Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

de HSG lop 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.62 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. a. Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy b. Chỉ ra một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. c. Trong câu cuối của đoạn văn, tác giả dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 2 (5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 3: ( 10 điểm) Khi đọc truyện ngắn “sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, có ý kiến nhận xét: “Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú” Em hiểu nhận xét trên như thế nào?. Câu 1. (5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng-> có công dụng xác định hoàn cảnh điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ. b. Một cụm C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn Hoặc: một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn Hoặc: mọi sự nguy hiểm, khó khăn Hoặc: tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. c. Trong câu cuối tác giả dùng hình ảnh so sánh rất chính xác, mới mẻ; tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) để giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu nước trong công việc chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước Câu 3: (10 điểm) a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam. - Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu - Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu b. Thân bài: - Giải thích thành ngữ : lòng lang dạ thú - Chứng minh tên quan phủ không ăn của đút, không đánh đập nhân dân - Tên quan phủ có lòng lang dạ thú: biểu hiện + Chỗ ở, đồ dùng của quan khi đi hộ đê + Việc làm chính của quan khi đi hộ đê + Lòng đam mê tổ tôm của quan phụ mẫu ngày một lớn, đồng thời cũng biểu hiện thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với công việc và thái độ khinh thường mạng sống của người dân + Thái độ hả hê, sung sướng, mãn nguyện của quan lúc ù thông tôm trong khi vỡ đê, dân rơi vào cảnh ngín sầu muôn thảm. - Nêu thái độ của tác giả ( những câu văn cụ thể trong bài) và của chúng ta với loại người lòng lang dạ sói c. kết luận: - Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét. - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu. Câu 1(5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 2 (5 điểm) Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1) a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung. Câu 3( 5 đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao sau? Trong đầm gì đẹp bằng sen? Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Câu 4 (5 điểm): Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau: “ ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. (Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 5( 3 điểm ) Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1) Câu 6 (3.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau: “Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) câu 7 (3 điểm): Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: “ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm). Câu 6( 4 điểm ) Điểm giống nhau và khác nhau về âm thanh và về nghĩa của các từ:nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. Câu 8 (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam). Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn để so sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. -Nêu được điểm giống nhau: đều kết thúc bài thơ bằng cụm từ "ta với ta". (0,5 đ) -Nêu được điểm khác nhau: "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" là cách sử dụng từ đồng âm: "ta" (tôi, chỉ tác giả) và "ta" (chúng ta) để nhấn mạnh sự hòa hợp, gắn bó của tình bè bạn trong sự thiếu thốn về vật chất tiếp đón. "ta với ta" trong "Qua đèo Ngang" là cách sử dụng điệp từ "ta" (tôi, chỉ tác giả) để nhấn mạnh cảm giác cô đơn của tác giả trước cảnh trời nước bao la. (1.5 đ) ĐỀ BÀI.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 1: ( 4 điểm) Em hãy giải nghĩa các từ sau: - thi ca, thi sỹ - thi nhân , văn nhân Đặt câu với 2 từ thi sỹ và thi nhân trong đó có sử dụng thành phần trạng ngữ. Câu 2: ( 2 điểm ) Hãy chọn từ thích hợp trong các từ sau đây: thành công, nổi bật, xuất sắc, bông hoa để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau: - Sống chết mặc bay được coi là tác phẩm...........................nhất của Phạm Duy Tốn.Sống chết mặc bay về tư tưởng cũng như nghệ thuật vẫn được xem là.......................đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Câu 3 : (6 điểm ) Trong bài thơ Lời cây buồm nhà thơ Văn Đắc viết đoạn kết như sau: "Biển nhận ra bão giông Trời tìm ra bến lạ Buồm tôi là chiếc lá Nhớ rừng, ơi đại dương." ( Tài liệu dạy kiến thức Ngữ văn địa phương lớp 7, NXB Thanh Hoá, 2006 ) a.Văn bản Lời cây buồm và đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? b. Cảm nghĩ của em khi đọc khổ thơ trên. ( Bài viết không quá 30 dòng ) Câu 4: (8 điểm) Phong thái ung dung và lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm thánggiêng CÂU. NỘI DUNG ĐIỂM - Giải nghĩa đúng 1từ: 0,5 điểm. Đúng 4 từ: 2 điểm. 2đ + thi ca: Thơ ca. + thi sỹ: Nhà thơ. + thi nhân: Nhà thơ 1 (4đ) + văn nhân: Người có học thức, biết làm văn, làm thơ. - Đặt câu với 1 từ đúng ngữ pháp theo yêu cầu có sử dụng trạng ngữ : 1điểm. Đúng cả 2 câu: 2 điểm 2đ 2 (2đ). - Chọn đúng và điền đúng 1 từ: 1 điểm. Dúng 2 từ: 2 điểm. - Thứ tự điền đúng như sau: thành công, bông hoa.. 2đ. a. Thuộc kiểu văn bản biểu cảm. 2đ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn ngắn, đúng thể loại có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn 1đ 3 (6đ) đạt. - Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng. + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một 1,5đ nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người. + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong 1,5đ phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.. 