Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.93 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ------------------ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2016-2017. Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang, gồm 7 câu). Câu 1 (3,0 điểm) a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển-gió đất. Kể tên các loại gió ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. b. Quy luật địa đới thể hiện như thế nào qua chế độ nước của mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất? Câu 2 (2,0 điểm) a. Trong các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đặc điểm nào quan trọng nhất? Vì sao? b. Giải thích tại sao ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm lại phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới? Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Xác định trên bản đồ hướng gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ đến nước ta. b. Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ mưa của Đà Nẵng. Câu 4 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày sự phân bố nhóm đất feralit ở nước ta. b. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. Câu 5 (3,0 điểm) a. Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta? b. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, kể tên các đô thị thuộc vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, đô thị nào trực thuộc trung ương? Câu 6 (3,0 điểm) a. Giải thích tại sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? b. Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 7 (3,0 điểm) a. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? b. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. ---------------------------Hết--------------------------Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục). Họ và tên thí sinh:………………………………………….. Số báo danh:……...……………...
<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: ĐỊA LÝ. (Đáp án- thang điểm gồm có 04 trang). A. Hướng dẫn chung: - Chấm đúng theo đáp án và biểu điểm. Giám khảo có thể chia thang điểm nhỏ đến 0,25. - Học sinh trình bày theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. B. Đáp án và thang điểm: Câu Ý Nội dung Điểm a So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển-gió 1,5 đất. Kể tên các loại gió ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. * So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió mùa với gió biển-gió đất: - Giống nhau: + Được hình thành do sự thay đổi nhiệt độ và khí áp. 0,25 + Hướng gió có sự thay đổi ngược chiều nhau theo chu kì. 0,25 - Khác nhau: + Phạm vi: Gió mùa hoạt động ở một số vùng rộng hơn (khu vực đới 0,25 Câu nóng và một số nơi vĩ độ trung bình), gió đất và gió biển chỉ ở vùng ven 1 biển. (3, 0 + Thời gian: Gió mùa hoạt động theo mùa trong năm, gió đất và gió 0,25 điểm) biển theo ngày - đêm. 0,5 * Kể tên các loại gió ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. - Gió Tín phong - Gió mùa - Gió địa phương ( đất-gió biển, gió thung lũng-gió núi, gió phơn...) b Quy luật địa đới thể hiện như thế nào qua chế độ nước của mạng 1,5 lưới sông ngòi trên Trái Đất? Chế độ nước của sông ngòi phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau: - Ở vành đai xích đạo, dòng chảy sông nhiều nước quanh năm. Phản ánh 0,25 đúng chế độ mưa nhiều, quanh năm ở xích đạo. - Ở vành đai nhiệt đới khí hậu có một mùa khô và một mùa mưa, nên 0,5 sông ngòi ở đây tuy có dòng chảy quanh năm nhưng có một mùa lũ (trùng với mùa mưa) và một mùa cạn (trùng với mùa khô). - Ở vành đai ôn đới vào mùa đông sông khô kiệt hoặc đóng băng, cuối 0,5 xuân đầu hạ có lũ lớn do băng tuyết tan. - Ở vành đai cực nước sông hầu như đóng băng quanh năm. 0,25 a Trong các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đặc điểm nào quan 1,0 trọng nhất? Vì sao? * Đặc điểm quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. 0,25 * Giải thích: - Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt sản xuất nông nghiệp với 0,25 sản xuất công nghiệp - Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu trực tiếp tham gia vào quá trình 0,25 sản xuất, không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2 (2, 0 điểm). b. a. Câu 3 (3, 0 điểm). b. a. Câu 4 (3, 0 điểm). b. - Quy mô sản xuất, phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào quỹ đất, tính chất và độ phì của đất. Tại sao ngành công nghiệp dệt- may và công nghiệp thực phẩm lại phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. - Sản phẩm của 2 ngành này phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. - Đòi hỏi ít vốn đầu tư, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ. - Lao động không đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn kĩ thuật. - Nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng. Xác định trên bản đồ hướng gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ đến nước ta. - Gió mùa mùa đông: thịnh hành là hướng Đông Bắc. - Gió mùa mùa hạ: hướng gió phức tạp hơn: + Hướng Tây Nam, Tây Tây Nam: đối với Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây Bắc Bắc Bộ. + Hướng Đông Nam, Nam Đông Nam: Bắc bộ Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ mưa của Đà Nẵng. - Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, thuộc miền khí hậu phía Nam. - Tổng lượng mưa TB năm lớn (khoảng 2000-2400mm).// Do Đà Nẵng nằm gần biển, đón gió Đông Bắc qua biển, ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, bão,.. - Chế độ mưa: Mưa theo mùa + Mùa mưa: mùa mưa khoảng 6 tháng (từ tháng 8-> tháng1 năm sau), mưa nhiều nhất tháng 10 (khoảng 600mm).