Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bai viet ve guong nguoi tot viec tot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.29 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI VIẾT VỀ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT Người dự thi: Lê Thị Kim Oanh Chức vụ : giáo viên Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Phương Trung I CÔ HIỆU PHÓ TÂM HUYẾT VỚI VNEN Từ năm 2015 đến nay, dự án Mô hình trường học mới (GPE-VNEN) với trọng tâm đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức lớp học và đánh giá học sinh theo xu hướng của giáo dục hiện đại được áp dụng ở Việt Nam. Trong 2 năm học liên tiếp đó, để gây dựng được niềm tin cho giáo viên, cha mẹ học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, cô Hoàng Thị Minh Xuyến (hiệu phó trường tiểu học Phương Trung I- Thanh Oai –Hà Nội ) - một cán bộ quản lý có tâm, có tầm, am hiểu sâu về giáo dục tiểu học, luôn nghiêm túc làm việc trên tinh thần cầu tiến, học hỏi và có đầu tư chủ động. Với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cô đã tìm hiểu, nghiên cứu và thông qua các lớp tập huấn về mô hình VNEN, cô Xuyến cho rằng giáo dục tiểu học trước đây vốn quen với lối mòn "thầy đọc - trò chép", có nhiều hạn chế trong nâng cao chất lượng. Vì vậy, việc đưa phương pháp giáo dục mới, giúp học sinh cùng nhau làm việc, học tập những tri thức liên quan mật thiết đến cuộc sống trong đó các thầy, cô giáo chủ yếu tổ chức cho học sinh hoạt động, quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết để tất cả học sinh hoàn thành từng bài học, theo cô Xuyến đó là điều cần thiết. Để việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao, theo cô, một điều quan trọng là phải huy động được mọi người trong trường cùng quyết tâm thực hiện - phải xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết, có năng lực chuyên môn tốt và luôn luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Cách làm của cô là tạo điều kiện để giáo viên trong trường được tham gia góp ý kiến, hiến kế vào mọi chương trình, kế hoạch của nhà trường; được tiếp cận với những vấn đề mới của giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Mô hình trường học mới đã tạo ra sự thay đổi căn bản, không khí học tập trong nhà trường sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực với các hoạt động ở lớp, gia đình và cộng đồng. Học sinh học theo mô hình trường học mới bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng đồng thời mạnh dạn, tự tin, linh hoạt trong giao tiếp và trong học tập. Nhiều kỹ năng sống được học sinh rèn luyện ở môi trường dân chủ, tự quản, thân thiện, tích cực và cởi mở. Giáo viên phải chuyển đổi từ vai trò giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, theo dõi kiểm soát học sinh tự học. Để thực hiện theo mô hình này cô Xuyến cũng có nhiều trăn trở: Liệu khi thành lập Hội đồng tự quản, các em có tự quản được không, các em có.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> làm được như lí thuyết mình tiếp thu hay không? Đấy là cách tổ chức và điều hành nề nếp của lớp còn về cách học trong cả quá trình, trong từng bài học cụ thể thì chất lượng ra sao? Làm thế nào để một nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng lại mang lại kết quả tốt, không tồn tại tình trạng học sinh nói chuyện riêng. Sau một thời gian nghiên cứu với một sự quyết tâm thực hiện, sau những ngày được tập huấn và tìm hiểu thêm qua các phương tiện thông tin và cùng trao đổi với đồng nghiệp, cô đã dần cảm thấy được cái hay, cái đẹp và tính ưu việt của VNEN. Cô đã dần nhận ra và luôn muốn khám phá những ưu điểm của mô hình này, coi đó là một động lực để quyết tâm thực hiện tốt trong trường mình. Cô đã chỉ đạo và chia sẻ với giáo viên như sau: Thứ nhất: Sau khi nhận lớp, giáo viên hướng dẫn các em bầu hội đồng tự quản theo đúng “màu sắc” của VNEN. Hội đồng này do các em tự bầu một cách dân chủ để tự quản lí, điều hành lớp học. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em cách điều hành lớp, điều hành hoạt động tập thể, cách tổ chức hoạt động trong gần một tháng đầu tiên. Sau đó các em sẽ biết cách làm việc và hoạt động tốt, lớp học dần đi vào nề nếp theo mô hình mới. Những tháng có ngày lễ kỷ niệm, các em tự điều hành các bạn trong lớp tập văn nghệ và trang trí lớp học phong phú theo chủ đề của tháng. Chẳng hạn, nhà trường phát động phong trào “ Noi gương chú bộ đội” thì những tiết đầu giờ học hay hoạt động ngoại khóa các em có những bài hát, bài thơ, bài múa về chú bộ đội.. Thứ hai: Từ lớp học truyền thống cô giảng - trò nghe; cô đọc - trò chép, bây giờ thay vào đó là học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức theo nhóm - vốn là đặc trưng của lớp học VNEN. Mỗi nhóm học tập có từ 4 - 6 học sinh chia là 2 - 3 cặp đôi. Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm với cô giáo. Nói là hoạt động nhóm nhưng trước hết học sinh phải tự học, thông qua việc tự trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn học để có những hiểu biết cá nhân về việc học tập. Sau khi nghiên cứu cá nhân là chia sẻ cặp đôi. Học sinh có thể đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn, nói cách nghĩ, cách làm cho bạn nghe, tiếp thu góp ý từ bạn để điều chỉnh ý kiến, kết quả của mình. Chia sẻ trong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu biết của bản thân,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tiếp thu góp ý của bạn, bảo vệ chính kiến của mình giúp các em tiếp cận vấn đề theo những góc độ khác nhau. Tiếp theo cặp đôi là trao đổi cả nhóm. Đây là cơ hội để mỗi cá nhân hoặc mỗi cặp báo cáo kết quả học tập. Các thành viên trong nhóm nhận xét trình bày của bạn. Cuối cùng là giáo viên, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra, công nhận kết quả mà học sinh tiếp thu được từ sự tương tác trên. Nếu học sinh tiếp thu lệch thì giáo viên điều chỉnh tại nhóm của học sinh. Nếu nhiều nhóm đều xảy ra nhầm lẫn thì lúc này giáo viên sẽ yêu cầu cả lớp cùng hướng lên bảng để cô giáo hướng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Với suy nghĩ và cách làm như vậy giáo viên sẽ tìm thấy sự tự giác ở mỗi cá nhân, tự học, tự khám phá kiến thức, mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, phát huy tính chủ động, năng lực tự học, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm . Hoạt động trong tập thể nhóm đã phát triển về tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng. Như thế, mỗi ngày đến trường, mỗi giờ học...các em cảm thấy học tập thật nhẹ nhàng, thân thiện. Không khí học tập vui vẻ, hào hứng và thực sự coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bởi mỗi ngày đến lớp, các em được vui chơi, tự khám phá kiến thức, tự rèn luyện kĩ năng và được công nhận, trân trọng những thành quả học tập mới. Những học sinh nhút nhát sẽ thay đổi. Các em sẽ hòa đồng và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tự học, tự giáo dục. Ngôn ngữ giao tiếp, kiến thức gắn với thực tế được các em áp dụng một cách tự nhiên. Qua quá trình thực hiện điều đặc biệt mà chúng tôi tâm đắc nhất là sự trưởng thành ở tất cả các học sinh trong lớp. Các em diễn đạt mạch lạc ý hiểu của mình trước các bạn và cô giáo. Biết đưa ra lí lẽ riêng để tranh luận, để bảo vệ ý kiến của mình. Các em đứng trước đông người không còn rụt rè như trước thay vào đó là sự chủ động, tự nhiên. Đặc biệt chúng tôi đã đào tạo ra đội ngũ nhóm trưởng năng động, điều hành hoạt động nhóm như một giáo viên nhí. Chất lượng giáo dục được đảm bảo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thứ ba: Mô hình trường học mới đã xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn luôn có vai trò quan trọng trong giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. Học sinh có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ để lĩnh hội kiến thức cũng như ứng dụng nội dung học vào cuộc sống hàng ngày ở gia đình và cộng đồng, giúp học sinh thụ hưởng và kế thừa kiến thức từ cha mẹ và cộng đồng. Sự kết nối giữa chương trình học với gia đình và cộng đồng giúp học sinh được chia sẻ các hoạt động văn hóa và kiến thức văn hóa địa phương. Các em biết thêm nhiều thông tin quý giá khi được nghe về những phong tục hay những nét văn hóa của địa phương, cũng như đời sống của nhân dân địa phương những năm trước đây. Thứ tư: Khi học theo mô hình trường học mới VNEN học sinh đã cởi mở hơn mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và mọi người xung quanh. Từ đó giúp các em có kỹ năng xử lý các tình huống trong học tập. Trong cuộc sống các em biết cách an ủi, động viên khi cần thiết hay biết chia sẻ niềm vui cùng mọi người. Giờ đây, giáo viên trường tôi đã tan biến cảm giác lo âu mà thay vào đó là niềm vui, nhiệt huyết làm việc. Sự vất vả ban đầu khi tiếp cận cái mới nay đã được đền đáp. Mỗi ngày đến lớp, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng mà không còn cảm giác lo lắng. Mô hình trường học mới - VNEN đã mang đến cho thầy trò tôi một động lực mới: Động lực để đi đến sự tự tin, tự học, tự khám phá, tự rèn luyện, tự trau dồi và tự khẳng định bản thân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cô Xuyến tin rằng với những kết quả bước đầu đạt được từ mỗi giáo viên, học sinh trường Tiểu học Phương Trung I, mô hình Trường Tiểu học mới sẽ được triển khai rộng rãi hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngoài ra để hướng đến đổi mới căn bản toàn diện, giúp lực lượng giáo viên tích cực đổi mới các phương pháp dạy học, cô Nga đã rất chú trọng biện pháp đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn để tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo viên vì theo cô giáo viên là người quan trọng để quyết định hiệu quả giáo dục. Trong các lần sinh hoạt chuyên môn, cô luôn gợi mở, gần gũi để chia sẻ, giúp đỡ giáo viên về cách vận dụng các phương pháp dạy học mới; đồng thời, cô luôn làm tốt vai trò người hướng dẫn thảo luận đánh giá tiết dạy. Qua đó, giáo viên tích cực phát huy những ưu điểm cũng như tìm ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. Chính vì thế, hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học Phương Trung I đã đi vào nền nếp và không ngừng nâng cao chất lượng thực sự. Ngoài lĩnh vực chuyên môn, cô luôn bám sát và hỗ trợ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì cô nghĩ giáo dục thể chất, thẩm mỹ là một hoạt động rất thu hút học sinh đến trường đến lớp bởi sự đa dạng, phong phú của nó phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, góp phần tích cực cho việc hình thành nhân cách con người mới. Ngoài ra cô cũng lại là người rất cầu thị và chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, bạn bè; biết tích lũy và biến kinh nghiệm của đồng nghiệp, của đơn vị bạn thành của chính mình.. Cô xác định: đã chọn nghề là phải yêu nghề nên dù lắm khó khăn nhưng cô vẫn không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Bên cạnh đó, cô luôn gần gũi, cởi mở và quan tâm chân thành đến cuộc sống của giáo viên. Cô thường động viên, an ủi và tìm cách giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn khi giáo viên gặp chuyện buồn và nở nụ cười tươi tắn chia vui khi giáo viên có niềm vui. Với sự năng động và tâm huyết của mình, cô Hoàng Thị Minh Xuyến đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên đưa trường Tiểu học Phương TrungI trở thành điểm sáng của huyện Thanh Oai ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhiều năm liền nhà trường được tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”;trường đạt “Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố ”. Phương Trung ngày 5/10/2016. Lê Thị Kim Oanh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×