Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Ke hoach tham quan hoc tap tai Con Son gui Giao vien Chu nhiem thuc hien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.21 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Trưởng phó đồn sau khi kết thúc thăm quan dã ngoại </b>
<b>đánh giá kết quả ngoại khóa các lớp chủ nhiệm: xếp thứ tự các </b>
<b>lớp từ 1 đến 4 với khối 5, từ 1 đến 5 với khối 4.</b>


<b>* Căn cứ xếp thứ theo tiêu chí sau:</b>


1-Việc chấp hành quy định của ban tổ chức, của lãnh đạo đoàn: lên
xuống xe đúng giờ, giữ trật tự khi giao lưu, giữ vệ sinh chung....
2- Hăng hái tham gia giao lưu tìm hiểu về di tích và có kết quả tốt.
3- Hăng hái tham gia giao lưu văn nghệ và có kết quả tốt.


4- Lớp chuẩn bị đầy đủ trang bị cần thiết cho buổi thăm quan, tranh
phục gọn gàng hợp lí, đẹp.


<b>Bộ câu hỏi giao lưu: gồm khoảng 20 câu.</b>


+ Câu hỏi về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trãi: 8 câu
+ Câu hỏi về di tích đền thờ Nguyễn Trãi: 8 câu


+ Câu hỏi về kĩ năng sống, bảo vệ môi trường nơi thăm quan dã
ngoại: 4 câu


<b>Ví dụ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới
năm nào? (Năm 1980)


3.Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Tác phẩm nào của ơng
được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? (Tác phẩm
<i><b>“Bình Ngơ Đại Cáo”)</b></i>



4.Nguyễn Trãi sinh năm nào, mất năm nào? (1380-1442)


5.Nguyễn Trãi sớm chịu những mất mát đau thương, ông chịu tang
mẹ năm nào? (lúc 5 tuổi)


6.Từ bên trái đền thờ Nguyễn Trãi là đường lên đền thờ ai?
<i><b>(đền thờ Trần Nguyên Hãn, Trần Nguyên Đán)</b></i>


7.Côn Sơn cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm vào thời
gian nào? (tháng 2/1965)


<i><b>8. Nơi nào ở Côn Sơn là nơi ông ngoại nuôi dậy Nguyễn Trãi trưởng</b></i>
thành? (Đền Thanh Hư, nơi thờ Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên
<i><b>Đán)</b></i>


9. Bộ Văn hố trước đây (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
xếp hạng quốc gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng
năm 1994 cho khu đền nào ở Côn Sơn? (Khu đền thờ Nguyễn Trãi)


<b>Thuyết minh về đền</b>

<b> Nguyễn trãi</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tiếng này còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các bậc tiền nhân
có cơng với đất nước như Tể tướng Trần Nguyên Hãn và Anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.


Đền thờ Nguyễn Trãi là cơng trình trọng điểm trong khu Cơn
Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh
thành vào tháng 9/2002. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ
Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một


khuôn viên đẹp. Con suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn
lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền tạo nên khung cảnh trữ tình.
Con đường dẫn vào đền chính qua một chiếc cầu đá, nghi môn nội,
nghi môn ngoại trước khi đến tam quan, điện thờ. Ngồi ra, cịn có
hai nhà tả vu, hữu vu, Nhà Bia, Am hoá vàng... Trong tam quan có
pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng. Ngơi đền là biểu hiện to lớn
lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng
dân tộc Nguyễn Trãi.


Phía sau đền thờ Nguyễn Trãi, về bên phải núi Kỳ Lân là nơi
Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học xưa. Nay chỉ còn dấu tích nền nhà
xưa cùng với phiến đá lớn được gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn
đá "năm gian" (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi
ngâm ngơ, đọc sách. Đứng dưới tán những hàng thông, tùng xanh
râm mát, yên ả, ngẩng nhìn mây trắng, nắng vàng trên bầu trời xanh
mới thấm hiểu nguyên do tại sao Nguyễn Trãi chọn nơi thanh cao
giữa thiên nhiên này để ở ẩn và đã cho ra đời những thi phẩm có giá
trị cho mn đời sau.


