Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TAI LIEU BDHSG 1617

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.59 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỊCH SỬ LỚP 6 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X Chủ đề 1: Câu 1. Câu 2. Câu 3. Câu 4. THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào và có ý nghĩa gì ?. 3đ. - Người Phùng Nguyên., Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim. - Kim loại được dùng đầu tiên là đồng. - Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong chế tác công cụ sản xuất, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt và cả vũ khí của người Việt cổ, làm cho sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội có bước phát triển cao hơn. Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước của người Việt cổ có ý nghĩa, tầm quan trọng như thế nào? - Sự ra đời nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hóa của con người. - Từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn; - Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần. Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang ?. 1.0 1.0 1.0. - Vào khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển, xã hội xuất hiện giữa người giàu và người nghèo. - Nhu cầu giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ sản xuất, mùa màng và đời sống. - Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bộ lạc, người giàu và người nghèo. Để có cuộc sống yên ổn, cần phải có một thế lực đủ sức giải quyết, chấm dứt các xung đột đó. => Như vậy để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột chính là những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và có nhận xét gì về nhà nước Văn Lang ?. 0.5. 3đ 1.0 1.0 1.0 3đ. 0.5 0.5 0.5 1.0 3đ. Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Văn lang: HÙNG VƯƠNG LẠC HẦU - LẠC TƯỚNG (trung ương). LẠC TƯỚNG (bộ). LẠC TƯỚNG (bộ). Bồ chính (chiềng, chạ). 1.0. Bồ chính (chiềng, chạ). Bồ chính (chiềng, chạ). Nhận xét: (1đ) - Nhà nước Văn Lang được tổ chức sơ khai, đơn giản, chỉ có vài chức quan, chia làm 3 cấp (Trung ương, bộ, địa phương ). 0.5. 0.5. 0.5.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội (khi có chiến tranh mọi người cùng chiến đấu…), nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Câu 5. Nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm của An Dương Vương ? Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc: - Do An Dương Vương chủ quan, quá tin vào lực lượng của mình. - Thiếu cảnh giác, do bị mắc mưu kẻ thù. - Nội bộ bị chia rẽ, li gián, mất đoàn kết. Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau nhũng bài học kinh nghiệm gì ? - Tinh thần cảnh giác không để mắc mưu kẻ thù - Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt - Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng chống ngoại xâm => Đây là bài học lớn về chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, bài học đầu tiên trong công cuộc giữ nước. 0.5. 3đ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chủ đề 2:. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP. Tai sao sử cũ gọi lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc Câu 1 thuộc ? Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc như thế nào ? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì ? Em có nhận xét gì về chính sách đó ? Giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì: - Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc: - Ra sức bóc lột nhân dân ta bằng nhiều thứ thuế, cống nạp nhiều sản vật qúy, đi phu. - Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, học chữ Hán… Chính sách thâm hiểm nhất của họ: Chính sách đồng hóa dân tộc ta Nhận xét: Chúng muốn đồng hóa dân tộc ta, muốn xóa bỏ dân tộc ta để sáp nhập vào đất nước của chúng nhưng không đạt được vì nhân dân ta biết tiếp thu có chọn lọc… Câu 2 Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì ? Ý nghĩa của điều này ? Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán: - Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: Xăm mình, nhuôm răng, ăn trầu, làm báng chưng, bánh giầy… Ý nghĩa: - Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được. Câu 3 Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì ? - Lòng yêu nước, tấm gương những anh hùng dân tộc - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc - Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc Câu 4 Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta trong thời Bắc thuộc ? - Về kinh tế: Nghể rèn sắt vẫn phát triển, trong nông nghiệp nhân dân biết sử dụng sức kéo của Trâu, bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ. các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển, nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán. - Về văn hóa: Chữ Hán và đạo phật, đạo Nho, đạo giáo được truyền vào nước ta. Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc. - Về xã hội: Có sự phân hóa sâu sắc. 3đ. 0.5. 0.5 0.5 0.25 0.25 2đ 1.0 1.0 3đ. 3đ 1.0 1.0 1.0.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 5: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc như sau: Thời gian. Tên cuộc khởi nghĩa. Người lãnh đạo. Năm 40. Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng. Năm 248. Bà Triệu. Bà Triệu. 542-602. Lí Bí. Lí Bí. Năm 722. Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan. Trong khoảng 776-791. Phùng Hưng. Phùng Hưng. Tóm tắt diễn biến Mùa xuân năm 40, Hai bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được toàn bộ Giao Châu Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Thanh Hóa) rồi lan ra khắp Giao Châu Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiến hầu hết các quận , huyện. Mùa xuân 544, Lí Bí lên ngơi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu,. Khoảng năm 766 Phùng Hưng và Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiến được Tống Bình. Ý nghĩa. Biểu hiện Ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> LỊCH SỬ LỚP 7 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX. Chủ đề 1: Câu 1. Câu 2. NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV, THỜI LÊ SƠ. Em hãy trình bày âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta đầu thế kỉ XV ? Chính sách cai trị đó có tác động như thế nào đối với đất nước ta ? Nhận xét Chính sách cai trị đó ? * Âm mưu: - Biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc - Thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc * Chính sách cai trị của nhà Minh: - Thi hành chính sách đồng hóa triệt để ở tất cả các mặt, bốc lột dân ta thông qua hàng trăm thứ thuế tàn bạo. - Tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc * Tác động: - Làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc - Đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than điêu đứng. * Nhận xét: Chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc đối với nhân dân ta: Bắt nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, thực hiện chính sách đồng hóa, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? * Nguyên nhân: - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta. - Tất cả các tầng lớp, thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. * Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - thời Lê sơ.. 3đ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> LỚP 8 Chủ đề : Câu 2. Câu 3. Câu 4. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI. Hãy nêu diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ? những hậu quả của nó ? Giải pháp của một số nước tư bản ? * Diễn biến: - Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt. - Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, trong khi người lao động không có tiền mua. * Hậu quả: - Khủng hoảng kinh tế tàn phá chưa từng thấy nền kinh tế các nước tư nản, đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, - Hàng chục triệu người rơi vào tình trạng đói khổ. * Giải pháp: - Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...; - Một số nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị. Kinh tế Nước Mĩ phát triển trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào ? Nguyên nhân sự phát triển đó ? * Sự phát triển kinh tế Mĩ: - Trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới. - Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%. - Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp: xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới. * Nguyên nhân: - Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. - Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, đất nước không bị chiến tranh tàn phá. - Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất. - Bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan. Trình bày nội dung Chính sách mới của Ru-dơ-ven và tác dụng ? Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. * Nội dung: Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. * Tác dụng: Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.. 3đ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 3đ 0.5 0.5 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 3đ 1.5. 1.5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> LỚP 8 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 Chủ đề 1:. Câu 1. Câu 2. Câu 3. Câu 4. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 - 1884). Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ? Theo em vì sao 3đ nước ta rơi vào tay thực dân Pháp ? * Nguyên nhân: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước 0.5 phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. 0.25 - Chế độ phong kiến ở Việt Nam khủng hoảng, suy yếu. 0.25 * Nước ta rơi vào tay thực dân Pháp: - Triều đình Huế bảo thủ, thi hành chính sách lỗi thời lạc hậu, từ chối con đường canh 0.5 tân cải cách. - Không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn. 0.5 - Triều đình Huế nhu nhược, không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, có tư tưởng cầu 0.5 hòa để giữ độc lập, không tận dụng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại có chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập. - Luôn có thái độ thù địch, không dựa vào nhân dân chống Pháp, thậm chí ngăn cản và 0.5 đàn áp phong trào nhân dân chống Pháp. Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao kế 3đ hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại ? * Nguyên nhân: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước 0.5 phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. 0.5 - Chế độ phong kiến ở Việt Nam khủng hoảng, suy yếu. 0.5 * Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh thất bại, vì... - Nhân dân đấu tranh quyết liệt... 0.5 - Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân dân... 0.5 - Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến... 0.5 Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 ? Nhận xét về 3đ tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế ? * Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia 0.5 Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. - Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. 0.5 - Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo 0.5 trước đây. - Bồi thường cho pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả 0.5 lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến… * Nhận xét: - Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hoà, đi ngược lại với ý chí 0.5 nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi của dân tộc. - Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập của dân tộc, nhân dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế. 0.5 Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (1874) ? Nêu nội dung hiệp ước.