Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THAK40Truong Thi Kim ThoaKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.85 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Khoa Sư Phạm Tiểu học – Mầm non. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Sinh viên: Trương Thị Kim Thoa Lớp: Cao đẳng Tiểu học A – K40 GV hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa. Năm học: 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lời mở đầu Qua một tháng kiến tập em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn và các tiết học. Em được đi dự giờ khá nhiều tiết ở môn Tiếng Việt và các môn khác. Các tiết học được dạy đúng phương pháp, khá dễ hiểu. Thời gian tuy không dài nhưng em đã học hỏi được nhiều điều như: cách lên một tiết dạy hoàn chỉnh, các kĩ năng đứng lớp, thái độ ứng xử đúng mực,… Đặc biệt ở môn Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với học sinh Tiểu học nên các giáo viên giảng dạy rất tận tình. Các em học sinh thì có cố gắng chú ý nghe giảng. Nhưng em thấy đâu đó vẫn có sự trầm lắng, yên tĩnh, các em học sinh vẫn còn thụ động chỉ biết làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Dường như giáo viên làm việc rất nhiều mà học sinh lại chưa tích cực hoạt động. Em có suy nghĩ là làm sao để các em học sinh tích cực hơn, năng nổ hơn và mạnh dạn hơn trong học tập. Và bây giờ, em nghĩ ra một ý tưởng mới cho môn học này, tiêu biểu ở phân môn Tập đọc. Đó là cách dẫn vào một bài tập đọc theo hướng không trực tiếp như bắt đầu bằng một trò chơi,… Theo em, cách vào bài này sẽ mới mẻ hơn những hướng đi của các giáo viên đã dạy và sẽ tạo hứng thú cho học sinh. I/ Nội dung ý tưởng: Mở đầu bài học, giáo viên không dẫn trực tiếp vào bài, không giới thiệu liền nhân vật chính trong bài. Mà có rất nhiều cách để kích thích sự hứng thú của học sinh. Như là hỏi các câu hỏi liên quan đến bản thân học sinh, gia đình hay sở thích của chúng. Nhưng những câu hỏi đó phải có cơ sở liên quan tới bài học. Hay là cho chúng tiếp cận với những cái gần gũi như các môn học: mĩ thuật, âm nhạc,… Em xin lấy một ví dụ cụ thể để áp dụng thử ý tưởng của mình. Bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao” trong môn Tiếng Việt lớp 4. Đầu tiên, giáo viên sẽ nói: - Các em à, cô đã nghe ở đâu đó một câu nói “Kẻ khốn cùng nhất trên thế giới này không phải là người không một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ”. Vậy các em đã có mơ ước gì cho mình chưa nào, các em có muốn khi lớn lên mình sẽ làm gì hay được đi đến đâu không? + Nếu có em nào mạnh dạn giơ tay để nói ý nghĩ của mình thì giáo viên sẽ cho đứng lên nói để cho em chia sẻ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiếp theo giáo viên nói: -Sau đây cô sẽ có một trò chơi mang tên: “Em vẽ ước mơ của em”. - Bây giờ cô sẽ đưa cho mỗi em một tờ giấy ( giấy A4 màu hay giấy gì cũng được miễn là không bị rách và lịch sự). Các em lấy bút ghi hoặc vẽ vào giấy mơ ước của mình hoặc là sở thích của mình, những điều mình muốn làm trong hiện tại và tương lai nhé. Các em có thể vẽ vào giấy theo ý thích của mình, tha hồ mà dệt nên ước mơ của mình nhé! Sau đó các em gấp lại thật cẩn thận cho cô. Cô sẽ cho tất cả các mẫu giấy đó vào 1 chiếc hộp. Đến cuối năm chúng ta sẽ mở ra xem và coi ai đã thực hiện được ước mơ của mình nhé. Học sinh làm theo và em nghĩ là chúng sẽ rất thích thú. Lúc đó chúng sẽ cố gắng làm sao để thực hiện mơ ước của mình. - Giáo viên sẽ tạo thêm cơ hội cho một vài em muốn chia sẻ ước mơ của mình với cả lớp thì đứng lên nói. Qua đó, giáo viên có thể hiểu học sinh của mình hơn, tạo sự thoải mái, gần gũi với nhau. Giúp các em đi vào bài với tâm trạng phấn chấn và muốn tìm hiểu ước mơ của nhân vật trong bài như thế nào. Như vậy, việc học và tìm hiểu bài của học sinh sẽ hiệu quả hơn. - Khi xong trò chơi, giáo viên sẽ vào bài như sau: Các em à, trên đời ai cũng có ước mơ, có người có rất nhiều và cũng có người chưa biết ước mơ của mình là gì. Chúng ta biết được ước mơ của mình là một niềm hạnh phúc rất lớn. Mơ ước của chúng ta có thể rất to lớn, vĩ đại, có thể nhỏ bé hay thậm chí là viễn vong. Nhưng chỉ cần ta cố gắng phấn đấu vì ước mơ của mình mà mỗi ngày học tập cho thật tốt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> thì cho dù nó có không thực tế thì cũng chẳng sao cả. Đúng không nào. Và biết đâu đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành sự thật hay là trở thành một điều vĩ đại thì sao. Nên các em hãy cứ mạnh dạn mà mơ ước nhé! - Giống như nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki từ rất nhỏ đã có một mơ ước rất lớn đó là “được bay lên bầu trời”. Và để biết được con đường thực hiện ước mơ của ông khó khăn như thế nào, có những điều gì xảy ra thì chúng ta sẽ đến với bài Tập đọc hôm nay nhé. Bài này có tên là “Người tìm đường lên các vì sao”.. - Trình tự dạy học các hoạt động tiếp theo dạy theo quy trình có sẵn. II/ Các đồ dùng cần chuẩn bị: - Giấy A4 màu hoặc giấy gì cũng được miễn là không bị rách và lịch sự. - Một chiếc hộp để bỏ các mẫu giấy vào.. Đó là toàn bộ ý tưởng của em. Tùy từng bài và từng lớp thì cách thực hiện sẽ khác nhau. Em biết ý tưởng của em chưa hay và còn nhiều thiếu sót. Em hy vọng thầy đọc và góp ý cho bài của em. Em cám ơn thầy ạ. HẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×