Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.76 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
<b>CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT </b>
<b>TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THƠNGCẤP THCS, NĂM 2016</b>
<b>Câu 1. (10.0 điểm)</b>
<i><b>Luật Giáo dục 2005 có quy định như thế nào về nhiệm vụ và quyền của người học? Những</b></i>
<i><b>hành vi nào người học không được làm?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
Luật Giáo dục 2005 có quy định về nhiệm vụ và quyền và những hành vi nào người học
không được làm như sau:
<b>Điều 85. Nhiệm vụ của người học.</b>
Người học có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ
sở giáo dục khác;
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của
Nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức
khoẻ và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
<b>Điều 86. Quyền của người học.</b>
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ
thơng tin về việc học tập, rèn luyện của mình;
2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao
hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban;
3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định;
4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
theo quy định của pháp luật;
5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể
thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo
dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người
học;
7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt
nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
Người học khơng được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo
dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công
cộng.
<b>Câu 2. (10.0 điểm)</b>
<i><b>Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản nào của chế độ hôn</b></i>
<i><b>nhân và gia đình? Điều kiện kết hơn? Quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<b>Điều 2 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 thì những ngun tắc cơ bản của chế độ </b>
<b>hơn nhân và gia đình được quy định như sau:</b>
a. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
b. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với
người khơng theo tơn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người khơng có tín ngưỡng, giữa cơng dân
Việt Nam với người nước ngồi được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ.
c. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tơn trọng, quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
d. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết
tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý
của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
đ. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hơn nhân và
gia đình.
<b>Điều kiện kết hơn.</b>
Luật HNGĐ 2014 được Quốc hội thơng qua ngày 19-6-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1-1-2015. Luật này thay thế cho Luật HNGĐ số 22/2000/QH10 năm 2000. Luật HNGĐ năm 2014 có
nhiều nội dung mới so với Luật HNGĐ năm 2000. Trong đó, về điều kiện kết hơn có sự thay đổi, cụ
thể là về tuổi kết hôn.
Theo Luật HNGĐ 2000 quy định tuổi kết hôn: nữ từ 18 tuổi trở lên và nam từ 20 tuổi trở lên.
Theo đó, từ 18 tuổi được hiểu là qua sinh nhật lần thứ 17. Ví dụ: Hơm qua là sinh nhật lần thứ 17
của cơng dân nữ, thì hơm nay là từ 18 tuổi, nghĩa là đủ tuổi kết hôn. Quy định như vậy rất bất cập,
bởi lẽ theo Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Nếu
người chưa đủ 18 tuổi khi thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý. Mặt khác, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tư cách tham gia tố
tụng dân sự.
Để khắc phục những điểm bất cập như đã nêu trên, Luật HNGĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn
đối với nữ phải đủ 18 tuổi và đối với nam phải đủ 20 tuổi.
Như vậy, điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 được quy định như sau:
- Về tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Cấm những người có họ trong phạm vi 3 đời kết hơn là những người cùng một gốc sinh ra, gồm:
cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ
hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba...
<b>Quyền, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.</b>
theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con cái có quyền và
nghĩa vụ sau đây:
– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản
theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ
và đạo đức.
– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự,
truyền thống tốt đẹp của gia đình.
– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao
động và khơng có tài sản để tự ni mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trơng
nom, ni dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia cơng việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định
của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn
hóa, chun mơn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện
vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia cơng việc gia
đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu
nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với cơng sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
– Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành
vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau
chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ.
<b>Câu 3. (10.0 điểm)</b>
<i><b>a. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có những quy định gì đối với người điều khiển, người</b></i>
<i><b>b. Tình huống:</b></i>
<i><b>Sau khi liên hoan và uống rượu say, anh H điều khiển xe máy về nhà mà quên không đội mũ</b></i>
<i><b>bảo hiểm. Đến ngã tư, anh bị Cảnh sát giao thông giữ lại để kiểm tra giấy tờ và kiểm tra nồng độ</b></i>
<i><b>cồn.</b></i>
<i><b>Hãy cho biết hành vi vi phạm của anh H có mức xử phạt như thế nào theo quy định.</b></i>
<b>A .Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 có quy định.</b>
<b>Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy</b>
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp
sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ
bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các
hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba
bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an tồn giao thơng.
