Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chuong I Bai 1 Nguoi ban moi cua em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.77 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 1: </b><i>Từ ngày 22/08/2016 đến ngày 26/08/2016</i>


Thứ ba, ngày 23 tháng 08 năm 2016
TIN HỌC


<b>Bài 1: Người bạn mới của em (Tiết 1)</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Giúp học sinh làm quen với máy tính (công dụng và cấu tạo cơ bản). Giúp các
em biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, cách bố trí ánh
sáng.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Tranh ảnh về máy tính, 1 bộ máy tính để bàn, xách tay.
<b>III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i>Hoạt động của học sinh</i>


<b>A. Ổn định lớp.</b>
<b>B. Bài mới:</b>


1. Giới thiệu bài: Từ nay em có một người bạn
mới, đó là chiếc máy tính. Bạn mới của em có
nhiều đức tính q: chăm làm, làm đúng, làm
nhanh và thân thiện.


2. Bài dạy:


<b>HĐ 1: </b><i>Giới thiệu về máy tính:</i> Người bạn –
máy tính sẽ giúp em học bài, tìm hiểu thế giới


xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và
quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia
các trị chơi lí thú và bổ ích.


- GV mời 2 em cho ví dụ cụ thể.


- Các em đã được thấy mấy loại máy tính?
- Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy
là máy tính để bàn và máy tính xách tay.


<b>HĐ 2: </b><i>Các thành phần cơ bản của máy tính:</i>


- HS quan sát hình 1, xem máy tính để bàn có
mấy bộ phận cơ bản?


- u cầu HS nêu tên từng bộ phận?


- GV yêu cầu HS nêu công dụng từng bộ phận:
+ Màn hình.


- Giống vật gì trong nhà các em?
+ Phần thân máy:


- GV yêu cầu HS lên chỉ ra phần thân máy.
+ Bàn phím:


- HS lắng nghe.


- HS lắng nghe.



- HS trả lời.


- HS lắng nghe, trả lời.


- HS quan sát tranh và hình 2
SGK.


- HS quan sát hình 1 và trả lời.
- Màn hình, phần thân máy, bàn
phím, chuột.


- Cho thấy kết quả hoạt động
của máy tính.


- 1 HS trả lời.


- Chứa nhiều chi tiết tinh vi, bộ
xử lí là bộ não điều khiển mọi
hoạt động của máy tính.


- 1 HS lên máy, các em còn lại
quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- GV yêu cầu HS lên gõ vài phím và xem kết
quả trên màn hình.


+ Chuột:


-u cầu HS nhắc lại.



<b>HĐ 3: </b><i>Ích lợi của máy tính trong việc học tập</i>
<i>của các em.</i>


- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4, 5 và trả lời.
- Yêu cầu một số HS nêu thêm ích lợi mà em
biết.


- GV nhắc lại và nêu thêm một vài công dụng
thường thấy: Liên lạc với bạn bè, nghe nhạc,
xem phim, chơi các trị chơi, xử lí hình ảnh….
<b>C. Củng cố:</b>


- GV nêu lại các loại máy tính thường thấy, các
bộ phận chính và ích lợi của máy tính.


- GV nhận xét tiết học.


- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3 SGK/6-7.


- 1 HS lên gõ, các em còn lại
quan sát.


- Giúp điều khiển máy tính
nhanh chóng và thuận tiện.
- HS nhắc lại.


- 3 HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.



<b>Bài học kinh nghiệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>TUẦN 1: </b><i>Từ ngày 22/08/2016 đến ngày 26/08/2016</i>


Thứ sáu, ngày 26 tháng 08 năm 2016
TIN HỌC


<b>Bài 1: Người bạn mới của em (Tiết 2)</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Giúp học sinh làm quen với máy tính (cơng dụng và cấu tạo cơ bản). Giúp các
em biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, cách bố trí ánh
sáng.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Tranh ảnh về máy tính, 1 bộ máy tính để bàn, xách tay.
<b>III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:</b>


<i><b>Hoạt động của giáo viên</b></i> <i><b>Hoạt động của học sinh</b></i>
<b>A. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.</b>


- Nêu tên các bộ phận chính của máy tính để
bàn?


- Chức năng cơ bản của từng bộ phận?


- Máy tính giúp các em điều gì trong học tập?
<b>B. Bài mới:</b>



1. Giới thiệu bài:


- Để sử dụng máy tính đầu tiên ta phải làm gì?
- GV treo tranh, bạn này đang làm gì?


2. Bài dạy:


<b>HĐ 1: </b><i>Bật máy tính:</i>


- GV bật cơng tắc màn hình.


- GV bật công tắc trên phần thân máy.
- Yêu cầu HS nhắc lại.


* GV: Hiện lên màn hình nền, trên đó có nhiều
biểu tượng.


Chú ý: Đối với một số máy khác ta chỉ cần bật
công tắc chung.


<b>HĐ 2: </b><i>Tư thế ngồi của em đối với máy tính:</i>


- Ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái sao cho
không phải ngẩng cổ ngước mắt, khoảng cách
50-80cm, không nên nhìn lâu vào màn hình.
- GV làm mẫu.


- GV mời học sinh làm lại.
<b>HĐ 3: </b><i>Phân bố ánh sáng.</i>



- Ánh sáng khơng chiếu thẳng vào màn hình và
khơng chiếu thẳng vào mắt em.


- Kiểm tra xem máy tính để trong phịng đã hợp
lí chưa? Vì sao?


<b>HĐ 4: </b><i>Tắt máy tính.</i>


- Khi khơng làm việc nữa, các em phải làm gì?
- GV thao tác cách tắt máy tính.


- Màn hình, thân máy tính, bàn
phím, chuột.


- 2 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- Bật máy tính.


- Ngồi trước máy tính.


- HS quan sát, làm trên máy
tính.


- HS quan sát, làm trên máy
tính.


- 1 HS nhắc lại.


- HS quan sát màn hình nền và
chỉ ra các biểu tượng.



- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.


- HS chú ý, tự kiểm tra lại tư thế
ngồi của mình.


- HS quan sát, phát biểu.


- HS lắng nghe, quan sát hình
10.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Yêu cầu HS nhắc lại.
<b>HĐ 5: </b><i>Thực hành.</i>


- HS bật máy, quan sát màn hình, biểu tượng.
- HS tắt máy tính.


<b>C. Củng cố:</b>


- GV nêu lại cách bật máy, tư thế ngồi và cách
tắt máy tính.


- GV nhận xét tiết học.


- Về nhà làm bài tập 4, 5, 6 vào sách-SGK/10.


- Tắt máy tính.


- HS quan sát, làm theo.


- 1 HS nhắc lại.


- HS thực hành.
- HS thực hành.


<b>Bài học kinh nghiệm:</b>


</div>

<!--links-->

×