Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.27 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 22/2/ 2017 Ngày giảng: 27/2/2017 Tiết: 97 VĂN BẢN NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo) - Nguyễn Trãi – 1. Mục tiêu a, Về kiến thức. - Sơ giản về thể cáo. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. b, Về kĩ năng. - Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo. - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo. c, Về thái độ. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. a, Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án, bảng phụ. b, Chuẩn bị của học sinh. - Soạn bài, sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy. a, Kiểm tra. ? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Hịch Tướng Sĩ” – Trần Quốc Tuấn? b, Bài mới. - Thời Lí có Nam quốc sơn hà, thời Trần có Hịch tướng sĩ, thời Lê có Bình Ngô đại cáo là những áng hùng văn thể hiện mạnh mẽ ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta trước bọn phong kiến phương Bắc; trong đó Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo được xem là hai bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Nước Đại Việt ta là một đoạn trích từ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. GV: Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi?. I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> HS: HS căn cứ vào chú thích ở sách – Nguyễn Trãi (1380 - 1442), quê ở tỉnh Hải Dương. Giáo khoa để trình bày. GV: Mở rộng : Ông là con của Nguyễn – Là nhà yêu nước, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Phi Khanh, cháu ngoại của quan tư đồ Trần Nguyên Đán - một quý tộc đời Trần. Năm 1400 Nguyễn Trãi thi đỗ Tiến sĩ, cùng ra làm quan với cha đời nhà Hồ. Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo để làm tròn đạo hiếu. Nhưng nghe lời cha khuyên, ông trở về rửa nhục cho nước, trả thù cho cha nhưng bị quân Minh bắt giữ. - Sau đó ông trốn thoát, có mặt ở cuộc khởi nghĩa Lam Sơn rất sớm, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách (Kế sách đánh giặc Ngô). Ông là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi. Đầu năm 1428 cuộc kháng chiến chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn kết thúc thắng lợi, theo lệnh Lê Lợi ông soạn thảo Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc. - Đất nước sạch bóng quân thù, ông giúp vua bắt tay vào xây dựng đất nước thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó được tha nhưng không còn được tin cậy như trước nữa, ông buồn chán cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Sau đó, khi Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua bị đột tử ở Trại Vải (Lệ Chi Viên - Bắc Ninh). Bọn gian thần ở trong triều vu vạ cho ông giết vua, khép vào tội tru di tam tộc (1442). Nỗi oan tày trời ấy hơn 20 năm sau (1464) mới được Lê Thánh Tông giải oan, cho.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. GV: Dựa vào chú thích * SGK?67 hãy cho biết: ? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Suy nghĩ trả lời.. 2. Tác phẩm. * Hoàn cảnh ra đời. - Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo và công bố ngày 17/12 năm Đinh Mùi ( tức tháng 1/ 1428). Sau khi quân ta chiến thắng giặc Minh. - Văn bản: “Nước Đại Việt ta” trích ? - Văn bản này có ý nghĩa như thế nào trong “Bình Ngô Đại cáo.” trong lịch sử dân tộc? HS: suy nghĩ trả lời. => Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. GV: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm? HS: Giải thích nhan đề: Bình Ngô đại cáo - Bình (đánh dẹp,dẹp yên, là hành động của người chính nghĩa lập lại trật tự) - Ngô là tên nước Đông Ngô (thế kỉ thứ 3 từng xâm chiếm nước ta, là quê hương của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương –lúc đấy xưng là Ngô quốc công, từ Ngô dùng để chỉ giặc Minh) - Đại cáo là công bố sự kiện trọng đại. - “ Bình Ngô đại cáo” là tuyên bố về sự nghiệp đánh giắc Ngô ( giặc Minh). GV: ? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm Bình Ngô đại cáo ? HS: Bình Ngô đại cáo : gồm 4 phần lớn như kết cấu chung của thể cáo:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của bài cáo? HS: thuộc phần đầu tác phẩm Bình Ngô đại cáo. GV: Nội dung của đoạn trích này là gì? HS: Với hai nội dung chính: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc. HĐ 2: Đọc văn bản – hiểu chú thích. GV: HD đọc VB: giọng trang trọng, hùng hồn, tự hào. – GV đọc 1 đoạn Gọi HS đọc tiếp. – Gọi HS đọc Chú thích 1,2,4 HS: Thực hiện. HĐ 3: Tìm hiểu văn bản. GV: Tác phẩm thuộc thể loại nào? HS: Thể cáo GV: Em hiểu thế nào là thể cáo? HS: Thể cáo. : thể văn nghi luận cổ, thường được vua chúa dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. - Đặc điểm: viết bằng văn biền ngẫu (có vần hoặc không có vần, nhưng thường có đối), giống như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện nên lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch lạc.. II. Đọc văn bản – hiểu chú thích. 1. Đọc.. 2. Chú thích. SGK/68. III. Tìm hiểu văn bản. * Thể loại. - Thể cáo.. * Bố cục. GV: Giới thiệu cho HS hiểu về kết cấu - Phần 1: (2 câu đầu): Đề cao nguyên chung của bài cáo: gồm 4 phần lớn: lí nhân nghĩa. + Phần đầu: Nêu luận đề chính nghĩa. - Phần 2: ( 8 câu tiếp): Chân lí về sự + Phần hai: Lập bản cáo trạng tội ác của.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> giặc Minh. tồn tại độc lập, chủ quyền của dân tộc. + Phần ba: phản ánh quá trình cuộc - Phần 3: còn lại: Sức mạnh của nhân kháng chiến. nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc. + Phần cuối: là lời tuyên bố kết thúc khđịnh nền độc lập vững chắc, đất nước mở ra 1 kỉ nguyên mới, đồng thời nêu lên bài học lịch sử. GV: Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? HS: Chia làm 3 phần. - Phần 1: (2 câu đầu): Đề cao nguyên lí nhân nghĩa. - Phần 2: ( 8 câu tiếp): Chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của dân tộc. - Phần 3: còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc. 1. Tư tưởng nhân nghĩa. GV: Mở đầu bài Cáo tác giả đã đề cập đến tư tưởng gì? HS: Suy nghĩ, trả lời: Yên dân, trừ bạo. GV: Giảng: Nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tất cả những nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh nguyên lí này. Nhân nghĩa : là khái niệm đạo đức của Nho giáo được hiểu chung là lòng thương người, là đạo lí, lẽ phải cần có trong quan hệ giữa người với người. (chữ nhân có nội dung rất rộng nhưng cốt lõi của nhân là lòng thương người là sự tương thân, tương ái giữa người với người. Đối với vua chúa, nhân là trọng dân, đối với dân phải khoan hoà, nhân ái, không được thực hiện chính sách hà khắc, bạo ngược với dân. Nghĩa là hợp.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> với lẽ phải, hợp với đạo lí. GV: ? Cũng dùng khái niệm nhân nghĩa nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? HS: Nhân nghĩa : yên dân - trừ bạo. GV: ?Em hiểu thế nào là yên dân, thế nào là trừ bạo? HS: - Yên dân là làm cho dân được yên ổn, an hưởng thái bình. - Trừ bạo: trừ diệt mọi thế lực tàn bạo. GV: Giảng. - Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì dân là người dân Đại Việt, bạo là giặc Minh xâm lược, quân điếu phạt chính là nghĩa quân Lam Sơn thương dân mà đánh kẻ có tội. GV : Theo Nguyễn Trãi thì tư tưởng Nhân nghĩa có ý nghĩa như thế nào ? HS: => Nhân nghĩa là thương dân, lo cho dân sống yên ổn và đánh kẻ có tội. GV: Khi có giặc ngoại xâm tư tưởng nhân nghĩa thường gắn với điều gì HS: tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm. GV: bình. - Như vậy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được mở rộng, không chỉ là quan hệ giữa người với người mà còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia. Đây là nội dung mới trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân - trừ bạo – yêu nước - chống xâm lược - bảo vệ đất nước và nhân dân. Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử. - Nhân nghĩa: yên dân - trừ bạo.. - Yên dân là làm cho dân được yên ổn, an hưởng thái bình. - Trừ bạo: trừ diệt mọi thế lực tàn bạo.. => Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. GV chuyển ý: Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm thì bảo về nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Vì thế, sau khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. 2. Chân lí về chủ quyền độc lập dân GV: Gọi HS đọc lại 8 câu “Như nước tộc. Đại Việt…cũng có” HS: Đọc – Nền văn hiến lâu đời. ? Để khẳng định độc lập chủ quyền của – Lãnh thổ. dân tộc, tác giả đã đưa ra những dẫn – Chủ quyền riêng chứng nào ? – Truyền thống lịch sử. HS: – Nhân tài hào kiệt. – Nền văn hiến lâu đời. – Lãnh thổ. – Chủ quyền. – Truyền thống lịch sử. – Nhân tài hào kiệt. GV Giảng: Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu 1 cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lí, học thuyết đó đã phát triển cao hơn, bởi tính toàn diện sâu sắc của nó. GV: Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? HS: liệt kê, đối xứng, so sánh… GV: Tác giả đã sử dụng phép Liệt kê, so sánh, đỗi xứng. Nhằm khẳng định về chủ quyền của đất nước, dân tộc (bản tuyên ngôn độc lập lần 2 sau “ Nam.