Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ACM PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.93 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem A: Nghịch với số may mắn Time limit: 2s Như tất cả mọi người đều biết thì số may mắn chỉ bao gồm 2 chữ số đó là 4 và 7. Ví dụ 47, 444, 474 là số may mắn; còn 45, 448, 347 không phải là số may mắn. Frost hiện có 1 số bất kỳ gồm n chữ số (không chứa số 0 ở đầu). Số này được biểu diễn dưới dạng mảng gồm n phần từ được đánh số từ 1 -> n, mỗi phần tử là chữ số tương ứng của số may mắn. Với mảng số trên, Frost sẽ thực hiện k thao tác, mỗi thao tác như sau: tìm chỉ số x bé nhất thỏa mãn dx = 4 và dx+1 = 7. Nếu x là số lẻ thì gán dx = dx+1 = 4, ngược lại thì gán dx = dx+1 = 7. Nếu không tìm được x thỏa mãn thì thao tác vẫn được tính, nhưng mảng số không thay đổi. Giúp Frost tìm được số mà sau khi anh thực hiện k thao tác trên. Input Dòng đầu tiên nhập 2 nguyên số n và k (1 <= n <= 105, 0 <= k <= 109) lần lượt là số chữ số của số Frost sở hữu, và số thao tác Frost cần thực hiện Dòng tiếp theo nhập số gồm n chữ số (Input đảm bảo không có chứa số 0 ở đầu) Output: In ra số mà Frost có được sau khi thực hiện k thao tác.. Example: Test 1:. Test 2:. Input: 7 6 4747477. Input: 4 2 4478. Output: 4444477. Output: 4478. Giải thích test 2: 4478 -> 4778 -> 4478.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem B: Trò chơi của người ra đề Time limit: 2s Cảm thấy nhiều lúc việc ra đề chơi buồn chán, Frost và Lúi thi thoảng lại bày ra 1 trò chơi để công việc của mình đỡ nhàm chán. Hôm nay Frost sẽ giới thiệu trò chơi này cho mọi người cùng biết. Ban đầu có 1 đống gồm n viên đá được đặt trên bàn. Trong 1 lượt chơi, 1 đống đã sẽ được chọn và chia thành k (k>=2) đống đá, đống thứ i (1 <= i <= k) gồm ai viên đá thỏa mãn a1 > a2 > … > ak > 0 và a1 – a2 = a2 – a3 = … ak-1 – ak = 1. Mỗi người sẽ thực hiện 1 lượt chơi, xong sẽ đến người kia. Người nào không thể hoàn thành được lượt chơi của mình sẽ bị thua. Frost sẽ là người chơi trước. Đố các bạn ai sẽ thắng nếu cả Frost và Lúi đều chơi theo cách tối ưu nhất. Input: Dòng duy nhất gồm số nguyên n (1 <= n <= 105) là số đá nằm trong đống ban đầu được đặt trên bàn. Output: Nếu Frost thắng, hãy in ra k – là số đống bé nhất mà Frost đã chia đống ban đầu ra trong lượt chơi đầu tiên để có thể thắng được. Nếu Lúi thắng, hãy in ra “-1”. Example: Test 1:. Test 2:. Input: 6. Input: 15. Output: -1. Output: 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem C: Lớp hình học Time limit: 1s Em trai của Frost hiện nay đang học lớp 9, và có hỏi Frost về 1 bài hình học trên lớp. Cụ thể như sau: Đề bài yêu cầu hãy tạo 1 vector B từ 1 vector A và 1 vector C cho trước, với điều kiện chỉ được dùng các thao tác sau:  . Xoay vector A 90 độ theo chiều kim đồng hồ Cộng thêm vector C vào vector A. Các thao tác có thể thực hiện theo bất kỳ thứ tự nào, và được sử dụng vô số lần Hỏi xem có cách nào để tạo được vector B hay không? Frost đã lâu lắm không đụng đến hình học, các bạn hãy giúp Frost nhé.. Input: Dòng đầu tiên nhập 2 số nguyên x1 và y1 (-108 <= x1, y1 <= 108) - là tọa độ của vector A Dòng đầu tiên nhập 2 số nguyên x2 và y2 (-108 <= x2, y2 <= 108) - là tọa độ của vector B Dòng đầu tiên nhập 2 số nguyên x3 và y3 (-108 <= x3, y3 <= 108) - là tọa độ của vector C. Output: In “YES” nếu có thể tạo được vector B, ngược lại in ra “NO”.. Example: Test 1:. Test 2:. Input: 2 3 2 3 0 0. Input: 0 0 1 1 2 2. Output: YES. Output: NO.