Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De cuong Lich su 4 cuoi hoc ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.04 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II Môn : Lịch sử Lớp 4 Năm học: 2016 – 2017 Câu 1 Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương. Trả lời: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo, đánh tan quân Nam Hán năm 938 và việc Ngô Quyền xưng Vương năm 939, đóng đô tại Cổ Loa đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Câu 2 Hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. Trả lời: Sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, bị chia cắt thành 12 vùng đánh chiếm lẫn nhau. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước. Câu 3 Hãy nêu quá trình nhà Trần được thành lập: Trả lời: Nhà Lý suy yếu đã dựa vào họ Trần để chống đỡ. Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng, đầu năm 1266 nhà Trần thành lập. Câu 4: Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần: Trả lời: Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi. Vua quan ăn chơi sa đọa. Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu. Cuộc sống nhân dân cơ cực. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa. Câu 5: Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược: Trả lời: - Do Hồ Quí Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội. Câu 6: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? Trả lời: -Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục. Câu 7: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược? Trả lời: Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Câu 8: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì để diệt giặc? Trả lời: - Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Câu 9. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? Trả lời: Để khuyến khích việc học tập nhà Hậu Lê đã đặt ra lễ Xứng danh; lễ Vinh quy và khắc tên người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. Ngoài ra theo định kì có kiểm tra trình độ của các quan lại để các quan thường xuyên học tập. Câu 10. Bộ luật Hồng Đức gồm những nội dung nào? Trả lời: Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là: Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại địa chủ, bảo vệ quyền lợi quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. Câu 11: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trả lời: - Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì: chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé lẫn nhau để tranh giành ngai vàng. Câu 12. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì? Trả lời: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho đất nước bị chia cắt, nhân dân lao động cực khổ, đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, vợ phải xa chồng, con không thấy bố…hơn 200 năm bị chia cắt loạn lạc đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế. Câu 13: Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào? Trả lời: - Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang, lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó Câu 14. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào? Trả lời: Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt. Câu 15. Nguyễn Huệ đã có những công lao lớn nào cho đất nước? Trả lời: - Nguyễn Huệ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài, thống nhất lại giang sơn đất nước. - Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung đưa quân ra Bắc phá tan quân Thanh. - Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách mới để phát triển kinh tế, xã hội. Tiêu biểu là Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học. Câu 16. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Trả lời: Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyến Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là? a. Lật đổ chính quyền họ Trịnh b. Thống nhất giang sơn c. Cả hai mục đích trên Câu 2. Nhà Nguyễn chọn kinh đô là? a. Thăng Long b. Hoa Lư c. Huế d. Cổ Loa Câu 3. Để phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài đã lấy ranh giới là gì? a. Đà Nẵng b. Sông Hồng c. Sông Gianh d. Sông Bến Hải Câu 4. Trong trận đánh ở gò Đống Đa tướng giặc nào của địch đã thắt cổ tự tử? a. Sầm Nghi Đống b. Tôn Sĩ Nghị c. Liễu Thăng Câu 5. Thời Nguyễn đã ban hành những bộ luật nào? a. Bộ luật Hồng Đức b. Bộ luật Gia Long c. Cả hai bộ luật trên Câu 6. Kể từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? a. Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức b. Quang Trung, Nguyễn Huệ, Gia Long c. Minh Mạng , Thiệu Trị, Tự Đức Câu 7: Ai đã dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền Vua: a. Chu Văn An b. Lê Lợi c. Ngô Quyền Câu 8: Em hãy viết vào chỗ chấm tên các triều đại: Trần, Mạc, Hồ, Nguyễn, theo thứ tự trước  sau: Lý, ……, ……, Hậu Lê, ……, Tây Sơn, …… Câu 9: Nước Văn lang ra đời vào thời gian nào, ở đâu? a. Khoảng 700 năm TCN, ở lưu vực sông Hồng, sông Mã b. Khoảng thế kỉ XIV, ở Thăng Long. c. Khoảng thế kỉ XVI, ở Đàng Trong. Câu 10: Viết tiếp vào chỗ chấm: Năm 1400, ………………………… truất ngôi vua Trần và …………… ở Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đặt tên nước là ………….. (Hồ Quí Ly, đóng đô, Đại Ngu).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 11: Em hãy viết tiếp vào chỗ chấm để kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng: Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ………………… . Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi ……………………………để nhử …………………. cùng đám kị binh. Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. khi ngựa chúng đang bì bõm qua đầm lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những …………………....... phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa “mưa tên” Liễu Thăng và ………………………. tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. quân bộ theo sau cũng bị …………………………….. từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề …………………………. Quân địch hoản loạn, lại nghe Liễu Thăng bị giết càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại …………… (Ải Chi Lăng, quay đầu giả vờ thua, Liễu Thăng, chùm tên lao vun vút, đám kị binh, mai phục của ta, xông ra tấn công, rút chạy) Câu 12:. Em hãy nối các nhân vật ở cột A tương ứng với các chiến công ở cột B. A. B. Ngô Quyền. Đánh tan quân Mông - Nguyên xâm lược lần thứ hai, lần thứ ba. Trần Hưng Đạo Quang Trung Lê Lợi Lý Thường Kiệt Đinh Bộ Lĩnh. Đại phá quân Thanh Đánh ta quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Đánh đuổi quân Minh xâm lược Dẹp loạn 12 sứ quân Đánh lui quân Tống xâm lược lần thứ hai.. Giáo viên ra đề cương. Phạm Huy Chương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×