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 5. Câu 6. Giáp Tuất ? Nhận xét hiệp ước Giáp Tuất (1874) so với hiệp ước Nhâm tuất ( 1862) * Triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (1874) vì: - Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở đây. - Năm 1867, Pháp chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì. - Năm 1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất nhưng do sự chiến đấu anh dũng nhân dân Hà Nội, đặc biệt ngày 21-12-1873 với chiến thắng Cầu Giấy ta đã được giết Gác-ni-ê. - Với chiến thắng Cầu Giấy khiến Pháp hoang mang, lo sợ còn quân ta thì phấn khởi. Ngược lại, triều đình Huế lại sợ mất lòng Pháp nên đã nhu nhược kí hiệp ước Giáp Tuất (1874). * Nội dung hiệp ước Giáp Tuất ( 1874): - Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì. - Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp - Pháp tự do đi lại, buôn bán, kiểm soát, và điều tra tình hình ở Việt Nam… * Nhận xét: - So với hiệp ước Nhâm Tuất thì hiệp ước Giáp Thuất có những điều khoản nặng nề hơn, có hại cho cuộc kháng chiến, là một tính toán thiển cận của triều đình Huế. - Triều dình Huế mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho lương thực trong nước ngày yếu đi. Ngược lại, Pháp mạnh lên, có điều kiện đẩy mạnh xâm lược nước ta. - Chủ quyền dân tộc bị chia cắt, chịu lệ thuộc Pháp về ngoại giao và thương mại. - Đây là văn bản bán nước lần thứ hai của triều Nguyễn. Nêu và so sánh nội dung hai bản hiệp ước Hác Măng 1883 và Hiệp ước Patơnốt 1884 ? Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên ? * Nội dung hiệp ước Hác Măng; - Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. - Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. - Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì. - Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua Viên khâm sứ Pháp ở Huế. - Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. - Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. * So sánh: - Hiệp ước Patơnốt 1884 có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì, nhằm xoa dịu nhân dân và triều đình Huế. * Thái độ nhân dân: - Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"... - Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp... Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ? - Triều đình Huế kí với Pháp các hiệp ước 1862, 1874, 1886, 1884. - Các hiệp ước là quá trình Triều đình Huế cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận sự thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta. - Các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày một nghiêm trọng hơn.. Bằng kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, em hãy làm rõ: Câu 7 a) Những yếu tố cơ bản thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược nước ta ? b) Những cơ hội mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp giành độc lập ?. 3đ 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.75 0.25 0.25 3đ 1.0 1.0 1.0.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> c) Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn ? a) Những yếu tố cơ bản thúc đẩy thực dân Pháp xâm lược nước ta: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu. b) Nhà Nguyễn đã có rất nhiều cơ hội để đánh Pháp giành độc lập: - 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân triều đình chống trả quyết liệt, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Nhưng không phát huy sức mạnh của dân tộc để đánh bại Pháp hoàn toàn ngay từ ngày đầu xâm lược mà để Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà. - Năm 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 quân, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”. - Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của ta. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan Pháp và binh lính bị giết tại trận. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, quân ta thì hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. - Ngày 19-5-1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với pháp. c) Nhận xét về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn: - Không kiên quyết đánh Pháp, không cùng nhân dân chống Pháp mà còn ngăn cản nhân dân chống giặc, luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp, lần lượt kí các hiệp ước. -Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc. - Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc. => Nhà Nguyễn đã đẩy nước ta từ mất nước không tất yếu trở thành tất yếu. Qua phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX, em hãy rút ra nguyên nhân thất bại và ý Câu 8 nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương ? Nguyên nhân: - Do sự lãnh đạo còn hạn chế, chiến lược và chiến thuật sai lầm … - Chưa đáp ứng triệt để nguyện vọng của nhân dân mà chủ yếu là nông dân … - Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự chỉ huy thống nhất. Trong khi đó, thực dân Pháp đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam. Ý nghĩa: - Phong trào Cần Vương thể hiện tinh thần yêu nước của tnag62 lớp văn thân, sĩ phu và giai cấp nông dân. - Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầu thế kỉ XX Tại sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của Câu 9 phong trào Cần Vương ? - Có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh. - Thời gian tồn tại 10 năm (1885-1895). - Tính chiến đấu ác liệt. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại (súng trường theo mẫu của Pháp). => Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới. Câu 10 Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đối với Xã hội Việt Nam như thế nào ? - Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.. 3đ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 3đ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. - Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc,... nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước. - Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,... lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? Hướng đi của Người có gì và khác với những nhà yêu nước trước đó ? Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị Câu 11 tiền bối, mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới ? Ý nghĩa ? * Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước: - Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890, trong gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. - Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cuộc sống của nhân dân khốn khổ. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng bị thực dân Pháp đàn áp dã man... - Tuy khâm phục đường lối hoạt động cứu nước của các bậc tiền bối nhưng Bác không tán thành con đường cứu nước của họ. Nên Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. - Vào ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. *Hướng đi của Người có gì và khác với những nhà yêu nước trước đó: - Người đi đến nước mà đã xâm lược mình để tìm hiểu xem ở đó “ Bình đẳng bác ái” như thế nào. - Các nhà yêu nước tiền bối đi trước đi sang phương Đông còn người đi sang phương Tây. * Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối, mà quyết định đi tìm con đường cứu nước mới: - Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới vì: - Người đã nhận ra được những hạn chế của họ. - Nguyễn Tất Thành đã từng nhận xét: + Phan Bội Châu sang nhờ Nhật chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”; + Phan Châu Trinh thì cải lương, không tưởng khi “Xin giặc rủ lòng thương”; + Hoàng Hoa Thám thì nghĩa khí, bất khuất, nhưng “Nặng cốt cách phong kiến”...). Ý nghĩa: Tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã biết gắn liền phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với phong trào Cộng sản và công nhân Pháp cũng như phong trào cách mạng thế giới. Câu 12. Trình bày Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1917 ? - Ngày 5 - 6 - 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái ”... - Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,.... 3đ. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. - Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. - Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. => Kết luận: Nguyễn Tất Thành là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam.. LỚP 9 PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Chủ đề 1:. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 1. Câu 2. Câu 3. So sánh tình hình chung của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay ? * Giống nhau: - Hầu hết các nước đều giành được độc lập. - Tiến hành công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước. - Một số quốc gia đạt đucợ nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội. - Hình thành các khối liên minh khu vực. * Khác nhau: - Các nước Á, Phi phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi sau năm 1945 - Các nước châu Á đấu tranh chống lại nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc, xuất hiện các cuộc xung đột, phong trào đòi li khai, khủng bố. - Các nước châu Phi vẫn còn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, xung đột, nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo - Các nước Mĩ La-tinh giành được độc lập từ những thập kỉ đầu XX, nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề của Mĩ. - Các nước Mĩ La-tinh tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh lật đổ chế độ độc tài, thành lập chính phủ dân tộc, dân chủ. Trình bày Hoàn cảnh ra đời, Mục tiêu hoạt động, Nguyên tắc hoạt động của ASEAN ? Em hãy phân tích thời cơ, thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ? * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài... - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po). * Mục tiêu hoạt động: - Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động: - Cùng tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình - Hợp tác phát triển có kết quả * Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN: - Thời cơ: + Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước trong khu vực và trên thế giới. + Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu văn hóa... + Vị thế Việt Nam được ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. - Thách thức: + Sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nếu không nắm bắt chuyển giao công nghệ, tụt hậu xa hơn, hòa tan mất bản sắc dân tộc… Tại sao nói: “ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? - Tổ chức ASEAN đã kết nạp được 10 thành viên - Năm 1992 ASEAN trở thành tổ chức khu vực mậu dịch tu do (AFTA) ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế. - Năm 1994 ASEAN lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực tạo một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển của Đông Nam Á.. 3đ 0.5 0.5. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25. 0.25. 3đ 1.0 1.0 1.0.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 4. Câu 5. Quá trình phát triển tổ chức ASEAN ? - Từ khi thành lập đến những năm 70 của thế kỉ XX, ASEAN còn là một tổ hức chưa chặt chẽ, non yếu. - Từ những năm 80 của thế kỉ XX, do vấn đề “Campuchia” quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương trở nên căng thẳng, đối đầu. Đây là thời kì nền kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như: Singapo, Malaixia… - Năm 1984, với sự tham gia của Bru nây, ASEAN có được 6 thành viên - Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực tự do ( AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm - Với sự tham gia của Việt Nam (7/1995), Lào (9/1997), Campuchia (4/1999) ASEAN đã có 10 thành viên. => ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động là hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh. Quan hệ Việt Nam với ASEAN ?. 3đ 0.5 0.5. 