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem D: Mở khóa Time limit: 1s Lúi là một người hay quên, chính vì thế mà đã rất nhiều lần cậu quên mật khẩu máy tính của mình. Lúi cũng là một người rất yêu các con số 6 và 9 vì thế mà câu đã đặt mật khẩu máy tính của mình là một số nguyên chỉ gồm 2 số 6 và 9. Số nguyên đó phải là nhỏ nhất và thỏa mãn các điều kiện sau. -. Có a số 6 Có b số 9 Có c số 69 Có d số 96. Bạn hãy giúp Lúi nhớ lại mật khẩu nhé. Input Gồm 4 số a, b, c, d (1 <= a, b, c, d <= 106). Output Mật khẩu máy tính của Lúi, nếu không có số nào thỏa mãn điều kiện trên, in ra số -1. Example: Test 1 Input: 2 2 2 1 Output: 6969. Output Input: 1 1 1 1 Output: -1.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem E: Những tấm gỗ nhỏ Time limit: 1s Hết giờ học Lúi thường vật vờ ở các quán cafe quanh trường. Quán cafe nào thì cũng có bộ trò chơi rút gỗ. Lúi đã quá nhàm chán với trò chơi này rồi nên cậu quyết định sẽ làm gì đó với những tấm gỗ nhỏ. Với mỗi tấm gỗ, Lúi viết nên đó đúng n số, và giờ Lúi tự hỏi với T tấm gỗ được xếp thẳng hàng, ta thu được một dãy các số rất dài, dãy số đó có dãy con không giảm dài nhất là bao nhiêu.. Input Dòng đầu gồm 2 số nguyên n, T (1 <= n <= 100, 1 <= T <= 107) Dòng tiếp theo gồm n số nguyên a1, a2, …, an trên mỗi tấm gỗ (1 <= ai <= 300). Output In ra số nguyên duy nhất là độ dài dãy con không giảm dài nhất. Example: Input:. Output:. 52 25235 Giải thích: 2 5 2 3 5| 2 5 2 3 5. 6.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem F: Trò chơi viết số nhanh Time limit: 1s Tí và Téo đang cùng chơi trò chơi viết số nhanh. Trò chơi rất đơn giản Tí sẽ nghĩ ra một con số N còn Tèo sẽ nghĩ ra một con số M. Hai bạn sẽ cùng nói 2 con số đó một lúc, và ngay sau đó ai viết được ra nhiều số nguyên dương chia hết cho M và có số lượng từng chữ số giống với số N nhất thì sẽ là người chiến thắng. Rất nhanh chóng và có vẻ như Tí đã hack speed trong trò chơi này, cậu trả lời rất nhanh.. Input Gồm 2 số nguyên N và M (1<= N <=1018, 1 <= M <= 100).. Output Số lượng các số chia hết cho M và có số lượng từng chữ số giống với N.. Example: Input 702 6 Giải thích: có 3 số là 270, 702, 720.. Output 3.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem G: Chiến hữu Time limit: 1s Drow và Medusa là 2 hero rất khỏe với lượng sát thương gây ra là rất lớn. Cặp đôi này được đội OG dùng để chiến thắng đội EG trong 1 game đấu ở vòng bảng TI 6. Biết sát thương của Drow gây ra sau mỗi hit đánh là a, của Medusa là b và lượng máu của hero địch là n. Bạn hãy giúp 2 player chơi Drow và Medusa tính xem cần tối thiểu bao nhiêu hit đánh (của cả 2) để có được lượng sát thương đúng bằng n. Nếu không thể thì in ra -1.. Input Dòng đầu tiên chứa số bộ test T (1 <= T < 100). T dòng sau, mỗi dòng chứa 3 số n, a, b cách nhau 1 khoảng trắng (1 <= n, a, b <= 10^9).. Output In ra trên mỗi dòng tổng số hit đánh tối thiểu, nếu không thể thì in ra -1 ứng với mỗi bộ test.. Example: Input 1 10 3 4. Output 3.