Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập cá nhân luật hình sự Án treo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.23 KB, 14 trang )

1

MỞ ĐẦU
Chế định án treo trong Luật hình sự nước ta ra đời từ rất sớm. Sau khi BỘ
LUẬT HÌNH SỰ năm 1985 được ban hành có nhiều ý kiến nên bỏ chế định án
treo vì cho rằng án treo và hình phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có gì khác
nhau. Tuy nhiên, đến lần pháp điển hóa Luật hình sự thứ hai (Bộ luật Hình sự
năm 1999) thì chế định án treo không những không bị bỏ đi mà cịn được bổ
sung và hồn thiện. Trải qua việc sửa đổi năm 2009 và mới đây nhất là việc ban
hành BỘ LUẬT HÌNH SỰ năm 2015 thì chế định án treo vẫn được quy định
trong Luật hình sự Việt Nam. Điều này cho thấy án treo có một vị trí, vai trị hết
sức quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, nó có
tác dụng khuyến khích người bị kết án tự lao động cải tạo để trở thành cơng dân
có ích cho xã hội với sự giúp đỡ, giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm giám sát, giáo dục cũng như của gia đình và cộng đồng xã hội. Tuy
nhiên, do BỘ LUẬT HÌNH SỰ năm 2015 vẫn cịn đang trong giai đoạn tiếp tục
sửa đổi và hoàn thiện nên chế định về án treo và việc áp dụng trên thực tế vẫn
cịn những bất cập nhất định. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những quy định của
pháp luật liên quan đến chế định án treo em xin chọn đề tài: “Chế định án treo
trong luật hình sự Việt Nam”. Trong q trình nghiên cứu, do cịn nhiều hạn
chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên bài làm cịn nhiều thiếu sót, vì
vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ để bài tiểu luận
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM
Chế định án treo ra đời từ rất sớm trên thế giới, ở mỗi nước khác nhau thì
quy định về chế định án treo lại khác nhau. Luật hình sự của Anh và Mỹ coi án
treo là trường hợp hoãn tuyên án kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp
bảo đảm bằng tiền. Luật hình sự của Pháp và Bỉ và một số nước khác coi án treo


là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt. Các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa trước đây, đa số coi án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện; nhưng cũng có nước coi án treo là hình phạt chính, như nước Cộng
hòa dân chủ Đức.1 Ở Việt Nam, án treo lần đầu tiên được quy định trong Điều 10
Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng
1 Nguyễn Khắc Công, Một số suy nghĩ về chế định án treo, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 1/1991, tr8.


2
hịa: “Khi phạt tù, Tịa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những
lý do chính đáng khoan hồng. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án.
Nếu trong 5 năm bắt đầu từ ngày tun án, tội nhân khơng bị Tịa án làm tội
một lần nữa về một tội mới thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có.
Nếu trong năm năm ấy, tội nhân lại bị kết án một lần nữa trước một Tịa án thì
bản án treo sẽ đem thi hành”
Trên thực tế, chưa có một khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất về án treo.
Tuy nhiên, căn cứ vào khoa học luật hình sự Việt Nam và Bộ luật Hình sự năm
2015 thì có thể hiểu án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm, nếu người
phạm tội có nhân thân tốt và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần
thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội, Tòa án sẽ miễn chấp hành hình
phạt tù và ấn định một thời gian thử thách nhất định từ một năm đến năm năm;
nếu trong thời gian thử thách người bị kết án không phạm tội mới thì họ sẽ vĩnh
viễn khơng phải chấp hành hình phạt của bản án cho hưởng án treo đó. Trong
thời gian thử thách người bị án treo phải thực hiện một số nghĩa vụ ràng buộc
theo quy định của pháp luật.
Án treo được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 và được
hướng dẫn áp dụng tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6-11-2013 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về án treo (sau đây gọi là

Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP). Đến Bộ luật hình sự năm 2015, án treo
được quy định tại Điều 65 và có những sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật hình sự
năm 1999. Tuy nhiên do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành thay thế nên vẫn
áp dụng Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán về chế định
này. Theo đó, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có
điều kiện. Về bản chất, người được hưởng án treo là người bị kết án phạt tù,
nhưng được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.
II. CĂN CỨ ĐỂ CHO HƯỞNG ÁN TREO
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, chỉ cho
người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều kiện thứ nhất: Án treo chỉ có thể được áp dụng đối với người phạm
tội bị xử phạt tù không quá 3 năm theo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm
2015. Căn cứ theo Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, thì chỉ xem xét cho người
bị xử phạt tù hưởng án treo khi bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm


3
trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định
tại Điều 9 của Bộ luật hình sự năm 2015. Điều đó có nghĩa là người bị kết án tù
về tội đặc biệt nghiêm trọng không thể được hưởng án treo.
- Điều kiện thứ hai: Người phạm tội được xem xét cho hưởng án treo phải
là người có nhân thân tốt. Có nhân thân tốt nghĩa là ngồi lần phạm tội này họ
ln tơn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều
mà pháp luật cấm; chưa bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương
nhiên xóa án tích thì được coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỉ
luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý
kỉ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỉ luật thì được coi là
chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng khơng phải là có nhân

thân tốt. Tuy nhiên, vẫn có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong
các trường hợp sau: Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố
ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời
gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm; Người bị
kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày
phạm tội lần này đã quá 1 năm; Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt
tiền, cải tạo khơng giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm
tội lần này đã quá 1 năm; Người bị kết án về các tội do cố ý mà đã được xóa án
tích; Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian
được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội
lần này đã quá 2 năm; Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và
có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được
coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm
hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;
Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18
tháng; Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở
lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý
kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng; Người đã bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi
phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa đạt bị xử phạt vi phạm hành
chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm; Người


4
đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm
tội lần này đã quá 6 tháng; Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo
dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính.

- Điều kiện thứ ba: Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng. Nơi cư trú theo Bộ luật
Dân sự năm 2015 là “nơi người đó thường xuyên sinh sống” (Khoản 1 Điều 40).
- Điều kiện thứ tư: Người phạm tội để được xem xét cho hưởng án treo phải
khơng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52
Bộ luật hình sự năm 2015 và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở
lên, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ
luật hình sự năm 2015; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì
phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất
hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015. Có thể
thấy, việc quy định người phạm tội phải có tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
khoản 1 Điều 52 là nhằm tạo ra sự chặt chẽ hơn khi xét điều kiện này. Bởi trên
thực tế, nếu sử dụng các tình tiết giảm nhẹ tùy nghi do Hội đồng xét xử nhận
thấy là tình tiết giảm nhẹ thì rất có thể xảy ra tình trạng người phạm tội lợi dụng
đặc điểm này để “chạy án treo”. Vì vậy, việc luật quy định như vậy là hoàn toàn
hợp lý.
- Điều kiện thứ năm: Người phạm tội để được xem xét cho hưởng án treo
thì phải có khả năng tự cải tạo và nếu khơng bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì
khơng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là
các tội phạm về tham nhũng.2
Như vậy, một người được hưởng án treo phải đồng thời đáp ứng đủ năm
điều kiện trên.
Nghị quyết số 01/2013/NĐ-HĐTP nêu ra các trường hợp không cho
hưởng án treo, bao gồm:
- Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại điểm c,
đoạn 1 điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015, bao gồm: người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy
hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn

2 TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr343.



5
xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm
trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội.
- Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có
hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố,
điều tra, truy tố trong một vụ án khác.
- Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị
cơ quan điều tra truy nã.
III. THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ
CỦA VIỆC PHẠM TỘI MỚI TRONG THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA
NGƯỜI BỊ KẾT ÁN
1. Thời gian thử thách của án treo
Khi Tòa án quyết định cho người bị kết án tù được hưởng án treo thì đồng
thời phải tuyên thời gian thử thách đối với người đó. Theo quy định tại điều 65
Bộ luật hình sự năm 2015, việc tuyên thời gian thử thách là bắt buộc cho mọi
trường hợp được hưởng án treo. Tòa án ấn định thời gian thử thách là 1 năm đến
5 năm. Theo Nghị quyết số 01/2013/NĐ-HĐTP thì khi cho người bị xử phạt tù
hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình
phạt tù, nhưng khơng được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. Điều này có
nghĩa là, trong trường hợp người bị kết án bị tuyên hình phạt tù từ 3 tháng đến 6
tháng thì Tịa án ấn định thời gian thử thách là từ 1 năm trở lên. Với trường hợp
người bị kết án bị tuyên hình phạt tù từ 6 tháng tới 2,5 năm thì Tịa án có thể ấn
định thời gian thử thách gấp đơi với hình phạt tù. Đối với trường hợp Tịa án
tun hình phạt tù trên 2,5 năm và dưới 3 năm thì thời hạn thử thách không được
quá 5 năm. Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì
chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn
phạt tù. Để khuyến khích người được hưởng án treo tích cực giáo dục, rèn luyện

bản thân để sớm được khẳng định là công dân có ích cho xã hội, khoản 4 Điều
65 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định việc rút ngắn thời gian thử thách khi
có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã chấp hành được ½ thời gian thử thách.
- Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực
hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc, tích cực lao


6
động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa
vụ khác theo quyết định của bản án.
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo
dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản
(Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, ngày
14-8-2012 về hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo).
Về mức rút ngắn thời gian thử thách: Mỗi lần người được hưởng án treo
có thể được Tòa án rút ngắn thời gian thử thách từ 3 tháng đến 1 năm. Người
được hưởng án treo có thể được Tòa án quyết định rút ngắn thời gian thử thách
nhiều lần, nhưng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành thời gian thử thách là
¾. Người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các
điều kiện nêu trên thì Tịa án có thể quyết định miễn chấp hành thời gian thử
thách còn lại.3
2. Hậu quả pháp lý của việc phạm tội mới trong thời gian thử thách
của người bị kết án
Về bản chất, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều
kiện. Điều kiện để được miễn chấp hành hình phạt tù là người bị kết án phải trải
qua một thời gian thử thách nhất định do Tòa án quyết định và trong thời gian
thử thách này người bị kết án không được phạm tội mới. Tuy nhiên, trong nhiều
trường hợp, người được hưởng án treo khi trở về môi trường sống lại tiếp tục

thực hiện các tội phạm mới, như vậy, mục đích nhân đạo của chế định này đã
không được đảm bảo. Điều này dẫn đến việc Bộ luật hình sự phải quy định chế
tài áp dụng đối với người bị kết án được hưởng án treo nếu họ phạm tội mới
trong thời gian thử thách để đảm bảo mục đích phịng ngừa chung cũng như
phịng ngừa riêng của luật hình sự. Theo khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự năm
2015, nếu người được hưởng án treo mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định
của Luật thi hành án hình sự 2 lần trở lên, thì Tịa án có thể quyết định buộc
người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường
hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa án buộc người đó phải chấp hành
hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy
định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự năm 2015. Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ
thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử lần này
cũng như thời gian tạm giam, tạm giữ về tội phạm đã bị xét xử ở bản án trước
3 TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr345.


7
được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Đây chính là hậu quả pháp lý bất
lợi đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách.
Trưởng hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước
khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tịa án xét xử,
quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và khơng cho hưởng án treo một lần
nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành án
trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự
phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của luật thi hành án hình sự năm
2010.
3. Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát,
giáo dục
Để đảm bảo việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, Bộ luật

hình sự quy định thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người
đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo
dục người đó. Khi cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo, Tòa án phải ghi
rõ trong bản án việc giao người được hưởng án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người
được hưởng án treo để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách. Nếu
người được hưởng án treo được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
cư trú để giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ tên
Ủy ban nhân dân cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án
treo, đồng thời ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi
cư trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật thi hành án hình sự
năm 2010. Nếu người được hưởng án treo được giao cho đơn vị quân đội để
giám sát và giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ tên và địa chỉ
đầy đủ của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án
treo, đồng thời ghi rõ trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm
việc thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của luật thi hành án hình sự
năm 2010. Bên cạnh các cơ quan, tổ chức đó, gia đình người bị kết án cũng có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc
giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.


