Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DE ON LUYEN LY THUYET SO 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.52 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT SỐ 1 Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A.5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 2. Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khí SO2 vào nước brom. (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 3. Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O. (b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O. (c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O. (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4. Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5: Cho các phản ứng sau: (a) Đimetylaxetilen + dung dịch AgNO3/NH3 → (b) Fructozơ + dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) → (c) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) → (d) Phenol + dung dịch Br2 → Số phản ứng tạo ra kết tủa là A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 6: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3). Câu 7: Trong số các chất: C2H5OH; CH3NH2 ; CH3NH3Cl ; CH3COONa ; CH3CHO ; CH2 = CH2 ; CH3COOH; CH3COONH4 ; C6H5ONa. Số chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là : A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 8: Có các phát biểu sau : (1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch C phân nhánh (2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo (4) Glucozo và Saccarozo đều làm mất màu nước brom (3) Fructozo và Saccarozo đều có pứ tráng bạc (5) Glucozo và Fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng (6) Este chỉ được tạo ra khi có axit cacboxylic pứ với ancol (7) Pứ thủy phân este luôn là pứ 1 chiều (8) Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic (9) Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo Số phát biểu đúng là : A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 9: Có các phát biểu sau đây: (1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (2) Mantozơ bị khử hóa bởi dd AgNO3 trong NH3..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. (4) Saccarozơ làm mất màu nước brom. (5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc. (6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch nước brom. (7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Ca vào dung dịch CuSO4. (b) Dẫn khí H2 qua Al2O3 nung nóng. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho Cr vào dung dịch KOH đặc, nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] hoặc NaAlO2. (c) Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3. (d) Sục khí NH3 dư vào dung dịch CuCl2. (e) Cho hỗn hợp Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 12: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1) ; NH2-[CH2]2CH(NH2)-COOH (2) ; HOOC-C3H5(NH2)-COOH (3); NH2-CH(CH3)-COOH (4); NH2-CH2-COONa (5) Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là A. (3). B. (3), (4). C. (1), (5). D. (2). Câu 13: Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các muối Nitrat sản phẩm thu được luôn có chất rắn. (2) Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện. (4) Có thể dùng axit H2SO4 đặc để làm khô khí amoniac. (5) Có thể thu khí Cl2 bằng phương pháp đẩy nước. Số phát biểu sai là A. 3 B. 5 C. 4 D. 2 Câu 14: Cho các nhận xét sau: 1. Trong điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự khử nước. 2. Trong ăn mòn điện hóa, tại cực âm xảy ra sự oxi hóa kim loại. 3. Trong thực tế để loại bỏ khí Cl2 thoát ra trong phòng thí nghiệm ta phun khí NH3 vào phòng. 4. Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng các chất sau: Na2CO3, Na3PO4, Ca(OH)2 vừa đủ. 5. Nguyên tắc đế sản xuất thép là oxi hóa các nguyên tố phi kim trong gang thành oxit. 6. Sục Na2S dư vào dung dịch hỗn hợp FeCl3 và CuCl2 thu được 3 kết tủa. 7. Dung dịch H2O2 không làm mất màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng. Số nhận xét đúng là : A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 15: Trong số các chất H2O,CH3 COONa, Na2HPO3 ,NaH2PO3, Na2HPO4, NaHS, Al2(SO4)3, NaHSO4, CH3COONH4 , Al(OH)3, ZnO, CrO, HOOC-COONa, HOOC-CH2NH3Cl, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, số chất lưỡng tính là: A. 13 B. 12 C. 11 D. 10 Câu 16: Trong có thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF; (2) Đun nóng NaCl tinh thể với dd H2SO4 (đặc); (3) Cho dd NH4Cl pứ với dd NaNO2 đun nóng; (4) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng; (5) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc; (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (7) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng); (8) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng; (9) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH; (10) Cho khí O3 tác dụng với Ag. Số thí nghiệm tạo ra khí đơn chất là.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. 7 B. 8 C. 5 D. 6 Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AgNO3 (2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 (4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp tạo thành kết tủa là: A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Để xử lý thủy ngân rơi vãi, ta có thể dùng bột lưu huỳnh (b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon (c) Trong khí quyển, nồng độ CO2,CH4 vượtquá tiêu chuẩn cho phép gây hiệu ứng nhà kính (d) Trong khí quyển, nòng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là : A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 19: Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, stearoid, photpholipit,... (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Ở nhiệt độ phòng, khi chất béo chứa gốc hidrocacbon không no thì chất béo ở trạng thái lỏng (dầu ăn). Khi chất béo chứa gốc hidrocacbon no thì chất béo ở trạng thái rắn (mỡ). (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật, dầu thực vật. (7) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (8) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố. (9) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng ta thu được chất béo rắn. (10) Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúng là A .9. B .7. C .10. D .8. Câu 20: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Mg, Fe, Ag, Al. Số kim loại trong dãy tác dụng với dung dịch FeCl3 là: A.2 B.3 C.4 D.5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×