0.5 0.5 0.5 0.5. - Quan hệ Việt Nam với ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa diệu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực… - Từ cuối những năm 80, ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác với 3 nước Đông Dương. Từ khi vấn đề “Campuchia” được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “ Muốn là bạn tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam và ASEAN được cải thiện. - Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia hiệp ước Bali, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác ở khu vực vì một “ Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. - Sau khi gia nhập ASEAN ( 28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.. Chủ đề 2: Câu 1. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. Tình bày sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Nguyên nhân sự phát triển đó ?. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN - Công nghiệp: Chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới (56,4%) - Nông nghiệp: Gấp 2 lần 5 nước Anh, Pháp, tây Đức, Nhật Bản, Italia cộng lại - Tài chính: Nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Là chủ nợ lớn nhất thế giới. - Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. Nguyên nhân: - Sau chiến tranh Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. - Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. - Do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. - Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: Giàu tài nguyên thiên nhiên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật, chính sách thu hút các nhà khoa học, điều kiên quốc tế thuận lợi... Câu 2. Câu 3. Để thực hiện chiến lược toàn cầu , giới cầm quyền Mĩ đề ra mục tiêu và biện pháp như thế nào trong việc thực hiện chính sách đối ngoại sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Em có nhận xét gì về chính sách này ? a) Mục tiêu: - Ngăn chặn đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. - Đàn áp phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, chống phong trào hòa bình và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. - Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mĩ b) Biện pháp: - Phát động “Chiến tranh lạnh” chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng, lập các khối quân sự. - Phát động các cuộc chiến tranh xâm lược, can thiệp vũ trang, tổ chức đảo chính, lật đổ… - Thông qua viện trợ kinh tế, dùng đồng đô la, viện trợ quân sự…để can thiệp, xâm nhập các nước. c) Nhận xét: - Mĩ có tham vọng rất lớn, muốn làm bá chủ thống trị toàn thế giới. - Khả năng đạt được các tham vọng rất hạn chế…(Do những nhân tố chủ quan và khách quan…). Trình bày sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó ? Bên cạnh đó Nhật Bản gặp những khó khăn hạn chế gì ? Việt Nam có thể học tập được gì từ sự phát triển của Nhật Bản ? a) Sự phát triển “thần kì” kinh tế Nhật Bản: - Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa: + Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 4. Câu 5. năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%. + Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước... + Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. - Đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. b) Nguyên nhân : - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật. Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc; - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả các của các xí nghiệp, công ti; - Vai trò quan trọng của Nhà nước đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ . - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên, cần cù, kỉ luật, coi trọng tiết kiệm. c) Khó khăn và hạn chế của kinh tế Nhật Bản: - Nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều nhập khẩu. - Thiếu lương thực - Mĩ và Tây Âu cạnh tranh - Đầu những năm 90 suy thoái kéo dài d) Bài học từ Nhật Bản: - Phát huy tinh thần lao động sáng tạo và cần kiệm - Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để áp dụng khoa học kỉ thuật vào sản xuất - Tận dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài … để phát triển - Tăng cường công tác quản lí, tổ chức, điều tiết nền kinh tế… Em hãy Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu và nhận 3đ xét ? - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng: + Xây dựng một Liên minh kinh tế và một liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. + Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời. Nhận xét: Đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 25 nước thành viên (2004). Trình bày hoàn cảnh, mục đích, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc ? Hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Mối quan hệ giữa Việt Nam là Liên hợp quốc ? a) Hoàn cảnh ra đời: - Tại hội nghị I-an-ta (tháng 2-1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc. - Từ 25 - 4 đến 26-4-1945, đại biểu 50 nước họp ở Xan phran-xi-xcô (Mĩ) để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. b) Mục đích và nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc: - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. - Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, và nhân đạo. c) Vai trò Liên Hợp Quốc: - Giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. - Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia. - Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học-kỹ thuật...nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. * Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam: - Hoạt động y tế: Tiêm chủng phòng dịch, chăm sóc trẻ em, bà mẹ có thai... - Hoạt động nhân đạo: Ngăn chặn dịch AIDS, đấu tranh quyền lợi cho người bị nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ vùng bị thiên tai... - Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, hỗ trợ tài chính, kĩ thuật, nhân sự... - Vấn đề môi trường: Dự án trồng cây... * Những tổ chức Liên Hợp Quốc hoạt động tại Việt Nam:. Câu 6. Câu 7. - UNICEF( Quỹ nhi đồng ) - FAO ( Nông nghiệp lương thực) - UNESCO (văn hóa khoa học giáo dục) - AM (Chương trình lương thực).... * Mối quan hệ giữa Việt Nam là Liên hợp quốc: - Tháng 9/1977 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc và là thành viên thứ 149. - Liên hợp quốc có nhiều tổ chức chuyên môn đã và đang tích cực hoạt động ở VN Hãy nêu biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” ? và Hậu quả của nó ? a) Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh”: - Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. - Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO...) - Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế. - Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-puchia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma...). b. Hậu quả: - Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh - Chi phí một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự, khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai... Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai đạt được những thành tựu chủ yếu nào ? cuộc cách mạng KHKT đã tác động như thế nào đối với đời sống con người ? Nêu những biện pháp để hạn chế những tác động tiêu cực mà Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ? a) Thành tựu chủ yếu: - Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học, con người đã ứng dụng vào kỹ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người... - Hai là, Phát minh công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt. - Ba là, Tìm ra những nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt. 3đ. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió. - Bốn là, Sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Pôlime (chất dẻo) đang giữ vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp. - Năm là, nhờ cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp mà con người đó tìm ra được phương hướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm. - Sáu là, có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao, tàu biển có trọng tải hàng triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiện đại... => Trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt được những thành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ trụ, đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng. b) Tác động: * Tích cực: - Đạt được những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. - Thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng xuất lao động. - Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Đưa loài người sang nền văn minh mới, nền văn minh công nghiệp “ Văn minh trí tuệ”, lấy vi tính, điện tử, ... làm cơ sở. - Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật...ngày càng quốc tế hoá cao. * Tiêu cực: (chủ yếu do con người tạo ra) - Chế tạo ra các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. - Nạn ô nhiễm môi trường: ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... - Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, các loại dịch bệnh mới và tệ nạn xã hội... => Trong đó hậu quả tiêu cực lớn nhất là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sinh thái. c) Biện pháp hạn chế: - Phải bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Phải sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào mục đích hòa bình. - Cùng nhau xây dựng môi trường xanh –sạch – đẹp ở mọi nơi, mọi lúc.. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY Chủ đề 1: Câu 1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ? a) Nguyên nhân: - Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. b) Chính sách khai thác của Pháp: - Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Công nghiệp: Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến. - Thương nghiệp: phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam. - Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng; đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. - Tài chính: ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục như thế nào ? Mục đích của các thủ đoạn đó là gì ? - Về chính trị: Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,... - Về văn hóa giáo dục: Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học,... lợi dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc tư tưởng hòa bình, hợp tác với Pháp... => Mục đích các chính sách trên là để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.. 3đ. Câu 3. Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? 3đ - Giai cấp địa chủ phong kiến: Ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp tư sản; Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến. - Tầng lớp tiểu tư sản: thành thị tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. - Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.. Câu 4. Trình bày hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và vai trò của Hội đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? * Sự ra đời: Cuối năm1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 6/1925, Người tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (VNCMTN). * Hoạt động: - Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Một số người được chọn đi học ở trường Đại học Phương Đông và trường quân sự ở Liên xô, Trung Quốc, còn phần lớn về nước hoạt động... - Hội VNCMTN xuất bản báo Thanh niên (năm 1925) làm cơ quan tuyên truyền của Hội. - Các bài giảng của Người được tập hợp và in thành sách Đường cách mệnh…. 3đ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Câu 5. Câu 6. - Những tài liệu này được bí mật chuyển về nước… - Năm 1828, Hội VNCMTN chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, sống và lao động cùng công nhân để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin. - Đầu năm 1929, Hội VNCMTN đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Các tổ chức quần chúng xuất hiện như: Công hội, Nông hội…. * Vai trò của Hội đối với sự thành lập Đảng - Hội VNCMTN có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng… - Thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vô sản… - Hội VNCMTN đóng vai trò tích cực góp phần chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam… Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1930 ? Những cống hiến 3đ to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc 1911 – 1930 ? 1. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: - 5/6/1911 ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng - 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ… - 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga => Tư tưởng của Người dần dần biến đổi. - 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người. - 1919 Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vécxai - 7/1920 Đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Le6nin. - 12/1920 Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. - 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. - 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria).. - 6/1923, Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật và Tạp chí Thư tín quốc tế. - 1924, Người dự và đọc tham luận tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. - 6/1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam… 2. Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc: - Tìm được con đường cứu nước đúng đắn: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. - Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. - Xác định đường lối đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trình bày Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 ? 3đ 1. Hoàn cảnh Hội nghị. - Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 đã thúc đẩy phong trào công nông phát triển mạnh mẽ. Nhưng, do hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau sẽ gây nên sự chia rẽ vì thế sẽ bất lợi cho cách mạng Việt Nam. - Yêu cầu bức thiết lúc này là phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. - Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã triệu tập đại biểu của ba tổ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> chức để thống nhất thành một đảng duy nhất. 2. Nội dung Hội nghị Hội nghị họp từ 6/01/1930 tại Hương Cảng – Quảng Châu – Trung Quốc, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tại Hội nghị đã thông qua những nội dung: - Tán thành thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương, Điều lệ, Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo ( Sau này gọi là cương lĩnh chính trị) - Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi các tầng lớp trong xã hội ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng - Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Câu 7. Hãy trình bày Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? - Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN trong những năm đầu thế kỷ XX - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng. - Từ đây cách mạng VN trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới - Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu cho những bước phát triển nhảy vọt về sau. So sánh sự giống nhau và khác nhau của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng với Luận cương 3đ chính trị năm 1930 ? Rút ra hạn chế của luận cương ? * Giống nhau: - Xác định hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam: Làm cách mạng dân tộc dân chủ sau chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cách mạnh Việt Nam. * Khác nhau: - Cương lĩnh: + Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc lên trên nhiệm vụ phong kiến + Lực lượng cách mạng: Công nông và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông... - Luận cương: + Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến lên trên nhiệm vụ đánh đổ đế quốc + Lực lượng cách mạng: Chủ yếu là công, nông * Hạn chế luận cương: - Chưa thấy được mâu thuẩn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến là mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. - Không đánh giá được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp ngoài giai cấp công, nông. - Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng những hạn chế đó dần dần được khắc phục..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> MỤC LỤC TT 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5. Đề mục Lớp 6. Chủ đề 1. Chủ đề 2. Chủ đề 3. Chủ đề 4. Lớp 7 Chủ đề 3. Chủ đề 4. Chủ đề 5. Chủ đề 6. Chủ đề 7. Chủ đề 8. Lớp 8 Chủ đề 1. Chủ đề 2. Chủ đề 3. Chủ đề 4. Chủ đề 5. Lớp 8. Nội dung LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X Buổi đầu lịch sử nước ta Thời kì Văn Lang - Âu Lạc Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (Thế kỉ X) Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI - Đầu thế kỉ XIII) Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII - XV) và nhà Hồ (đầu thế kỉ XV) Nước Đại Việt đầu thế kỉ XV, thời Lê sơ Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI - XVII Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (từ năm 1917 đến năm 1945) CM tháng Mười Nga 1917 và công cuộc XD CNXH ở LX (1921 - 1941) Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Sự phát triển của Khoa học - kĩ thuật và văn hóa TG nửa đầu thế kỉ XX LỊCH SỬ VIỆT NAM từ năm 1858 đến năm 1918. Trang.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1 2 3 4 1 2 3 4 5. Chủ đề 1. Chủ đề 2. Chủ đề 3. Chủ đề 4. Lớp 9 Chủ đề 1. Chủ đề 2. Chủ đề 3. Chủ đề 4. Chủ đề 5. Lớp 9 Chủ đề 1.. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) Phong trào kháng chiến chống Pháp cuối Thế kỉ XIX (từ sau năm 1885) Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đến năm 1918 Xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI từ năm 1945 đến nay Liên Xô và các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Các nước Á - Phi - Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 dến nay Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay LỊCH SỬ VIỆT NAM từ năm 1919 đến nay Việt Nam trong những năm 1919 - 1930.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×