho chất hữu cơ A (có công thức phân tử C6H10O5 và không có nhóm CH2) tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol A phản ứng. A và các sản phẩm B, D tham gia phản ứng theo phương trình hóa học sau:    A  B + H2O A + 2NaOH → 2D + H2O B + 2NaOH → 2D D + HCl → E + NaCl Tên gọi của E là A. axit acrylic. B. axit 2-hiđroxipropanoic. C. axit 3-hiđroxipropanoic. D. axit propionic..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 46. Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol). Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là A. HCOOH. B. C2H5NH2. C. C6H5OH. D. NH3. Câu 47. Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 48. Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 49.. Hỗn hợp X gồm hai ancol CH3OH, C2H5OH có cùng số mol và hai axit C2H5COOH và HOOC[CH2]4COOH. Đốt cháy hoàn toàn 1,86 gam X cần dùng vừa đủ 10,08 lít không khí (đktc, 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. m gần nhất với giá trị A. 2,75. B. 4,25. C. 2,25 D. 3,75 Câu 50. Cho m gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là A. 3,2. B. 7,8. C. 4,6. D. 11,0. -------------------------HẾT-------------------------Đáp án Đề minh họa – Kỳ thi THPT Quốc gia – năm 2015 Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Đáp án. A. A. A. A. A. B. D. D. C. B. Câu. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. Đáp án. B. D. A. B. D. D. C. C. B. B. Câu. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Đáp án. D. A. C. C. A. C. A. C. A. A. Câu. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Đáp án. A. A. A. A. A. B. A. D. B. A. Câu. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. Đáp án. C. B. A. A. B. C. B. B. A. B.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------------------ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 5 trang). KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2015 Môn: Hóa Học Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề ------------------------------Mã đề thi: 748. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1 : Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử ? to A. CaCO3  CaO + CO2. to 2KCl + 3O . B. 2KClO  3. 2. C. 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O. to D. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O. Câu 2 : Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của X là A. 14. B. 15. C. 13. D. 27. Câu 3 : Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. Na2SO4. B. H2SO4. C. SO2. D. H2S. Câu 4: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất ? A. Ca2+. B. Ag+. C. Cu2+. D. Zn2+. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO 3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,05. C. 0,25. D. 0,10. Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch ? A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. D. AgNO3. Câu 7: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ? A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu. Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit ? A. CaO. B. CrO3. C. Na2O. D. MgO. Câu 9: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện. C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy. Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. (b) Cho CaO vào H2O. (c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH. (d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 11: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ? A. K. B. Na. C. Ba. D. Be. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 3,36. C. 1,12. D. 4,48. Câu 14: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 15: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H 2 (đktc). Kim loại đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 16: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol. Câu 17: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6. Câu 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC 2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 5,2. B. 3,4. C. 3,2. D. 4,8. Câu 19: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 20: Chất nào sau đây thuộc loại amin bật một ? A. CH3NHCH3. B. (CH3)3N. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3 Câu 21: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là A. H2N-[CH2]4-COOH. B. H2N-[CH2]2-COOH. C. H2N-[CH2]3-COOH. D. H2N-CH2-COOH. Câu 22: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ? A. CH3CHO. B. CH3CH3. C. CH3COOH. D. CH3CH2OH. Câu 23: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3COOH. D. HCOOH. Câu 24: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic ? A. Cu. B. Zn. C. NaOH. D. CaCO3. Câu 25: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây ? A. Giấm ăn. B. Muối ăn. C. Cồn. D. Xút. Câu 26: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng A. trùng ngưng B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2 ? A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Protein. Câu 28: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là A. 25,00%. B. 50,00%. C. 36,67%. D. 20,75%. Câu 29: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit ? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. B. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. D. Hợp kim liti – nhóm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. Câu 31 : Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (b) Sục khí F2 vào nước. (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH. (e) Cho Si vào dung dịch NaOH. (g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 32 : Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H 2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 10,23 B. 8,61 C. 7,36 D. 9,15 Câu 33: Amino axit X chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chất, My = 89. Công thức của X, Y lần lượt là A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3. B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5. C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5. D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3. Câu 34: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q Chất X Y Z T Q Thuốc thử không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quỳ tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun không có không có không có Ag ¯ Ag ¯ nhẹ kết tủa kết tủa kết tủa Cu(OH)2 dung dịch dung dịch Cu(OH)2 Cu(OH)2 Cu(OH)2, lắc nhẹ không tan xanh lam xanh lam không tan không tan kết tủa không có không có không có không có Nước brom trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Đốt FeS2 trong không khí. (h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 36: Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot. B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot. C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7. D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 37: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2. D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ. Câu 38: Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng A. 3 : 2. B. 4 : 3. C. 1 : 2. D. 5 : 6. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X không thể gồm A. ankan và ankin. B. ankan và ankađien. C. hai anken. D. ankan và anken. Câu 40: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl 2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,28. B. 0,64. C. 0,98. D. 1,96. Câu 41: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là A. 38,76%. B. 40,82%. C. 34,01%. D. 29,25%. Câu 42: Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm -COOH) với xúc tác H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1: 2. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Y tham gia được phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. B. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8. C. Y không có phản ứng tráng bạc. D. X có đồng phân hình học. Câu 43: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là A. 396,6. B. 340,8. C. 409,2. D. 399,4..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 44: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba este (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là A. 50% và 20%. B. 20% và 40%. C. 40% và 30%. D. 30% và 30%. Câu 45: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5. Số mol HNO3 có trong Y là A. 0,78 mol. B. 0,54 mol. C. 0,50 mol. D. 0,44 mol. Câu 46: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là A. 20,00%. B. 33,33%. C. 50,00%. D. 66,67%. Câu 47: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,12 . B. 2,76. C. 3,36 . D. 2,97. Câu 48: X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V 1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng A. 11 : 4. B. 11 : 7. C. 7 : 5. D. 7 : 3. Câu 49: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no , mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm –OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH 3. Giá trị của m là A. 1,24 . B. 2,98. C. 1,22 . D. 1,50. Câu 50: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H 2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 2,5. B. 3,0. C. 1,0. D.1,5. --------HẾT-------Đáp án Đề thi THPTQG 2015- Mã đề thi 748 Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Đáp án. A. C. C. B. B. B. A. B. D. B. Câu. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. Đáp án. D. A. A. A. C. D. A. B. B. C. Câu. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Đáp án. B. C. B. A. D. A. D. B. D. C. Câu. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Đáp án. D. D. D. B. A. A. C. B. D. C. Câu. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. Đáp án. C. D. A. A. C. D. B. C. C. D.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) Mã đề thi 136 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh ? A. H2O. B. C2H5OH. C. NaCl. D. CH3COOH. Câu 2: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol ? A. Benzyl axetat. B. Tristearin. C. Metyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 3: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây ? A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 4: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây ? A. Vinyl clorua. B. Propilen. C. Acrilonitrin. D. Vinyl axetat. Câu 5: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. W. B. Cr. C. Pb. D. Hg. Câu 6: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. đá vôi. B. boxit. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ? A. C2H5–NH2. B. (CH3)3N. C. CH3–NH–CH3. D. CH3–NH2. Câu 8: Etanol là chất có tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng cao sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể dẫn đến tử vong. Tên gọi khác của etanol là A. ancol etylic. B. axit fomic. C. etanal. D. phenol. Câu 9: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là A. CH4. B. C2H6. C. C2H4. D. C2H2. Câu 10: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. Li. C. Ca. D. Mg. Câu 11: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. propyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 12: Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O).Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3. Tên gọi của X là A. axit fomic. B. ancol propylic. C. axit axetic. D. metyl fomat. Câu 13: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là A. Ca. B. Na. C. Mg. D. K. Câu 14: Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ. (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh. (d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là A. 3,15. B. 5,25. C. 6,20. D. 3,60. Câu 16: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:. Phương trình hoá học điều chế khí Z là  H2 + ZnCl2. A. 2HCl (dung dịch) + Zn   B. H2SO4 (đặc) + Na2SO3.   SO2 + Na2SO4 + H2O. to C. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl (rắn)   2NH3 + CaCl2 + 2H2O. o. (rắn). t D. 4HCl (đặc) + MnO2   Cl2 + MnCl2 + 2H2O. Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng. B. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6. C. CrO3 là oxit axit. D. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam. Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 19: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,8. B. 22,6. C. 20,8. D. 18,6. Câu 20: Cho các nhóm tác nhân hóa học sau: (1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+. (2) Các anion NO3–, PO43–, SO42– ở nồng độ cao. (3) Thuốc bảo vệ thực vật. (4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh). Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là: A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 21: Đốt cháy đơn chất X trong oxi thu được khí Y. Khi đun nóng X với H 2, thu được khí Z. Cho Y tác dụng với Z tạo ra chất rắn màu vàng. Đơn chất X là A. lưu huỳnh. B. cacbon. C. photpho. D. nitơ. Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây sai ? A. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2. B. Fe + ZnSO4 (dung dịch)  FeSO4 + Zn. to C. H2 + CuO   Cu + H2O. D. Cu + 2FeCl3 (dung dịch)  CuCl2 + 2FeCl2..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 23: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 160. B. 320. C. 240. D. 480. Câu 24: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ. Giá trị của m là A. 22,8. B. 17,1. C. 18,5. D. 20,5. Câu 25: Cho dãy các chất: CH=C–CH=CH2; CH3COOH; CH2=CH–CH2–OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 26: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe 2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,88. B. 3,75. C. 2,48. D. 3,92. Câu 27: Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 75 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,56. B. 0,39. C. 0,78. D. 1,17. Câu 28: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là A. 37,50. B. 18,75. C. 21,75. D. 28,25. Câu 29: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là A. RO3. B. R2O7. C. R2O3. D. R2O. Câu 30: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy ? A. Vôi tôi. B. Giấm ăn. C. Nước. D. Muối ăn. