Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

LUYEN NGHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.11 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔN LUYỆN NGHE 1. MỤC TIÊU Luyện nghe là một môn học gồm toàn bộ hệ thống bài tập nhằm phát triển và sử dụng triệt để phần thính lực còn lại trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh khiếm thính. Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển ngôn ngữ nói. Chương trình luyện nghe nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau: -. Hình thành hình ảnh âm thanh theo khả năng nghe còn lại của học sinh khiếm thính. -. Phát triển kỹ năng nghe và tạo điều kiện sử dụng triệt để phần thính lực còn lại tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngôn ngữ nói.. -. Rèn luyện thói quen tri giác âm thanh. Luyện tập để trẻ có thói quen nghe và sử dụng ngôn ngữ nói với sự hỗ trợ của máy trợ thính.. 2. NỘI DUNG 2.1. Kế hoạch dạy học Trình độ Trình độ 1. Số tiết/ tuần 4. Số tuần 35. Tổng số tiết 140. Trình độ 2. 2. 35. 70. Trình độ 3. 1. 70. 70. 140. 280. Cộng. 2.1.. Nội dung dạy học. 86.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Luyện nghe cho học sinh khiếm thính bao gồm 3 nội dung chính sau đây: Nội dung 1. Các kỹ năng nhận biết âm thanh Mục đích: -. Luyện cho học sinh khiếm thính có kỹ năng phát hiện, phân biệt và xác định các loại âm thanh khác nhau.. Nội dung 2 - Các kỹ năng nghe âm thanh lời nói Mục đích: -. Luyện cho học sinh khiếm thính phân biệt được âm thanh lời nói về: cường độ, trường độ, tốc độ và tần số; phân biệt và nhận dạng được các âm vị khác nhau trong âm tiết: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh điệu tiếng Việt. Nội dung 3 - Các kỹ năng nghe hiểu Mục đích: -. Luyện cho học sinh khiếm thính phân biệt được các âm thanh tiếng nói và âm thanh ngoài tiếng nói, các cụm từ và câu có độ dài khác nhau, các kỹ năng nghe và thực hiện theo yêu cầu trong các tình huống đóng và mở.. 3. YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT Trình độ A (lớp 1A) Nội dung 1. Các kỹ năng nhận biết âm thanh. Yêu cầu cần đạt. Ghi chú. 1. Phản xạ đối với các âm thanh do đồ vật phát ra cường độ lớn, tần số thấp 2. Xác định số lượng âm thanh (từ 3 đến 5) 3. Xác định chuỗi âm thanh liên tục – ngắt quãng 4. Xác định khu trú nguồn âm. - Không quan trọng là trẻ phải nói ra âm nghe được là âm gì. Cần quy ước để trẻ trả lời hoặc phản ứng như thế nào. - Chú ý giảm dần các mức độ hỗ trợ khi luyện nghe: Nghe có sự. 5. Xác định các âm thanh thông thường của môi trường. hỗ trợ của thị giác và xúc giác;. 87.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> – phân biệt âm sắc. Nghe có sự hỗ trợ của xúc giác; Nghe có sự hỗ trợ của thị giác; Nghe không có sự hỗ trợ khác. 2. Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe. 1. Phân biệt âm nhạc và âm thanh không phải âm nhạc 2. Phân biệt tiết tấu. âm nhạc. 3. Phân biệt âm nhạc và bài hát nhịp 2/4 4. Luỵên tập với bài hát nhịp 2/4 5. Thể hiện bài hát nhịp 2/4. 3. Các kỹ năng nghe âm thanh lời nói. 1. Phát hiện âm thanh tiếng nói 2. Xác định cường độ âm thanh tiếng nói 3. Xác định trường độ âm thanh tiếng nói 4. Xác định số lượng tiếng trong tiếng nói 5. Phân biệt giọng nói: Nhanh – chậm 6. Phân biệt tiếng nói thực và tiếng nói qua máy ghi âm 7. Phân biệt tiếng nói nhanh – chậm trong chuỗi âm thanh lời nói 8. Phân biệt trọng âm câu trong chuỗi âm thanh lời nói 9. Phân biệt ngữ điệu trong chuỗi âm thanh lời nói 10. Phân biệt ca từ và lời nói trong chuỗi âm thanh lời nói. 4. Các kỹ năng nghe hiểu. 1. Hiểu câu đơn giản –mệnh lệnh chỉ 1 hành động 2. Hiểu câu đơn giản –mệnh lệnh chỉ 2 hành động 3. Hiểu mẩu chuyện đơn giản 4. Hiểu mẩu chuyện có nhiều nhân vật và hành động. 88. Ký hiệu * = ngắn; ------ = dài 1. * / ------2. ------- / *****.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trình độ B (Lớp 1B và lớp 2) Nội dung. Yêu cầu cần đạt. 1. Các kỹ năng nhận biết âm thanh. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A. 2. Các kỹ năng nghe âm thanh lời nói. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A. Ghi chú. PHÂN BIỆT VÀ NHẬN DẠNG ÂM THANH 1. Phát hiện 5 dạng âm thanh có giải tần đại diện cho tiếng nói: /m/ /a/ /u/ /i/ /x/ 2. Phân biệt giữa các nguyên âm và phụ âm /a/ - /m/; /a/ - /x/ 3. Phân biệt giữa các nguyên âm /a/ - /u/ -/i/ 4. Phân biệt giữa các phụ âm /m/ - /x/ PHÂN BIỆT VÀ NHẬN DẠNG CÁC NGUYÊN ÂM 1. Phân biệt giữa các nguyên âm khác nhau - Ghép nguyên âm vào tiếng (âm tiết 2. Phân biệt giữa các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi hoặc từ). 3. Phân biệt giữa các nguyên âm đôi 4. Nhận dạng các nguyên âm và nguyên âm đôi PHÂN BIỆT VÀ NHẬN DẠNG CÁC PHỤ ÂM ĐẦU 1. Phân biệt các âm có phụ âm đứng đầu âm tiết với các âm không có phụ âm đứng đầu âm tiết.. An – ban; ôn – bốn; anh – bánh;…. 2. Phân biệt các âm có phụ âm mũi/phụ âm không phải Mẹ - bé; na – da; ngựa – dưa;…. 89.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> phụ âm mũi (tắc, xát, vang..) đứng đầu âm tiết 3. Phân biệt các âm có phụ âm với các phương thức cấu âm khác nhau đứng đầu âm tiết với 2-4-6 lựa chọn Ma-da-xa-ta; 4. Phân biệt các âm có phụ âm vô thanh/hữu thanh đứng đầu âm tiết Phà-vả; tủ-đủ; da-xa; 5. Phân biệt các âm có phụ âm cùng phương thức cấu âm nhưng khác vị trí cấu âm đứng đầu âm tiết Ma-na-nga-nhà 6. Phân biệt các âm có phụ âm vô thanh đứng đầu âm tiết/không có phụ âm đầu (nguyên âm đứng đầu âm ??? tiết). 3.Các kỹ năng nghe hiểu. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A NGHE VÀ LÀM THEO CHỈ DẪN (tình huống đóng) 1. Thực hiện yêu cầu đơn (2 lựa chọn trở lên). 2. Thực hiện yêu cầu kép (2 lựa chọn trở lên) 3. Thực hiện yêu cầu có 3 yếu tố 4. Thực hiện yêu cầu có 4 yếu tố. 90. (Có ngữ liệu cho trước) 1. Đưa cho cô con cá (Ngữ liệu cho trước 2 lựa chọn có thể là: có một con cá và một quả cam bằng đồ chơi đặt ở trên bàn; tăng dần mức độ khó lên: con cá/con bò, con cá/con gà) 2. Vẽ vòng tròn vào hình con mèo 3. Vẽ vòng tròn mầu đỏ vào hình con mèo. 4. Để quả bóng xuống dưới bàn và để cái ly lên trên bàn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. Xác định được tranh khi được miêu tả 6. Xác định được đúng hay sai khi giáo viên miêu tả. 5. Chỉ đúng tranh 6. GV có bức tranh con thỏ và nói. bức tranh. 7. Làm được theo những mệnh lệnh đơn giản. “Con thỏ thích bơi” - trẻ phải trả lời là sai. 7. Đứng lên, ngồi xuống, đi rửa tay... Trình độ C (Lóp 3) Nội dung. Yêu cầu cần đạt. 1. Cac kỹ năng nhận biết âm thanh. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A, B. 2. Các kỹ năng nghe âm thanh lời nói. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A, B. Ghi chú. PHÂN BIỆT VÀ NHẬN DẠNG CÁC PHỤ ÂM CUỐI 1. Phân biệt các âm tiết kín, nửa kín với các âm tiết. -. Ghép phụ âm vào tiếng (âm tiết hoặc từ).. mở, nửa mở. 2. Phân biệt các âm có phụ âm mũi/phụ âm tắc kết thúc âm tiết.. -. Âm tiết kín: thành phần kết thúc là âm tắc (p, t, c, ch) Âm tiết nửa kín: thành phần. -. kết thúc là âm mũi (m,n,nh,ng) Âm tiết mở: không có thành. -. phần kết thúc âm tiết Âm tiết nửa mở: thành phần. 3. Phân biệt các âm có phụ âm vô thanh/hữu thanh kết thúc âm tiết. 4. Phân biệt các âm có phụ âm cùng phương thức cấu âm nhưng khác vị trí cấu âm kết thúc âm tiết 5. Phân biệt các âm có phụ âm vô thanh đứng cuối âm. 91.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> tiết/nguyên âm kết thúc âm tiết. kết thúc là bán âm (u,i). PHÂN BIỆT VÀ NHẬN DẠNG CÁC THANH ĐIỆU - Thứ tự cao dần: ạ, ả, à, a, ã, á 1. Phân biệt các thanh cao và thanh thấp (từ khác nhau nhiều đến khác nhau ít) 2. Phân biệt thanh gãy và thanh không gãy - Thanh gãy: thanh hỏi, thanh ngã 3.Các kỹ năng nghe hiểu. Nhắc lại các kỹ năng ở trình độ A và B NGHE VÀ LÀM THEO CHỈ DẪN (tình huống mở). Tương tự như nghe và làm theo. 1. Thực hiện yêu cầu đơn (2 lựa chọn trở lên) 2. Thực hiện yêu cầu kép (2 lựa chọn trở lên) 3. Thực hiện yêu cầu có 3 yếu tố. chỉ dẫn (tình huống mở) ở trình độ B nhưng không có những ngữ liệu cho trước. 