4. Người ngồi trên xe mơ tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không
được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
<b>B. Tình huống</b>
<b>Uống rượu bia lái xe, phạt tới 4 triệu đồng</b>
Tại điểm c, khoản 8, điều 6 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng đối với người Điều
khiển xe thực hiện hành vi vi phạm Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
<b>độ cồn vượt q 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt q 0,4 miligam/1 lít khí thở.</b>
Ngồi việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm cịn bị áp dụng các hình
thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng.
<b>Không đội mũ bảo hiểm bị phạt tới 200 ngàn đồng</b>
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi người Điều khiển,
người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ (
tại điểm i, khoản 3, điều 6)
Hoặc chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ
bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người
bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật ( tại điểm k, khoản
3, điều 6).
<i><b>Câu 4. (10.0 điểm)</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b> Theo Điều 4 Luật bình đẳng giới quy định:</b></i>
Mục tiêu bình đẳng giới là xố bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ
trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa
nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội và gia đình.
<i><b>Chương II Luật Bình Đẳng giới quy định 8 lĩnh vực chủ yếu như sau:</b></i>
1- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11)
2- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế ( Điều 12)
3- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ( Điều 13)
4- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ( Điều 14)
5- Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ ( Điều 15)
6- Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao ( Điều 16)
7- Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế ( Điều 17)
8- Bình đẳng giới trong gia đình ( Điều 18)
<i><b>Câu 5. ( 10.0 điểm )</b></i>
<i><b>Luật phịng chống mua bán người năm 2011 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Gia</b></i>
<i><b>đình, nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng</b></i>
<i><b>chống mua bán người? Để phòng, chống mua bán người có hiệu quả cần tuân thủ những</b></i>
<i><b>nguyên tắc nào? Nạn nhân của vụ việc buôn bán người có những quyền và nghĩa vụ gì?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b>Dưới đây là những nhóm hành vi bị Luật Phịng, chống mua bán người nghiêm cấp:</b></i>
1. Nhóm các hành vi mua bán người: được quy định tại Điều 119 và 120 của Bộ luật hình sự
(BLHS) và các hành vi trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà Công ước về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi bn bán người. Nhóm này được xem là
nhóm hành vi cốt lõi được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Phịng, chống mua bán người.
Nhóm hành vi nêu trên có thể là hành vi phạm tội đơn lẻ hoặc phạm tội mang tính đồng phạm dưới
dạng đơn giản hoặc có tổ chức, mang tính chun nghiệp xảy ra trong nước hoặc xuyên quốc gia
hoặc cũng có thể là hành vi phạm một tội khác theo quy định của BLHS nhưng có mối liên hệ chặt
chẽ với hành vi mua bán người. Vì thế, những hành vi này được xem là những hành vi trong nhóm
trọng tâm nhất mà Luật Phòng, chống mua bán người cần phải nghiêm cấm trước tiên.
2. Nhóm các hành vi liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phòng, chống
mua bán người. Nhóm hành vi này được quy định tai các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Luật Phòng, chống
mua bán người. Đây là nhóm hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi,
thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về phòng, chống mua bán người; trả thù, đe dọa trả thù người làm chứng, người tố giác,
người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng,
với nạn nhân; trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân; tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý
của họ hoặc của người đại diện hợp pháp của nạn nhân; giả mạo là nạn nhân; ....
Ngồi ra, Luật Phịng, chống mua bán người cịn quy định những hành vi khác vi phạm các
quy định của Luật này cũng bị coi là hành vi bị cấm (khoản 12 Điều 3).