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín. (b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn. (e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ. (f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư. (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3. (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. Số thí nghiệm thu được hai muối là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc), thu được 2016 ml CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 8,10 gam. B. 10,80 gam. C. 4,32 gam. D. 7,56 gam..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 34: Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau: (a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to). (b) Chất Z có đồng phân hình học. (c) Chất Y có tên gọi là but-1-in. (d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 35: Cho dãy chuyển hóa sau: + dung dÞch NaOH d + FeSO4 + H2SO4 lo·ng, d d  Y  +dungdÞch NaOH   CrO3       X         Z Các chất X, Y, Z lần lượt A. Na2Cr2O7, CrSO4, NaCrO2. B. Na2CrO4, CrSO4, Cr(OH)3. C. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2. D. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3. Câu 36: Hỗn hợp X gồm 3 peptit Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết peptit trong phân tử Y, Z, T bằng 12. Thủy phân hoàn toàn 39,05 gam X, thu được 0,11 mol X1; 0,16 mol X2 và 0,2 mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 26. B. 28. C. 31. D. 30. Câu 37: Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO 2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng là A. 1,8. B. 3,2. C. 2,0. D. 3,8. Câu 38: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 2,04 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là A. 9650. B. 8685. C. 7720. D. 9408. Câu 39: Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch gồm HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H 2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 27,4. B. 46,3. C. 38,6. D. 32,3. Câu 40: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là A. 7,09. B. 5,92. C. 6,53. D. 5,36. Câu 41: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là A. 13,8. B. 13,1. C. 12,0. D. 16,0. Câu 42: Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO 4 và KClO3, sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là A. 2,1. B. 2,4. C. 1,9. D. 1,8..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là A. 0,33. B. 0,26. C. 0,30. D. 0,40. Câu 44: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO 3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H 2 là 22,5 (giả sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H 2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Giá trị của m là A. 13,76. B. 11,32. C. 13,92. D. 19,16. Câu 45: Ứng với công thức C2HxOy (M < 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có phản ứng tráng bạc ? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 46: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là A. 3,60. B. 2,02. C. 4,05. D. 2,86. Câu 47: Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam dung dịch HNO 3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 8,2. B. 7,9. C. 7,6. D. 6,9. Câu 48: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na 2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126). Số nguyên tử H trong phân tử T bằng A. 10. B. 8. C. 6. D. 12. Câu 49: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử. Thuốc thử. Hiện tượng. X. Dung dịch I2. Có màu xanh tím. Y. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Có màu tím. Z. Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. Kết tủa Ag trắng sáng. T. Nước Br2. Kết tủa trắng. Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 50: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:. Giá trị của V là A. 300.. B. 250.. C. 400.. D. 150.. –––––––––––HẾT–––––––––– Đáp án Đề thi THPTQG 2016- Mã đề thi 136 Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Đáp án. C. B. D. A. D. D. B. A. C. B. Câu. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. Đáp án. B. C. D. C. A. A. A. A. C. A. Câu. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Đáp án. A. B. B. A. C. D. D. B. B. A. Câu. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Đáp án. D. D. B. D. C. A. B. C. C. A. Câu. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. Đáp án. D. D. D. A. A. C. B. B. C. C.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ MINH HỌA (Đề thi có 4 trang). KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên. Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây ? A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe. Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. Câu 3: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn ? A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Câu 4: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng A. nước vôi trong. B. giấm ăn. C. dung dịch muối ăn. D. ancol etylic. Câu 5: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây? A. Điện phân nóng chảy MgCl2. B. Điện phân dung dịch MgSO4. C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là A. 58,70%. B. 20,24%. C. 39,13%. D. 76,91%. Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây sai ? A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng)  Cr2(SO4)3 + 3H2. t0. B. 2Cr + 3Cl2   2CrCl3. C. Cr(OH)3 + 3HCl  CrCl3 + 3H2O t0. D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc)   2NaCrO2 + H2O Câu 8: Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu A. vàng nhạt. B. trắng xanh. C. xanh lam. D. nâu đỏ. Câu 9: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây? A. AgNO3. B. NaOH. C. Cl2. D. Cu. Câu 10: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3. Câu 12: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là A. 375. B. 600. C. 300. D. 400..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Câu 13: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2. Câu 14: Nước thải công nghiệp thường chứa các ion kim loại nặng như Hg 2+, Pb2+, Fe3+,... Để xử lí sơ bộ nước thải trên, làm giảm nồng độ các ion kim loại nặng với chi phí thấp, người ta sử dụng chất nào sau đây? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. KOH. Câu 15: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho ? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột. Câu 16: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,10M. Câu 17: Số este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 6. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 18: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Câu 19: Chất có phản ứng màu biure là A. Chất béo. B. Protein. C. Tinh bột. D. Saccarozơ. Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Câu 21: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 53,95. B. 44,95. C. 22,60. D. 22,35. Câu 22: Chất không có phản ứng thủy phân là A. glucozơ. B. etyl axetat. C. Gly-Ala. D. saccarozơ. Câu 23: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 3,425. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,825. Câu 24: Thuỷ phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 2,90. B. 4,28. C. 4,10. D. 1,64. Câu 25: Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 25,2. B. 19,6. C. 22,4. D. 28,0. Câu 26: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 1,7. B. 2,1.. C. 2,4.. D. 2,5..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 27: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl. C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl. Câu 28: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-) A. 4,48 gam. B. 5,60 gam. C. 3,36 gam. D. 2,24 gam. Câu 29: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3. C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon. (b) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. (c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. (d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. (e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 31: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 63. B. 18. C. 73. D. 20. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 53,16. B. 57,12. C. 60,36. D. 54,84. Câu 34: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T. Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau: C8H14O4 + NaOH  X1 + X2 + H2O; X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4; X3 + X4  Nilon-6,6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh. B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng. D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1. Câu 36: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là: A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m 1 gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m 2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là A. 57,2. B. 42,6. C. 53,2. D. 52,6. Câu 38: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trong X có ba nhóm –CH3. B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom. C. Chất Y là ancol etylic. D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Câu 39: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là A. 3,84 gam. B. 2,72 gam. C. 3,14 gam. D. 3,90 gam. Câu 40: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 6,0. B. 6,5. C. 7,0. D. 7,5 ---------------- Hết------------------. Đáp án đề Minh họa THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học 1D. 2C. 3A. 4B. 5A. 6C. 7A. 8D. 9D. 10B. 11C. 12C. 13B. 14B. 15A. 16D. 17C. 18A. 19B. 20C. 21B. 22A. 23D. 24D. 25C. 26B. 27D. 28B. 29A. 30C. 31C. 32B. 33D. 34B. 35A. 36A. 37D. 38D. 39C. 40A.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ NGHIỆM (Đề thi có 4 trang). KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên. Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 01 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.. Câu 1: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li. Câu 2: Trong các ion sau: Ag +, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Au3+. Câu 3: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H 2O, thu được 0,01 mol khí H 2. Kim loại M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 4: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca 2+, Mg2+ và HCO3–. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 5: Nhôm oxit không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây ? A. Dễ tan trong nước. B. Có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Là oxit lưỡng tính. D. Dùng để điều chế nhôm. Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn? A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch HCl. B. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng. C. Cho Cr vào dung dịch H 2SO4 đặc, nguội. D. Cho CrO3 vào H2O. Câu 7: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4. Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang. B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt. C. Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS 2. D. Sắt(III) hiđroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước. Câu 9: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO 4 và dung dịch HNO 3 đặc, nguội? A. Mg. B. Al. C. Cr. D. Cu. Câu 10: Cho dãy các chất: Ag, Fe 3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai ? A. Mg + 2HCl → MgCl 2 + H2 B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2 Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 13: Khử hoàn toàn một lượng Fe 3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H 2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m là A. 0,72. B. 1,35. C. 0,81. D. 1,08. Câu 14: ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. O2. B. SO2. C. CO2. D. N2. Câu 15: Etyl axetat có công thức hóa học là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam. B. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng. C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc. Câu 17: Thủy phân este X (C 4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2. Câu 18: Số amin có công thức phân tử C 3H9N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19: Amino axit có phân tử khối nhỏ nhất là A. Glyxin. B. Alanin. C. Valin. D. Lysin. Câu 20: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là A. 0,50 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,55 mol. Câu 21: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo? A. Tơ nilon–6,6. B. Tơ tằm. C. Tơ nitron. D. Tơ visco. Câu 22: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên ? A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O o. ,t  H2SO 4      B. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít khí CO 2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là A. 8,36. B. 13,76. C. 9,28. D. 8,64. Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Glyxin, alanin là các α–amino axit. B. Geranyl axetat có mùi hoa hồng. C. Glucozơ là hợp chất tạp chức. D. Tơ nilon – 6,6 và tơ nitron đều là protein. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO 4 và KCl vào H 2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H 2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra từ catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là: A. 61,70%. B. 44,61%. C. 34,93%. D. 50,63%. Câu 26: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Chất hữu cơ Y. dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 224. B. 168. C. 280. D. 200. Câu 27: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian, thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896. Câu 28: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H 2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại. (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag + trong dung dịch thành Ag. (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl 3 dư, không thu được Fe. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. FeSO 4 H 2SO 4 ) NaOH  X  NaOH(d    Y  Br 2   Z Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: K 2 Cr2 O 7      Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là A. Cr(OH)3 và Na2CrO4. B. Cr(OH)3 và NaCrO2. C. NaCrO2 và Na2CrO4. D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2. Câu 31: Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C 4H6O4, không tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,2 mol CO 2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là: A. 0,1 và 16,8. B. 0,1 và 13,4. C. 0,2 và 12,8. D. 0,1 và 16,6. 0. 0. CH 3OH/HCl, t ) 5OH/HCl,t  Y  C2H    Z  NaOH(d    T Câu 32: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X       Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là A. C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N. B. C6H12O4N và C5H7O4Na2N. C. C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N. D. C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl. Câu 33: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm Có màu tím Y Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu xanh lam Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO 4 Z Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp Tạo kết tủa Ag dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I 2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn. (c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit. (f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H 2. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 35: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C 4H8O2, có đặc điểm sau:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + X có mạch cacbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH. + Y được điều chế trực tiếp từ axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon. + Z tác dụng được với NaOH và tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3. B. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3. C. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3. D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3. Câu 36: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (M X < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu được N 2; 5,04 gam H2O và 3,584 lít CO2 (đktc). Khối lượng phân tử của chất X là A. 59. B. 31. C. 45. D. 73. Câu 37: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO 3 và Fe(NO3)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và 0,45 mol hỗn hợp gồm NO 2 và CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO 2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,60. Câu 38: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O 2 (đktc), thu được 14,08 gam CO 2 và 2,88 gam H2O. Mặt khác, cho m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa 2,4 gam NaOH, thu được dung dịch T chứa hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là A. 1,64 gam. B. 2,72 gam. C. 3,28 gam. D. 2,46 gam. Câu 39: Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO 3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO 2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N 2 và H2 có tỉ khối so với H 2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 82. B. 74. C. 72. D. 80. Câu 40: X là amino axit có công thức H 2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O 2 (đktc), thu được N 2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO 2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là A. 14,55 gam. B. 12,30 gam. C. 26,10 gam. D. 29,10 gam. ----------HẾT----------. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án. 1 D 11 D 21 D 31 D. Đáp án đề thi minh họa môn Hóa lần 2 (20/01/2017) 2 3 4 5 6 7 D C B A C A 12 13 14 15 16 17 B D C B A B 22 23 24 25 26 27 B D D B D D 32 33 34 35 36 37 A A A C B D. 8 A 18 C 28 C 38 B. 9 A 19 A 29 A 39 C. 10 C 20 B 30 C 40 B.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015-2016 THPT LỤC NAM BẮC GIANG (chỉnh 21/11/2016) BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG ĐỒ THỊ (Có tham khảo của thày Vũ Khắc Ngọc (theo Báo Dân trí)) Các bài tập sử dụng đồ thị -Bản chất: Biểu diễn sự biến thiên-mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng. Ví dụ: + Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố và hợp chất. + Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng. Sự chuyển dịch cân bằng. + Khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm… + Dung dịch axit tác dụng với dung dịch aluminat, dung dịch cacbonat… -Cách giải: - Nắm vững lý thuyết, các phương pháp giải, các công thức giải toán, các công thức tính nhanh.. - Biết cách phân tích, đọc, hiểu đồ thị: Đồng biến, nghịch biến, không đổi … - Quan hệ giữa các đại lượng: Đồng biến, nghịch biến, không đổi … - Tỉ lệ giữa các đại lượng trên đồ thị: Tỉ lệ số mol kết tủa (hoặc khí) và số mol chất thêm vào (OH, H+…). Áp dụng hình học: tam giác vuông cân, tam giác đồng dạng… - Hiểu được thứ tự phản ứng xảy ra thể hiện trên đồ thị. 1-Qui luật biến thiên độ âm điện Ví dụ 1: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố L, M và R (đều thuộc nhóm A. của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (Z).. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố đã cho có đặc điểm là A. cùng thuộc một nhóm A. B. thuộc cùng một nhóm A, 3 chu kì liên tiếp. C. cùng thuộc một chu kì. D. đều là các nguyên tố phi kim. Lí thuyết Qui luật biến thiên tính chất của các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn Tính chất Theo chu kì Theo nhóm A - Số thứ tự tăng dần tăng dần - Bán kính nguyên tử - Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1). (*). - Độ âm điện của các nguyên tử (nói chung). giảm dần. tăng dần. tăng dần. giảm dần. tăng dần giảm dần -Tính kim loại,tính phi kim của các nguyên tố tính kim loại: giảm dần tính kim loại: tăng dần tính phi kim: tăng dần tính phi kim: giảm dần - Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 -Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi tăng từ 1 đến 7 -Hoá trị của phi kim trong h.chất khí với hiđro giảm từ 4 đến 1 tính bazơ giảm tính bazơ tăng - Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tính axit tăng tính axit giảm (*) Năng lượng ion hoá thứ nhất (I1): Năng lượng tối thiểu cần thiết để tách một electron ở trạng thái cơ bản ra khỏi nguyên tử một nguyên tố. (Từ điển HHPT-tr 201) Z tăng, χ (đọc là Si) độ âm điện tăng. Chọn C. cùng thuộc một chu kì..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2-Tốc độ phản ứng. Cân bằng hóa học Ví dụ 1: Sự biến thiên tốc độ phản ứng thuận (Vt) và nghịch (Vn) theo thời gian (t) của phản ứng: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) được biểu diễn theo đồ thị nào dưới đây là đúng ? (Ban đầu có H2 và I2).. A.. B.. C.. D. to Cu (r) + CO (k) CuO (r) + CO (k)  2. Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng (V) vào áp suất (P) ?. A.. B.. C. D. Giải: Chọn C. - Ảnh hưởng của áp suất: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng. (SGK-10-tr151-153). (Chú ý không nhầm với chuyển dịch cân bằng hóa học)..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Ví dụ 3: Cho cân bằng : xA (k) + yB (k) mD (k) + nE (k) Trong đó A, B, D, E là các chất khác nhau. Sự phụ thuộc của nồng độ của chất D với nhiệt độ (to) và áp suất (P) được biểu diễn trên hai đồ thị (I) và (II) sau:. (I). (II). Kết luận nào sau đây là đúng ? A. (x + y) < (m + n). B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt (H > 0). C. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng khi tăng áp suất, giảm nhiệt độ. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất, tăng nhiệt độ. Giải: Nhận xét đồ thị. - (I) nghịch biến, khi tăng nhiệt độ, [D] giảm  phản ứng nghịch thu nhiệt (H > 0), phản ứng thuận tỏa nhiệt (H < 0). - (II) đồng biến, khi tăng áp suất, [D] tăng, phản ứng thuận giảm số phân tử khí: (x + y) > (m + n).  Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng thuận giảm số phân tử khí (nt > ns) và tỏa nhiệt (H < 0). - Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, giảm số mol khí (nt > ns). - Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, phản ứng thuận tỏa nhiệt (H < 0). M t d t ns   Ms ds n t , n > n  d > d . t. s. s. t. Lí thuyết Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (SGK-10 tr151-153) - Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. - Ảnh hưởng của áp suất: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng. - Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. - Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. - Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học Ảnh hưởng của nồng độ, áp suất và nhiệt độ. nồng độ nồng độ Khi tăng áp suất cân bằng chuyển dịch về phía làm giảm số phân tử khí nhiệt độ phản ứng thu nhiệt (H > 0) nồng độ nồng độ áp suất cân bằng chuyển dịch về phía làm tăng số phân tử khí nhiệt độ phản ứng tỏa nhiệt (H < 0) Chú ý: - Nhiệt phản ứng (H). Phản ứng tỏa nhiệt, các chất phản ứng mất bớt năng lượng nên giá trị H có dấu âm (H < 0). Phản ứng thu nhiệt, các chất phản ứng phải lấy thêm năng lượng để tạo ra các sản phẩm, nên giá trị H có dấu dương (H > 0). - Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng. - Phản ứng có số mol khí ở hai vế của phương trình hóa học bằng nhau hoặc phản ứng không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng. - Khi thêm hoặc bớt chất rắn (nguyên chất) cân bằng không chuyển dịch. Phản ứng của các khí xảy ra trong bình kín. Mối liên hệ giữa số mol khí trước và sau phản ứng với tỉ khối hơi (d) hoặc M của hỗn hợp khí trước và sau phản ứng Khi giảm.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> (Áp dụng trong các bài tập về phản ứng: tổng hợp NH3, tách H2, cộng H2 và phản ứng crackinh). m M n , trong đó m là khối lượng, n là số mol khi trong bình. d là tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với khi B. - Số mol khí trước phản ứng: n1 , khối lượng hỗn hợp khí: m1 , khối lượng mol trung bình: M1. - Số mol khí sau phản ứng: n2 , khối lượng hỗn hợp khí: m2 , khối lượng mol trung bình: M2. Trong bình kín trước và sau phản ứng, khối lượng khí không thay đổi (m1 = m2). M1 d1 n 2   M 2 d 2 n1 . Biểu thức tính khối lượng mol trung bình: M = ? M1 d1 n 2   Trong bình kín, ta có: M 2 d 2 n1 . d1 1 d 2  Nếu  d > d (tỉ khối hơi của hỗn hợp khí giảm) 1. 2. n2 1 n 1   n2 > n1, số phân tử khí sau phản ứng tăng. d1 1 d 2  Nếu  d1 < d2 (tỉ khối hơi của hỗn hợp khí tăng) n2 1 n 1   n < n , số phân tử khí sau phản ứng giảm. 2. 1.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3- Khí CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2) Sơ đồ phản ứng: CO2 + Ba(OH)2  BaCO3 , Ba(HCO3)2. Các khái niệm: (chất thêm vào) ; (chất đầu) (sản phẩm) Các phương trình phản ứng có thể xảy ra. Tuỳ theo tỉ lệ số mol các chất, ta thu được các sản phẩm khác nhau. CO2 + Ba(OH)2  BaCO3¯ + H2O (1) (đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư CO2: BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO3)2 (tan) (a) (đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 2CO2 + Ba(OH)2  Ba(HCO3)2 (2)  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat (2): CO2 + OH  HCO3 Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch). Vẽ đồ thị: Số liệu các chất thường tính theo đơn vị mol. + Trục tung biểu diễn số mol chất sản phẩm tạo thành. + Trục hoành biểu diễn số mol chất thêm vào. Dựng đồ thị dựa theo trục dự đoán sản phẩm theo tỉ lệ số mol các chất.  Giải thích đồ thị: Dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).  Tính lượng kết tủa cực đại theo phương trình phản ứng (1).  Dự đoán điều kiện có kết tủa, không có kết tủa theo phương trình phản ứng (2). Tính số mol các sản phẩm: Cách 1: Tính tuần tự dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)). n CO n Cách 2: Dự đoán sản phẩm trong dung dịch theo tỉ lệ số mol Ba(OH) . Tính theo các phương trình phản ứng tạo sản phẩm (phản ứng (1) và (2)). Biểu thức tinh nhanh số mol BaCO3 (hoặc CaCO3) n n CO2  Nửa trái đồ thị: Dư Ba(OH)2, chỉ xảy ra phản ứng (1), BaCO3 . n BaCO 2n Ba(OH)2 - n CO2 3  Nửa phải đồ thị: Dư CO2, xảy ra đồng thời (1) và (2), . Gọi số mol BaCO3 và Ba(HCO3)2 lần lượt là x và y. Ta có: x + y = số mol Ba(OH)2 (*) Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 2, trừ (**) n 2n Ba(OH)2 - n CO2 x + 2y = số mol CO2 (**)  x = BaCO3 Đồ thị (BaCO3- CO2) (hai nửa đối xứng) 2. 2. n BaCO. 3. n BaCO max 3. a mol. 0,5a. 0.  45o. 45o . a1. a. a2. 2a mol. n CO2. (dư Ba(OH)2) (dư CO2) (dư CO2) 1 muối BaCO3 ; 2 muối BaCO3 ; CO2 dư Ba(OH)2 dư ; và Ba(HCO3)2 ; 1 muối Ba(HCO3)2 Phản ứng xảy ra: (1) ; (1) và (2) ; (2) n n CO2 n 2n Ba(OH)2 - n CO2 Số mol các chất: Nửa trái: BaCO3 ; Nửa phải: BaCO3 ; Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol BaCO 3 thu được vào số mol CO2 (b mol) phản ứng với dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. Sản phẩm:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>  Khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm (OH) - tương tự Các phương trình phản ứng xảy ra: Tuỳ theo tỉ lệ số mol các chất, ta thu được các sản phẩm khác nhau. CO2 + 2OH  CO32 + H2O (1) (đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư CO2: CO32 + CO2 + H2O  2HCO3 (a) (đồ thị nghịch biến- nửa phải)   hoặc: CO2 + OH  HCO3 (2)  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat (2): CO2 + OH  HCO3 Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch). Đồ thị (CO32- CO2) tương tự đồ thị (BaCO3- CO2) (hai nửa đối xứng) Biểu thức tinh nhanh số mol CO32. n 2 n CO2  Nửa trái đồ thị: Dư OH, chỉ xảy ra phản ứng (1), CO3 . n 2 n OH - n CO2  Nửa phải đồ thị: Dư CO2, xảy ra đồng thời (1) và (2), CO3 . Gọi số mol BaCO3 và Ba(HCO3)2 lần lượt là x và y. Ta có: 2x + y = số mol OH (*) x + y = số mol CO2 (**) n 2 n OH - n CO2 Giải hệ phương trình: Lấy (*) trừ (**)  x = CO3 Ví dụ 1: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau:. Giá trị của a và x trong đồ thị trên lần lượt là A. 2 và 4. B. 1,8 và 3,6. Giải: Cách 1:. C. 1,6 và 3,2.. D. 1,7 và 3,4.. Tam giác cân, cạnh đáy bằng: 2a = x ( Số mol CO2 max = số mol OH = 2số mol Ba(OH)2). Hai tam giác vuông cân hai cạnh góc vuông bằng a, góc bằng 45o. Tam giác vuông cân nhỏ đồng dạng, cạnh góc vuông bằng: 0,5a = x - 3. Ta có hệ phương trình: 2a = x 0,5a = x - 3  a = 2 ; x = 4. Cách 2: Số mol BaCO3 max = số mol Ba(OH)2 = a mol. Áp dụng, nửa phải của đồ thị: n BaCO 2n Ba(OH)2 - n CO2 3 . Thay số: 0,5a = 2a - 3  a = 2 , x = 2a = 4..