4. Thực hiện yêu cầu có 4 yếu tố 5. Xác định được tranh (chỉ) khi được miêu tả 6. Xác định được đúng hay sai khi giáo viên miêu tả bức tranh. 7. Làm được theo những mệnh lệnh đơn giản. 92.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> NGHE THÔNG TIN MỚI 1. Theo dõi (nghe, nhìn) giáo viên đọc câu chuyện ngắn có tranh minh hoạ, trẻ khiếm thính nghe và trả lời câu hỏi về câu chuyện đó. 2. Nghe giáo viên đọc một câu chuyện về một chủ đề đã trao đổi, trẻ khiếm thính trả lời được câu hỏi hoặc tóm tắt lại câu chuyện đó. 4. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 4.1. Quan điểm xây dựng chương trình - Tận dụng triệt để phần thính lực còn lại của học sinh khiếm thính: Đa số học sinh khiếm thính đều còn nghe được nhiều hay ít. Tuỳ theo mức độ nghe của các em, sự can thiệp sớm hay muộn, sự phù hợp của máy trợ thính mà khả năng nghe và ngôn ngữ nói được hình thành và phát triển ở các mức độ khác nhau. - Tuân theo đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh khiếm thính và các quy tắc về ngữ âm tiếng Việt - Phát triển và linh hoạt: chương trình luyện nghe được thiết kế theo các trình độ từ thấp đến cao nhưng không bắt buộc phải thực hiện đồng loạt theo độ tuổi hay theo lớp. 4.2. Yêu cầu môn luyện nghe - Tính vừa sức: Để giờ luyện nghe đạt kết quả tốt, giáo viên phải xác định lượng kiến thức cần luyện tập cho học sinh theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo viên cần lựa chọn nội dung và hình thức luyện tập phù hợp với trình độ của hoc sinh. - Tính trực quan: Giờ luyện nghe cũng như các giờ học khác cần được trang bị những giáo cụ trực quan. Các âm thanh để học sinh luyện tập cần phải liên hệ đến một hiện tượng, sự vật, hoạt động cụ thể mà các em đã trải nghiệm. - Sử dụng nhiều hình thức hoạt động: Đa dạng hoá các hình thức luyện tập có tác dụng chống mệt mỏi và nâng cao tính tích cực của học sinh. Các bài luyện nghe nên được tiến hành bằng các hình thức trò chơi khác nhau. Cần tạo tinh thần thoải mái, hứng thú cho học sinh trong khi chơi. 93.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4.3. Phương pháp và hình thức tổ chức - Luyện nghe tập thể: Luyện nghe tập thể được tiến hành chủ yếu qua hoạt động trò chơi. Đây là hình thức chủ yếu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khiếm thính. Thông qua các trò chơi các em sẽ được luyện tập để sử dụng tối đa khả năng nghe còn lại đồng thời phát triển trí tuệ và các kỹ năng cần thiết khác. Mỗi trò chơi giáo viên cần xác định được các thành phần sau: Mục đích, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, luật chơi và cách tiến hành. - Luyện nghe cá nhân: Tuỳ theo khả năng và nhu cầu của từng đối tượng cụ thể giáo viên lập kế hoạch giáo dục cá nhân để luyện nghe đúng trình độ của từng học sinh. - Lồng ghép trong các môn học khác: Nội dung luyện nghe cần được lồng ghép trong các tiết học của các môn khác. Đây là một hoạt động quan trọng để học sinh khiếm thính rèn luyện kỹ năng nghe và có thói quen sử dụng sức nghe. 4.4. Đánh giá - Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào kế hoạch đặt ra cho mỗi học sinh dựa trên khả năng nghe của từng em. Các kết quả phải được ghi chép và lưu giữ có hệ thống để theo dõi sự tiến bộ của các em. - Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học, từng phần do giáo viên trực tiếp thực hiện trong giờ học. - Đánh giá định kì được tiến hành vào giữa, cuối học kỳ do nhà trường tổ chức thông qua các bài tập cụ thể và sự quan sát của giáo viên. Có thể phối hợp với việc kiểm tra sức nghe ở những cơ sở thính học nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy của kết quả đánh giá. 4.5. Điều kiện thực hiện - Tốt nhất học sinh khiếm thính cần được kiểm tra thính lực để xác định mức độ nghe - học sinh khiếm thính cần được đeo máy trợ thính (thiết bị trợ thính) thường xuyên và được kiểm tra hàng ngày. - Phòng học môn luyện nghe cần được bố trí ở nơi yên tĩnh với các đồ dùng luyện nghe khác nhau (bao gồm cả các dụng cụ âm nhạc như đàn organ, trống, cátsét...). 94.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×