8
IV. HÌNH PHẠT BỔ SUNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG
ÁN TREO
Đối với người được hưởng án treo, ngoài việc phải chịu hình phạt tù
nhưng được miễn chấp hành có điều kiện, thì người bị kết án cịn có thể đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của

Bộ luật hình sự.4 Đây là quy định mang tính chất tùy nghi do Tịa án quyết định
áp dụng hoặc khơng áp dụng. Việc áp dụng hình phạt bổ sung trong trường hợp
này phải đúng với các tội phạm mà có quy định hình phạt bổ sung là phạt tiền,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và đồng
thời việc áp dụng hình phạt bổ sung phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại
Điều 35 và Điều 41 Bộ luật hình sự năm 2015.
V. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA ÁN TREO
Trong hệ thống pháp luật của các nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nhiều ngành luật khác nhau với những biện pháp trách nhiệm, những
chế tài cụ thể khác nhau. Gắn liền với luật hình sự là biện pháp trách nhiệm hình
sự với chế tài cụ thể là hình phạt. So với các chế tài xử phạt của các ngành luật
khác, thì hình phạt là một loại chế tài đặc biệt trong hệ thống các biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước. Nhưng bên cạnh việc áp dụng biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất là hình phạt, thì Nhà nước ta cũng như một số nước trên thế
giới còn sử dụng các biện pháp tác động hình sự khác, trong đó có án treo.
Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương châm “trừng trị
kết hợp với giáo dục” và thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính
sách hình sự của Nhà nước ta. Áp dụng biện pháp án treo sẽ có tác dụng tích
cực, khơng buộc người bị kết án phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội mà vẫn đạt
được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người cơng dân, có ích cho xã hội.
Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời của họ cũng như gia đình và xã
hội nơi họ sinh sống, làm việc. Áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ
mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, cụ thể là Nhà nước ta sẽ tiết kiệm
được một khoản chi phí tương đối lớn nếu không buộc người bị kết án phải chấp
hành hình phạt tại trại giam, ví dụ: các khoản chi phí cho việc cải tạo họ trong
các trại giam…. Ngồi ra còn tạo điều kiện cho người được hưởng án treo và gia
đình của họ ổn định cuộc sống gia đình vì họ khơng bị cách ly khỏi đời sống xã
hội, cách ly khỏi gia đình. Khi đó, họ sẽ có cơ hội lao động cải tạo và làm lại
cuộc đời, để chuộc lại những lỗi lầm mà họ mắc phải. Án treo cịn có tác dụng
4 TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Kiểm sát

Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr348.