// Đà Nẵng mưa nhiều về thuđông do chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc thổi qua biển, cộng với ảnh hưởng của dải hội tụ hội nhiệt đới, bão, ... + Mùa khô: mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 7), khô nhất vào tháng 3 (khoảng 30mm). //Do về mùa hạ Đà Nẵng ở vị trí khuất gió mùa Tây Nam nên ít mưa. + Chênh lệch lượng mưa giữa 2 mùa lớn. Nhận xét sự phân bố nhóm đất feralit ở nước ta. - Đất feralit trên đá bazan (đất đỏ bazan): phân bố tập trung ở Tây Nguyên, ĐNB, rải rác ở Quảng Trị, Nghệ An. - Đất feralit trên đá vôi: phân bố rải rác ở các vùng đồi núi đá vôi, cao nguyên đá vôi ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. - Đất feralit phát triển trên các loại đá khác: phân bố ở rộng khắp trung du, miền núi và các đồi núi sót ở đồng bằng. - Ngoài ra, còn có đất feralit có mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. - Địa hình ảnh hưởng đến đất chủ yếu thông qua các tác động phân phối lại nhiệt ẩm, các nguyên tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa, tạo khả năng giữ đất khác nhau và nhất là tạo nên sự phân hóa đất theo độ cao địa hình. - Địa hình nước ta ¾ là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiếm khoảng 85% diện tích, địa hình núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích cả nước. Vì vậy, tạo nên sự phân hóa đất theo độ cao khác nhau.. 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,5 0,25 2,0 0,25 0,5. 0,5 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Câu 5 (3, 0 điểm) b. + Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (Ở miền Bắc độ cao dưới 600-700m, ở miền Nam dưới 900-1000m), khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, quá trình feralit diễn ra mạnh,// đất feralit chiếm diện tích lớn (khoảng trên 60% diện tích đất tự nhiên). + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (Từ 600-700m ở miền Bắc, 9001000m ở miền Nam đến 2600m). / Ở độ cao từ 600-700m ->1600-1700 khí hậu cận nhiệt, mát mẻ nhiệt độ giảm, mưa nhiều, độ ẩm tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích lũy mùn tăng lên tạo thành đất feralit có mùn. / Ở độ cao từ 1600-1700m trở lên, quanh năm mây mù, lạnh ẩm, quá trình feralit bị chấm dứt hoàn toàn, chỉ còn quá trình tích lũy mùn hình thành đất mùn . + Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên), khí hậu có tính chất ôn đới, nhiệt độ TB năm thấp <150C, mùa đông < 50C, quá trình phân giải chất hữa cơ rất yếu và chậm,// hình thành đất mùn thô. Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta? - Nguồn lao động nước ta có nhiều thế mạnh: về số lượng, chất lượng (d/c)... - Hiện nay, việc sử dụng lao động còn chưa hợp lí: + Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn gay gắt (d/c) + Phân bố lao động chưa hợp lí (giữa các vùng, giữa các ngành). + Cơ cấu sử dụng lao động (theo ngành, theo thành phần kinh tế, giữa thành thị và nông thôn) nước ta còn chậm chuyển biến. + Năng suất lao động chưa cao, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng triệt để (đặc biệt ở nông thôn, nhiều xí nghiệp quốc doanh) - > gây lãng phí nguồn nhân lực, khó khăn cho giải quyết việc làm, // năng suất lao động thấp, phần lớn người lao động có thu nhập thấp. - Việc sử dụng hợp lí nguồn lao động sẽ giúp phát huy được các thế mạnh, khắc phục những bất cập trong việc sử dụng lao động hiện nay,// tạo nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước. Kể tên các đô thị thuộc vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, đô thị nào trực thuộc trung ương? - Có 7 đô thị: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bà Rịa, Đồng Xoài. (HS kể được từ 2- 3 đô thị được 0,25 điểm; 4-5 đô thị được 0,5 điểm; 6-7 đô thị được 0,75 điểm).. a. Câu 6 (3,0 điểm). - TP. Hồ Chí Minh là đô thị trực thuộc trung ương Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? * Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả (dẫn chứng) * Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: - Phát huy thế mạnh, góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước, khí hậu. - Phá thế độc canh (cây lúa), tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cơ cấu nông sản. - Việc phát triển cây công công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, //góp phần bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến , tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.. 0,5. 0,25 0,25 0,5 2,0 0,5 0,5. 0,5 0,5 1,0 0,75 0,25 2,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> b. a. Câu 7 (3,0 điểm). b. - Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu (VD) - Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước. - Nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn. Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long. - Sản lượng lương thực của ĐBSH thấp hơn sản lượng lương thực của ĐBSCL. - Dân số của ĐBSH đông hơn dân số của ĐBSCL Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao? - Trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.// Vì ĐBSCL có một mùa khô kéo dài sâu sắc, thiếu nước ngọt cho sản xuất, sinh hoạt, rửa phèn mặn, làm tăng độ chua độ mặn trong đất. - Cần duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.//Vì trong những năm gần đây diện tích rừng bị suy giảm do khai khẩn đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cả cháy rừng. Cần BV và phát triển rừng để đảm bảo sự cân bằng sinh thái. - Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người: + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến. Để khai thác tốt hơn các thế mạnh của vùng, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm. + Đối với vùng biển, hướng chính khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo nên thế kinh tế liên hoàn nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của vùng biển. + Đời sống nhân dân chủ động sống chung với lũ vì là thiên tai hàng năm của đồng bằng này và lũ cũng đem lại các nguồn lợi như bổ sung lớp phù sa mới, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá, nguồn thủy sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng, rửa đất phèn, giảm độ mặn trong đất.... Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. - Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng có bề mặt tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn. - Đất đai: đất ba dan diện tích lớn, tập trung, giàu dinh dưỡng thích hợp với cây cà phê. - Khí hậu: + Tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Mùa khô sâu sắc thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm. + Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao: các cao nguyên thấp, khí hậu nóng thuận lợi trồng cà phê vối, trên các cao nguyên cao khí hậu mát mẻ thuận lợi trồng cà phê chè. - Nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu. ………………………HẾT………………………. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 1,75 0,5 0,5. 0,25 0,25 0,25 1,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>