Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.29 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. . Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Ngân Lớp: Đại học Tiểu học A-K4. Năm học 2016 – 2017.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Ở PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Lý do chọn đề tài: Trong đợt thực tập vừa qua với vai trò là một thực tập sinh giảng dạy ở trường Tiểu học Phước Thiền 1. Em đã được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm về việc giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Đợt thực tập đó em về đúng vào thời gian trường đang tổ chức “Tiết dạy chuyên đề của các khối” nên em được dự giờ rất nhiều tiết học của các khối lớp. Qua các tiết dự giờ đó, em thấy rằng ở những tiết học giáo viên đã lồng ghép được những trò chơi mang nội dung của bài học để giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng và giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trong giờ học. Trong khi đó yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được sự hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em.Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội được những kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu hơn và tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú khi học tập. Đặc biệt đối với môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng, để giúp các em vừa học vừa chơi song song đó củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Trong khi dự giờ một số tiết dạy Luyện từ và câu của các thầy cô khối 2 em đã suy nghĩ ra một số trò chơi mới giúp các em mở rộng thêm, học hỏi, bổ sung vốn từ của mình. II. Mục tiêu của ý tưởng: Qua các trò chơi nhằm giúp các em mở rộng thêm vốn từ, khắc sâu hơn những kiến thức vừa học và giúp các em hứng thú, thoải mái hơn khi học. III. Trình bày ý tưởng: 1. Trò chơi “Cần câu vạn năng”: . Mục đích: Mở rộng vốn từ, rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn. Luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Chuẩn bị: 1 hồ nước (1 thùng sốp hoặc thùng giấy). Hình những chú cá đằng sau gắn các thẻ từ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái,... Bảng phụ, phấn (viết lông), đồ lau bảng. Cách thực hiện: GV giới thiệu tên trò chơi “Cần câu vạn năng”..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV chia lớp thành 2 hoặc 4 nhóm (tùy theo số lượng học sinh), và đặt tên các nhóm. GV giới thiệu hồ nước (bằng giấy) và trong hồ nước có những chú cá đằng sau có thẻ từ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái,... GV sẽ phát bảng phụ chứa các tranh minh họa (nếu có) và cần câu. Sau đó học sinh các nhóm sẽ cầm cần câu lên câu đúng từ mà GV yêu cầu của bài tập. Nhưng với mỗi lần câu học sinh chỉ được phép câu một từ và đem dán vào bảng của nhóm mình. Thời gian của trò chơi là 5 phút. Kết thúc trò chơi GV chốt đáp án, nhận xét đội nào đúng, sai và tuyên dương đội thắng. Áp dụng vào tiết Luyện từ và câu ( tuần 24, bài tập 1 - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2/ trang 55): GV giới thiệu tên trò chơi “Cần câu vạn năng”. GV chia lớp thành 2 đội. GV giới thiệu hồ nước (bằng giấy) và trong hồ nước có những chú cá đằng sau có thẻ từ chỉ đặc điểm, hoạt động, trạng thái,.... tò mò. dữ tợn. nhút nhát. tinh ranh.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> hiền lành. nhanh nhẹn. GV sẽ phát bảng phụ chứa các tranh minh họa và cần câu. Sau đó học sinh các nhóm sẽ cầm cần câu lên câu đúng từ mà GV đã yêu cầu trong bài tập và học sinh sẽ dán những từ tìm được dưới hình mà mình cho là đúng khi nói về đặc điểm của động vật đó. Bảng phụ: Nhóm ....
