Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HSG DIA 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TĨNH GIA. Đề chính thức Đề thi gồm có: 01 trang. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2016 – 2017. Môn: Địa Lí - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề). Câu 1: 2.0 điểm. Dựa vào kiến thức chương trình Địa lí 6 hãy cho biết: a. Hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ? b. Một trận bóng đá được truyền hình trực tiếp vào lúc 15 giờ ngày 8/3/2008 tại Vương quốc Anh (00). Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia sau: Việt Nam (1050 Đ), Nga (450 Đ), Ôxtrâylia (1500 Đ), Hoa Kỳ (Lôt Ăngiơlet) (1200 T). Câu 2 (3.0 điểm): Khí hậu nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với việc sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp? Câu 3: (2.0 điểm). Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Chứng minh Việt Nam là nước có nhiều dân tộc? b. Tại sao nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc. Câu 4: (2,5 điểm). a. Thế nào là nghành công nghiệp trọng điểm. Kể tên các nghành công nghiệp trọng điểm của nước ta. b. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta. Câu 5. (2,5 điêm) Dựa vào bảng thống kê dưới đây : Lương thực có hạt bình quân đầu người thời kỳ 1995-2002 (kg) Năm 1995 1998 2000 2002 Cả nước 363.1 407.6 444.8 463.8 Bắc Trung Bộ 235.2 251.6 302.1 333.7 a/ Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước. b/ Giải thích tại sao ? Câu 6: (2 điểm). Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết: - Thanh Hóa có các dạng địa hình nào? Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất. - Địa phương em ở có dạng địa hình gì? Câu 7: (6 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm ở nước ta Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2005 Diện tích 5704 6043 6765 7666 7504 7329 (nghìn ha) Sản lượng 15874 19225 24964 32529 34400 35833 (nghìn tấn) Năng suất 27,8 31,8 36,9 42,4 45,8 48,9 (tạ/ha) a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm ở nước ta trong thời kỳ 1985 – 2005. b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TĨNH GIA. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2016 – 2017. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ Câu Câu 1: 2 điểm.. Câu 2 3 điêm. Nội dung. Biểu điểm. a. Trái đất có hai chuyển động: 0,5® - Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. - Chuyển động quanh mặt trời. b. Hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh trục: - Vì Trái Đất hình cầu nên khi chuyển động quanh trục sẽ có hiện tợng ngày và 1,5đ đêm kế tiếp nhau không ngừng khắp mọi nơi trên Trái Đất ( nửa đợc Mắt Trời chiếu sáng là ngày, nửa chìm trong bóng tối là ban đêm) - Vì Trái Đất chuyển động quanh trục từ Tây sang Đông nên mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều có sự lệch hớng ( Bán cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải, bán cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái) Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản suất nông, lâm, ngư nghiệp. a) Đối với nông nghiệp:. *. Thuận lợi: - Do các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng cao nên khí hậu nước ta đã tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm. - Khí hậu đã góp phần tạo nên khối sinh khí cao, cho phép xen canh gối vụ tăng vụ. -Khí hậu góp phần tạo ra một hệ thống mùa vụ phong phú, đang dạng, hiệu quả kinh tế cao. -Sự phân hóa khí hậu theo vĩ độ và theo độ cao đã đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên khắp các vùng lãnh thổ nước ta, tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Sản xuất từ cây lương thực đến cây công nghiệp để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và nông phẩm cho xuất khẩu. *. Khó khăn: - Khí hậu gió mùa đem lại tai biến. Hoạt động gió mùa đã làm cho khí hậu nước ta chia ra hai mùa: mùa khô hạn hán, mừa mưa lại mưa liên tục từ 4 đến 5 tháng xãy ra lũ lụt. Ở những vùng hay có bão, nguy cơ lũ lụt ngày càng tăng. - Một số địa phương còn có các kiểu khí hậu thời tiết gây ra những khó khăn như: gió phơn Tây Nam gây khô hạn ở khu Bốn cũ, gió mùa Đông Bắc đem theo khí hậu đột ngột ở các tỉnh Bắc Bộ.Thời tiết nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển. - Nước ta có lượng mưa lớn, nhưng tập trung vào mùa mưa mà phần lớn đất đai ở nước ta có độ dốc lớn, nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn, bạc màu phát triển mạnh, hiện tượng này xảy ra ngay cả ở những chân ruộng cao của miền địa hình đồng bằng. - Khí hậu nước ta biến đổi rất thất thường ( Năm mưa muộn, năm mưa sớm, năm rét nhiều, năm rét ít) Vì vậy đối với sản xuất nông nghiệp phải xác định mùa vụ hợp lí nhất là ngành trồng trọt.. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ. 0,25 đ. 0,25 đ. 0,25đ 0,25đ. 0,25đ. b) Đối với ngư nghiệp: Khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại thủy sản phát 0,5đ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3 2 điêm. Câu 4 2,5 điêm. Câu 6. 