Việc quy định những hành vi bị nghiêm cấm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý
để xử lý người vi phạm. Chính vì vậy mà những hành vi bị cấm được quy định trong Luật mang
tính bao qt cao nhằm bảo đảm cơng tác phịng, chống mua bán người được thực hiện một cách
thuận lợi, có hiệu quả và xử lý nghiêm đối với những người vi phạm.
Bên cạnh việc quy định những hành vi bị cấm, Luật cũng quy định cụ thể về cơng tác phịng
ngừa việc mua bán người, như: thơng tin, tun truyền, giáo dục về phịng, chống mua bán người;
tư vấn về phòng ngừa mua bán người. Đây là biện pháp thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với
từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, giúp họ giải quyết những tình
huống cụ thể, trong đó tập trung vào một số đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội
phạm về mua bán người. Đây là biện pháp phịng ngừa tích cực nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng mua bán người; đó cũng chính là làm tốt cơng tác quản
lý về an ninh, trật tự không chỉ trong nội địa mà cả khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển.
<i><b>Việc tham gia phòng ngừa mua bán người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo</b></i>
<i><b>đã được quy định cụ thể tại.</b></i>
Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 .
Theo đó, việc tham gia phịng ngừa mua bán người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo
được quy định như thế sau:
1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
2. Tổ chức tun truyền, giáo dục ngoại khóa về phịng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp
học, ngành học.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hịa
nhập cộng đồng.
4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tham gia phòng ngừa mua bán
người của Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham
khảo quy định tại Luật Phịng, chống mua bán người 2011.
<i><b>Ngày 29/3/2011,Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống mua bán người số</b></i>
<i><b>66/2011/QH12trong đó tại Điều 4 của Luật đã quy định một số nguyên tắc cơ bản phòng, chống</b></i>
<i><b>mua bán người với các nội dung sau:</b></i>
mua bán người thì việc đấu tranh phịng, chống mua bán người cũng khơng có hiệu quả. Do đó, sự
kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và đấu tranh xử lý những hành vi mua bán người và những hành
vi vi phạm khác trong lĩnh vực này phải được xem là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất trong đấu
tranh phòng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ hai là giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác.
Tơn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và khơng bị kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân: nguyên tắc
này được xuất phát từ những hậu quả mà hoạt động mua bán người để lại cho các nạn nhân. Thực
tiễn đã chứng minh, hoạt động mua bán người đã gây ra những đau khổ, dằn vặt cả về thể xác lẫn
tinh thần. Họ không chỉ cần chỗ ở tạm thời, cần sự giúp đỡ về tài chính, học nghề, tìm kiếm việc
làm… mà cịn cần được từng cá nhân cũng như tồn xã hội tơn trọng họ, đảm bảo cho họ được
hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp như mọi người dân khác mà khơng có bất kỳ sự phân biệt, đối
xử nào. Việc quy định những nội dung trên thành một nguyên tắc sẽ phần nào giúp nạn nhân giảm
Nguyên tắc thứ ba là Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ
chức trong phòng, chống mua bán người: để đấu tranh phòng, chống mua bán người một cách hiệu
quả thì trước hết cần phải dựa vào ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình đối với chính bản
thân mình cũng như đối với sự an toàn của cả cộng đồng xã hội. Vai trị thứ hai khơng kém phần
quan trọng trong việc đấu tranh phịng, chống mua bán người đó là trách nhiệm của cả cộng đồng,
các cơ quan, tổ chức. Rõ ràng, hiệu quả của hoạt động phòng, chống mua bán người không chỉ phụ
thuộc vào những nỗ lực của Nhà nước mà còn phụ thuộc đáng kể vào sự tham gia tích cực của tồn
xã hội. Do vậy, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức cũng
như của cả cộng đồng xã hội tham gia phòng, chống mua bán người cần được xem là một nguyên
tắc chủ đạo để đạt được hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh phòng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ tư là mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người đều phải được
ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác:đây là nguyên tắc nhằm bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Với những hành vi có dấu
hiệu cấu thành tội phạm thì việc điều tra, xử lý được tiến hành theo Bộ luật hình sự và Bộ luật tố
tụng hình sự. Với những hành vi vi phạm chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể
áp dụng các biện pháp xử lý khác như xử lý hành chính, xử lý kỷ luật... Đây được xem là nguyên
tắc bao trùm, xun suốt trong q trình đấu tranh phịng, chống mua bán người.
