Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De TV giua k2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.31 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT BIÊN HÒA TRƯỜNG TH TÂN PHONG A. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) A/ ĐỌC – HIỂU: 3 điểm Đọc thầm bài: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa SGK trang21và khoanh tròn vào trước chữ cái câu trả lời đúng nhất:. Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế tạo những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sư nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong viêc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao đông. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều quân chương cao quý. Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM. Câu 1: Ông Trần Đại Nghĩa quê ở đâu? a. Vĩnh Long b. Sài Gòn c. Pháp. d. Hà Nội. Câu 2: Cùng với những người khác, ông đã chế tạo ra vũ khí gì để đánh giặc? a. Những loại vũ khí có sức công phá lớn b. Máy bay c. Xe tăng d. Tàu thủy Câu 3: Tên ông là Phạm Quang Lễ, ai đã đặt tên Trần Đại Nghĩa cho ông? a. Bố mẹ ông b. Ông tự đặt c. Bác Hồ d. Nhân dân Câu 4: Khi theo học đại học ở Pháp, ông đã học những chuyên ngành nào? a. Kĩ sư cầu cống b. Kĩ sư cầu điện c. Kĩ sư hàng không d.Cả 3 ý trên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5: Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn lao cho đất nước ? a/ Nhờ ông có tài năng. b/ Nhờ ông có lòng yêu nước sâu sắc. c/ Nhờ ông có tinh thần làm việc tận tụy với công việc chung. d/ Cả 3 câu a, b và c. Câu 6: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: dũng cảm, dũng mãnh, anh hùng, gan góc. Ông Trần Đại Nghĩa là một ……………Lao động. Câu 7: Chủ ngữ trong câu “Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.” là: a. Ngoài ra, ông b. Ông c. Ngoài ra, ông còn miệt mài d. Nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí Câu 8: Câu: “ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long.” là câu kể dùng để: a/ Nêu nhận định. b/ Giới thiệu. c/ Vừa giới thiệu vừa nêu nhận định. Câu 9: Về mặt cấu tạo, vị ngữ trong câu kể Ai là gì? thường do: a/ Động từ hoặc cụm động từ tạo thành. b/ Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. c/ Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. d/ Cả a và b. Câu 10: Câu “Năm 1935, ông sang Pháp học đại học.” a. Có vị ngữ là: ……………………………………………………. b. Thuộc kiểu câu kể: ……………………………………………… B/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: 2 điểm. Đọc một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 kết hợp trả lời 1 câu hỏi về nội dung của bài. Ngày 25/02/2015 GV ra đề. Bùi Đình Hoành.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD-ĐT BIÊN HÒA TRƯỜNG TH TÂN PHONG A. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI 4 NĂM HỌC: 2014– 2015 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) Phần viết: I/ Chính tả: Bài:. Quả cà chua. Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người. Theo Ngô Văn Phú II/ Tập làm văn: Đề: Em đã từng thấy một cây cho bóng mát. Cây đó có thể em gặp ở sân trường em hoặc một nơi nào đó. Em hãy tả lại cây cho bóng mát mà em yêu thích nhất. Ngày soạn 25 / 02 / 2015 GV ra đề. Bùi Đình Hoành.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HKII – KHỐI 4 A. TIẾNG VIỆT (VIẾT) I. Chính tả (2 điểm) Mỗi lỗi trong bài viết (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa theo quy định) trừ 0,25 điểm, sai 2 dấu câu trừ 0,25 điểm. Nếu chữ viết không rõ, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn, ... trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (3 điểm) 1. Hình thức: (0,5đ) - Viết được bài văn đúng thể loại, đầy đủ nội dung, độ dài bài viết từ 10 - 12 câu trở lên, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, sạch sẽ. 2. Nội dung: (2,5 đ) + Đúng nội dung yêu cầu của đề bài, diễn đạt ý chính xác, hợp lý biết dùng một số biện pháp tu từ, thể hiện được tình cảm, diễn đạt ý mạch lạc, lôgic ... : 2,5đ. + Đúng nội dung yêu cầu của đề bài, diễn đạt ý chính xác, hợp lý, thể hiện được tình cảm, diễn đạt ý mạch lạc, lôgic ... : 2đ. + Đúng nội dung yêu cầu của đề bài, diễn đạt khá ý chính xác, hợp lý, thể hiện được tình cảm, diễn đạt ý khá mạch lạc, lôgic ... : 1,5đ. + Chưa sát nội dung yêu cầu của đề bài, diễn đạt ý còn lủng củng, thiếu thể hiện được tình cảm, diễn đạt ý lộn xộn, .... : 0,5đ. * Cả bài chữ viết không rõ, không đúng mẫu, trình bày không sạch đẹp trừ 0,25đ. Bài làm đủ 3 phần: + Mở bài: -. Giới thiệu chung về cây sẽ tả: Cây gì? Do ai trồng?( nếu em biết) Cây được trồng ở. đâu? Cây trồng đã được bao lâu? + Thân bài: - Tả được bao quát (chiều cao, độ rộng của tán cây). -. Tả chi tiết từng bộ phận của cây: Gốc cây thế nào? Thân cây/lá cây/hoa, quả của. cây/rễ cây…thế nào? + Kết bài: -. Nêu khái quát ấn tượng của em về cây đang tả và suy nghĩ về ích lợi, ý thức bảo vệ,. giữ gìn cây..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. TIẾNG VIỆT ( ĐỌC) I/ ĐỌC – HIỂU: 3 điểm Câu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 đúng, mỗi câu đạt 0,25 điểm. Câu 5, 10 đúng, mỗi câu đạt 0,5 điểm. 1/ a 7/ b. 2/ a 8/b. 3/ c 9/c. 4/ d 5/ d 6/ Anh hùng 10/ sang Pháp học đại học. Thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?. II/ ĐỌC THÀNH TIẾNG: 2 điểm - Phát âm đúng: 0,25đ (sai trên 6 tiếng: 0đ). - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0,25đ (sai trên 6 tiếng: 0đ). - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5đ (sai 1-3 chỗ: 0,25đ; từ 4 chỗ trở lên: 0đ). - Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 80 tiếng/phút): 0,25đ ( đọc trên 2’: 0đ) - Bước đầu biết thể hiện giọng đọc diễn cảm đúng thể loại, nội dung bài: 0,25đ. - Trả lời đúng câu hỏi: 0,5đ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×