Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quyet dinh ban hanh quy dinh ve gio giac lam viec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.19 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU. Số: 58/QĐ-THLN. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. La Ngâu, ngày 04 tháng 10 năm 2016. QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy định thực hiện nền nếp, giờ giấc làm việc HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Căn cứ Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994; Căn cứ luật số 22/2008-QH12 về Luật cán bộ, công chức ; Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/HU ngày 10/10/2012 của Huyện uỷ Tánh Linh về việc nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện; Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định thực hiện nề nếpgiờ giấc” làm việc” Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Ban giám hiệu, Ban Chấp hành công đoàn và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận :. - Như. điều 3; - Lưu văn thư. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> QUY ĐỊNH Thực hiện giờ giấc, nề nếplàm việc (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-THLN của Hiệu trưởng Trường Tiểu học La Ngâu) I. Những quy định chung: 1. Quy định thời gian làm việc Thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện 40 giờ/ tuần. Do đặc thù công việc giảng dạy - giáo dục của giáo viên đứng lớp nên thời gian làm việc tại trường của giáo viên đứng lớp là thời gian giảng dạy trên lớp và tham gia các công việc, các hoạt động theo kế hoạch của nhà trường, chuyên môn trường và tổ chuyên môn. 2. Quy định về các công việc, các hoạt động mà cán bộ, công chức phải tham gia Công việc cán bộ, công chức phải tham gia gồm: - Giảng dạy trên lớp (Đối với giáo viên), công việc chuyên môn (đối với nhân viên). - Hội họp (gồm họp hội đồng, họp chuyên môn trường, họp các hội đồng tư vấn, họp tổ chuyên môn…) - Dự giờ thao giảng trường, thao giảng tổ chuyên môn. - Các hoạt động ngoại khoá (Kể cả hoạt động tham quan, du lịch, dã ngoại; không tính tham quan, dã ngoại do công đoàn tổ chức). - Các ngày lễ, ngày sinh hoạt chủ điểm, mít tinh, cổ động, các hội thi… - Lao động tập thể; hướng dẫn học sinh lao động 3. Quy định đối với cá nhân xin nghỉ các công việc, các hoạt động mà cán bộ, công chức phải tham gia Vì lí do riêng mà cán bộ, công chức không thể tham gia các công việc, các hoạt động thì cán bộ, công chức phải xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ. Cụ thể như sau: - Nghỉ 1 tiết đến dưới 1 buổi (xin đi trễ hoặc xin về sớm): Trực tiếp xin phép người có thẩm quyền bằng miệng. Nếu là giáo viên thì phải tự nhờ người dạy thay và bàn giao lại giáo án cho người dạy thay để Ban giám hiệu kiểm tra khi cần thiết. - Nghỉ từ 1 buổi đến 1 ngày: Trực tiếp xin phép người có thẩm quyền bằng đơn xin phép. Nếu là giáo viên thì phải tự nhờ người dạy thay và bàn giao lại giáo án cho người dạy thay để Ban giám hiệu kiểm tra khi cần thiết. - Nghỉ nhiều ngày: Phải làm đơn xin phép nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền cho phép nghỉ. Nếu là giáo viên thì phải tự nhờ người dạy thay và bàn giao.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lại giáo án cho người dạy thay để Ban giám hiệu kiểm tra khi cần thiết. Riêng trường hợp nghỉ hưởng lương từ Bảo hiểm xã hội thì nhà trường bố trí người dạy thay. - Giáo viên, nhân viên, vì lí do đột xuất như ốm đau, hư xe khi đi đến trường thì có thể xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ qua điện thoại (không giải quyết phép qua tin nhắn điện thoại di động). 4. Quy định đối với người dạy thay Người dạy thay chỉ được dạy thay khi biết chắc chắn người nhờ dạy thay đã xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ. 5. Quy định thẩm quyền cho phép nghỉ khi có cán bộ, công chức xin phép nghỉ tham gia các công việc, các hoạt động Hiệu trưởng là người trực tiếp giải quyết cho phép nghỉ khi có yêu cầu xin nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Phó Hiệu trưởng chỉ được giải quyết cho phép nghỉ khi Hiệu trưởng đi công tác từ 3 ngày trở lên và có bàn giao lại quyền quản lí nhà trường cho phó Hiệu trưởng bằng văn bản (Đã được quy định tại Quy chế làm việc ban hành theo Quyết định số 57/QĐ-THLN). Chủ tịch công đoàn và tổ trưởng chuyên môn không được quyền giải quyết bất kì các trường hợp xin phép nghỉ tham gia các công việc hoặc hoạt động nào của nhà trường. 6. Các trường hợp được xem là nghỉ không phép Các trường hợp nghỉ không phép là các trường hợp các bộ, công chức tự ý nghỉ mà không xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ. Giáo viên đứng lớp dù đã nhờ người dạy thay nhưng không xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ thì cũng xem như là nghỉ không phép. II. Quy định đối với cá nhân, tập thể khi vi phạm nề nếp giờ giấc làm việc 1. Các trường hợp được xem là vi phạm nề nếp, giờ giấc làm việc Cá nhân vi phạm quy định nền nếp, giờ giấc làm việc là những cá nhân vi phạm các quy định sau đây: a. Tự ý bỏ dạy hoặc nhờ người khác dạy thay nhưng không xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ. b. Người dạy thay dạy giúp cho người nhờ dạy thay khi người nhờ dạy thay không xin phép người có thẩm quyền cho phép nghỉ. c. Người không có thẩm quyền cho phép nghỉ nhưng lại tự ý cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ phép. 2. Chế tài đối với cá nhân, tập thể vi phạm quy định nề nếp, giờ giấc làm việc Cá nhân vi phạm các quy định nề nếp giờ giấc làm việc thì sẽ đưa vào xét thi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đua đồng thời đưa vào đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV, xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT. Tổ trưởng để xảy ra tình trạng vi phạm nề nếp giờ giấc làm việc thì bị hạ một bậc thi đua vào cuối mỗi đợt thi đua do thiếu trách nhiệm trong việc quản lí các thành viên trong tổ. Tập thể tổ có cá nhân vi phạm quy định nề nếp giờ giấc làm việc thì tuỳ theo mức độ mà hạ một bậc danh hiệu thi đua vào cuối năm học (Ví dụ: nếu đạt danh hiệu tập thể lao động tến tiến thì hạ xuống danh hiệu tập thể khá…) III. Tổ chức thực hiện Quy định này áp dụng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị. Các đoàn thể trong nhà trường có quy định riêng của mỗi đoàn thể về việc thực hiện giờ giấc sinh hoạt, hội họp riêng. Quy định này được thông qua toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong nhà trường để thống nhất và thực hiện. Quy định này có thể sửa đổi, bổ sung hàng năm nếu thấy cần thiết. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận : - Các ban ngành, tổ khối; - Lưu VT.. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×