Nguyên tắc thứ năm là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống mua bán người
phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế: ngày nay, trong
điều kiện hội nhập quốc tế, mua bán người đã trở thành một hoạt động mang tính có tổ chức xun
quốc gia. Việc đấu tranh phòng, chống mua bán người chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự nỗ lực
chung của cả cộng đồng quốc tế và của từng quốc gia. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế
trong đấu tranh phòng, chống mua bán ngườilà hết sức quan trọng, cần được đặt ra như là một trong
những nguyên tắc định hướng, chỉ đạo hoạt động phòng, chống mua bán người ở nước ta./.
<i><b>Điều 6, Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn</b></i>
<i><b>nhân như sau:</b></i>
2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho
cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.
<b>Câu 6. (10.0 điểm)</b>
<i><b>Luật phịng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định những hành vi nào là hành vi bạo</b></i>
<i><b>lực gia đình? Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Nêu những hình thức thơng</b></i>
<i><b>tin, tun truyền về phịng, chống bạo lực gia đình.</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b>Ở Việt Nam, Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình</b></i>
<i><b>là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, </b></i>
<i><b>tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.</b></i>
<b>* Các dạng bạo lực gia đình:</b>
- Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân.
Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố
mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già.
- Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và
con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em... cũng được xếp vào loại này.
- Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng khơng nói chuyện trong thời gian dài...
- Bạo hành xã hội: Ngăn khơng cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các
hoạt động mang tính cộng đồng.
<b>* Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:</b>
1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha,
mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
5. Cưỡng ép quan hệ tình dục;
6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành
viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ; kiểm
soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
<i><b> Điều 5 Luật phịng chống bạo lực gia đình quy định:</b></i>
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo
quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của
Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thơng tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có u cầu
<i><b>Phịng ngừa bạo lực gia đình có mục đích tránh những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra</b></i>
<i><b>khi có hành vi bạo lực gia đình. Luật quy định các biện pháp cụ thể trong phòng ngừa bạo lực</b></i>
<i><b>gia đình tại chương II. Các biện pháp phịng ngừa bạo lực gia đình bao gồm.</b></i>
- Thơng tin, tun truyền về phịng, chống bạo lực gia đình. Thơng tin, tun truyền về phịng,
chống bạo lực gia đình nhằm mục đích thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần
tiến tới xố bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia
đình Việt Nam.
-Hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Hồ giải mâu thuẫn giữa các thành
viên gia đình là trách nhiệm gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dịng họ, người có
uy tín trong cộng đồng dân cư, của cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc sinh sống của các thành viên
gia đình; tổ hồ giải ở cơ sở. Việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tuân thủ các nguyên tắc tại Điều
12 của Luật này.
-Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phịng ngừa bạo lực gia đình. Việc góp ý, phê
bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo lực gia
đình để họ khơng tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, biện pháp góp ý, phê bình chỉ áp
dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có bạo lực gia đình đã được tổ hồ giải ở cơ sở hồ giải mà
<i><b>Câu 7. (10.0 điểm)</b></i>
<i><b>Theo quy định của Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 những hành vi bạo lực</b></i>
<i><b>gia đình nào bị nghiêm cấm? Trách nhiệm của cá nhân? Để phòng, chống bạo lực gia đình có</b></i>
<i><b>hiệu quả cần thực hiện những nguyên tắc nào? Cần thực hiện những biện pháp nào để ngặn</b></i>
<i><b>chặn bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân của nạn bạo lực gia đình?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b>Điều 2 và Điều 8 Luật phịng chống bạo lực gia đình quy định những hành vi bị cấm</b></i>
<i><b>như sau:</b></i>
1. Hành vi bạo lực gia đình:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa cha,
mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành
viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính q khả năng của họ; kiểm
sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thơng tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn
chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phịng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp
luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo
lực gia đình.
