Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài 4: NGUYÊN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.82 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:. Tiết 5. Ngày giảng: Bài 4: NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Học sinh biết được: Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-). - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron; kí hiệu proton: p, có điện tích ghi bằng dấu (+); kí hiệu nơtron: n, không mang điện. - Trong mỗi nguyên tử, số proton bằng số electron. - Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quang hạt nhân và được sắp xếp thành tứng lớp. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố … - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Bảng phụ ghi sơ đồ nguyên tử của H, O, Na. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu trước nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học A. Hoạt động mở đầu ( 5’) - Mục tiêu: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” giúp học sinh phát sinh nhu cầu tìm hiểu về vấn đề cần giải quyết. - Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. - Sản phẩm: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS - Cách tổ chức thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. Giáo viên chiếu hình ảnh của một số đồ vật thường gặp, học sinh nhìn nhanh và trả lời đâu vật thể, đâu là chất. VD: Than, dây điện, bàn, ghế, ấm đun nước… Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề: Ở tiết học trước các em đã học xong bài chất. Các em đã được thực hành để thấy được sự khác nhau giữa chất này với chất khác. Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Nguyên tử là gì? 13 phút. - Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tử là gì và cấu tạo của nguyên tử. - Nội dung: Hs hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi - Sản phẩm: Các câu trả lời và giải thích. - Cách tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân 1. Nguyên tử là gì? nghiên cứu thông tin sgk, trả lời câu hỏi: ? Nguyên tử là gì? ? Có bao nhiêu loại nguyên tử? Có bao - Nguyên tử là những hạt vô nhiêu chất? cùng nhỏ bé trung hoà về điện. - HS: + Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé trung hoà về điện. + Có trên 100 loại nguyên tử và hàng chục triệu chất khác nhau. - GV: Giải thích: nguyên tử vô cùng nhỏ vì có đường kính vào cỡ 10-8cm, nguyên tử trung hòa về điện vì tổng điện tích trong nguyên tử bằng 0. Kỹ thuật khăn trải bàn - GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trong 8’ trả lời các câu hỏi. - HS: Thảo luận nhóm trong 8’: các thành viên hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi, ghi câu trả lời vào các ô xung quanh trong 5’; nhóm trưởng thống nhất ý kiến, ghi câu trả lời chung vào ô trung tâm trong 3’. ? Cấu tạo nguyên tử? ? Hạt nhân mang điện tích gì? ? Lớp vỏ mang điện tích gì? ? Kí hiệu electron? Điện tích electron? - HS: Đại diện nhóm báo cáo từng câu hỏi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức.. - Cấu tạo: Nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương. + Lớp vỏ gồm một hay nhiều electron mang điện tích âm. - Electron + Kí hiệu: e. + Điện tích âm nhỏ nhất (-). Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử (15 phút). - Mục tiêu: HS biết được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. - Nội dung: Hs nghiên cứu thông tin sgk thảo luận theo nhóm trong 5’ trả lời câu hỏi Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những loại nào? - Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm - Cách tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung 2. Hạt nhân nguyên tử - GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk. ? Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những loại nào? - HS: Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. - GV: Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm trong 5’ trả lời câu hỏi. + Nhóm 1: Tìm hiểu hạt proton + Nhóm 2: Tìm hiểu hạt nơtron Cho biết: Ký hiệu? Điện tích? - HS: Đại diện nhóm báo cáo. - GV: Chốt kiến thức. - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. + Proton (p): Điện tích (+) + Nơtron (n): Không mang điện 8. 8. Z. 17 O AX - GV: 16 O A: Nguyên tử khối = số khối X: Kí hiệu hóa học Z: số hiệu nguyên tử = số p ? Nhận xét số p của 2 nguyên tử trên? - HS: 2 nguyên tử trên đều có số p = 8 - GV: 2 nguyên tử trên gọi là nguyên tử cùng loại. ? Nguyên tử cùng loại là gì? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nguyên tử có cùng số p - GV: Chốt kiến thức. trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? 2 nguyên tử dưới đây có được gọi là nguyên tử cùng loại không? Vì sao? 17 36. 17. 36 Cl Cl - HS: Là 2 nguyên tử cùng loại. Vì đều có số p = 17. - GV: Yêu cầu hs quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử hiđro,oxi, natri. ? Nhận xét về số p và số e trong nguyên tử hiđro, oxi, natri? - Nguyên tử luôn trung hoà về - HS: số p = số e điện nên: - GV: Chốt kiến thức. Số p = số e = số điện tích hạt nhân. - GV: Đưa ra bảng thông tin về khối lượng của hạt p, hạt n, hạt e Tính theo gam Tính theo đvC -24 mp 1,6726 . 10 1,00724 -24 mn 1,6748 . 10 1,00862 -28 me 9,1 . 10 0,00055 ? So sánh khối lượng của hạt p, hạt n, hạt e? - HS: p và n có cùng khối lượng, e có khối lượng rất bé = 0,0005 lần khối lượng của hạt p (hạt n). - GV: Vì vậy khối lượng của hạt nhân được - Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. coi là khối lượng của nguyên tử. C. Hoạt động luyện tập (7 phút) - Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học qua hệ thống bài tập - Nội dung: Nhóm bàn thực hiện làm phiếu học tập => Báo cáo, trao đổi bài, chấm chéo. - Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập. - Cách tổ chức thực hiện: HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập trong phiếu học tập. Cho các mô hình nguyên tử của 3 nguyên tố:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng sau: Tên nguyên tử. Số hạt proton. Số hạt electron. Hiđro Heli Oxi Nhóm bàn thực hiện => Báo cáo, trao đổi bài, chấm chéo. D. Hoạt động vận dụng ( 5’) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học trả lời câu hỏi/bài tập. - Nội dung: Trả lời câu hỏi/bài tập: - Sản phẩm: Câu trả lời của HS. - Cách tổ chức thực hiện: HS thực hiện các nhiệm vụ sau: Trả lời câu hỏi/bài tập: 1. Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. 2. Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, số n, số e. - Thiết kế và làm mô hình nguyên tử của 1 nguyên tố tuỳ chọn (ví dụ nguyên tử Nitơ, có 7 hạt p, 2 lớp e, lớp ngoài cùng có 5 e). * Hướng dẫn về nhà - Học bài. Làm bài tập sgk/t15.( ko làm bài tập 4 và 5) - Đọc trước phần I bài 5: Nguyên tố hóa học (sgk/t18). - Tìm hiểu: Nguyên tố hóa học là gì? Kí hiệu hóa học là gì?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×