2đ. Câu 7 6 điêm. triển, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên mùa mưa bão gây nhiều khó khăn cho ngành thủy sản. c) Đối với lâm nghiệp: Khí hậu tạo điều kiện cho rừng mưa nhiệt đới với hệ sinh thái nhiều tầng, có sinh khối cao và có giá trị kinh tế lớn với nhiều loại gỗ quí nhiệt đới. 1. Việt Nam là nước có nhiều dân tộc - Nước ta có 54 đân tộc khác nhau. - Dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số. - Các dân tộc ít người chiếm 13,8 % dân số cả nước (nêu dẫn chứng dân số của một số dân tộc ít người) 2. Nhà nước chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc vì: - Nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, vị trí quốc phòng quan trọng. - Cơ sở hạ tần chưa phát triển, kinh tế lạc hậu thiếu lao động có trình độ, đời sống các dân tộc vùng cao còn nhiều khó khăn. - Vì vậy việc phát triển kinh tế các dân tộc ít người luôn được nhà nước quan tâm xóa bỏ cách biệt với vùng đồng bằng, củng cố an ninh quốc phòng. 1. * Các nghành Công nghiệp trọng điểm là: - Nghành có thế mạnh lâu dài. - Mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Có tác động đến sự phát triển nghành kinh tế khác. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nghành công nghiệp  Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước ta là. - CN khai thác nhiên liệu,CN điện, CN chế biến lương thực thực phẩm, CN dệt may. 2. Cơ cấu nghành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, mía đường, cà phê, thuốc lá, rượu bia và một số sản phẩm khác. - Chế biến sản phẩm chăn nuôi: sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt. - Chế biến thủy sản: nước mắm, tôm, cá, muổi, các sản phẩm khác.  Thanh Hóa có các dạng địa hình: núi và trung du,đồng bằng,vùng ven biển. - Địa hình núi trung du: chiếm 73,3% diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình trung du có độ cao trung bình 150-200m so với mặt nước biển chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng sườn thoải. - Địa hình đồng bằng: được hình thành và phát triển do sự bồi tụ phù sa chủ yếu của các hệ thống sông Mã,sông Hoạt,sông Yên và sông Lạch Bạng. - Địa hình ven biển: là vùng đất cát, ở phía trong các bãi cát độ cao trung bình từ 3 đến 6m, ở phía nam huyện Tĩnh Gia do đồi núi kéo dài ra biển nên địa hình hình dạng sống trâu.. 0,5đ 0,75 đ. 0,5đ. 0,5đ 0.25đ 0,5đ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ. a. Vẽ biểu đồ * Lập bảng số liệu về gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm (lấy 1,0 năm 1985 = 100%) Đơn vị: % Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2005.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 5. Diện tích 100,0 105,9 118,6 134,3 131,5 128,4 Sản lượng 100,0 121,1 157,2 204,9 216,7 222,5 Năng suất 100,0 114,3 132,7 152,5 164,7 175,8 * Vẽ biểu đồ đường: - Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1985 – 2005. - Đảm bảo chính xác, có ký hiệu rõ ràng. b. Nhận xét - Diện tích gieo trồng lúa có sự thay đổi + Giai đoạn 1985 – 2000 có xu hướng tăng (d/c) + Giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng giảm (d/c) Nguyên nhân: + Diện tích gieo trồng lúa tăng là do khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích đát canh tác và do tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng… + Diện tích gieo trồng lúa giảm là do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quá trình công nghiệp hoá. - Năng suất lúa tăng mạnh (d/c) Nguyên nhân: là kết quả áp dụng các biện pháp thâm canh (thuỷ lợi, phân bón…) trong đó nổi bật là việc đưa vào các giống mới và thay đổi cơ cấu mùa vụ. - Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kỳ 1990 – 2005 (d/c) Nguyên nhân là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có ý nghĩa quan trọng nhất. a/ Nhận xét : 1đ - Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn cả nước . Năm 1995 cả nước bình quân theo đầu người 363,1kg/người, còn Bắc Trung Bộ chỉ có 235,2kg/người. Mức bình quân của Bắc Trung Bộ thấp hơn cả nước gần 100kg. - Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước Nhưng đến năm 2002 cả nước đạt 463,8kg/người - Bắc Trung Bộ cũng đạt 333,7kg/người .số Kg/người tăng nhưng vẫn giữ mức thấp hơn ¿ 100kg =>Chứng tỏ tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt của Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước b/ Giải thích 1đ - Bình quân lương thực có hạt thấp hơn cả nước vì đây là vùng có nhiều khó khăn về sản xuất lương thực (Đồng bắng nhỏ-đất đai ít màu mở, nhiều thiên tai) v.v… (0,5 điểm) - Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt của Bắc Trung bộ tăng nhanh hơn cả nước là do Bắc Trung Bộ đã có nhiều cố gắng, trong sản xuất đảm bảo việc tự túc lương thực (đẩy mạnh thâm canh-tăng sản xuất(. 2,0. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ. 0,75đ. 0,75đ 0,5. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×