Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.88 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 18/09/2020 Ngày dạy:.................... Tiết 12 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố khái niệm ca dao, dân ca. - HS nắm được nội dung, giá trị tư tưởng, nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người. - Chú ý khai thác từ láy biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật. -Tạo cho học sinh có cảm giác như được du lịch qua nhiều vùng, miền của đất nước qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan của quê hương đát nước. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu các mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca. 3. Năng lực, phẩm chất - Tự học. - Tư duy sáng tạo.. - Hợp tác. - Sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực đọc hiểu văn bản . - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). 4. Nội dung tích hợp, lồng ghép * Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM - Tình yêu nước, yêu tự do.. - Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước. Tích hợp môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa dân gian. 5. GDHSKT - Hs biết quan sát, lắng nghe, ghi chép bài..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. PHƯƠNG PHÁP - Kĩ thuật trình bày một phút: - Kĩ thuật viết tích cực: Hs viết các đoạn văn. - PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh - Soạn bài theo hướng dẫn SGK. - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Các hoạt động dạy bài mới A. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài mới, tạo hứng thú cho tiết học. - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp - Năng lực cần đạt: huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới - Thời gian: 3’ - Cách thức tiến hành. (1). (2). (3). (4).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ (1)Trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CA ... (2) Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng DAO mênh mông, bát ngát... - GV trình chiếu hình ảnh. (3) (4) - HS quan sát hình ảnh và đọc bài ca ... dao được gợi ra từ hình ảnh? Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (2) Ấn tượng chung về các bài ca dao vừa tìm? - GV nhận xét. Giới thiệu bài Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người rất phong phú. Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít các câu ca hay, đẹp , mượt mà, mộc mạc, tô điểm thêm cho niềm tự hào của địa phương mình. Bốn bài dưới đây chỉ là bốn ví dụ tiêu biểu mà thôi. Bốn bài ca dao sau đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên-học sinh. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1: Giới thiệu chung - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản thể loại ca dao, dân ca - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.. I. Giới thiệu chung. - Năng lực cần đạt: tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Thời gian: 2’ - Cách thức tiến hành ? Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca? Hs nhắc lại. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản. - Phương pháp: đọc diễn cảm, nêu. II. Đọc, hiểu văn bản.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng, khái quát. - Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy sáng tạo. Năng lực đọc hiểu văn bản. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). - Thời gian: 21’ - Cách thức tiến hành: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gv hướng dẫn, đọc mẫu - Học sinh đọc: giọng tha thiết, trìu mến - Giải thích từ khó (chú thích SGK) - Tổ chức cho HS tìm hiểu văn bản: (1) Bài ca là lời của ai? Bài này có bố cục như thế nào? Hình thức bài ca? - Bố cục gồm hai phần: hình thức: Đối đáp + Phần đầu: Lời người hỏi + Phần sau: Lời người đáp. (2) Hãy cho biết mỗi địa danh này có điểm nào riêng và điểm nào chung? - Những địa danh được nhắc đến: năm cửa ô Hà Nội, sông Lục đầu, núi Tản viên, đền Sòng, Thanh hóa, Lạng sơn. (3) Nhờ câu đối đáp em thấy phong cảnh quê hương đất nước như thế nào? (4) Qua lời đối đáp, em có nhận xét. 1. Đọc và chú thích - Chú ý chú thích 1,3,5. 