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bảng phụ hoàn thành đúng sẽ có mẫu như sau:. tò mò. hiền lành. dữ tợn. nhanh nhẹn. nhút nhát. tinh ranh. Nhưng với mỗi lần câu học sinh chỉ được phép câu một từ và đem dán vào bảng của nhóm mình. Thời gian của trò chơi là 5 phút. Kết thúc trò chơi GV chốt đáp án, nhận xét đội nào đúng, sai và tuyên dương đội thắng. Thông qua đó giáo dục các em về việc bảo vệ thiên nhiên và yêu quý các loài động vật..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”: . . Mục đích: Mở rộng vốn từ, rèn cho các em tác phong nhanh nhẹn. Luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Chuẩn bị: 1 hộp quà. Các thẻ từ chỉ đặc điểm về tính tình (của con người), màu sắc (của một vật), hình dáng (của người hoặc vật),... Bảng phụ, phấn (viết lông), đồ lau bảng. Các bông hoa điểm cộng. Cách thực hiện: GV giới thiệu tên trò chơi “Chiếc hộp bí mật”. GV chia lớp thành 2 hoăc 4 nhóm (tùy theo số lượng học sinh), và đặt tên các nhóm và phát bảng phụ cho mỗi nhóm. GV giới thiệu chiếc hộp và trong chiếc hộp có các thẻ từ chỉ đặc điểm về tính tình (của con người), màu sắc (của một vật), hình dáng (của người hoặc vật),... Khi GV lấy thẻ từ đầu tiên và khi có lệnh bắt đầu thì các đội nhanh chóng ghi đáp án của đội mình vào bảng phụ. Mỗi lượt lấy thẻ từ như vậy thời gian sẽ là 2 phút và mỗi từ tìm đúng sẽ được 1 bông hoa điểm cộng. Sau đó học sinh các nhóm nhận xét và giáo viên chốt đáp án, nhận xét đội nào đúng, sai. Cứ như vậy cho đến khi hết thẻ từ. Áp dụng vào tiết Luyện từ và câu ( tuần 15, bài tập 1 - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1/ trang 122): GV giới thiệu tên trò chơi “Chiếc hộp bí mật”. GV chia lớp thành 2 đội (A và B) và phát bảng phụ cho mỗi nhóm. GV giới thiệu chiếc hộp và trong chiếc hộp có 3 thẻ từ chỉ đặc điểm về tính tình của con người, màu sắc của một vật, hình dáng của người hoặc vật. Khi GV lấy thẻ từ đầu tiên và khi có lệnh bắt đầu thì 2 đội nhanh chóng ghi đáp án của đội mình vào bảng phụ. Mỗi lượt lấy thẻ từ như vậy thời gian sẽ là 2 phút và mỗi từ tìm đúng sẽ được 1 bông hoa điểm cộng. Sau đó học sinh các nhóm nhận xét và giáo viên chốt đáp án, nhận xét đội nào đúng, sai. Cứ như vậy cho đến khi hết thẻ từ.. Đặc điểm về tính tình của một người. Đặc điểm về màu sắc của một vật.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đặc điểm về hình dáng của người, vật. 3. Trò chơi “Hỏi nhanh đáp đúng”: . . Mục đích: Ôn luyện cho các em mẫu câu Ai là gì? hoặc Ai làm gì? Luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Giúp các em có tính đoàn kết. Chuẩn bị: Các bông hoa điểm 10. Cách thực hiện: GV giới thiệu tên trò chơi “Hỏi nhanh đáp đúng”. GV chia lớp thành 2 nhóm và đặt tên các nhóm. 2 nhóm lần lượt đặt câu theo mẫu. Mỗi lượt đặt câu hai nhóm sẽ cùng nhau đặt 1 câu và đặt đúng câu sẽ được 1 bông hoa điểm 10. Mỗi đội chỉ có thời gian suy nghĩ trong 5 giây. Áp dụng vào tiết Luyện từ và câu ( tuần 3, bài tập 3 - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1/ trang 27): GV giới thiệu tên trò chơi “Hỏi nhanh đáp đúng”. GV chia lớp thành 2 nhóm (1 và 2). 2 nhóm lần lượt đặt câu theo mẫu. GV đặt mẫu trước để giúp các em hiểu được nội dung mẫu câu. Ai (hoặc cái gì, con gì) Bạn Vân Anh Cô Hương. là gì? là học sinh lớp 2A là giáo viên dạy môn Âm nhạc. Mỗi lượt đặt câu hai nhóm sẽ cùng nhau đặt 1 câu, ví dụ như: nhóm 1 sẽ đặt Ai (hoặc cái gì, con gì), nhóm 2 sẽ đặt vế còn lại là gì? và ngược lại. Nhóm nào đặt đúng câu sẽ được 1 bông hoa điểm 10. Mỗi đội chỉ có thời gian suy nghĩ trong 5 giây. Đó là một số ý tưởng mới của em đối với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, mong thầy nhận xét và góp ý để em có được kinh nghiệm quý và đó cũng là hành trang cho em bước vào thực tiễn giảng dạy sau này. Em xin chân thành cảm ơn..
<span class='text_page_counter'>(8)</span>