9
giáo dục, răn đe những người xung quanh nơi người được hưởng án treo làm
việc hoặc cư trú. Bản án mà Tòa án dành cho người được hưởng án treo cũng
như những bất lợi khác mà họ phải gánh chịu do hành vi phạm tội của họ mang
lại là một bài học cảnh tỉnh, nhắc nhở và cảnh giác đối với những người xung
quanh, lấy đó làm bài học để cố gắng kìm chế những bản năng xấu trong con
người họ khi có điều kiện phạm tội. Đây cũng là một ý nghĩa có tác dụng giáo
dục của biện pháp án treo đối với xã hội. Ngoài ra, án treo còn thu hút một bộ
phận nhân dân tham gia trong việc giúp đỡ, giám sát, giáo dục người được
hưởng án treo trong thời gian thử thách, không phân biệt, xa lánh người bị kết án
mà tìm cách gần gũi, giúp đỡ họ để họ có điều kiện lao động cải tạo và sớm hòa
nhập với cộng đồng, trở lại làm một công dân tốt cho xã hội.
Như vậy, án treo có một vai trị, ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa thể
hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước ta, đồng thời là một biện
pháp hữu hiệu khơng thể thiếu trong chính sách hình sự của nhà nước, nó vừa
mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, vừa đem lại những hiệu quả cao trong
công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an tồn xã hội, đảm bảo sự ổn định của đời sống chính trị, văn hóa, kinh
tế - xã hội của đất nước.
VI. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ ÁN TREO CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
SO VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009)
Nếu so với Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) thì chế định về án treo quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015
được nhà làm luật sửa đổi, bổ sung về nội dung đầy đủ hơn, bao quát hơn; về
câu từ rõ nghĩa hơn, chính xác hơn. Cụ thể:
Một là, tại khoản 1 bổ sung cụm từ “thực hiện các nghĩa vụ trong thời
gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”. Các nghĩa vụ của

người được hưởng án treo phải thực hiện, được quy định tại Điều 64 Luật Thi
hành án hình sự năm 2010.
Hai là, thay vì phải sử dụng phương pháp dẫn chiếu đến các điều luật
tương ứng quy định về hình phạt bổ sung, nếu người được hưởng án treo bị buộc
phải chấp hành loại hình phạt bổ sung mà tội danh và điều luật Tòa án đang áp
dụng có quy định, hơn nữa, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình
sự năm 1999 cũng khơng quy định rõ chủ thể có quyền áp dụng hình phạt bổ
sung đó là ai. Để khắc phục hạn chế vừa nêu, khoản 3 Điều 65 Bộ luật hình sự
năm 2015 tuy cũng diễn tả nội dung đó, nhưng kỹ thuật lập pháp được vận dụng


10
nhuần nhuyễn hơn, rõ ràng hơn bằng cách quy định trực tiếp và chỉ rõ chủ thể
“Tịa án” có thể quyết định áp dụng hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp
dụng có quy định loại hình phạt này đối với người được hưởng án treo.
Ba là, tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015, nhà làm luật bổ
sung quy định quan trọng nhằm bảo đảm người được hưởng án treo phải chấp
hành tốt các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định trong thời gian thử thách. Nếu
người được hưởng án treo trong thời gian thử thách cố ý vi phạm nghĩa vụ theo
quy định tại Điều 64 Luật Thi hành án hình sự năm 2010, từ 02 lần trở lên, thì
Tịa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án
đã cho hưởng án treo. Đây là điểm bổ sung hồn tồn mới, mà trước đó, quy
định về án treo tại Điều 44 bộ luật hình sự năm 1985, Điều 60 bộ luật hình sự
năm 1999 chưa đề cập đến.
VII. MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
Qua nghiên cứu quy định về án treo trong Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng
như các văn bản hướng dẫn thi hành án treo trước đó của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, thấy rằng quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình Sự năm
2015 vẫn chưa khắc phục được những tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng
chế định này mà trước đó, Điều 60 Bộ Luật Hình Sự năm 1999 vẫn chưa giải

quyết được, đó là:
Thứ nhất, cũng như các điều luật quy định về án treo trước đây, Điều 65
Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn chưa đưa ra được khái niệm về án treo. Vậy, án
treo là gì? Câu hỏi này tuy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích
trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chưa có sự thống nhất về nội dung
giải thích.
Thứ hai, trường hợp người phạm tội trong thời gian thử thách, khi bị kết
án họ có được hưởng án treo một lần nữa không? Quy định tại khoản 5 Điều 65
Bộ luật hình sự năm 2015, có thể hiểu rằng người nào được hưởng án treo mà
phạm tội mới trong thời gian thử thách, không phân biệt lỗi cố ý hay vơ ý cũng
khơng phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thì đều bị Tịa án buộc phải
chấp hành hình phạt của bản án trước rồi tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự năm 2015. Vấn đề đặt ra từ quy
định này, đó là, có phải bất cứ trường hợp nào mà một người đã được hưởng án
treo lại phạm tội trong thời gian thử thách thì Tịa án đều khơng cho họ được
hưởng án treo một lần nữa? Vấn đề này do luật không quy định, nên thực tiễn


