Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bai 7 Banh troi nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.83 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bánh trôi nước Bánh trôi nước- một thứ mà đối với mỗi chúng ta đều mang nét thân thương đến khó tả. Nhưng, đã có mấy ai nhìn thấu được hình ảnh thật sự của chiếc bánh trôi nước như Hồ Xuân Hương? Khi bà nhìn vào thứ bánh trắng nõn đó, đã ùa về trong tâm trí bà những hình ảnh của người con gái thời xưa kia- một hình ảnh khiến con người ta luôn phải ngẫm nghĩ. Để rồi từ đó, bà đã viết nên từng vần thơ điêu luyện, trang nhã trong bài thơ “Bánh trôi nước”: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” Hiện hữu trước mắt chúng ta là hình ảnh của chiếc bánh trôi nước, hay phải chăng đó là hình ảnh của thân phận người phụ nữ xưa kia? Một hình ảnh tuy đẹp đẽ nhưng đâu đó lại mang nét muộn phiền khó tả. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Người phụ nữ luôn mang một nét đẹp thanh khiết, say đắm lòng người, tựa như chiếc bánh trôi trắng nõn, tròn trĩnh. Thế nhưng, cụm từ “thân em” lại mang một nét cô đơn, hiu quạnh đến tột cùng. Một sự cô đơn không ai thấu, không ai hiểu và cũng không ai hay. “Bảy nổi ba chìm với nước non” Người phụ nữ luôn luôn phải gánh trên mình một gánh nặng, không chỉ là gia đình mà còn cả xã hội ngoài kia. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” đã nói lên sự vất vả, khổ cực, lầm than mà người phụ nữ phải chịu đựng từ luật lệ phong kiến hà khắc, từ thứ gọi là “nước non”-là một xã hội đã sớm là thối nát ở bên ngoài, một xã hội rộng lớn, mênh mông mà người phụ nữ chỉ như một thứ thật sự nhỏ bé trong xã hội phong kiến thời xưa. Như nhà thơ Tế Hanh đã từng nói: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông.” Người phụ nữ tuy không có tiếng nói trong xã hội, nhưng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Không chỉ bây giờ, mà ngay từ khi xưa, ai ai cũng đã biết được rằng: thân phận người phụ nữ xưa chỉ hoàn toàn là phụ thuộc. Họ phụ thuộc vào từng lời nói, từng quyết định của con người, của xã hội hay chỉ đơn giản là người đàn ông. Cứ như thế, cả cuộc đời họ phải chăng cũng chỉ là bị điều khiển như một con rối đáng thương? Chiếc bánh trôi rắn hay cứng, nát hay nhão cũng đều do một tay kẻ nhào, kẻ nặn. Người phụ nữ cũng vậy. “Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Người phụ nữ mang trong mình vẻ đẹp trong trắng, thuần khiết lòng người nhưng bạc mệnh, số phận khổ cực. Nhưng có chăng, mấy ai hiểu được tấm lòng của họ, một tấm lòng son sắt- thứ duy nhất mà những người như họ còn có thể giữ chặt, một thứ mà đối với con người ta đều là đáng trân trọng, đáng nâng niu. Tấm lòng của họ được ví như nhân đường phên của bánh trôi, cho dù có ra sao vẫn mãi giữ mãi một màu đỏ son, khiến con người ta mỗi khi nhìn vào đều phải thấy nể phục. “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Như nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết trong “Truyện Kiều”, để qua đó nói lên thân phận nghiệt ngã, cay đắng của Thúy Kiều cũng như bao con người phụ nữ khác. Chỉ vì mang trên mình một chữ “phận đàn bà” mà phải chịu đau đớn, cho tới nỗi “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, tựa hồ một sự oán trách thân phận của chính bản thân họ. Qua bài thơ trên, đã mở ra một hình ảnh hoàn toàn khác biệt của người phụ nữ khi xưa thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước; đồng thời cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. -------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×