<i><b>Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân</b></i>
1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình
đẳng giới, phịng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thơng báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền.
<i><b>Điều 3. Ngun tắc phịng, chống bạo lực gia đình</b></i>
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phịng ngừa là
chính, chú trọng cơng tác tun truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hồ giải phù hợp với truyền
thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ
và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người
cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phịng,
chống bạo lực gia đình.
<i><b>Điều 19. Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ</b></i>
1. Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình,
chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
d) Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương
tiện thơng tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
2. Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và
khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều này.
3. Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng
hình sự.
4. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại
Điều 20 và Điều 21 của Luật này.
<i><b>Luật phịng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn</b></i>
<i><b>nhân bạo lực gia đình.</b></i>
Cụ thể, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất
hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân
dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực
gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý;
giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện,
báo tin về bạo lực gia đình.
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm
dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm: Buộc chấm
dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn
theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với
người có hành vi bạo lực gia đình; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử
dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây
gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả
năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này.
Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng
hình sự.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp
xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đơn yêu cầu của nạn nhân
bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn u cầu thì phải có sự đồng ý của nạn
nhân bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe
hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn
nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia
đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực
gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn
yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này khơng cịn cần thiết. Trong
trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có hành
vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực
gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia
đình.
Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính,
xử phạt vi phạm hành chính.
Tồ án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi
bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn khơng q 4 tháng khi
có đủ các điều kiện sau đây: Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc
người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; Hành vi bạo lực
gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo
lực gia đình; Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau
trong thời gian cấm tiếp xúc.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia
đình, nạn nhân bạo lực gia đình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cộng đồng dân
cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Toà án nhân dân đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn
nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này khơng cịn cần thiết.
Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác mà người có
hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình
phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc của Tồ án có
thẩm quyền thì người đứng đầu cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức có liên quan ở cơ sở để
phân cơng người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Người được phân cơng giám sát
có các nhiệm vụ sau đây: Theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc giữa người có hành vi
bạo lực gia đình và nạn nhân; trường hợp phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với
nạn nhân bạo lực gia đình thì u cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm chỉnh
quyết định cấm tiếp xúc; Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vẫn cố tình tiếp xúc với nạn
nhân thì người được phân công giám sát báo cáo cho người đứng đầu cộng đồng dân cư để có biện
pháp buộc người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi của mình.
Trong trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình
theo quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 4 Điều 21 của Luật này thì các thành viên gia đình có
trách nhiệm giám sát để bảo đảm khơng xảy ra bạo lực gia đình.
Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thơng tin về nạn nhân
bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay
cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Nạn nhân bạo lực gia đình được tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và
tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội,
cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phịng, chống bạo lực gia đình, cá nhân hoặc
tổ chức quy định tại các điều 27, 28, 29 và 30 của Luật này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
mình có trách nhiệm thực hiện việc tư vấn phù hợp cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ
chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần
thiết.
<i><b>Câu 8. (10.0 điểm)</b></i>
<i><b>Nêu hiểu biết cơ bản của em về ma túy? Trong Luật phòng, chống ma túy năm 2013 quy</b></i>
<i><b>định những hành vi nào liên quan đến ma túy bị nghiêm cấm? Nhà trường và các cơ sở giáo</b></i>
<i><b>dục có trách nhiệm gì trong việc phịng, chống ma túy?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b>Ma túy </b></i>
Là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự
nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và
sinh lý.
