Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ NGÃ NĂM TRƯỜNG THCS LONG BÌNH. ĐỀ KIỂM THI HỌC KÌ I Môn: Sinh học 9 Năm học 2016-2017 I.MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 1. Kiến thức. - Xác định được phép lai phân tích? - Vận dụng lí thuyết để làm bài tập lai hai cặp tính trạng. - Biết được thường biến là gì? Điểm khác giữa thường biến và đột biến? - Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân - Áp dụng lí thuyết tìm ra số NST trong nguyên phân - Cơ chế sinh con trai, con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai? - Vận dụng giải thích được cơ chế bệnh đao? - Phân biệt được ADN và ARN. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích , kỹ năng gợi mở kiến thức để làm bài kiểm tra 3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, độc lập suy nghĩ, không gian lận trong kiễm tra. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ chương I đến chương V nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt. - Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. 2. Học sinh: Tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Nhận ra phần kiến thức chưa vững. Tự lập kế hoạch học tập, phấn đấu phù hợp cho bản thân. *Trọng tâm : HS vận dụng kiến thức để làm bài và làm bài nghiêm túc. III. Hình thức đề kiểm tra: - Trắc nghiệm: 40%; tự luận: 60% - Đối tượng: Hs khá- trung bình. IV. Nội dung lập ma trận:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tổng số câu hỏi :11 câu - Tổng điểm : 10 điểm. - Trong đó: nhận biết: 1,5 điểm; thông hiểu: 2.5 điểm; vận dụng thấp 5,0 điểm. vận dụng cao 1,0 điểm. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Tên chương. NHẬN BIẾT. THÔNG HIỂU. Chương I Các thí nghiệm của men đen. Nếu đươc gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào có chung kiểu hình? Phép lai nào là phép lai phân tích?. Số câu: 3 Số điểm: 3 =30% Chương II Nhiễm sắc thể. 2câu 1 điểm 33,3% - Áp dụng lí thuyết tìm ra số NST trong nguyên phân. Số câu: 3 Số điểm: 2 = 20% Chương III AND và GEN Số câu:3 Số điểm: 2 = 20% Chương IV Biến Dị Số câu:1 Số điểm: 2 = 20% Chương V Di truyền học ở người. Số câu:1 Số điểm:. - Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân. 1 câu 0,5điểm 25%. 1 câu 0,5 điểm 25%. VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP CẤP ĐỘ CAO Làm bài tập lai hai cập tính trạng. 1câu 2 điểm 66,7% Cơ chế sinh con trai, con gái ở người.Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai?. 1câu 1 điểm 50%. - Tên gọi đầy đủ của Sự sắp xếp của ADN phân tử ARN là : và ARN theo câu - Điểm khác biệt của ARN đúng với và sai. phân tử ADN. 2 câu 1điểm 50%. 1 câu 1điểm 50% Thường biến là gì? Phân biệt được thường biến và đột biến? 1 câu 2 điểm 100% Vận dụng giải thích được cơ chế bệnh đao.. 1 câu 1 điểm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1 = 10% Tổng số câu Tổng số điểm. 3 câu 1,5 điểm 15%. 4 câu 2,5 điểm 25%. 3 câu 5 điểm 50%. 100% 1 câu 1 điểm 10%. V. ĐỀ: TRẮC NGHIỆM( 4 điểm) I. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây? ( 3điểm) Câu 1. Nếu gen trội là trội hoàn toàn thì kiểu gen nào dưới đây có chung kiểu hình? A. AABB và AaBb. B. AaBb và Aabb. C. Aabb và aabb. D . aaBb và aabb. Câu 2. Ở ruồi giấm có 2n = 8 NST. Vậy một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể (NST) có trong tế bào đó là bao nhiêu trong các trường hợp sau? A. 4 NST . B. 8 NST . C. 16 NST. D. 32 NST . Câu 3: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? A. AA x aa B. Aa x AA C. Aa x Aa D. Aa x Aa Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con. D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con. Câu 5 : Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là : A. Axít đềoxiribônuclêic. B. Nuclêôtít. C. Axít Photphoric. D. Axít Ribônuclêic. Câu 6: Đặc điểm khác biệt của ARN với phân tử ADN là : A. Đại phân tử. B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. Chỉ có cấu trúc một mạch. D. Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 7. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau.( 1điểm) A/……... ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 1 mạch song song xoắn đều. B/ …..... .. ADN là khuôn mẫu để tổng hợp m ARN. C/……... ADN là mạch khuôn tổng hợp chuỗi a.a min của Prôtêin. D/ …… Các nuclêôic ở 2 mạch đơn ADN liên kết A - U , G – X., A –T, X - G II. TỰ LUẬN: 6 điểm. Cấu 1: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến? 2điểm Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái đúng hay sai? 1điểm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 3: : Vợ chồng ông Minh sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Minh có thắc mắc sau: Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Minh giải đáp thắc mắc đó? ( 1 điểm) Câu 4: Bài tập. 2 điểm. Khi lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng đối lập: hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn, kết quả ở F1 đồng tính: hạt vàng, trơn, F2 thu được như sau: 315 hạt vàng trơn, 101 hạt vàng nhăn, 108 hạt xanh trơn, 32 hạt xanh nhăn. a/ Hãy xác định từng cặp tính trạng và xem xét chúng di truyền theo qui luật nào, có phụ thuộc vào nhau không?(1điểm) b/ Tự đặt tên cho các gen qui định tính trạng và viết sơ đồ lai từ P đến F 1 rút ra kiểu di truyền và kiểu hình ( 1điểm) ĐÁP ÁN. Phần Trắc nghiệ m Tự luận Câu 1. Nội dung Phần trắc nghiệm.mỗi ý trả lời đúng dược 0,5 điểm. 1A. 2B, 3A, 4B, 5D, 6C, Câu đúng, sai mỗi ý đúng 0,25 điểm Câu 7. 7A. S, 7B. Đ, 7C. S, 7D. S Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Phân biệt thường biến với đột biến:. Câu 2. Thường biến Đột biến - Thường biến là những biến - Đột biến là những biến đổi trong đổi ở kiểu hình, không biến vật chất di truyền( ở cấp độ phân tử đổi trong vật chất di truyền. là biến đổi của ADN, ở cấp độ tế bào là biến đổi NST .) - Biến đổi đồng loạt, có định - Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián hướng . đoạn, vô hướng . - Không di truyền được. - Di truyền được cho thế hệ sau. - Đa số có hại , một số có lợi hoặc -Có lợi, đảm bảo cho sự thích trung tính, là nguyên liệu cho quá nghi của cơ thể. trình tiến hóa và chọn giống. - Ở nam: qua giảm phân cho 2 loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. - Ở nữ : qua giảm phân chỉ sinh ra một loại trứng 22A + X Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng qua quá trình thụ tinh: - Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp. Điểm 3,0 1,0 0,5 1,5. 0,25. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 3. Câu 4. tử XY, phát triển thành con trai. - Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái. * Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ hoàn toàn không đúng. - Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố, mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46). - Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp NST 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao a. Sự di truyền từng cặp tính trạng ở F2: Vàng = 315 + 101 = 416 = 3 Xanh 108 + 32 140 1 Trơn = 315 + 108 = 423 = 3 Nhăn 101 + 32 133 1 - Mỗi cặp tính trạng này di truyền theo theo định luật phân li của Menđen. Vàng trội so với xanh, trơn trội so với nhăn. Hai cặp tính trạng này di truyền song song và độc lập với nhau theo qui luật phân li độc lập của Menđen. b.Quy ước: A: Gen quy định tính trạng hạt vàng (trội) a: Gen qui định tính trạng hạt xanh (lặn) B: Gen qui định tính trạng hạt trơn (trội) b:Gen qui định tính trạng hạt nhăn (lặn) - Kiểu di truyền của vàng trơn: AABB - Kiểu di truyền của xanh nhăn: aabb Sơ đồ lai: P: AABB x aabb Gp: AB ab F1 : AaBb - Kết quả: + Kiểu di truyền: 100% AaBb + Kiểu hình: 100% vàng trơn. VI. XEM XÉT LẠI ĐỀ KIỂM TRA.. 0,25 0,25 0,5 0,5. 0,5. 0,5. 0,25. 0,25 0,25. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm để phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. - Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận xem có phù hợp với chuẩn cần đánh giá, cấp độ nhận thức, số điểm, thời gian dự kiến. - Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh. - Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. Tổ trưởng. Võ Hồng Y. Người soạn đề. Trần Thị Ngọc Trinh.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>