11
xét xử áp dụng không thống nhất, tạo nên sự hồi nghi về tính nghiêm minh của
pháp luật, mà theo đó, trong thời gian thử thách người được hưởng án treo lại
phạm tội mới là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng; lỗi vơ ý; có nhiều tình
tiết giảm nhẹ;…có Tòa án xem xét cho người bị kết án hưởng án treo một lần
nữa. Nhưng cũng có Tịa án “kiên quyết” không cho bị cáo được hưởng án
treo.5
Trên thực tế, do án treo không buộc người phạm tội phải chấp hành hình
phạt tù nên có nhiều trường hợp người phạm tội còn lợi dụng những kẻ hở của
pháp luật để “chạy án” để thoát khỏi sự trừng trị và giáo dục của pháp luật.
Từ những vấn đề nêu trên, thiết nghĩ cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn

thiện chế định về án treo trong Bộ luật hình sự năm 2015 để tạo sự thống nhất
trong hoạt động xét xử và thi hành án. Bên cạnh đó, cần đảm bảo công tác tổ
chức cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về án treo như nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ thẩm phán, chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội
thẩm và tôn trọng, nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc độc lập xét xử của Hội
đồng xét xử.

KẾT LUẬN
Án treo là một trong các chế định thể hiện tính nhân đạo của luật Hình sự
Việt Nam, tạo điều kiện cho người bị kết án tự tu dưỡng và lao động tại cộng
đồng với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, gia đình. Án treo được Tịa án áp dụng
đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của
người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy khơng cần buộc phải chấp
hành hình phạt tù. Chế định án treo là một biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà
giữa phương châm trừng trị với khoan hồng, đồng thời cũng thể hiện sự tham
gia của nhân dân vào việc giám sát người phạm tội tự giáo dục, cải tạo để trở
thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa những quy định
của pháp luật về chế định này, các nhà làm luật cần tiếp tục xem xét và khảo sát
thực tiễn trên thực tế để việc áp dụng trong xét xử và thi hành án đảm bảo được
mục đích và hiệu quả.

5 Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng, Án treo trong Bộ luật hình sự năm 2015 và kiến nghị,
/>

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Mạnh Hùng (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần
chung), Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2014.
2. Nguyễn Khắc Công, Một số suy nghĩ về chế định án treo, Tạp chí Tịa án nhân
dân, số 1/1991.
3. ThS. Lê Văn Luật, Chế định án treo trong Luật Hình sự Việt Nam, Nhà xuất
bản Tư pháp, Hà Nội, 2007.
4. Bộ luật Hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nhà xuất bản Lao
động, 2010.
5. Bộ luật Hình sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, 2016.
6. />

13

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. KHÁI NIỆM.................................................................................................1
II. CĂN CỨ ĐỂ CHO HƯỞNG ÁN TREO..................................................2
III. THỜI GIAN THỬ THÁCH CỦA ÁN TREO VÀ HẬU QUẢ PHÁP
LÝ CỦA VIỆC PHẠM TỘI MỚI TRONG THỜI GIAN THỬ THÁCH
CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN..............................................................................5
1. Thời gian thử thách của án treo.............................................................5
2. Hậu quả pháp lý của việc phạm tội mới trong thời gian thử thách
của người bị kết án......................................................................................6
3. Việc giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức giám sát,
giáo dục.........................................................................................................7
IV. HÌNH PHẠT BỔ SUNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC
HƯỞNG ÁN TREO.........................................................................................8
V. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA ÁN TREO......................................................8
VI. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ ÁN TREO CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
SO VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009). . .9

VII. MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
.........................................................................................................................10
KẾT LUẬN........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12


14



×