<i><b>Theo Điều 3 và 4 Luật Phịng, chống ma túy thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:</b></i>
Trồng cây có chứa chất ma túy. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối,
giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. Sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép
<i><b>Để phòng ngừa và loại bỏ tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên, Điều 10 Luật Phòng,</b></i>
<i><b>chống ma túy năm 2000 quy định trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác như</b></i>
<i><b>sau:</b></i>
- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phịng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng,
chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn
học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;
- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh,
sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;
- Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát
hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
<i><b>Câu 9. (5.0 điểm)</b></i>
<i><b>Hãy cho biết Hiến pháp 2013 có những quy định như thế nào về: chính sách lao động, chính</b></i>
<i><b>sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách xã hội, chính sách văn hóa?</b></i>
<b>Trả lời :</b>
<i><b>Chính sách lao động</b></i>
- Về chính sách lao động: Hiến pháp quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá
nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao
<i><b>Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.</b></i>
- Về chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Hiến pháp quy định Nhà nước, xã hội đầu tư
phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế tồn dân, có
chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo
và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách
nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình (Điều 58).
<i><b>Chính sách xã hội.</b></i>
- Về chính sách xã hội: Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục quy định
Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống
an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có
hồn cảnh khó khăn khác (Điều 59).
<i><b>Chính sách văn hóa.</b></i>
<i><b>Câu 10. (15 điểm)</b></i>
<i><b>Bằng sự hiểu biết của mình về tác hại của ma túy, em hãy viết một bài văn nghị luận (dài</b></i>
<i><b>không quá 1500 từ) để kêu gọi mọi người hãy tránh xa ma túy.</b></i>
<b>Trả lời :</b>
Cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay kéo theo đó là rất nhiều những tệ nạn xã hội khiến
cho con người dần đi vào những nề nếp những nếp sống không văn minh đặc biệt là giới trẻ hiện
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem ma túy là gì qua đó biết được tác hại mà nó đem
lại.
vậy, để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma túy của bản thân, họ có thể làm bất cứ việc gì kể cả trộm
cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người, miễn là có tiền mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện.
Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những
người bị tha hóa về nhân cách.
Chúng ta đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động của những người thân của người nghiện ma
túy. Những người nghiện đâu biết rằng những người thân của họ đã phải sống khổ sở như thế nào
trước xã hội. Họ cũng đau khổ đâu kém những người nghiện,họ đâu dễ dàng nhìn cảnh người thân
của mình mắc những căn bệnh khơng thể chữa khỏi,nhìn những người thân u nhất của mình ngày
càng ốm yếu sống từng ngày vơ nghĩa đối với bệnh tật thật chẳng dễ dàng gì. Đáng thương nhất
chính là những em nhỏ vơ tội được sinh ra nhiễm Hiv do bố mẹ của chúng bị nghiện ma túy. Chúng
không thể đến trường chúng bị hắt hủi không được đối xử như những đứa trẻ khác khiến chúng trở
nên mặc cảm tự ti và không dám tiếp nhận cuộc sống đầy sự hắt hủi của người đời dành cho chúng.
Chúng ta cũng cần nhận biết được rằng người nghiện ma túy đúng là có cái sai của họ,có những
người bị cám dỗ có những người chỉ là tai nạn nhưng khi họ đã biết quay đầu thì chúng ta nên mở
rộng vịng tay đón nhận lấy họ đừng hắt hủi đừng xa lánh họ bởi họ cũng muốn được như những
người bình thường khác họ cần được yêu thương và chắc chắn rồi họ rất cần chúng ta che chở để họ
có thể tiếp nhận lại cuộc sống để sống có ý nghĩa hơn.
Chính những tác hại của ma túy chúng ta đã tìm hiểu ở trên chúng ta hãy nói khơng với ma túy hãy
hành động có ý nghĩa để nhắc nhở mọi người về tác hại của ma túy để cuộc sống của chúng ta ngày
càng tốt đẹp hơn