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem H: Tìm kiếm File Time limit: 1s Máy tính của Blabla bị hỏng nên tìm kiếm file ra kết quả sai, khi nhập một từ khóa tìm kiếm vào thì kết quả tìm kiếm bị sai rất nhiều khiên Blabla tức tối. Một từ khóa tìm kiếm là một xâu chỉ chứa các ký tự tiếng Anh viết thường, và chứa duy nhất một dấu sao (*), ký tự * không nằm ở đầu cũng như ở cuối xâu. Một file khớp với một từ khóa tìm kiếm khi thay dấu * bằng một xâu bất kỳ (kể cả xâu rỗng) bằng nhau. Ví dụ “a*d” khớp với các file “abcd”, “abd”, “ad”, không khớp với “bcd”. Hãy viết một chương trình giúp Blabla kiểm tra xem một file nào đó có khớp với xâu tìm kiếm không.. Input Dòng đầu tiên chứa số tự nhiên n là số file (1 <= n < 100). Dòng thứ hai chứa xâu tìm kiếm độ dài nhỏ hơn 100. n dòng tiếp theo mỗi dòng là tên của một file.. Output In ra trên mỗi dòng tương ứng “DA” nếu file đó khớp, ngược lại in “NE”.. Example: Input 3 a*d abcd anestonestod facebook. Output DA DA NE.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem I: Cộng trừ Time limit: 1s Tính s = -1 + 2 – 3 + … + ((-1) ^ n) * n.. Input Số nguyên n (1 <= n <= 10^15). Output Giá trị s.. Example Test 1 Input: 4. Test 2 Input: 5. Output: 2. Output: -3.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Problem J: Học hè Time limit: 1s OOO đang định quay lại trường để học thêm các khóa học mùa hè, cậu định ra trường sớm. Nhà trường mở ra n môn học, môn học bắt đầu từ ngày st[i] đến ngày en[i] và diễn ra liên tục không nghỉ ngày nào. Tuy nhiên, mùa hè Hà Nội lại quá nóng nên cậu đang băn khoăn không biết sẽ lên Hà Nội vào ngày nào và về ngày nào. OOO có Q kế hoạch cho ngày đi và ngày về, các bạn hãy thử tính giúp xem, với mỗi kế hoạch thì OOO sẽ học được nhiều nhất bao nhiêu môn học để cậu có thể sớm ra trường nhé. Ngoài ra, để có thể học tốt, OOO sẽ không học một lúc 2 môn học, cụ thể hơn, OOO không thể học 2 môn học trong cùng một ngày, và khi học một môn học cậu phải đi học đầy đủ, không bỏ buổi nào.. Input Dòng đầu tiên chứa 2 số nguyên n và Q lần lượt là số môn học trong hè và số dự định thời gian lên Hà Nội của OOO (1 <= n, Q <= 10^5) Dòng thứ i trong n dòng tiếp theo gồm 2 số nguyên st và en thể hiện cho ngày bắt đầu và ngày kết thúc của môn học thứ i (1 <= st <= en <= 10^6) Dòng thứ I trong Q dòng tiếp theo chứa 2 số nguyên a và b thể hiện cho ngày OOO lên Hà Nội và ngày OOO về quê (1 <= a <= b <= 10^6). Output.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ACM PTIT SUMMER 2016 round 5. Gồm Q dòng, mỗi dòng ghi số lượng môn học nhiều nhất mà OOO có thể học được.. Example Input 3 1 3 9 7 10 15 17 1 20. Output 2.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×