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ví dụ 2: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến khi phản ứng kết thúc. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị sau:. Giá trị của x trong đồ thị trên là A. 0,2. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5. Giải: Kéo dài một nhánh của đồ thị cắt trục hoành, ta được dạng cơ bản ban đầu. x = 1,8 - 1,5 = 0,3. Ví dụ 3: Sục từ từ khí CO2 vào 400 gam dung dịch Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch thu được có nồng độ phần trăm khối lượng là A. 42,46%. B. 64,51%. C. 50,64%. D. 70,28%. Giải: Kéo dài nhánh phải của đồ thị cắt trục hoành, ta được dạng cơ bản ban đầu.. - Số mol BaCO3 kết tủa = 0,4 mol.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> n 2n Ba(OH)2 - n CO2 - Tìm số mol Ba(OH)2 ban đầu. Áp dụng, nửa phải của đồ thị: BaCO3 n n Thay số: 0,4= 2 Ba(OH)2 - 2,0  Ba(OH)2 = 1,2 mol = số mol BaCO3 max = 1,2 mol.  khối lượng BaCO3 kết tủa = 197.0,4 = 78,8 gam. - Số mol Ba(HCO3)2 = 1,2 - 0,4 = 0,8  khối lượng chất tan = 259.0,8 = 207,2 gam. - Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 400 + m CO2 - m BaCO3 = 400 + 88 - 78,8 = 409,2 gam. 207, 2 100 - Nồng độ phần trăm khối lượng của Ba(HCO3)2 = 409, 2 = 50,64%. Ví dụ 4: (dạng trắc nghiệm) Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị a và b lần lượt là A. 0,08 và 0,04. B. 0,05 và 0,02. C. 0,08 và 0,05. D. 0,06 và 0,02. Giải: -Biện luận:  Nếu 0,06 và 0,08 mol CO2 cùng nằm ở phía nửa phải của đồ thị. n 2n Ca(OH)2 - n CO2 Áp dụng: CaCO3 . 2b = 2a - 0,06 b = 2a - 0,08  a = 0,05 mol, b = 0,02 mol. Cách khác. So sánh: 0,06 mol CO2 ---------> thu được 2b mol CaCO3 0,08 mol CO2 ---------> thu được b mol CaCO3  (0,08 - 0,06) = 0,02 mol CO2 hòa tan được b mol CaCO3 theo phương trình sau: CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 b = 0,02 <--- 0,02 Tìm a. Áp dụng, nửa phải đồ thị. b = 0,02 = 2a - 0,08  a = 0,05 mol.  Nếu 0,06 mol CO2 nằm ở nửa phía trái đồ thị, chỉ xảy ra phản ứng (1): Ca(OH)2 + CO2  CaCO3¯ + H2O (1) 0,06 0,06 = 2b  b = 0,03 mol. b = 0,03 mol CO2, nằm ở nửa phải đồ thị. n 2n Ca(OH)2 - n CO2 Áp dụng: CaCO3 , thay số: 0,03 = 2a - 0,08  a = 0,055 mol (không có kết quả, loại !). Ví dụ 4: (Bài tập dạng đồ thị) Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (só liệu các chất tính theo đơn vị mol). Tỉ lệ a : b là A. 2 : 1. B. 5 : 2. C. 8 : 5. Giải: Số mol Ca(OH)2 = số mol CaCO3 max = a mol. Áp dụng biểu thức tính nhanh, nửa phải của đồ thị: n CaCO 2n Ca(OH)2 - n CO2 3 , thay số: Ta có: 2b = 2a - 0,06 b = 2a - 0,08  a = 0,05 , b = 0,02.. D. 3 : 1..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ví dụ 5: Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua dung dịch Ca(OH)2 để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (các số liệu tính bằng mol).. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hiđro gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 16. B. 18. C. 19. D. 20. (hoặc giá trị a : b là A. 1 : 3. B. 2 : 3. C. 1 : 4. D. 2 : 5.) Giải: Số mol Ca(OH)2 = số mol CaCO3 max = 0,1 mol. Áp dụng biểu thức tính nhanh: n n CO2 n 2n Ca(OH)2 - n CO2 Nửa trái của đồ thị: CaCO3 . Nửa phải của đồ thị: CaCO3 . Thay số: 0,05 = a ; 0,05 = 2.0,1 - b  b = 0,15. d Trường hợp 1: CO2 0,05 mol, N2 0,20 mol  M X 31, 2 , H2 = 15,6 (gần 16  0,4 đơn vị, loại). d M Trường hợp 2: CO2 0,15 mol, N2 0,10 mol.  X = 37,6, H2 = 18,8 (gần 19  0,2 đơn vị, chọn).. Ví dụ 6: Sục từ từ khí CO2 vào V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị hình bên. Giá trị của V là: A. 0,1. B. 0,05. C. 0,2. D. 0,15.. Giải: - Nếu b mol CO2 nằm ở nửa trái của đồ thị, ta có. n BaCO n CO2.  b = 0,06 mol. n BaCO 2n Ba(OH)2 - n CO2 3 - Nếu b mol CO2 nằm ở nửa phải của đồ thị, ta có , thay 2b = 0,12. 2n Ba(OH)2 n 0,08 = - 0,12  Ba(OH)2 = 0,1 mol, V = (0,1 : 0,5) = 0,2 lít. - Nếu b và 2b mol CO2 đều nằm phải phải đồ thị. ta có: 2n 2n 0,06 = Ba(OH)2 - b  Ba(OH)2 = 0,06 + b (*) 2n 2n 0,08 = Ba(OH)2 - 2b  Ba(OH)2 = 0,06 + 2b (**), loại ! 3.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Khí CO2 tác dụng với hỗn hợp NaOH (hoặc KOH) và Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2) Các phương trình phản ứng xảy ra: CO2 + Ba(OH)2  BaCO3¯ + H2O (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O dư CO2: Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3 phương trình chung: CO2 + NaOH  NaHCO3 (đoạn (II), kết tủa không đổi - đoạn nằm ngang) dư CO2: BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO3)2 (tan) (đoạn (III), (đồ thị nghịch biến- nửa phải)  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat: CO2 + OH  HCO3 Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch). Ví dụ 6: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Ba(OH)2). Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tỉ lệ b : a là A. 5 : 1. B. 5 : 4. C. 5 : 2. D. 5 : 3. Giải: Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch) = 1,4 mol = a + 2b. Thay b = 0,5 mol  a = 0,4 mol. b : a = 0,5 : 0,4 = 5 : 4. Ví dụ 7: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m (gam) NaOH và a mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Giá trị của m và a lần lượt là: A. 48 và 1,2. B. 36 và 1,2. Giải: Đồ thị:. C. 48 và 0,8.. Các phương trình phản ứng xảy ra (giải thích trên đồ thị):. D. 36 và 0,8..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> CO2 + Ca(OH)2  CaCO3¯ + H2O (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O dư CO2: Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3 phương trình chung: CO2 + NaOH  NaHCO3 (đoạn (II), kết tủa không đổi - đoạn nằm ngang) dư CO2: CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 (tan) (đoạn (III), (đồ thị nghịch biến- nửa phải) Theo đồ thị đoạn (II): Số mol CO2 = số mol NaOH = 1,2 mol  m = 401,2 = 48 gam. Theo đồ thị, trên trục hoành:  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat: CO2 + OH  HCO3 Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch). Số mol CO2 = a + 1,2 + a = 2,8  a = 0,8 mol. Ví dụ 8: Cho m (gam) hỗn hợp (Na và Ba) vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thu khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch X. Lượng kết tủa được thể hiện trên đồ thị như sau:. Giá trị của m và V lần lượt là A. 32 và 6,72. B. 16 và 3,36. C. 22,9 và 6,72. D. 36,6 và 8,96. Giải: Các phương trình phản ứng xảy ra (giải thích trên đồ thị): Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 hoặc tổng quát: (kim loại Ba, Na) + H2O  (ion kim loại Ba2+, Na+) + 2OH + H2 CO2 + Ba(OH)2  BaCO3¯ + H2O (đoạn (I)) CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O dư CO2: Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3 phương trình chung: CO2 + NaOH  NaHCO3 (đoạn (II) dư CO2: BaCO3 + CO2 + H2O  Ba(HCO3)2 (tan) (đoạn (III))  Nếu tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat: OH + CO2  HCO3. - Số mol Ba(OH)2 = số mol BaCO3¯ (max) = số mol Ba = 0,2 mol. - Số mol NaOH = 0,2 mol = số mol Na. - m = 0,2(137 + 23) = 32 gam. 1 n OH - Số mol OH = số mol CO2 = 0,6  số mol H2 = 2 = 0,3 mol. V = 6,72 lít. Ví dụ 9: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm KOH và Ca(OH)2, ta có kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Giá trị của x là A. 0,10. B. 0,12. C. 0,11. Giải: Đọc trên đồ thị  x = 0,50 - 0,40 = 0,10 mol.. D. 0,13.. Ví dụ 10: Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của x là : A. 3,25. B. 2,50. Giải: Tìm a = ? 0,5 = 0,4a  a = 1,25 mol.. B. 3,00.. D. 2,75.. Số mol CO2 (lớn nhất) = 3a = 31,25 = 3,75  x = 3,75 - 0,5 = 3,25 mol. Ví dụ 11: Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Giá trị của x là: A. 0,12 mol. B. 0,11 mol. C. 0,13 mol. Giải: Kéo dài nhánh phải của đồ thị cắt trục hoành, ta được dạng cơ bản.. D. 0,10 mol.. Tam giác vuông cân: x = 0,45 - 0,35 = 0,10 mol. Ví dụ 12: Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là A. 51,08%. B. 42,17%. C. 45,11%. D. 55,45%. Giải: Kéo dài nhánh phải của đồ thị cắt trục hoành, ta được dạng cơ bản.. - Số mol Ba(OH)2 ban đầu = 0,8 mol. - Số mol BaCO3 = 0,2 mol  khối lượng BaCO3 = 197.0,2 = 39,4 gam. - Số mol Ba(HCO3)2 = 0,6 mol  khối lượng Ba(HCO3)2 = 259.0,6 = 155,4 gam. - Số mol KOH = 1,0 mol = số mol KHCO3  khối lượng KHCO3 = 100.1 = 100 gam. - Số mol CO2 = 2,4 mol  khối lượng CO2 = 44.2,4 = 105,6 gam. - Tổng khối lượng chất tan = 155,4 + 100 = 255,4 gam. - Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 500 + 105,6 - 39,4 = 566,2 gam..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 255, 4 .100 - Tổng nồng độ phần trăm khối lượng chất tan = 566, 2 = 45,11%. Ví dụ 13: (Thi THPTQG-2016-mã 136)-Câu 50: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:. Giá trị của V là A. 300. B. 250.  Giải: [OH ] = 0,2 + 2.0,1 = 0,4M.. C. 400.. D. 150..  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối hiđrocacbonat: CO2 + OH  HCO3 Số mol CO2 (max) = số mol OH (trong dung dịch) = 0,13 + 0,03 = 0,16 mol. 0,16 V = 0, 4 = 0,4 lít = 400 ml..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 4- Dung dịch kiềm (OH) tác dụng với dung dịch muối kẽm (Zn2+) Dung dịch kiềm (KOH, NaOH…) tác dụng với dung dịch muối kẽm (ZnSO4 , Zn(NO3)2). Các phương trình phản ứng xảy ra: 2KOH + ZnSO4  Zn(OH)2¯ + K2SO4 (1) (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư kiềm: Zn(OH)2 + 2KOH  K2ZnO2 + 2H2O (a) (đoạn (II), đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 4KOH + ZnSO4  K2ZnO2 + 2H2O (2) 2  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối ZnO2 (2): 4OH + Zn2+  ZnO22 + 2H2O Số mol OH (max) = 4Số mol Zn2+ (trong dung dịch). Đồ thị (Zn(OH)2 - NaOH) (hai nửa đối xứng). n Zn(OH)2 n Zn(OH)2 max. a x. n NaOH max. 0 a1 (dư Zn2+) Sản phẩm: Zn(OH)2 và Zn2+ dư Phản ứng xảy ra: (1). 2a a2. ;. ; ; n OH. 4a (dư OH) Zn(OH)2 và ZnO22 (1) và (2). n NaOH. (dư OH)  ; OH dư ; và ZnO22 ; (2) 4.n Zn 2 - n OH. n Zn(OH)  n  n 2 n Zn2 2 2 ; Nửa phải: Zn(OH)2 2 Số mol các chất: Nửa trái: . ; ( ZnO2 ) Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Zn(OH)2 thu được vào số mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa a mol ZnSO4. Biểu thức tinh nhanh số mol Zn(OH)2 n  n Zn(OH)  OH 2 2 .  Nửa trái đồ thị (đồng biến): Dư Zn2+, chỉ xảy ra phản ứng (1), 4.n 2 - n OH n Zn(OH)  Zn 2 2  Nửa phải đồ thị (nghịch biến): Dư OH, xảy ra đồng thời (1) và (2), . 2 Gọi số mol Zn(OH)2 và ZnO2 lần lượt là x và y. Ta có: x + y = số mol Zn2+ (*) 2x + 4y = số mol OH (**) 4.n 2 - n OH n Zn(OH)  Zn 2 2 Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 4, trừ (**)  x = ..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ví dụ 1: (T1-tr29)-24.(KA-09)- Câu 10: Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20,125. B. 12,375. C. 22,540. D. 17,710. Ví dụ 2: (T1-tr29)-25.(KA-2010)-Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO 4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 32,20 B. 24,15 C. 17,71 D. 16,10 Giải: 0,22 mol KOH thu được---- 3a gam Zn(OH)2 tương ứng --------- 3y mol Zn(OH)2, 0,28 mol KOH thu được---- 2a gam Zn(OH)2 tương ứng --------- 2y mol Zn(OH)2. Biện luận: Trường hợp 1:  Nếu 0,22 và 0,28 mol KOH đều thuộc nửa phải của đồ thị, áp dụng: 3 4x - 0, 22 4.n 2 - n OH 4x - 0, 22 4x - 0, 28  n Zn(OH)  Zn 3y  2y  2 2 2 2 , thay số: (*) và (**)  2 4x - 0, 28 , x = 0,10 mol. m = 16,1 gam. n Zn(OH) . n OH. 2 2 Trường hợp 2:  Nếu 0,22 mol KOH thuộc nửa trái của đồ thị, 0, 22 0,11 0, 22 Số mol Zn(OH)2 = 3y (mol) = 2  y = 3 , 2y = 3 . 4.n 2 - n OH n Zn(OH)  Zn 2 2 0,28 mol KOH thuộc nửa phải của đồ thị, áp dụng: , thay số: 0, 22 4n Zn 2  0, 28 n 3 = 2  Zn2 = 0,1067, m = 1610,1067 = 17,17 gam (không có kết quả, loại). Bài tập cho dưới dạng đồ thị Ví dụ 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa ZnSO 4 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của x là: A. 0,125. B. 0,177. C. 0,140. Giải: Số mol ZnSO4 = số mol Zn(OH)2 max = x mol.. - Nửa trái (I) của đồ thị: a =. n Zn(OH)  2. n OH 2. 0, 22 0,11 = 2 mol.. D. 0,110..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 4.n Zn 2 - n OH. 4x - 0, 28 2 2 2 - Nửa phải của đồ thị: a =   x = 0,125 mol. Ví dụ 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa ZnSO 4 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol): n Zn(OH) . Giá trị của x là A. 0,20. B. 0,15. 0,11 . C. 0,11. D. 0,10. Giải: Số mol Zn2+ = số mol Zn(OH)2 max = x.. n Zn(OH) . 4.n Zn 2 - n OH. 2 2 Cách 1: Nhận xét: Vì nghịch biến, nửa phải của đồ thị: , thay số: 3 4x - 0, 22 4x - 0, 22 4x - 0, 28  3a  2a  2 2 (*) và (**)  2 4x - 0, 28 , x = 0,10 mol. Cách 2: Tìm a (mol). Nhận xét: Nửa phải của đồ thị, nghịch biến, số mol KOH tăng, số mol kết tủa giảm. 0,22 mol KOH ------------------- tạo 3a mol Zn(OH)2 0,28 mol KOH ------------------- tạo 2a mol Zn(OH)2  (0,28 - 0,22) = 0,06 mol KOH hòa tan được (3a - 2a) = a mol Zn(OH)2. 