Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KE HOACH Xay dung mo hinh hoc tap theo tam guong dao duc Ho Chi Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.51 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẢNG UỶ XÃ TÂN CHÁNH CHI BỘ TH TÂN CHÁNH 2 * Số-. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tân Chánh, ngày 1 tháng 2 năm 2016. /KH- CBTC2. KẾ HOẠCH Xây dựng mô hình học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ một học sinh chưa ngoan” Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-CBTC2 ngày 29 tháng 1 năm 2016 của Chi bộ Tân Chánh 2 về Kế hoạch Xây dựng mô hình học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ một học sinh chưa ngoan” Chi bộ Tân Chánh 2 xây dựng Kế hoạch Xây dựng mô hình học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ một học sinh chưa ngoan” như sau: I. Mục đích, yêu cầu - Tổ chức Phong trào thi đua nhằm phát huy truyền thống thương yêu học sinh và năng lực sư phạm của mỗi thầy, cô giáo để giúp những học sinh chưa ngoan rèn luyện, tu dưỡng hành vi, đạo đức, thái độ học tập phấn đấu vươn lên trở thành những học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, có học lực đạt yêu cầu. - Tổ chức phát triển Phong trào thi đua một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cơ sở trường học. - Gắn Phong trào thi đua với các cuộc vận động lớn trong ngành, việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng năm học - Phong trào thi đua phải góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của trường và trở thành ý thức trách nhiệm, rèn luyện, tự giác của tập thể nhà giáo và học sinh Trường Tiểu học Tân Chánh 2. II. Nội dung 1. Đối với nội dung giúp đỡ học sinh đạo đức chưa tốt - Giáo viên giúp đỡ phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường, gia đình và xã hội, tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung. - Thu thập những thông tin khái quát về gia đình học sinh đạo đức chưa tốt như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với láng giềng - Tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh đạo đức chưa tốt về: sức khỏe, quan hệ của học sinh với cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tìm hiểu học sinh đạo đức chưa tốt về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời, thông qua việc phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh, từ đó có kế hoạch quan tâm, giúp đỡ ân cần đối với các em. - Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để hướng các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. - Hướng cho học sinh chủ động hòa nhập, thực hiện nhiệm vụ, rèn luyện của cá nhân trong nhiệm vụ của lớp, của trường và trong các phong trào. 2. Đối với nội dung đỡ đầu học sinh, sinh viên học lực khó khăn trong học tập: - Giáo viên nắm những thông tin khái quát về gia đình học sinh học lực yếu kém như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, năng lực học tập, đặc điểm tâm sinh lý, điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. - Tạo môi trường học tập thân thiện, an toàn,…nhằm giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi ở lớp, ở trường; giúp các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. - Giúp các em vượt qua những trở ngại từ bản thân, gia đình, đặc biệt là sự mặc cảm khi có tên trong danh sách học sinh được giúp đỡ. - Tạo ra sự thân thiện với học sinh bằng cách cho các em thấy rằng giáo viên vừa là người thầy, vừa là người bạn, người anh, người chị,… để các em trao đổi những tâm tư tình cảm, nguyện vọng và những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học tập. - Khơi dậy sự tự nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập và nhất là thái độ ham học, coi học tập là một việc làm suốt đời, không còn suy nghĩ đến việc bỏ học. - Hướng dẫn các em tinh thần ý thức học tập như: đảm bảo thời gian lên lớp, nắm vững bài học, hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các nội quy, quy tắc của lớp học. - Giúp các em vạch ra kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu. Giúp các em ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ. - Theo dõi sát sao việc học tập của các em, động viên, khen ngợi những cố gắng, tiến bộ của các em. III. Tổ chức thực hiện 1. Hướng dẫn thực hiện - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổng phụ trách đội lập danh sách học sinh trong diện cần giúp đỡ (Trước 12/02/2016). - Tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ trưởng công đoàn tổ chức cho giáo viên đăng ký giúp đỡ học sinh chưa ngoan và nộp danh sách đăng kí về cho Ban Giám hiệu trước 20/02/2016)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng công đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ giáo viên trong quá trình thực hiện. - Cuối mỗi học kỳ cần đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh và sự giúp đỡ của giáo viên để động viên, khen thưởng kịp thời. 2. Chế độ báo cáo Hàng năm cuối học kì I và cuối học kì II tổ trưởng chuyên môn phối hợp với tổ trưởng công đoàn đánh giá sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên; tổng hợp tình hình cụ thể sự tiến bộ của học sinh trong tổ và báo cáo về cho Ban Giám hiệu . Trên đây là kế hoạch Xây dựng mô hình học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ một học sinh chưa ngoan”"Mỗi thầy, cô giáo giúp đỡ một học sinh, sinh viên chưa ngoan”, Đề nghị Cán bộ , đảng viên , giáo viên tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả.. Nơi nhận : - Đảng ủy xã; - Lưu CB. T/M CHI BỘ Bí Thư. Võ Duy Khánh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×