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt”. GV : giúp HS phân biệt sự khác nhau giữa “đế” và “vương”: +”Đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền. +”Vương” là vua chư hầu (Chư hầu là một từ xuất phát từ chữ Hán ( 諸侯), trong nghĩa hẹp của chữ Hán dùng từ thời Tam Đại ở Trung Quốc (gồm nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) để chỉ trạng thái các vua chúa của các tiểu quốc bị phụ thuộc, phải phục tùng một vua chúa lớn mạnh hơn làm thiên tử thống trị tối cao. , có nhiều và phụ thuộc vào “đế”. GV diễn giảng: Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng “trời không có 2 mặt trời, đất không có 2 hoàng đế”, là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với Phương Bắc. GV: Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Trãi đã sử dụng những từ ngữ như nào? Có tác dụng gì ? HS : tìm những từ ngữ đó: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác. GV : nhận xét. + Tác gỉa sử dụng những từ ngữ mang tính chất hiển nhiên : vốn có, lâu đời của nước Đại Việt , độc lập, tự chủ. + So Sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa:. Thảo luận nhóm. GV: Để chứng minh cho tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập, - Dẫn chứng: Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng Lưu Cung …thất bại nào trong lịch sử? Triệu Tiết – tiêu vong HS: Sự thảm bại: nhà Hán, Nguyên Toa Đô - bắt sống trong lịch sử: Lưu Công, Triệu Tiết, Toa Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Đô, Ô Mã. GV: Treo đáp án: - Dẫn chứng: Lưu Cung …thất bại Triệu Tiết – tiêu vong Toa Đô - bắt sống Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã ? Em có nhận xét gì về những dẫn chứng trên? Tác dụng của những dẫn chứng đó? Dẫn chứng cụ thể để khẳng định sức HS : dẫn chứng cụ thể. Để khẳng mạnh của chính nghĩa. định sức mạnh của chính nghĩa. GV : Gọi học sinh đọc 2 câu cuối. GV : Em có nhận xét như thế nào về sức mạnh tinh thần ở 2 câu cuối? HS: mỗi câu ngắn gọn với 4 chữ, như 1 cái khung được đút kết, tô đậm những lí lẽ… GV Giảng: 2 câu cuối có 4 chữ ngắn gọn, như 1 cái khung được đúc kết, tô đậm sau những lí lẽ, dẫn chứng sống động, một lần nữa đã khẳng định chân lí chủ quyền, độc lập của dân tộc Đại Việt. Đoạn văn khép lại bằng hai câu: “Việc xưa xem xét / Chứng cớ còn ghi”, Nguyễn Trãi muốn biến lời nói của mình thành lời của người chép sử, biến cái chủ quan thành khách quan, biến một.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> hiện tượng cá biệt thành quy luật muôn đời để mọi tính toán của con người hãy soi mình vào đó. Bề nổi của lời văn là nghiêm khắc răn đe, còn chiều sâu thấm thía một đạo lí, một tư tưởng, một lẽ phải làm người. Đó là tư tưởng nhân nghĩa. GV: Nêu ý nghĩa của văn bản? (Thể hiện quan điểm, tư tưởng của ai? Về cái gì? Có ý nghĩa như cái gì?) HS: Trả lời cá nhân: Thể hiện quan điểm, tư tưởng của NT về Tổ quốc, đất nước, có y/nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập HĐ 3: Tổng kết. GV: Đoạn trích thành công bởi những nghệ thuật nào?( câu văn, cách lập luận, dẫn chứng). HS: Sử dụng câu văn biền ngẫu cân xứng nhịp nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn.. 4. Ý nghĩa văn bản: Nước Đại Việt ta thể hiện quan điểm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. III. Tổng kết. 1. Ngệ thuật. - Sử dụng câu văn biền ngẫu cân xứng nhịp nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn. 2. Ghi nhớ SGK/69. GV: ? Nghệ thuật ấy nhằm biểu đạt nội dung gì? HS: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.. d. Củng cố: sơ đồ tư duy..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nguyên lí nhân nghĩa. Yêu dân Bảo vệ đất nước để yên dân. Trừ bạo Giặc Minh xâm lược. Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc Văn hiến Lâu đời. Lãnh thổ riêng. Phong tục riêng. Lịch sử riêng. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc e. Hướng dẫn học ở nhà. - Vẽ sơ đồ theo nội dung bài học và thuyết trình ? - Học thuộc lòng văn bản - Soạn Hành động nói .. Chế độ chủ quyền riêng.
<span class='text_page_counter'>(12)</span>