4 8Đ. Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo một bài văn có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, ít sai lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt. Yêu cầu về nội dung: a. Để cảm nhận được phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong hai bài thơ cần chú ý: Hoàn cảnh sáng tác, hình ảnh thiên nhiên qua cái nhìn của tác giả, tâm trạng và hoạt động của con người trong khung cảnh sống và giọng điệu của bài thơ. b. Phong thái ung dung lạc quan được thể hiện: - Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. - Tâm trạng của tác giả trong bài Cảnh khuya : mặc dù lo nghĩ việc nước đến tận canh khuya nhưng vẫn không quên cảm nhận vẻ đẹp kỳ thú của cảnh trăng rừng, của tiếng suối trong. - Cảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc làm việc quân trở về, phơi phới nhẹ nhàng chở đầy ánh trăng. - Giọng thơ trong cả hai bài thơ khoẻ khoắn, trẻ trung, có sự suy tư, trăn trở nhưng vẫn hào hứng đầy tin tưởng. - Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp 1947 - 1948, càng thấy rõ phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ trong hai bài thơ. Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách phân tích, song nphải đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Căn cứ vaod bài làm cụ thể của học sinh để cho điển phù hợp.. Câu 1 (4 điểm): Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm của con người và mỗi thành ngữ đó hãy đặt một câu? Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm con người. Ví dụ như:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ … - Đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (Câu đúng về ngữ pháp, hợp về ngữ nghĩa). Câu 1(4 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn trích sau: " Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng" ( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm) - Xác định đúng phép tu từ điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương - Phân tích được hiệu quả sử dụng: Điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương-> lặp lại ba lần, được đảo vị trí trong đoạn thơ nhằm; + Nhấn mạnh, gợi ấn tượng cụ thể về sự xa cách và không gian xa cách giữa hai vợ chồng người chinh phụ + Giúp người đọc hình dung được cảnh ngộ chia li, tâm trạng sầu thương, nhung nhớ triền miên đang chất chứa trong lòng, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của đôi vợ chồng khi phải chia xa + Khơi gợi ở người đọc lòng đồng cảm xót xa trước cảnh ngộ chia li, sự căm ghét chiến tranh phi nghĩa gây bao đau khổ cho con người * Về hình thức: Viết thành đoạn văn phân tích ( Nếu gạch đầu dòng không cho điểm hình thức) Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau: Cô Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về chợ hãy còn đông. Câu 2 (8,0 điểm): a) Chỉ ra nét tương đồng và đặc sắc của hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. b) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng ít nhất hai từ láy và một thành ngữ (gạch chân những từ láy và thành ngữ đó). a) Chỉ nghệ thuật dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông. b) Phân tích giá trị: Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông. Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> người xưa. Chỉ nghệ thuật dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông. b) Phân tích giá trị: Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông. Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa. 2 a) Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. - Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong 1 đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương. - Nét đặc sắc: + Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng 1 nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương). + Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) 1 để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ. b)HS đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức: (2 điểm) Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định Ít sai lỗi câu từ, chính tả. 0,5 Có sử dụng từ láy và thành ngữ theo số lượng yêu cầu. 0,5 * Về nội dung: (3 điểm) - Cảnh Đèo Ngang hoang sơ lúc chiều ta lại được nhìn qua đôi mắt người xa quê 1,0 nên gợi nỗi buồn vắng, cô đơn. Tâm trạng ấy càng được tô đậm trong 2 câu thơ cuối: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. - Bà Huyện Thanh Quan vẽ nên cảnh đối lập giữ trời, non, nước và một mảnh 1,0 tình riêng. Cảnh càng rộng con người càng trở nên nhỏ bé, càng thấy cô đơn. - Cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài gợi nhớ đến ta với ta trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng không phải là sự tay bắt mặt mừng, vui vầy, ấm áp. Ở đây chỉ có ta với ta, một mình người thơ đối diện với chính 1,0.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> mình, không ai chia sẻ mảnh tình riêng cô đơn, buồn bã. 1,0.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×