2. Kết cấu, bố cục 3. Phân tích a. Bài ca thứ nhất.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> gì về các chàng trai, cô gái trong bài ca? Hiểu biết điều gì về đất nước,con người Việt Nam? - Xung phong trả lời câu hỏi. - Tham gia nhận xét, bổ sung.... + Điểm riêng: mỗi địa danh gắn với mỗi địa phương khác nhau. + Điểm chung: Đều là những nơi nổi tiếng về văn hóa, lịch sử của nước ta.. - GV tổng hợp, kết luận.. Bài ca dao cho thấy sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, tình cảm quê hương đất nước thường trực trong mỗi con người, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước.. Hỏi đáp là hình thức đối đáp tương đối phổ biến trong ca dao. Ví dụ : - Bây giờ mận mới hỏi đào.... - Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng... Trong bài: Các chàng trai ,cô gái hỏi đáp về những địa danh, với những đặc điểm của từng địa danh.Họ hát đối đáp để thử tài nhau- đo độ hiểu biết về kiến thức lịch sử , văn hoá, địa lí... Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kỳ của vùng Bắc Bộ. Những địa dnah đó không chỉ có những đặc điểm địa lí tự nhiên mà còn có cả những dấu vết lịch sử, văn hoá nổi tiếng. Người hỏi biết chọn những nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Hỏi - đáp như vậy là để thể hiện sự hiểu biết cũng như niềm tự hào , tình yêu đối với quê hương đất nước. Chàng trai, cô gái cùng chung hiểu biết, cùng chung những tình cảm như thế. Đó là cơ sở để họ bày tỏ tình cảm với nhau. Hoạt động của giáo viên-học sinh. Nội dung ghi bảng. Gọi HS đọc bài ca dao.. Bài ca thứ tư. (1) Quan sát hai dòng đầu bài ca dao và nhận xét cấu tạo của hai câu này trên các phương diện cấu trúc, ngôn từ và nhịp điệu? Theo em, cách nói như vậy có tác dụng gì trong việc gợi hình, gợi cảm cho.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> bài ca? - Hai câu đầu: + Cấu trúc ngữ pháp giống nhau + Các nhóm từ ở dòng 2 lặp lại, đảo và đối xứng với các nhóm từ ở dòng 1 + Nhịp 4/4/4 lặp lại ở cả hai dòng. Tạo ấn tượng cảnh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt và cảm xúc phấn chấn, yêu đời, yêu quê hương của người nông dân.. - Hai câu đầu: + Các nhóm từ ở dòng 2 lặp lại, đảo và đối xứng với các nhóm từ ở dòng 1. + Nhịp 4/4/4 lặp lại ở cả hai dòng. Tạo ấn tượng cảnh đồng lúa bạt ngàn xanh tốt và cảm xúc phấn chấn, yêu đời, yêu quê hương của người nông dân.. (2)Trong hai câu ca dao cuối, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp NT gì ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? - Hai câu cuối: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai.... - Hai câu cuối: nghệ thuật so sánh độc đáo Gợi tả vẻ. đẹp thon thả và sức sống thanh xuân của người thôn nữ giữa cánh đồng quê hương trong một buổi sáng đẹp trời.. nghệ thuật so sánh độc đáo . Gợi tả vẻ đẹp thon thả và sức sống thanh xuân của người thôn nữ giữa cánh đồng quê hương trong một buổi sáng đẹp trời. (3) Bài ca là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện t/cảm gì? Em có biết một cách hiểu nào khác về bài ca dao này ? (4) Trong khung cảnh đầy chất thơ đó, em thấy nổi bật hình ảnh nào?. - Bài ca là lời của chàng trai, ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tổ chức cho HS thảo luận.. gái.. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. Bài ca gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu. Những dòng này như được kéo dài ra( 12 tiếng). Hơn nữa hai dòng thơ lại có rất nhiều đảo ngữ, điệp ngữ, phép đối xứng( đứng bên ni đồng- đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát- bát ngát mênh mông)cùng với những từ ngữ địa phương( ni, tê) của người Trung bộ gợi lên sự dài rộng của cánh đồng. Nhìn ở phía nào cũng thấy cái rộng lớn mênh mông. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú đầy sức sống. Cô gái được so sánh với chẽn lúa...gợi lên sự trẻ trung phơi phới, sức sống đang xuân. So với cánh đồng bao la, bát ngát cô gái thật nhỏ bé , mảnh mai. Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé ấy đã làm ra cánh đồng mênh mông, bát ngát. Trước cánh đồng rộng lớn, tác giả vẫn nhận ra cô gái đáng yêu.Với 2 câu cuối, hồn của cảnh đã được hiện lên. Đó chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống. Hoạt động của giáo viên-học sinh. Nội dung cần đạt. Hoạt động 3: Tổng kết. 4. Tổng kết. - Mục tiêu: học sinh biết đánh giá a. NT: + Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời giá trị của văn bản. chào mời, lời nhắn gửi...., thường gợi - Phương pháp: thuyết trình, khái nhiều hơn tả. quát. + Có giọng điệu tha thiết, tự hào. - Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy sáng tạo. Năng lực cảm thụ + Cấu tứ đa dạng, độc đáo. thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, + Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến nghệ thuật của văn bản). thể. - Thời gian: 4’ b. Nội dụng - Cách thức tiến hành: ý nghĩa: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. (1) Em có nhận xét gì về thể thơ trong 2 bài ca? c. Ghi nhớ: SGK (2) Tình cảm chung nhất thể hiện.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> trong 2 bài ca dao này là gì? - Khái quát kiến thức - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. HSKT: Quan sát, lắng nghe và ghi chép bài. Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người là mạch nguồn trong văn học Việt Nam từ thời ca dao cổ tích. Ca dao đẹp như viên ngọc quí bởi đời sống tâm hồn người Việt ta tinh tế, trong sáng, cao đẹp. Đọc ca dao, ta thêm tha thiết một tình yêu quê hương đất nước mình. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập liên hệ thực tế, thực hành trên cơ sở những kiến thức vừa tìm hiểu. - Phương pháp: thuyết trình, khái quát. - Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy sáng tạo. - Thời gian: 4’ - Cách thức tiến hành: Hoạt động của giáo viên-học sinh. Nội dung cần đạt. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI. - Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. - Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. -Đường vô xứ Lạng bao xa ..... (1) Sưu tầm các câu ca dao cùng chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trình bày, rút kinh nghiệm..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV tổng hợp ý kiến. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập liên hệ thực tế, thực hành trên cơ sở những kiến thức vừa tìm hiểu. - Phương pháp: thuyết trình, khái quát. - Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy sáng tạo. - Thời gian: 5’ - Cách thức tiến hành: Hoạt động của giáo viên-học sinh. Nội dung cần đạt. HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP. Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những lời gửi gắm tâm tư, tình cảm của những người dân lao (1) Qua các bài ca dao vừa học, động về tình yêu, tình gia đình, bày tỏ lòng em có nhận xét gì về đời sống yêu quê hương, đất nước, thể hiện niềm vui tâm hồn, tình cảm của người lao cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng động xưa? cảm, tấm lòng chan hòa với thiên nhiên. Qua đó bộc lộ niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, - HS chuẩn bị và chia sẻ trước lòng yêu thương con người. lớp. - Nhận xét, tổng hợp.. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập liên hệ thực tế, thực hành trên cơ sở những kiến thức vừa tìm hiểu. - Phương pháp: thuyết trình, khái quát. - Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy sáng tạo. - Thời gian: 3’ - Cách thức tiến hành: + Sưu tầm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. + Sưu tầm những câu ca dao có mở đầu “Thân em”..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Sưu tầm những câu , bài ca dao nói về môi trường: gia đình, thiên nhiên ở địa phương em. 4. Củng cố (1’) – PP: Khái quát hoá. Gv hệ thống giá trị nội dung, nghệ thuật hai bài ca dao. 5. HDVN (2’) - Học thuộc ghi nhớ. - Học thuộc lòng hai bài ca dao và phân tích vẻ đẹp của một bài ca dao mà em thích. - Viết đoạn văn hay sáng tác một đoạn thơ về vẻ đẹp của quê hương em. - Chuẩn bị soạn: Ôn lại từ ghép, từ láy – soạn bài mục I,II. V. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(11)</span>