Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.07 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT</b>
<b>NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC</b>
<i>Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước</i>
<i>đang được chứng kiến những tăng trưởng vượt bậc về mặt kinh tế- xã hội. Trong bối cảnh</i>
<i>đó, người phụ nữ Việt Nam vừa tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống đạo đức</i>
<i>quý báu, tốt đẹp mà các thế hệ trước để lại, mặt khác khơng ngừng hình thành, phát triển</i>
<i>những phẩm chất tiên tiến phù hợp với các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong</i>
<i>bối cảnh hội nhập quốc tế, từng bước góp phần tạo dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam</i>
<i>hiện đại. </i>
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới đã và đang tạo ra khơng ít tác động tiêu cực đối với việc giữ gìn, phát huy
những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Đánh giá về những khó khăn, thách
thức đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 27/4/2007 của
Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước đã
chỉ rõ: “Phụ nữ gặp nhiều khó khăn thách thức khi thực hiện vai trị người mẹ, người thầy đầu
tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Phẩm chất
đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu
hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”.
Thực hiện Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010-2015) đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 12/3/2010 theo Quyết định số 343/QĐ-TTg (sau đây gọi là Đề án
343 PN), Ban Điều hành Đề án 343 PN phối hợp với đội ngũ chuyên gia tại Học viện Chính
trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn tài liệu Phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đây là tài liệu nguồn phục vụ cho việc triển
khai nội dung tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước của 4 Tiểu đề án thuộc Đề án 343 PN, nhằm cung cấp những nội dung kiến
thức cơ bản về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với bối cảnh hội nhập và phát triển cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên,
Để đạt được mục tiêu trên, cuốn tài liệu được kết cấu gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề đặt ra và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát triển phẩm chất đạo
đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Phần 2: Những phẩm chất đạo đức phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ
Việt Nam.
Nội dung của phần này tập trung nêu căn cứ hình thành và nội dung của những phẩm
chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc,
bao gồm: Đảm đang trong gia đình và xã hội, yêu nước chống giặc ngoại xâm; xây dựng, giữ
gìn và phát triển văn hóa; thủy chung nhân hậu; cần cù, thơng minh, sáng tạo trong lao
động. Mỗi truyền thống phẩm chất đạo đức ấy đều gắn liền với những tấm gương tiêu biểu về
những người phụ nữ mà tên tuổi đã gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta.
Phần 3: Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam cần
giữ gìn và phát triển trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Nội dung của phần này tập trung giới thiệu về những tiêu chí phẩm chất đạo đức tốt
đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần giữ gìn, phát triển để phù hợp với yêu cầu của thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước, bao gồm: Yêu nước; ý thức trách nhiệm đối
với gia đình, xã hội; ý thức tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học, công nghệ và kĩ năng nghề
nghiệp; tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống; ý thức xây dựng lối
sống văn hóa; ý thức pháp luật; phẩm chất nhân hậu, vị tha; ý thức rèn luyện sức khỏe. Mỗi
Đây là tài liệu nguồn trong hệ thống tài liệu của Đề án, phạm vi nội dung đề cập trong
tài liệu khá rộng trong khuôn khổ dung lượng của một tập tài liệu hạn hẹp, do vậy, nhóm biên
soạn chỉ đặt ra mục tiêu cung cấp những thông tin chung, những vấn đề cơ bản, để các
Bộ/ngành chủ trì các Tiểu Đề án có căn cứ xây dựng các bộ tài liệu nghiên cứu, tài liệu tập
huấn, tài liệu truyền thơng phù hợp với u cầu của ngành mình.
Trong quá trình biên soạn tài liệu, tập thể những người tổ chức thực hiện bản thảo có
tham khảo, sử dụng những văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước và một số cơng trình nghiên
cứu của các cá nhân và tổ chức đã cơng bố. Nhưng vì nguồn tư liệu phục vụ cho việc biên
soạn có hạn, lại là một đề tài mới, có những thơng tin, những hệ giá trị chưa từng được tài liệu
nào đề cập đến, cần được tiếp tục tìm tịi và thử nghiệm trong thực tế.