2KOH + Zn(OH)2  K2ZnO2 + 2H2O (mol) 0,06 ------ 0,03 mol 3a = 3.0,03 = 0,09 mol. 4.n 2 - n OH 4x - 0, 22 n Zn(OH)  Zn 0, 09  2 2 2 Áp dụng:  , x = 0,10 mol. Ví dụ 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa ZnSO 4 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Tỉ lệ x : y là: A. 10 : 13.. B. 11 : 13.. C. 12 : 15. D. 11 : 14. 0, 2 2+ Giải: Số mol Zn = số mol Zn(OH)2 max = a = 2 = 0,1 mol. 4.n 2 - n OH n Zn(OH)  Zn 2 2 Nhận xét: Vì nghịch biến, nửa phải của đồ thị: , thay số, tìm x và y. 4 0,1- x 4 0,1 - y 0, 09  0, 06  2 2 (*)  x = 0,22 mol; và (**)  y = 0,28 mol..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 5- Dung dịch kiềm (OH) tác dụng với dung dịch muối nhôm (Al3+) Các phương trình phản ứng xảy ra: 3NaOH + AlCl3  Al(OH)3¯ + 3NaCl (1) (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư NaOH: NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O (a) (đoạn (II), đồ thị nghịch biến-nửa phải) hoặc: 4NaOH + AlCl3  NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (2)  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối AlO2 (2): 4OH + Al3+  AlO2 + 2H2O Số mol OH (max) = 4Số mol Al3+ (trong dung dịch). Đồ thị (Al(OH)3- NaOH) (hai nửa không đối xứng). (dư AlCl3) Al(OH)3 AlCl3 dư ; (1). a1 4a. (dư NaOH) (dư NaOH) Sản phẩm: Al(OH)3; Al(OH)3 ; NaAlO2 ; NaOH dư ; NaAlO2 NaAlO2 Phản ứng xảy ra ; (1) ; (1) và (2); (2) (2) n n Al(OH)3 n Al(OH)  NaOH n 4n AlCl3 - n NaOH 3 3 ; Nửa phải: Al(OH)3 Số mol các chất (tính nhanh): Nửa trái: . max Hình 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Al(OH) 3 thu được vào số mol NaOH phản ứng với dung dịch muối chứa a mol AlCl3. Biểu thức tinh nhanh số mol Al(OH)3 n  n Al(OH)  OH 45o  3 3 .  Nửa trái đồ thị: Dư Al3+, chỉ xảy ra phản ứng (1), nNaO a2 3a n 4.n Al3 - n OH  Nửa phải đồ thị: Dư OH, xảyHra đồng thời (1) và (2), Al(OH)3 . Gọi số mol Al(OH)3 và AlO2 lần lượt là x và y. Ta có: x + y = số mol Al3+ (*) 3x + 4y = số mol OH (**) n 4.n Al3 - n OH Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 4, trừ (**)  x = Al(OH)3 . Ví dụ 1: (THT Phương Xá-Phú Thọ-2016)-Câu 18: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Giá trị của a, b tương ứng là A. 0,3 và 0,6. B. 0,6 và 0,9.. C. 0,9 và 1,2.. D. 0,5 và 0,9..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ví dụ 2: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Giá trị của x trong đồ thị trên là A. 2,4. B. 3,2. C. 3,0. D. 3,6. Giải: Tính nhanh. Số mol Al(OH)3 max = số mol AlCl3 = 0,8 mol n n Al(OH)  NaOH 3 3 , thay số  số mol Al(OH)3 = 0,6 : 3 = 0,2 mol. - Nửa trái đồ thị (I): n 4n AlCl3 - n NaOH - Nửa phải đồ thị (II) Al(OH)3 , thay số  nNaOH = 4.0,8 - 0,2 = 3,0 mol.. Ví dụ 3: Cho từ từ đên dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tỉ lệ x : y trong sơ đồ trên là A. 4 : 5. B. 5 : 6.. C. 6 : 7. x Giải: Số mol Al(OH)3 max = Số mol Al3+ = a = 3  x = 3a. Nửa phải đồ thị (II):. n Al(OH) 4n Al3 - n OH. , thay số ta có: 0,4a = 4a - y  y = 3,6a. x : y = 3a : 3,6a = 5 : 6. 3. D. 7 : 8..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ví dụ 4: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Biểu thức liên hệ giữa x và y trong đồ thị trên là A. (x + 3y) = 1,26. B. (x + 3y) = 1,68. C. (x - 3y) = 1,68. D. (x - 3y) = 1,26. Giải: Gọi số mol kết tủa Al(OH)3 là a. Số mol Al(OH)3 max = 0,42 : 3 = 0,14 mol.. - Nửa trái đồ thị (I):. 3. n OH. x 3 , thay số  số mol Al(OH)3 = a = 3 . 4n Al3 - n OH , thay số  a = 4.0,14 - y .. n Al(OH) . n - Nửa phải đồ thị (II) Al(OH)3 x Ta có: 3 = 4.0,14 - y  x + 3y = 1,68. Ví dụ 5: Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp (AlCl3, Al2(SO4)3). Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Biểu thức liên hệ giữa x và y trong sơ đồ trên là; A. (2x - 3y) = 1,44. C. (2x + 3y) = 1,44. Giải: Số mol Al(OH)3 max = 0,36 : 3 = 0,12 mol.. B. (2x + 3y) = 1,08. D. (2x - 3y) = 1,08..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Nửa trái đồ thị (I):. 3. n OH. x 3 , thay số  số mol Al(OH)3 = a = 3 . 4n Al3 - n OH , thay số  2a = 4.0,12 - y,. n Al(OH) . n - Nửa phải đồ thị (II) Al(OH)3 x Ta có: 2. 3 + y = 4.0,12  2x + 3y = 1,44. Ví dụ 6: (Thi Chuyên 10-ĐHQGHN-2016-Dạng trắc nghiệm)-Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch X. Nếu cho 90 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Còn nếu cho 140 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là A. 11,97. B. 8,55. C. 6,84. D. 10,26. Giải: Cách giải tham khảo (T1-tr29)-25.(KA-2010)-Câu 18 biện luận hai trường hợp ! 3a gam Al(OH)3 tương ứng --------- 3x mol Al(OH)3, 2a gam --------tương ứng 2x mol. Biện luận:  Nếu 0,09 mol NaOH mol nằm ở nửa trái đồ thị: 0, 09 Số mol Al(OH)3 = 3 = 3x  x = 0,01. n 4.n Al3 - n OH 0,14 mol NaOH nằm ở nửa phải của đồ thị: Áp dụng: Al(OH)3 . n Thay số mol Al(OH)3 0,02 mol. 0,02 = 4 Al3 - 0,14  số mol Al3+= 0,04 mol. Số mol Al2(SO4)3 0,02 mol. m = 0,02342 = 6,84 gam (Al2(SO4)3). n 4.n Al3 - n OH  Nếu 0,09 và 0,14 mol NaOH đều ở nửa phải của đồ thị. Áp dụng: Al(OH)3 . n 3x = 4. Al3 - 0,09 (*) n 2x = 4. Al3 - 0,14 (**) n Lấy (*) trừ (**)  x = 0,05, 3x = 0,15 = 4. Al3 - 0,09 (*) n  Al3 = 0,06 mol < 0,15 mol (Al(OH)3 (loại). Nếu không biện luận, thay Al2(SO4)3 0,03 mol, khối lượng Al2(SO4)3 = 3420,03 = 10,26 gam, có một giá trị ! Cách khác. Nếu 0,09 và 0,14 mol NaOH đều ở nửa phải của đồ thị. Tìm a (mol). Nhận xét: Nghịch biến, số mol KOH tăng, số mol kết tủa giảm. 0,09 mol KOH ------------------- tạo 3x mol Al(OH)3 0,14 mol KOH ------------------- tạo 2x mol Al(OH)3  (0,14 - 0,09) = 0,05 mol KOH hòa tan được (3a - 2a) = a mol Al(OH)3. KOH + Al(OH)3  KAlO2 + 2H2O (mol) 0,05 ---- x = 0,05 mol; 3x = 3.0,05 = 0,15 mol. n n Thay số: 0,15 = 4 Al3 - 0,09  Al3 = 0,06 mol (Al3+) < 0,15 mol (Al(OH)3), loại ! Ví dụ 7: (Thi Chuyên 10-ĐHQGHN-2016-Dạng đồ thị)- Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa m gam Al2(SO4)3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của m là.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> A. 11,97.. B. 8,55.. C. 6,84.. D. 10,26..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Giải: Số mol Al3+ = số mol Al(OH)3 max = x.. 0, 09 Nửa trái: Số mol Al(OH)3 = 3 = 3a  a = 0,01. Số mol Al(OH)3 0,03 (I) và 0,02 (II) mol. n 4.n Al3 - n OH Nửa phải của đồ thị: Al(OH)3 , thay số: 0,02 = 4x - 0,14  x = 0,04 mol (Al3+) , Al2(SO4)3 0,02 mol. m = 342.0,02 = 6,84 gam. Ví dụ 8: (THPT Quảng Trị-2015)- Câu 38: Dung dịch X chứa a mol ZnSO4; dung dịch Y chứa b mol AlCl3; dung dịch Z chứa c mol NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch X; Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch Z vào dung dịch Y. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi dùng x mol NaOH gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 9. B. 8. C. 8,5. D. 9,5. 0,32 Giải: Số mol Al(OH)3 max = số mol Al3+ = b = 4 = 0,08 mol. Số mol NaOH = 30,08 = 0,24 = 4a  a = 0,06 mol.. Điểm cắt nhau của hai đồ thị, số mol kết tủa bằng nhau: Số mol Al(OH)3 = số mol Zn(OH)2. x n Al(OH)3  3 (nửa trái của đồ thị- đồng biến). x 4 0, 06  x n Zn(OH)2   3 2  x = 0,144 mol (nửa phải của đồ thị- nghịch biến). 0,144 Số mol Al(OH)3 = 3 = 0,048 mol. Tổng khối lượng kết tủa = 0,048(78 + 99) = 8,496 gam..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Dung dịch kiềm (OH) tác dụng với dung dịch hỗn hợp axit (H+) và muối nhôm (Al3+) Các phương trình phản ứng xảy ra: NaOH + HCl  NaCl + H2O (*) (đoạn (I), không có kết tủa, đoạn nằm ngang) 3NaOH + AlCl3  Al(OH)3¯ + 3NaCl (1) (đoạn (II), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư NaOH: NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O (a) (đoạn (III), đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 4NaOH + AlCl3  NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (2) Nhận xét dạng đồ thị: Đồ thị tịnh tiến sang phía phải. Ví dụ 9: (T3-tr20)- 9.(KA-14)Câu 30: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3. B. 2 : 3 . Giải: - (I), số mol HCl: a = 0,8 mol. -(II), số mol Al(OH)3 = 0,4 mol.. C. 1 : 1.. D. 2 : 1.. - Nửa phải đồ thị (III), số mol NaOH(III) = 2,8 - 0,8 = 2,0 mol. n 4n Al3 - n OH Áp dụng: Al(OH)3 , thay số  0,4 = 4b - 2 , b = 0,6 mol. a : b = 0,8 : 0,6 = 4 : 3. Ví dụ 10: (Lương Thế Vinh-Quảng Bình-2016)- Câu 46: Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH 0,1M vào 300 ml dung dịch hổn hợp gồm H 2SO4 a mol/lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol NaOH đã dùng.. a Tỉ số b gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 1,7. B. 2,3. C. 2,7. + Giải: Số mol H = 0,6a , số mol Al(OH)3 max = số mol Al3+ = 0,6b . Số mol OH (I) = số mol H+ = 0,6a. Số mol OH (II) = 2,4b - 0,6a. Số mol OH (III) = 1,4a - 0,6a = 0,8a.. D. 3,3..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> n OH (II). 2, 4b - 0, 6a 3 3 3 - Nửa trái đồ thị (II): , thay số  số mol Al(OH)3 = y = = 0,8b - 0,2a. n 4n Al3 - n OH (III) - Nửa phải đồ thị (III): Al(OH)3 , thay y = 0,8b - 0,2a. a 0,8b - 0,2a = 4.0,6b - 0,8a  0,6a = 1,6b , b = 2,66  2,7. Ví dụ 11: Cho a gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z, đồ thị biểu diễn số mol kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào số mol NaOH thêm vào như sau: n Al(OH) . Giá trị của a là A. 4,05. B. 8,10. C. 5,40. D. 6,75. Dung dịch kiềm (OH) tác dụng với dung dịch hỗn hợp muối Fe3+ và Al3+ Các phương trình phản ứng xảy ra: 3OH + Fe3+  Fe(OH)3¯ (*) (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) 3OH + Al3+  Al(OH)3¯ (1) (đoạn (II), đồ thị đồng biến- nửa trái)  Nếu dư OH : OH + Al(OH)3  AlO2 + 2H2O (a) (đoạn (III), đồ thị nghịch biến- nửa phải) 3+   hoặc: OH + Al  AlO2 + 2H2O (2) dư OH, Al(OH)3 hòa tan hết, còn lại Fe(OH)3. (đoạn (IV), kết tủa không đổi, đoạn nằm ngang) Ví dụ 12: (Cà Mau-2016)-Câu 49: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. Giải: Nhận xét: Nửa trái đồ thị, tỉ lệ số mol kết tủa và số mol NaOH là 1 : 3.. D. 2 : 3..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 0,15 - (I), số mol Fe(OH)3 = 3 = 0,05 mol. (I), (II), tổng số mol kết tủa: (a + b) = 0,15  b = 0,10 mol. Ví dụ 13: Câu *: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Tỉ lệ x : y là A. 9 : 11. B. 8 : 11. C. 3 : 4. D. 9 : 10. Giải: Nhận xét: Nửa trái đồ thị, tỉ lệ số mol kết tủa và số mol NaOH là 1 : 3. - Tổng số mol kết tủa max là 0,15 mol  x = 0,153 = 0,45 mol. 0,15 - (I), số mol Fe(OH)3 = 3 = 0,05 mol. - (I), (II), tổng số mol kết tủa: (a + b) = 0,15  b = 0,10 mol. - (III), y = 0,45 + 0,10 = 0,55 mol.. Dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch Al2(SO4)3 Ví dụ 14: (Đề minh họa -2016)-Câu 26: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 1,7. B. 2,1.. C. 2,4.. D. 2,5..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 6- Dung dịch axit HCl (H+) tác dụng với dung dịch muối NaAlO2 (AlO2) Các phương trình phản ứng xảy ra: HCl + NaAlO2 + H2O  Al(OH)3¯ + NaCl (1) (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư HCl: 3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O (a) (đoạn (II), đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 4HCl + NaAlO2  AlCl3 + NaCl + 2H2O (2)  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối Al3+ (2): 4H+ + AlO2  Al3+ + 2H2O Số mol H+ (max) = 4Số mol AlO2 (trong dung dịch). Đồ thị (Al(OH)3- HCl) (hai nửa không đối xứng). (dư NaAlO2) Sản phẩm: Al(OH)3 Al(OH)3; NaAlO2 dư ; Phản ứng xảy ra: (1) ;(1) ;. (dư HCl) ; AlCl3 ; HCl dư ; AlCl3 ; (2) (2) 4.n AlO - n H n Al(OH)3 2 n  n Al(OH) n HCl Al(OH)3 3 3 max Số mol các chất (tính nhanh): Nửa trái: ; Nửa phải: . Hình 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Al(OH) 3 thu được vào số mol HCl phản ứng với dung dịch muối chứa a mol NaAlO2. Biểu thức tinh nhanh số mol Al(OH)3 n n HCl  Nửa trái đồ thị: Dư AlO2+, chỉ xảy ra phản ứng (1), Al(OH)3 . nHCl a2 4.n AlO - n H 2 n Al(OH)  3 + 3  Nửa phải đồ thị: Dư H , xảy ra đồng thời (1) và (2), 3+ Gọi số mol Al(OH)3 và Al lần lượt là x và y. Ta có: x + y = số mol AlO2 (*) x + 4y = số mol H+ (**) 4.n AlO - n H 2 n Al(OH)  3 3 Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 4, trừ (**)  x = . Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch HCl 0,2M vào dung dịch NaAlO 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Tỉ lệ a : b là A. 3 : 11.. B. 3 : 10.. (dư HCl) Al(OH)3 AlCl3 (1) và (2). C. 2 : 11.. D. 1 : 5..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Ví dụ 2: (Lê Quý Đôn-2014-2015)-Câu 1: Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của a là A. 0,25. B. 0,30. Giải: Số mol Al(OH)3 max = 0,4 mol.. C. 0,35. D. 0,24.. Số mol Al(OH)3 = a = 0,25x  x = 4a. Số mol HCl (II) = 0,85x = 3,4a. 4.n AlO - n H  2 n Al(OH)  3 3 Áp dụng nửa phải đồ thị: , thay số: 4 0, 4  3, 4a 3 a=  a = 0,25. Dung dịch axit (H+) tác dụng với hỗn hợp NaOH và NaAlO2 Các phương trình phản ứng xảy ra: HCl + NaOH  NaCl + H2O (*) (đoạn (I), không có kết tủa, đoạn nằm ngang) HCl + NaAlO2 + H2O  Al(OH)3¯ + NaCl (1) (đoạn (II), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư HCl: 3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O (a) (đoạn (III), đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 4HCl + NaAlO2  AlCl3 + NaCl + 2H2O (2) Ví dụ 1: (T3-tr18)-Câu 6: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol NaOH và y mol NaAlO2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tỉ lệ x : y là A. 3 : 2. B. 2 : 3 . C. 3 : 4. Giải: Số mol NaAlO2 = số mol Al(OH)3 max = y.. D. 3 : 1..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - (I) số mol HCl = x = 0,6 mol. - Số mol Al(OH)3 = 0,2 mol. - (III), nửa phải: Số mol HCl = 1,6 - 0,6 = 1,0 mol. 4.n AlO - n H 4y -1 2 n Al(OH)  0, 2  3 3 3  y = 0,4 mol. x : y = 0,6 : 0,4 = 3 : 2 Áp dụng: , thay số: Ví dụ 2: (Thi thử TPTQG BGiang 4/2016)-Câu 49: Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO 2 (hay Na[Al(OH)4]). Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:. Giá trị của y là A. 1,4. B. 1,8. C. 1,5. Giải: Số mol NaAlO2 = số mol Al(OH)3 max = y.. D. 1,7.. - (I) số mol HCl = x = 1,1 mol. - Số mol Al(OH)3 = 1,1 mol. - (III), nửa phải đồ thị: Số mol HCl = 3,8 - 1,1 = 2,7 mol. 4.n AlO - n H 4y - 2, 7 2 n Al(OH)  1,1  3 3 3 Áp dụng: , thay số:  y = 1,5 mol. Ví dụ 3: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2 (hoặc Ba[Al(OH)4]2), kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:. Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3.. B. 1 : 2.. C. 2 : 3.. D. 2 : 1..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Giải: - Số mol OH= 2a. - Số mol AlO2 = số mol Al(OH)3 max = 2b.. - (I), số mol OH = 2a = số mol H+ = 0,1 mol  a = 0,05 mol. - (II), nửa trái của đồ thị, số mol Al(OH)3 = 0,2 mol. 4.n AlO - n H 2 n Al(OH)  3 3 - (III), nửa phải của đồ thị, áp dụng: Áp dụng: , +. số mol Al(OH)3 0,2 mol, số mol H : (0,7 - 0,1) = 0,6, thay số: a : b = 0,05 : 0,15 = 1 : 3.. 0, 2 . 4.2b - 0, 6 3  b = 0,15 mol..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 7- Dung dịch axit HCl (H+) tác dụng với dung dịch Na2ZnO2 (ZnO22) Các phương trình phản ứng xảy ra: 2HCl + Na2ZnO2  Zn(OH)2¯ + 2NaCl (1) (đoạn (I), đồ thị đồng biến- nửa trái) Nếu dư HCl: 2HCl + Zn(OH)2  ZnCl2 + 2H2O (a) (đoạn (II), đồ thị nghịch biến- nửa phải) hoặc: 4HCl + Na2ZnO2  ZnCl2 + 2NaCl + 2H2O (2) Các phương trình phản ứng xảy ra: 2HCl + Na2ZnO2  Zn(OH)2¯ + 2NaCl (1) Nếu dư HCl: 2HCl + Zn(OH)2  ZnCl2 + 2H2O (a) hoặc : 4HCl + Na2ZnO2  ZnCl2 + 2NaCl + 2H2O (2) 2+  Phương trình phản ứng tạo hoàn toàn muối Zn (2): 4H+ + ZnO22  Zn2+ + 2H2O Số mol H+ (max) = 4Số mol ZnO22 (trong dung dịch). Đồ thị (Zn(OH)2 - HCl) (hai nửa đối xứng- tương tự như đồ thị Zn(OH)2 - NaOH). n. n HCl max. Zn(OH). 2. n Zn(OH)2 max (dư ZnO22) Sản phẩm: Zn(OH)2 và ZnO22 dư Phản ứng xảy ra: (1). ;. ; ;. (dư H+) Zn(OH)2 và Zn2+ (1) và (2). (dư H+) H+ dư ; ; và Zn2+ ; (2) 4.n ZnO2 - n H. n H 2 n HCl2  n 2 n ZnO2 a1 2a a2n Zn(OH)2  2 4a n Zn(OH) 2 2 ) Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: . ; ( Zn Hình 5: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Zn(OH) 2 thu được vào số mol HCl phản ứng với dung dịch chứa a mol Na2ZnO2. Biểu thức tinh nhanh số mol Zn(OH)2  Nửa trái đồ thị (đồng biến): Dư ZnO22, chỉ xảy ra phản ứng (1), +. n Zn(OH) . n H. 2. n Zn(OH) .  Nửa phải đồ thị (nghịch biến): Dư H , xảy ra đồng thời (1) và (2), Gọi số mol Zn(OH)2 và Zn2+ lần lượt là x và y. Ta có: x + y = số mol ZnO22 (*) 2x + 4y = số mol H+ (**) 4.n ZnO2 - n H 2 n Zn(OH)  2 2 Giải hệ phương trình: Nhân (*) với 4, trừ (**)  x = 2. 2 . 4.n ZnO2 - n H 2. 2. ..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Ví dụ 1: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa Na 2ZnO2 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của x là: A. 0,125. B. 0,177. C. 0,140. D. 0,110. Ví dụ 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa Na 2ZnO2 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):. Giá trị của x là A. 0,20. B. 0,15. C. 0,11. D. 0,10.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 8- Một số dạng đồ thị khác - Nhỏ từ từ dung dịch axit (H+) vào dung dịch hỗn hợp CO32 và HCO3 Thứ tự phản ứng trong dung dịch: H+ + CO32  HCO3 (đoạn (I), không có khí, đoạn nằm ngang) + nếu dư H : H+ + HCO3  CO2 + H2O (đoạn (II), đồ thị đồng biến, tam giác vuông cân) Ví dụ 1: (Bình Thuận-Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3) Câu 34: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):. Tỉ lệ của a : b là A. 3 : 1. B. 3 : 4. C. 7 : 3. Giải: a = 0,15 mol. Số mol khí CO2 = số mol CO32 + số mol HCO3 = a + b a + b = 0,35 - 0,15 = 0,2 mol  b = 0,05 mol.. D. 4 : 3.. Ví dụ 2: (Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na 2CO3 và NaHCO3) Câu *: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol Na 2CO3 và b mol NaHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):. Giá trị của x là A. 0,250. B. 0,350. C. 0,375. D. 0,325. Giải: a = 0,15 mol, x - 0,15 = 0,2  x = 0,15 + 0,2 = 0,35 mol (tam giác vuông cân)..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Ví dụ 3: (T.tự T1-tr28-10-KA-08-trắc nghiệm) Câu *: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol KHCO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):. Tỉ lệ z : y là A. 5 : 1. B. 4 : 1. C. 5 : 2. D. 9 : 2. Giải: Số mol khí CO2 = z = 0,4 - 0,15 = 0,25 mol (hoặc bằng (0,15 + 0,1) = 0,25). Trên dồ thị, y = 0,2 - 0,15 = 0,05 mol. - Nhỏ dung dịch axit (H+) vào dung dịch hỗn hợp kiềm (OH) và cacbonat (CO32) Thứ tự phản ứng trong dung dịch: H+ + OH  H2O (đoạn (I), không có khí, đoạn nằm ngang) H+ + CO32  HCO3 (đoạn (I), không có khí, đoạn nằm ngang) nếu dư H+: H+ + HCO3  CO2 + H2O (đoạn (II), đồ thị đồng biến, tam giác vuông cân) Ví dụ 4: (Bắc Ninh-5/2016) Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH, y mol KOH và z mol K2CO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):. Tổng (x + y) có giá trị là A. 0,05. Giải:. B. 0,20.. - Đoạn (I), (x + y + z) = 0,2 - Đoạn (II), z = 0,25 - 0,2 = 0,05  (x + y) = 0,15 mol.. C. 0,15.. D. 0,25..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Điện phân hỗn hợp (CuCl2 , HCl , NaCl), sự biến đổi pH của dung dịch vào thời gian điện phân (T3-tr24)-Thứ tự điện phân trong dung dịch: điên phân dung dich (I) biểu diễn quá trình: CuCl2       Cu + Cl2. điên phân dung dich (II) biểu diễn quá trình: 2HCl       H2 + Cl2.. (pH không đổi) (pH tăng  7). điên phân dung dich. (III) biểu diễn quá trình: 2NaCl + 2H2O       2NaOH + H2 + Cl2. (pH tăng) điên phân dung dich (IV) biểu diễn quá trình: 2H2O       2H2 + O2. (pH không đổi) Ví dụ 5: Câu *: Điện phân 400 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M với điện cực trơ và màng ngăn xốp. Cường độ đòng điện là 1,93 A. Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình điện phân. Chỉ số pH của dung dịch phụ thuộc thời gian điện phân (t) được biểu diễn trên đồ thị sau:. Giá trị của x trong hình vẽ là A. 3600. B. 1200. C. 3000. C. 1800. 2+ Giải: Số mol Cu 0,008 mol. pH = 2  [H+] = 10-2 = 0,01M, số mol H+ 0,004 mol, pH = 13  [H+] = 10-13, [OH] = 10-1 = 0,1M, số mol OH 0,04 mol. Các nửa phản ứng xảy ra tại catôt và số mol electron trao đổi: Quá trình Nửa phản ứng (số mol). I 2+. Cu + 2e  Cu 0,008 0,016. II +. 2H + 2e  H2 0,004 0,004. III 2H2O + 2e  2OH + H2 0,04 <---- 0,04. Tổng số mol electron trao đổi: 0,016 + 0,004 + 0,04 = 0,06 mol. I.t 1,93t Áp dụng: Số mol electron = 96500 , thay số 0.06 = 96500  t = 3000 (s). Có thể tính theo nửa phản ứng tại anôt theo số mol ion Cl (0,06 mol): 2Cl  Cl2 + 2e  Chú ý: Có thể thay thời gian (t) bằng số mol electron (ne)..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tóm tắt các trường hợp.  Giải thích đồ thị: Dựa theo trật tự phản ứng trong dung dịch (phản ứng (1) và (a)).  Tính lượng kết tủa cực đại theo phương trình phản ứng (1).  Dự đoán điều kiện có kết tủa, không có kết tủa theo phương trình phản ứng (2).  Trong biểu thức tính nhanh số mol kết tủa trong nửa phải của đồ thị, chú ý phương trình (a) tỉ lệ số mol chất kết tủa bị hòa tan và số mol chất thêm vào để viết biểu thức cho đúng. D.dịch kiềm (OH) + dd muối nhôm (Al3+) D.dịch axit (H+) + dd muối aluminat(AlO2) dư OH: Al(OH)3 + OH  AlO2 + 2H2O (a) dư H+: Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O (a) 1 1 1 3 4.n 3 - n OH 4.n AlO - n H 2 n Al(OH)  Al n  3 Al(OH)3 1 3  Khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm (Ba(OH)2 , Ca(OH)2 … OH ) Đồ thị (BaCO3- CO2 hoặc CO32 - CO2) (hai nửa đối xứng) n. BaCO3. n BaCO. 3. a mol. 0,5a. 0.  45o. 45o . a1. a. a2. n CO. 2a mol. 2. (dư Ba(OH)2) (dư CO2) (dư CO2) Sản phẩm: 1 muối BaCO3 ; 2 muối BaCO3 ; CO2 dư Ba(OH)2 dư ; và Ba(HCO3)2 ; 1 muối Ba(HCO3)2 Phản ứng xảy ra: (1) ; (1) và (2) ; (2) n BaCO n CO2 n BaCO 2n Ba(OH)2 - n CO2 3 3 Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: ; Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol BaCO 3 thu được vào số mol CO2 (b mol) phản ứng với dung dịch chứa a mol Ba(OH)2. Khí CO2 tác dụng với Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2. Khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm (OH). CO2 + Ba(OH)2  BaCO3¯ + H2O (1) dư CO2: BaCO3 + CO2 + H2OBa(HCO3)2 (a) hoặc: 2CO2 + Ba(OH)2 Ba(HCO3)2 (2) Biểu thức tính nhanh số mol BaCO3 n BaCO n CO2 3 - Nửa trái, p.ứng (1): n 2n Ba(OH)2 - n CO2 - Nửa phải, p.ứ(1) và (2): BaCO3 Dự đoán lượng kết tủa n n - Số mol BaCO3¯ max = CO2 = Ba(OH)2 n CO2 n Ba(OH)2 1 n Ba(OH)2 n CO2 - Điều kiện có BaCO3¯: < 2; > 2 n CO2 n Ba(OH)2 1 n Ba(OH)2 n CO2 - Đk không có BaCO3¯:  2;  2. CO2 + 2OH  CO32 + H2O (1) 2  dư CO2: CO3 + CO2 + H2O  2HCO3 (a) hoặc: CO2 + OH  HCO3 (2) 2 Biểu thức tính nhanh số mol CO3 n CO2 n CO2 3 - Nửa trái, p.ứng (1): n 2 n OH - n CO2 - Nửa phải, p.ứ (1) và (2): CO3 Dự đoán số mol CO32 2 n OH n - Số mol CO32 max = CO2 = n CO2 n OH  - Điều kiện có CO32:. n OH . < 1;. n CO2. n CO2 -Đ.kiện không có CO32:. n OH . >1. n OH  1,. n CO2. 1.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Dung dịch kiềm (OH) tác dụng với dung dịch muối kẽm (Zn2+) Đồ thị (Zn(OH)2 - OH) (hai nửa đối xứng). n Zn(OH) 2. n Zn(OH)2 max (dư Zn2+) Sản phẩm: Zn(OH)2 và Zn2+ dư Phản ứng xảy ra: (1). ;. ; ; n OH. (dư OH) Zn(OH)2 và ZnO22 (1) và (2). (dư OH)  ; OH dư ; và ZnO22 ; (2) 4.n Zn 2 - n OH. n 2 n Zn2 a1 2a a2n Zn(OH)2  2 4a nnZn(OH) OH2  2 Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: . ; ( ZnO2 ) Hình 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Zn(OH)2 thu được vào số mol NaOH phản ứng với dung dịch chứa a mol ZnSO4. Dung dịch axit (H+) tác dụng với dung dịch muối ZnO22 Đồ thị (Zn(OH)2 - H+) (hai nửa đối xứng- tương tự như đồ thị Zn(OH)2 - OH). n. Zn(OH). 2. n Zn(OH)2 max (dư ZnO22) Sản phẩm: Zn(OH)2 và ZnO22 dư Phản ứng xảy ra: (1). ;. ; ;. (dư H+) Zn(OH)2 và Zn2+ (1) và (2). (dư H+) H+ dư ; ; và Zn2+ ; (2) 4.n ZnO2 - n H. n H 2 n H+2  n 2 n ZnO2 a1 2a a2n Zn(OH)2  2 4a n Zn(OH) 2 2 ) Số mol các chất: Nửa trái: ; Nửa phải: . ; ( Zn + Hình 3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Zn(OH) 2 thu được vào số mol H phản ứng với dung dịch chứa a mol ZnO22..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> D.dịch kiềm (OH) tác dụng với muối kẽm (Zn2+). D.dịch axit (H+) tác dụng với muối ZnO22. 2OH + Zn2+  Zn(OH)2 (1) 2   dư OH : Zn(OH)2 + 2OH  ZnO2 +2H2O (a) hoặc: 4OH + Zn2+  ZnO22 + 2H2O (2). 2H+ + ZnO22  Zn(OH)2 dư H+: Zn(OH)2 + 2H+  Zn2+ + 2H2O hoặc: 4H+ + ZnO22  Zn2+ + 2H2O. Biểu thức tính nhanh số mol Zn(OH)2 n  n Zn(OH)  OH 2 2 - Nửa trái, p.ứng (1):. Biểu thức tính nhanh số mol Zn(OH)2 n  n Zn(OH)  H 2 2 - Nửa trái, p.ứng (1):. - Nửa phải, p.ứ(1) và (2):. n Zn(OH) . 4.n Zn 2 - n OH 2. 2. Dự đoán lượng kết tủa Zn(OH)2 n OH  n - Số mol Zn(OH)2¯ max = 2 = Zn 2 n OH n Zn 2 - Điều kiện có Zn(OH)2¯: - Đk không có Zn(OH)2¯:. n Zn 2. < 4;. n OH . n OH. n Zn 2. n Zn 2. n OH .  4;. n Zn(OH) . 4.n ZnO2 - n H  2. 2. - Nửa phải, p.ứ (1),(2): Dự đoán lượng kết tủa Zn(OH)2 n H n 2 - Số mol Zn(OH)2¯ max = 2 = ZnO2 n ZnO2 n H 2. 1 > 4 1  4. 2. - Đ.kiện có Zn(OH)2¯:. n ZnO2. -Đk không có Zn(OH)2¯: 1 4  Dung dịch kiềm (OH ) tác dụng với dung dịch muối nhôm (Al3+) Đồ thị (Al(OH)3- NaOH) (hai nửa không đối xứng). (dư Al3+) Al(OH)3 3+ Al dư ; (1). (1) (a) (2). < 4;. 2. n H. n ZnO2. n H n ZnO2 2. 1 > 4 2.  4,. n H. . (dư OH) (dư OH) Sản phẩm: Al(OH)3; Al(OH)3 ; NaAlO2 ; OH dư ; AlO2 AlO2 Phản ứng xảy ra ; (1) ; (1) và (2); (2) (2) n  n Al(OH)3 n Al(OH)  OH n 4n Al3 - n OH 3 3 ; Nửa phải: Al(OH)3 Số mol các chất (tính nhanh): Nửa trái: . max Hình 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Al(OH) 3 thu được vào số mol OH phản ứng với dung dịch muối chứa a mol Al3+ .. a1 4a. 3a. a2. nNaO H.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Dung dịch axit (H+) tác dụng với dung dịch muối AlO2 Đồ thị (Al(OH)3- H+) (hai nửa không đối xứng). (dư H+) Al(OH)3 Al3+ (1) và (2). (dư H+) + ; Al ; H dư ; Al3+ ; (2) (2) 4.n AlO - n H n Al(OH)3 2 n  n Al(OH) n HCl Al(OH)3 3 3 max Số mol các chất (tính nhanh): Nửa trái: ; Nửa phải: . Hình 5: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol Al(OH) 3 thu được vào số mol H+ phản ứng với dung dịch muối chứa a mol AlO2 . (dư AlO2) Sản phẩm: Al(OH)3 Al(OH)3; AlO2 dư ; Phản ứng xảy ra: (1) ;(1) ;. Dd kiềm (OH) tác dụng với muối nhôm (Al3+) 3OH + Al3+  Al(OH)3 a2 dư OH: Al(OH)3 + OH  AlO2 nH+ +2H2O 3+   hoặc: 4OH + Al  AlO2 + 2H2O. (1) (a) (2). Biểu thức tính nhanh số mol Al(OH)3 n  n Al(OH)  OH 3 3 - Nửa trái, p.ứng (1): n 4.n Al3 - n OH  - Nửa phải, p.ứ(1) và (2): Al(OH)3 Dự đoán lượng kết tủa Al(OH)3 n OH  n - Số mol Al(OH)3¯ max = 3 = Al3 n OH  n Al3 - Điều kiện có Al(OH)3¯:. n Al3. < 4;. n OH . n OH  - Đk không có Al(OH)3¯:. n Al3. n Al3  4;. n OH . 1 > 4 1  4. 3+. D.dịch axit (H+) tác dụng với muối AlO2 H+ + AlO2 + H2O  Al(OH)3 dư H : Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O hoặc: 4H+ + AlO2  Al3+ + 2H2O. (1) (a) (2). +. Biểu thức tính nhanh số mol Al(OH)3 n Al(OH) n H 3 - Nửa trái, p.ứng (1): 4.n AlO - n H 2 n Al(OH)  3 3 - Nửa phải, p.ứ (1),(2): Dự đoán lượng kết tủa Al(OH)3 n  n - Số mol Al(OH)3¯ max = H = AlO2 n AlO n H 2 1 n AlO n  H 2 < 4; - Đ.kiện có Al(OH)3¯: > 4 n AlO n H 2. -Đk không có Al(OH)3¯:. n AlO. 2.  4,. n H. 1  4. Tài liệu tham khảo -Tham khảo của thày Vũ Khắc Ngọc (theo Báo Dân trí), xin chân thành cám ơn. Phần 1: Phần 2.:

<span class='text_page_counter'>(65)</span> TĂNG VĂN Y THPT LỤC NAM BẮC GIANG. TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015-2016 (chỉnh 28/06/2016) BÀI TẬP HÓA DẠNG BẢNG BIỂU. Kiến thức cần nắm: - Nắm vững tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan...) của các chất. - Nắm vững tính chất hóa học của các chất. - So sánh lực axit, lực bazơ của các axit, bazơ. Sự biến đổi giá trị của pH và nồng độ ion H+, OH. Các ví dụ: Ví dụ 1: Câu 1: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOC2H5, CH3CH2OH, CH3COOH, HCOOCH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất. X. Y. Z. T. Nhiệt độ sôi 32oC 77oC 118oC 78,3oC Nhận xét nào sau đây đúng ? A. X là CH3COOC2H5. B. Z là CH3COOH. C. T là HCOOCH3. D. Y là CH3CH2OH. Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần: HCOOCH3 < CH3COOC2H5 < CH3CH2OH < CH3COOH Loại chất: este (2C)- X este (3C)- Y ancol- T axit- Z Ví dụ 2: So sánh nhiệt độ sôi của các axit: Chuyên Vinh lần 1)-Câu 27: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 100,5 118,0 249,0 141,3 Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Y là C6H5COOH. B. T là C2H5COOH. C. X là CH3COOH. D. Z là HCOOH. Giải: Sắp xếp nhiệt độ sôi của các axit theo chiều tăng dần (M tăng): HCOOH < CH3COOH < C2H5COOH < C6H5COOH X Y T Z Ví dụ 3: So sánh pH các axit: (THPT Nguyễn Du)-Câu 34: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: HCOOH, CH3COOH, HCl, C6H5OH. Giá trị pH của các dung dịch trên cùng nồng độ 0,01M, ở 25oC đo được như sau: Chất X Y Z T pH 6,48 3,22 2,00 3,45 Nhận xét nào sau đây đúng ? A. T tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3. B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic. C. Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. D. Z tạo kết tủa trắng với nước brom. Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực axit tăng, [H+] tăng  pH của dung dịch giảm. pH của dung dịch các chất giảm theo chiều từ trái qua phải: Lực axit tăng: C6H5OH < CH3COOH < HCOOH < HCl axit rất yếu axit yếu axit yếu axit mạnh pH giảm: C6H5OH > CH3COOH > HCOOH > HCl X T Y Z.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Ví dụ 4: (T3-tr48 2.KB-14)Câu 39: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH 3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất. X. Y. Z. T. Nhiệt độ sôi (oC). 182. 184. -6,7. -33,4. 6,48. 7,82. 10,81. 10,12. pH (dung dịch nồng độ 0,001M). Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C6H5OH. B. Z là CH3NH2. C. T là C6H5NH2. D. X là NH3. Giải: Sắp xếp các chất theo chiều lực bazơ tăng, [OH] tăng  pH của dung dịch tăng. pH của dung dịch tăng theo chiều từ trái qua phải: C6H5OH (phenol) < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 axit yếu- X Y T Z Ví dụ 5: Câu *: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glixerol, glucozơ, axit axetic, axit fomic. Bảng dưới đây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: Chất X Y Z T Thuốc thử NaHCO3 Sủi bọt khí Không phản ứng Không phản ứng Sủi bọt khí Cu(OH)2. Hòa tan. Hòa tan. Hòa tan. Hòa tan. o. AgNO3/NH3, t Không tráng gương Có tráng gương Không tráng gương Có tráng gương Phát biểu đúng là A. X có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của T. B. Y tác dụng với H2 (Ni, to) tạo sobitol. C. Z là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực. D. Có thể điều chế T từ C2H5OH bằng phương pháp lên men giấm. Giải: - Axit + NaHCO3  CO2  T là HCOOH (có phản ứng tráng gương), X là CH3COOH. - Có phản ứng tráng gương  Y là glucozơ và Z là glixerol. Ví dụ 6: (Chuyên Vĩnh Phúc-2015) Câu 23: Cho X, Y, Z là các chất khác nhau trong số ba chất: Phenol, ancol etylic, glyxin. Các tính chất được trình bày trong bảng sau: Chất. Nhiệt độ sôi (OC). Nhiệt độ nóng chảy (OC). Độ tan g/100g nước. X. 181,7. 43. 8,3. 80OC . Y. Phân hủy trước khi sôi. 248. Z. 78,3. -114. 23 . 60 . X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây: A. Phenol, ancol etylic, glyxin. B. Phenol, glyxin, ancol etylic. C. Glyxin, phenol, ancol etylic. D. Ancol etylic, glyxin, phenol. (hoặc Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Z có tính lưỡng tính. B. X tác dụng được với dung dịch brom tạo kết tủa. C. Y tác dụng được với NaOH, không tác dụng với HCl. D. X tan ít trong Z.) Giải: Sắp xếp các chất theo chiều nhiệt độ nóng chảy tăng dần: C2H5OH < C6H5OH < H2N-CH2COOH Loại chất: ancol- Z phenol-X amino axit- Y. 20OC.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Ví dụ 7: (THPT Nguyễn Khuyến)Câu *: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Ancol metylic, anđehit fomic, axit fomic và metyl amin và các tính chất sau: Chất Nhiệt độ sôi (0C). X. Y. Z. T. 64,7. -19. 100,8. -33,4. pH (0,001M) 7,00 7,00 3,47 10,12 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. T là CH3OH. B. Z là HCOOH. C. X là HCHO . D. Y là NH3. Giải: Sắp xếp các chất theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần: CH3NH2 < HCHO < CH3OH < HCOOH Loại chất: amin anđehit ancol axit cacboxylic Môi trường: bazơ trung tính trung tính axit pH 10,12 7,00 7,00 3,47 Chất T Y X Z Ví dụ 8: (11-Chuyên Lê Quý Đôn Q.trị)-Câu 14: Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: (NH 4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau: Chất X Y Z T Thuốc thử Không có hiện Kết tủa trắng, dd Ca(OH)2 Kết tủa trắng Khí mùi khai tượng có khí mùi khai Nhận xét nào sau đây đúng ? A. X là dung dịch NaNO3. C. Y là dung dịch KHCO3 Giải: Chất X Thuốc thử dd Ca(OH)2 Kết tủa trắng Chọn chất. KHCO3. B. T là dung dịch (NH4)2CO3 D. Z là dung dịch NH4NO3. Y. Z. T. Khí mùi khai. Không có hiện tượng. Kết tủa trắng, có khí mùi khai. NH4NO3. NaNO3. (NH4)2CO3. Ví dụ 9: (THPT Quất Lâm-Nam Định)- Câu 5: Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của một vật dẫn. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho X, Y, Z, T là các kim loại trong số bốn kim loại sau: Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau: Kim loại Điện trở (Ωm). X 2,82.10-8. Y 1,72.10-8. Z 1,00.10-7. T 1,59.10-8. Y là kim loại A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al. Giải: Sắp xếp các kim loại theo chiều độ dẫn điện của kim loại giảm: Ag > Cu > Al > Fe. -8 -8 Điện trở tăng dần: 1,59.10 < 1,72.10 < 2,82.10-8 < 1,00.10-7 Kim loại: T Y X Z.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ví dụ 10: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các kim loại X, Y, Z và T trong số bốn kim loại sau: bạc, magiê, nhôm, sắt. Chất X Y Z T Thuốc thử (+) (-) dd NaOH (-) (-) dd HCl. (+). (+). (+). (-). HNO3 đặc, nguội. (-). (+). (-). (+). Dấu (+): có phản ứng xảy ra, dấu (-): không có phản ứng. Các kim loại X, Y, Z và T lần lượt là A. Fe, Mg, Al, Ag. B. Fe, Mg, Ag, Al. C. Mg, Al, Ag, Fe. D. Fe, Al, Mg, Ag. Giải: - Tác dụng với dung dịch NaOH là Al  Al (Z). - Không tác dụng với dung dịch HCl là Ag  Ag (T). - Không tác dụng với HNO3 đặc nguội là Al và Fe  Fe (X), còn lại Mg là (Y). Ví dụ 11: Các ion không cùng tồn tại, cùng tồn tại. Định luật trung hòa điện. Câu *: Cho dung dịch X và Y, mỗi dung dịch có chứa hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau: Ion K+ Mg2+ NH4+ H+ Cl SO42 NO3 CO32 Số mol. 0,15. 0,1. 0,25. 0,2. 0,1. 0,075. 0,25. 0,15. Dung dịch X và dung dịch Y có chứa các ion: A. X: Mg2+, H+, SO42, NO3. B. X: Mg2+, H+, SO42, Cl. Y: K+, NH4+, CO32, Cl. Y: K+, NH4+, CO32, NO3. C. X: Mg2+, H+, CO32, NO3. D. X: Mg2+, NH4+, SO42, NO3. Y: K+, NH4+, SO42, Cl. Y: K+, H+, CO32, Cl. Giải: C. Trong X các ion Mg2+, H+ và ion CO32 không cùng tồn tại - loại. D. Trong Y các ion +, H+ và ion CO32 không cùng tồn tại - loại. Dùng định luật trung hòa điện, kiểm tra một trong hai dung dịch X hoặc Y, chọn trường hợp phù hợp. B. Kiểm tra dung dịch Y: K+, NH4+, CO32, NO3. Ta có: 0,15 + 0,25  20,15 + 0,25  không phù hợp, loại. Chọn A. Kiểm tra dung dịch X: Mg2+, H+, SO42, NO3. Ta có: 20,1 + 0,2 = 20,075 + 0,25, phù hợp, chọn.  Dạng tự luận: Dung dịch X chứa Mg2+ và H+ (vì hai ion không cùng tồn tại với ion CO32). Dung dịch Y chứa K+, NH4+, CO32, trong Y có y mol ion Yn. Áp dụng đlbt điện tích trong dung dịch Y, tìm ion Yn. Ta có: 0,15 + 0,25 = 2.0,15 + y.n  y.n = 0,1. Nếu n = 1, y = 0,1 mol (Cl) Nếu n = 2, y = 0,05 mol, không có trường hợp nào phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Ví dụ 12: (Thi THPTQG-2015)- Câu 34: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T và Q Chất X Y Z T Q Thuốc thử không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quỳ tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun không có không có không có Ag ¯ Ag ¯ nhẹ kết tủa kết tủa kết tủa Cu(OH)2 dung dịch dung dịch Cu(OH)2 Cu(OH)2 Cu(OH)2, lắc nhẹ không tan xanh lam xanh lam không tan không tan kết tủa không có không có không có không có Nước brom trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. C. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. Giải: Chọn hai chất đầu tiên và cuối cùng, nhận xét hiện tượng đặc trưng, chọn đáp án thích hợp. - Chọn chất X + nước brom  tạo kết tủa trắng  X có thể là C6H5OH (B) hoặc C6H5NH2 (C). - Chọn chất Q + AgNO3/NH3, đun nhẹ  tạo Ag ¯  Q là HCHO (B). Chọn đáp án B. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. Ví dụ 13: (Thanh Tường-Nghệ An)-Câu 31: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T: Chất Thuốc thử NaOH. X. Y. Z. T. Có phản ứng. Có phản ứng. Không phản ứng. Có phản ứng. NaHCO3. Sủi bọt khí. Không phản ứng. Không phản ứng. Không phản ứng. Cu(OH)2. Hòa tan. Không phản ứng. Hòa tan. Không phản ứng. AgNO3/NH3. Không tráng gương. Có tráng gương. Tráng gương. Không phản ứng. X, Y, Z, T lần lượt là A. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol. B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol. Giải: - Chọn X là axit, không có phản ứng tráng gương  là axit CH3COOH (A và B). - Chọn T có phản ứng với NaOH  là phenol (C6H5OH) (A). Ví dụ 14: Câu *: Cho X, Y, Z và T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin và các tính chất của các dung dịch được ghi trong bảng sau: Chất Thuốc thử Quỳ tím. X. Y. Z. T. Hóa xanh. Không đổi màu. Không đổi màu. Hóa đỏ. Nước brom Không có kết tủa Kết tủa trắng Không có kết tủa Không có kết tủa Chất X, Y, Z vàT lần lượt là A. Glyxin, anilin, axit glutamic, metylamin. B. Anilin, glyxin, metylamin, axit glutamic. C. Axit glutamic, metylamin, anilin, glyxin. D. Metylamin, anilin, glyxin, axit glutamic. Giải: - Chọn X làm xanh quỳ tím  là bazơ metylamin (CH3NH2) (D). - Chọn T làm đỏ quỳ tím  là axit glutamic (Glu) (D)..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ví dụ 15: (THPT Lê Quý Đôn)- Câu 2: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau trong điều kiện thích hợp: X, Y, Z, T và Q Chất. X. Y. Z. T. Q. tạo màu tím. tạo dung dịch màu xanh lam. tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. tạo dung dịch màu xanh lam, đung nóng tạo kết tủa đỏ gạch. không có hiện tượng. Thuốc thử Cu(OH)2/NaOH. Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là A. Protein, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, lipit. B. Lipit, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, protein. C. Protein, saccarozơ, lipit, fructozơ, anđehit fomic. D. Protein, lipit, saccarozơ, glucơzơ, anđehit fomic. Ví dụ 16: (Thi THPTQG-2016 mã 136)-Câu 47: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử. Thuốc thử. Hiện tượng. X. Dung dịch I2. Có màu xanh tím. Y. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. Có màu tím. Z. Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. Kết tủa Ag trắng sáng. T. Nước Br2. Kết tủa trắng. Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Giải: Chọn: - X tác dụng với dung dịch I2 có màu xanh tím  X là hồ tinh bột. - T tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng  T là anilin. Chọn đáp án C..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> PHỤ LỤC. 1- Tên gọi một số chất Tên. Thành phần, điều chế. SGK trang. Quặng manhetit. Fe3O4. Quặng hematit đỏ. Fe2O3. Quặng hematit nâu. Fe2O3.nH2O. Quặng xiđerit. FeCO3. Quặng pirit sắt. FeS2. Gang. hợp kim sắt-cacbon 2-5% khối lượng C .... 12-tr146. Thép. hợp kim của sắt 0,01- 2% khối lượng C .... 12-tr148. Xementit. Fe3C. 12-tr146. Quặng boxit. Al2O3.2H2O. Criolit. 3NaF.AlF3. Hỗn hợp tecmit. Bột nhôm + bột sắt oxit. 12-tr123. Phèn chua. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 12-tr128. 12-tr140. 12-tr124. Khoáng vật canxit (đá vôi, đá hoa, CaCO3 đá phấn) 12-tr114. Vôi sống. CaO. Vôi tôi. Ca(OH)2 (rắn). Nước vôi trong. Dung dịch nước của Ca(OH)2. Thạch cao sống. CaSO4.2H2O. Thạch cao nung. CaSO4.H2O. Thạch cao khan. CaSO4. Quặng đolomit. MgCO3.CaCO3 (T1-tr43 6-KB-08). Khoáng vật magiezit. MgCO3. Quặng xinvinit. KCl.NaCl. Cacnalit. KCl.MgCl2.6H2O. 10-tr99. Sođa tinh thể. Na2CO3.10H2O. 12-tr110. Natri cromat, kali đicromat. Na2CrO4 , K2Cr2O7. Natri cromit. NaCrO2. Tôn. Sắt tráng kẽm. Sắt tây. Sắt tráng thiếc. Diêm tiêu natri. NaNO3. 11-tr30. Kali nitrat, thuốc nổ đen. 68%KNO3, 15%S và 17%C (than). 12-tr111. Độ dinh dưỡng của phân đạm. tỉ lệ phần trăm khối lượng N (%N). 11-tr55. Độ dinh dưỡng của phân lân. tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5. 11-tr56. Độ dinh dưỡng của phân kali. tỉ lệ phần trăm khối lượng K2O. 11-tr57. Urê. (NH2)2CO. 11-tr56. Supephotphat đơn. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 (đơn: Sx 1 giai đoạn). 11-tr56. Supephotphat kép. Ca(H2PO4)2. 11-tr57. Phân lân nung chảy. hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie. 12-tr115. 12-tr154 12-tr94. (kép: Sx 2 giai đoạn). 11-tr57.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Tên. Thành phần, điều chế. SGK trang. Phân hỗn hợp. Trộn lẫn các loại phân đơn khác nhau theo tỉ lệ N : P : K. 11-tr57. Nitrophotka. hỗn hợp của (NH4)2HPO4 và KNO3.. 11-tr57. Phân phức hợp. Hỗn hợp các chất được tạo thành bằng tương tác hóa học.. 11-tr58. Amophot (NH3 + H3PO4). NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 11-tr58. Hai khoáng vật chính của photpho. Photphorit. Ca3(PO4)2. Apatit. 3Ca3(PO4)2.CaF2. 11-tr48. Khí than ướt. CO, CO2, H2, N2. (hơi nước + C nung đỏ). Khí than khô. CO, N2, CO2. Thủy tinh. Na2O.CaO.6SiO2. 11-tr80. Thủy tinh lỏng. Dung dịch đậm đặc Na2SiO3 và K2SiO3. 11-tr78. Nguyên liệu chính để sx xi măng. đá vôi, đất sét và thạch cao. 11-tr82. Silicagen. Sấy khô H2SiO3, vật liệu xốp, dùng hút ẩm. 11-tr78. Vôi tôi xút (hoặc vôi xút). Hỗn hợp của NaOH và CaO, hút nước và cacbonđioxit rất mạnh.. 11-tr114. Nước Gia-ven. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O. 10-tr107. (không khí + C nung đỏ). o. Clorua vôi. Cl2 + sữa vôi, 30 C  CaOCl2 + H2O. Etylen glicol. HO-CH2-CH2-OH, (C2H4(OH)2). Glixerol. HO-CH2-CHOH-CH2-OH, (C3H5(OH)3). Axit terephtalic. HOOC-C6H4-COOH. 11-tr72. 10-tr108 11-tr180 12-tr63. Tơ lapsan (poli(etylen-terephtalat) -(-CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n-. 12-tr63. Hexametylenđiamin. H2N-[CH2]6-NH2. 12-tr68. Axit ađipic. HOOC-[CH2]4-COOH. 12-tr68. Tơ nilon-6,6 (poli(hexametylen ađipamit). -(-NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n-. 12-tr68. Acrilonitrin (vinyl xianua). CH2=CH-CN. Tơ nitron (hay olon). -[-CH2-CH(CN)-]n-. Axit -aminocaproic. H2N-[-CH2-]5-COOH. Nilon-6 (policaproamit). -(- NH-[-CH2-]5-CO-)n-. Axit -aminoenantoic. H2N-[-CH2-]6-COOH. Tơ nilon-7 (tơ enang). -(- NH-[-CH2-]6-CO-)n-. Caprolactam. 12-tr69 12-tr47 12-tr48. [CH2-]5-CO NH. 12-tr63. Tơ capron. -(- NH-[-CH2-]5-CO-)n-. Glyxin (Gly). H2N-CH2-COOH. (M = 75). Alanin (Ala). H2N-CH(CH3)-COOH. (M = 89). Valin (Val). (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. (M = 117). Axit glutamic (Glu). H2N-C3H5(COOH)2. Lysin (Lys). H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH. Nhựa novolac (m.không p.nhánh). Phenol (lấy dư) + fomanđehit (xt H+, to). (M = 147). 12-tr45.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Tên. Thành phần, điều chế. SGK trang 12-tr67 o. Nhựa rezol (m.không phân nhánh) Phenol + fomanđehit (lấy dư) (xt OH , t ) . Nhựa rezit (mạng không gian). 150 C Nhựa rezol    Nhựa rezit (bakelit). Axit panmitic C15H31COOH. tripanmitin (C15H31COO)3C3H5. Axit stearic C17H35COOH. tristearin. (C17H35COO)3C3H5. Axit oleic C17H33COOH. triolein. (C17H33COO)3C3H5. Axit linoleic C17H31COOH. trilinolein. Anlen. CH2=C=CH2. Buta-1,3-đien. CH2=CH-CH=CH2. Isopren. CH2=C(CH3)-CH=CH2. Cao su thiên nhiên. -(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n-. Cao su buna. -(-CH2-CH=CH-CH2-)n-. Cao su buna-S. (S: Stiren). o. Chất béo. 12-tr8. (C17H31COO)3C3H5. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren. 11-tr133 12-tr70 12-tr71. Cao su buna-N (N: Acrilonitrin). Đồng tr.hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin. Keo dán ure-fomanđehit. -(-NH-CO-NH-CH2-)n-. 12-tr72. Teflon. -(-CF2-CF2-)n-. 12-tr73. Stiren. C6H5CH=CH2. 11-tr156. Cumen (isoropylbenzen). C6H5CH(CH3)2. 11-tr192. Xilen (o-, m-, p-xilen). CH3-C6H4-CH3. 11-tr151. Phenol. C6H5-OH. Crezol (o-, m- , p-crezol). CH3-C6H4-OH (hoặc 2-, 3-, 4-metylphenol). 11-tr189. Axit picric (kết tủa vàng) (hoặc 2,4,6-trinitrophenol). C6H5OH+ 3HNO3 C6H2(NO2)3OH¯+ 3H2O. 11-tr192. Axit gluconic. CH2OH-[CHOH]4COOH. 12-tr22. Fomon. Dung dịch nước của anđehit fomic (HCHO). Fomalin. Dung dịch bão hòa của HCHO (37-40%). Giấm ăn. Dung dịch CH3COOH nồng độ từ 2 – 5%. 11-tr209. Axit propionic. CH3CH2COOH. 11-tr205. Axit butiric, axit isobutiric Axit valeric, axit isovaleric. CH3[CH2]2COOH, (CH3)2CH-COOH. Axit acrylic. CH2=CH-COOH. 11-tr205. Axit metacrylic. CH2=C(CH3)-COOH. 12-tr67. Axit benzoic. C6H5COOH. 11-tr205. Axit oxalic. HOOC-COOH. Axit malonic. HOOC-CH2-COOH. -naphtol (hợp chất phenol). CH3[CH2]3COOH, (CH3)2CH-CH2-COOH. 11-tr199. 11-tr206. 11-tr206 Axit ađipic HOOC-[CH2]4-COOH Khoáng vật: Hợp chất hoặc đơn chất tự nhiên, có thành phần đồng nhất, thường cứng, cấu tạo nên vỏ trái đất. (Từ điển tiếng Việt-tr503). Quặng: Chất lấy từ dưới đất lên, chứa nguyên tố có ích mà hàm lượng đủ lớn để có thể khai thác được. (Từ điển tiếng Việt-tr793)..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 2-Điều chế, nhận biết một số chất Tên Clo. HCl. ion Cl Flo Brom, iot. Oxi. H2S SO2. Điều chế Trong PTN: axit HCl đặc + chất oxi hóa mạnh MnO2 (to), KMnO4 to MnO2 + 4HCl (đặc)   MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 10-tr99. Trong CN: Điện phân dung dịch bão hòa NaCl có màng ngăn. dpdd,m.n  2NaOH + H2 + Cl2 2NaCl + 2H2O    . 10-tr100. Trong PTN: NaCl (tinh thể) + H2SO4 (đặc) và đun nóng t o 250o NaCl (rắn)+ H2SO4 (đặc)     NaHSO4 + HCl. 10-tr103. Trong CN, đốt khí H2 trong khí quyển Cl2: to H2 + Cl2   2HCl. 10-tr104. Nhận biết: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa ion Cl Ag+ + Cl  AgCl¯ màu trắng, không tan trong axit mạnh. Trong CN: Điện phân hỗn hợp KF và HF (ở thể lỏng (66oC)), cực dương bằng graphit (than chì), cực âm bằng thép hay đồng.. 10-tr105. Trong CN: Dùng khí clo đẩy brom, iot ra khỏi dung dịch muối bromua, iotua (trong tro của rong biển). Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2 ; Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2. SGK tr. 10-tr110 10-tr112, 10-tr113. Trong PTN: Nhiệt phân những hợp chất chứa nhiều oxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4 (rắn) và KClO3 (rắn, xt MnO2) 10-tr126 to 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 Trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng hoặc điện phân nước 10-tr126 điên phân (có H2SO4 hoặc NaOH). 2H2O     2H2 + O2 Trong PTN:. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S. Trong PTN: Đun nóng dung dịch H2SO4 với Na2SO3 to Na2SO3 + H2SO4   Na2SO4 + SO2 + H2O Trong CN: Đốt S hoặc quặng pirit sắt: to 4FeS2 + 11O2   2Fe2O3 + 8SO2. 10-tr135 10-tr137 10-tr137. SO42. Nhận biết: Nhỏ dung dịch muối bari vào dung dịch chứa ion SO42 Ba2+ + SO42  BaSO4¯, kết tủa trắng, không tan trong axit.. 10-tr143. Nitơ. Trong PTN: Đun nóng dung dịch bão hòa muối amoni nitrit: to NH4NO2   N2 + 2H2O. 11-tr31. o. t hoặc: NH4Cl + NaNO2   N2 + NaCl + 2H2O Trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.. NH3. NH4+. Trong PTN: Đun nóng muối amoni (rắn) với Ca(OH)2 (rắn). to 2NH4Cl (rắn) + Ca(OH)2 (rắn)   CaCl2 + 2NH3 + 2H2O Trong CN: Tổng hợp từ nitơ và hiđro: o xt  t,p,   N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; H < 0. Nhận biết muối amoni: Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đun nóng, tạo khí mùi khai, xanh quỳ tím ẩm. to NH4+ + OH   NH3 + H2O. 11-tr35 11-tr35. 11-tr36.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Tên HNO3. Điều chế. SGK tr. Trong PTN: Đun hỗn hợp natri nitrat hoặc kali nitrat rắn với axit to sufuric đặc: NaNO3 + H2SO4   HNO3 + NaHSO4 Trong CN: Sản xuất axit nitric từ amoniac gồm ba giai đoạn (SGK). 11-tr41 11-tr41. NO3. Nhận biết: (Cu + H2SO4) + NO3 đun nhẹ, dung dịch màu xanh. to 3Cu + 2NO3 + 8H+   3Cu2+(dd màu xanh) + 2NO + 4H2O 2NO (không màu) + O2  2NO2 (màu nâu đỏ). 11-tr43. Photpho. Trong CN: Nung hỗn hợp quặng photphorit (hoặc apatit), cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.. 11-tr49. . H3PO4. Trong CN: axit sunfuric đặc + quặng phophorit hoặc quặng apatit Ca3(PO4)2 + 3H2SO4  2H3PO4 + 3CaSO4¯ - Điều chế H3PO4 tinh khiết, nồng độ cao: 4P + 5O2  2P2O5 ; P2O5 + 3H2O  2H3PO4. PO43. Nhận biết: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa ion PO43 3Ag+ + PO43  Ag3PO4¯ màu vàng, tan trong axit nitric loãng.. 11-tr53. CO. Trong PTN: Đun nóng axit fomic khi có axit sunfuric đặc. H 2SO 4 dac, t o  CO + H2O HCOOH     . 11-tr71. Trong CN: Sản xuất khí than khô, khí than ướt (SGK-11 tr73) CO2. Trong PTN: Cho dung dịch HCl tác dụng với đá vôi: CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O Trong CN: Thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than.... Silic. Điều chế: Dùng chất khử mạnh như magie, nhôm, cacbon khử silic to đioxit ở nhiệt độ cao. SiO2 + 2Mg   Si + 2MgO. 11-tr77. H2SiO3. Điều chế:. 11-tr78. CH4. Trong PTN: Đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút. CaO,t o CH3COONa + NaOH    CH4 + Na2CO3. 11-tr114. C2H4. Trong PTN: Từ ancol etylic. H 2SO 4 dac, 170o C  CH2=CH2 + H2O C2H5OH       Trong CN: Điều chế từ ankan (phản ứng tách hiđro).(SGK11-tr131). 11-tr131. C2H2. Trong PTN: Cho canxi cacbua tác dụng với nước. CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 1500o C Trong CN: 2CH4    C2H2 + 3H2. 11-tr143. -Phương pháp tổng hợp: Cho etilen hợp nước, xúc tác H2SO4... H 2SO 4 , t o CH2=CH2 + H2O     C2H5OH - Phương pháp sinh hóa: Từ tinh bột, lên men thu được etanol.  H 2 O, t o ,xt enzim (C6H10O5)n     C6H12O6    C2H5OH + CO2. 11-tr185. Trong CN: Oxi hóa cumen nhờ oxi không khí, thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được phenol và axeton.. 11-tr192. C2H5OH. C6H5OH. Na2SiO3 + CO2 + H2O  H2SiO3¯ + Na2CO3. o. CH3CHO. t - Oxh ancol bậc 1: CH3CH2OH + CuO   CH3CHO + Cu + H2O t o ,xt  HCHO + H2O - Từ hiđrocacbon: CH4 + O2    o. t ,xt  2CH3CHO + H2O 2CH2=CH2 + O2    HgSO 4 CHCH + H2O    CH3CHO. 11-tr201.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Tên. Điều chế. SGK tr. men.giam.  CH3COOH + H2O C2H5OH + O2     t o ,xt  2CH3CHO CH3COOH - Oxi hóa anđehit axetic: 2CH3CHO + O2    o t ,xt  4CH3COOH+2H2O - Oxi hóa ankan (butan): 2C4H10 + 5O2    - Lên men giấm:. -Từ metanol:. 11-tr209 11-tr210. t o ,xt.  CH3COOH CH3OH + CO   . 3-Nguyên tắc chọn chất làm khô: Giữ được nước và không có phản ứng với chất cần làm khô. Các chất làm khô: H 2SO4 đặc, P2O5, CaO (vôi sống, mới nung), CuSO 4 (khan, màu trắng), CaCl2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc). Các khí: H2, Cl2, HCl, HBr, HI, O2, SO2, H2S, N2, NH3, CO2 ... Ví dụ:  H2SO4 đặc (tính axit, tính oxi hóa):- không làm khô được khí NH3 (tính bazơ), - không làm khô được khí HBr, HI, H2 (tính khử). H2SO4 đặc làm khô được khí Cl2, O2, SO2, N2, CO2...  CaO (vôi sống), NaOH, KOH (rắn) (tính bazơ): - không làm khô được khí CO2, SO2 (oxit axit), Cl2 (có phản ứng). - làm khô được khí NH3, H2, O2, N2... 4- Nguyên tắc thu các khí điều chế trong phòng thi nghiệm - Các khí được thu theo phương pháp đẩy nước là các khí: + Ít tan trong nước. + Không tác dụng với nước. Gồm các khí: H2, O2, CO2, N2, CH4, C2H4, C2H2. - Các khí được thu theo phương pháp đẩy không khí là các khí: + Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí. + Không tác dụng với O2 trong không khí ở điều kiện thường.  Gồm các khí nặng hơn không khí, bình thu đặt ngửa: Cl2, SO2, HCl, CO2, O2.  Gồm các khí nhẹ hơn không khí, bình thu đặt úp: H2, NH3. 5- Hiđroxit lưỡng tính – Màu một số chất a) Hiđroxit lưỡng tính : Zn(OH)2 , Al(OH)3 , Cr(OH)3 , Sn(OH)2 , Pb(OH)2 . b) Hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư : Zn(OH)2 , Cu(OH)2 , Ni(OH)2 (và muối AgCl). c) Màu của một số chất : Muối không tan, hiđroxit không tan, muối sunfua không tan, oxit. - Các hiđroxit: Fe(OH)2 trắng hơi xanh, Fe(OH)3 nâu đỏ, Cu(OH)2 xanh, Mg(OH)2 trắng , (Zn(OH)2) và Al(OH)3) keo trắng, Cr(OH)2 màu vàng, Cr(OH)3 màu lục xám, Ni(OH)2 xanh lục. - Các oxit: CuO và FeO: chất rắn màu đen, Fe 2O3 chất rắn màu đỏ nâu , Cu2O đỏ gạch, Cr2O3 chất rắn màu lục thẫm, CrO3 chất rắn màu đỏ thẫm. - Các muối sunfua: (CuS, PbS, Ag2S) màu đen, CdS màu vàng. - Các muối: AgCl trắng, AgBr hơi vàng, AgI vàng, Ag 3PO4 vàng (tan trong dung dịch axit nitric loãng). - Các muối: CaSO4, CaCO3 , BaCO3 trắng , BaSO4 trắng (không tan trong axit mạnh). 6- Cách nhớ bảng tính tan Nhớ theo loại hợp chất (anion, cation). (SGK11-tr223) * Tất cả các muối đều tan: NH4+, Na+, K+; NO3, CH3COO. Ion. Tính chất. Ion. OH. -Tan: NaOH, KOH, Ba(OH)2; (ít tan) Ca(OH)2. -Hầu hết không tan.. Cl. -Không tan: AgCl; (ít tan) PbCl2. -Hầu hết tan.. CO32 SO32 PO43. SO42. -Không tan: BaSO4, CaSO4, PbSO4, (i) Ag2SO4. S2. Tính chất -Tan: muối NH4+, Na+, K+. -Hầu hết không tan -Tan: NH4+, Na+, K+, Ca2+, Ba2+..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> -Hầu hết tan.. -Hầu hết không tan.. Chú ý muối sunfua: + Muối sunfua không tan trong nước, tan trong axit loãng: FeS, ZnS...(màu đen), CdS (màu vàng). + Muối sunfua không tan trong axit loãng, tan trong axit HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng: CuS, PbS, Ag2S...(màu đen)..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 7- Một số thuốc thử cho các hợp chất vô cơ (Dùng trong chương trình phổ thông) Hoá chất. Có ion. Muối clorua, axit HCl Muối bromua, axit HBr Muối photphat tan. Thuốc thử. Cl Br. dd AgNO3. PO43. dd AgNO3. Muối sunfat(tan), SO42 axit H2SO4 sunfit, hiđrosunfit SO32, HSO3 cacbonat, hiđro cacbonat CO32, HCO3. dd có ion Ba2+ (BaCl2...) dd H2SO4 hoặc dd HCl dd có ion Pb2+, Ag+ (Pb(NO3)2...). Muối sunfua. S2. Muối nitrat (hoặc HNO3). NO3. H2SO4 đặc, Cu, to. Muối canxi (tan) Muối bari (tan). Ca2+ Ba2+. dd H2SO4 (dd Na2CO3). Muối magie (tan). Mg2+ 2+. Muối sắt(II) Muối sắt(III). Fe Fe3+. Muối đồng (tan) (dd màu xanh). Cu2+. Muối nhôm. Al3+. Muối amoni. NH4+. Muối kali, natri. K+, Na+. Dấu hiệu phản ứng AgCl¯ màu trắng AgBr¯ màu hơi vàng Ag3PO4¯ màu vàng, tan trong axit nitric loãng BaSO4¯ màu trắng, không tan trong các axit sủi bọt khí SO2, CO2 PbS¯ màu đen (hoặc Ag2S ¯ màu đen) NO2màu nâu đỏ, dd màu xanh CaSO4, (CaCO3)¯ màu trắng BaSO4, (BaCO3)¯ màu trắng. dd bazơ kiềm. Mg(OH)2¯ màu trắng. NaOH, KOH. (hoặc dd NH3). Fe(OH)2¯ màu trắng hơi xanh, hoá nâu đỏ trong không khí. Fe(OH)3¯ màu nâu đỏ. dd bazơ kiềm NaOH, KOH. (hoặc dd NH3) dd bazơ kiềm NaOH, KOH. (hoặc dd NH3) dd bazơ kiềm NaOH, KOH, to. Cu(OH)2¯ màu xanh (tan trong dd NH3 dư tạo dd có màu xanh lam đậm) Al(OH)3¯ keo trắng tan trong kiềm dư. (không tan trong dd NH3 dư) NH3 mùi khai, xanh giấy quỳ tím ẩm.. ngọn lửa đèn khí K: Ngọn lửa màu tím hồng. không màu Na: Ngọn lửa màu vàng.. ------------------------------o O o--------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Trêng THPT Lôc Nam B¾c Giang T¨ng V¨n Y- Su tÇm vµ biªn so¹n. Tuyển tập đề thi THPT Quốc gia đề minh họa, đề 2015 và 2016. M«n Ho¸ häc Bµi tËp hãa häc. dạng đồ thị và dạng bảng biểu TËp bèn. Lôc Nam - B¾c Giang , th¸ng 01 n¨m 2017 Tµi liÖu tham kh¶o luyÖn thi THPT Quèc gia n¨m 2016-2017 Tµi liÖu dïng nhiÒu n¨m.

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

×