Từ đền thờ Nguyễn Trãi sải bước trên con đường nhỏ về phía bên
trái sẽ lên tới đền thờ Trần Nguyên Hãn. Ông là đại công thần nhà
Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trãi trưởng thành. Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ
thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân
dân lập đền, tạc tượng thờ tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ
xưa khơng cịn. Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư
trên nền nhà cũ của ơng. Trong đền hệ thống hồnh phi, câu đối, đồ
thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần
thái uy nghiêm, nhân từ đặt trong đền. Bên cạnh là một bàn cờ tướng


khá to.


Các đền thờ: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Trần Nguyên Đán tại
Côn Sơn đều rất đẹp và hợp thành một quần thể hịa hợp với quần
thể chùa Cơn Sơn.


Cơn Sơn cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm vào tháng
2/1965. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn
bia trước cửa chùa Hun (tên gọi khác của chùa Cơn Sơn nằm cách đó
khơng xa).


Nằm cách chùa Côn Sơn khoảng 5km là đền Kiếp Bạc - một di tích
lịch sử nổi tiếng - là nơi thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn – 3 lần đánh thắng quân Nguyên.


Côn Sơn, địa danh vừa quen thuộc vừa thiêng liêng đối với người
dân nước Việt. Về với Côn Sơn, du khách không đơn thuần là thăm
một danh thắng, vãn cảnh, mà đây thực sự còn là chuyến hành
hương về nơi linh thiêng để tri ân, tưởng nhớ đến Nguyễn Trãi
-người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước và thế giới.


<i><b>Một số hình ảnh về đền thờ Nguyễn Trãi ở Cơn Sơn:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tầm vóc khu di tích Cơn Sơn - nơi được Bộ Văn hố xếp hạng quốc
gia đợt I năm 1962 và xếp hạng đặc biệt quan trọng năm 1994.


Cầu đá dẫn vào nghi mơn nội và đền chính


Trong khn viên đền thờ Nguyễn Trãi



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trong đền đặt bức tượng Nguyễn Trãi bằng đồng cao 1,4m nặng
600kg, được lấy mẫu từ bức họa trong nhà thờ họ Nguyễn ở Nhị Khê


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Từ bên trái đền thờ Nguyễn Trãi là đường lên đền thờ Trần Nguyên
Hãn, Trần Nguyên Đán


Đường lên nền nhà cũ nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học xưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Đền Thanh Hư, nơi thờ Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán được
xây dựng trên nền nhà cũ, nơi ông cùng vợ đã nuôi dậy cháu ngoại
Nguyễn Trãi trưởng thành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bên cạnh bàn thờ có bàn cờ tướng- một thú vui của Quan Đại Tư Đồ
lúc còn sống.


Sống giữa thiên nhiên, trong lành, quanh là núi non hùng vĩ, thông
reo, suối chảy róc rách tạo nên nguồn thi hứng dạt dào cho các vị
anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Lê
Thánh Tông, Trần Nguyên Đán cho ra đời những thi phẩm đẹp, có
giá trị muôn đời sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Cuộc đời, sự nghiệp nghiệp Trãi: </b>

Nguyễn Trãi (1380-1442) là
nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới
thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên
Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà
Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu những mất mát đau thương: tang
mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ơng ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10
tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều
nhà Hồ.



Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ,
Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung
thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới
sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi.
Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị
nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, Nguyễn Trãi xin
về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp
nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm


Nguyễn Trãi ở Cơn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên.


Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam
tộc.


Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tơng minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm
con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm
lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai
tâm thượng quang khuê tảo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngơ
Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các
tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập
luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi
là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của
Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định
đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật
chẽ, lập ln sắc bén.


Ơng cịn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ơng bộc lộ tâm hồn, con
người ơng từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con


người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu
tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lịng u
thiên nhiên cây cỏ của ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

1.Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu Cơn Sơn,
được khánh thành vào thời gian nào? (tháng 9/2002).


2. Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc UNESCO cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới
năm nào? (Năm 1980)


3.Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Tác phẩm nào của ông
được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc? (Tác phẩm
“Bình Ngơ Đại Cáo”)


4.Nguyễn Trãi sinh năm nào, mất năm nào? (1380-1442)


5.Nguyễn Trãi sớm chịu những mất mát đau thương, ông chịu tang
mẹ năm nà? (lúc 5 tuổi)


<b>Thuyết minh về Côn Sơn</b>



Côn Sơn gắn liền với tên tuổi của nhiều danh nhân đất Việt. Tuy
nhiên, khi nói đến Cơn Sơn là nói đến Anh hùng dân tộc, Danh nhân
văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - người đã gắn bó cả cuộc đời, sự
nghiệp của mình ở đây. Thật vậy, ở Cơn Sơn, mỗi sự vật, di tích đều
lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi – Sao Khuê.


Khu di tích này hiện cịn lưu giữ nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá
trị, tiêu biểu như:



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

tu, mở rộng lớn với 83 gian tòa ngang dãy dọc, gạch đỏ, ngói để men
màu và 385 pho tượng. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử,
chùa đã bị thu nhỏ lại với kiến trúc hiện nay hình chữ cơng (<sub>工</sub>),
gồm 3 tồ: Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Thượng điện
thờ Phật, trong đó có những bức tượng Phật cao 3m, mang đậm
phong cách nghệ thuật thời Lê.


Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ cây Đại 600 tuổi, 4 nhà
bia, đáng chú ý là bia "Thanh Hư Động" dựng từ thời Long Khánh
(1373 - 1377) cịn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tơng và bia
<b>hình lục lăng "Cơn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ</b>
Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích vào ngày 15/2/1965.


Chùa đã được Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia đợt I năm 1962 và di tích
đặc biệt quan trọng vào năm 1994.


<b> 2.Nhà Tổ nằm ngay phía sau chùa Côn Sơn, thờ tượng 3 vị</b>
Trúc Lâm Tam Tổ (Vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền
Quang), tượng Quan tư đồ Trần Nguyên Ðán và vợ, tượng Nguyễn
<b>Trãi và vợ thứ của ông (bà Nguyễn Thị Lộ).</b>


<b> 3. Đền Nguyễn Trãi có tên chữ là “Ức Trai linh từ”, tọa lạc</b>
trên diện tích 10.000m² dưới chân núi Ngũ Nhạc nằm trong khu vực
Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị
Thái – thân mẫu của Nguyễn Trãi. Đền tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên
dựa vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân tạo thế tả thanh long, hữu
bạch hổ. Minh đường của đền nhìn ra hồ Côn Sơn, nơi có núi
Phượng Hồng, Chúc Thơn chầu vào. Dịng suối Côn Sơn chảy từ


Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái ôm lấy đền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Trong Hậu cung đặt tượng thờ
Nguyễn Trãi bằng đồng cao 1,4 m, nặng 600 kg và hai tượng song
thân phụ mẫu của ơng.


Tại đây vẫn cịn lưu giữ những bức hoành phi, câu đối với nội dung
thể hiện tâm hồn, cốt cách, tài năng, công đức lớn lao của Nguyễn
Trãi và tấm lịng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với ông.


<b> 4.Đền thờ Trần Nguyên Đán được xây dựng năm 2004, gần</b>
thượng nguồn suối Cơn Sơn, tại vị trí mà hơn sáu trăm năm trước
ông đã dựng nhà để nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già.


Năm 1385, Trần Nguyên Đán đã đưa vợ và cháu ngoại là Nguyễn
Trãi mới 5 tuổi về sống tại Côn Sơn. Tại đây, ông đã cùng vợ trồng
rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi - động
Thanh Hư. Đây là cơng trình quy mơ hồnh tráng, bao gồm nhiều
hạng mục hài hoà với thiên nhiên, đã trở thành địa danh nổi tiếng, đi
vào thi ca, sử sách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b> 7.Bàn Cờ Tiên: Từ giếng Ngọc, theo con đường lát đá dài hơn</b>
600 bậc với hai bên là rừng thông xanh cao ngất trời sẽ đến đỉnh núi
Kỳ Lân (cao 200m). Đỉnh núi là một khu đất bằng phẳng, trên có
một phiến đá khá rộng, người xưa gọi là Bàn Cờ Tiên. Tại đây hiện
cịn lưu giữ di tích nền hình chữ công của Am Bạch Vân – một kiến
trúc được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 14), thời Trúc Lâm đệ tam
tổ Huyền Quang tu hành ở chùa Côn Sơn với tám mái chảy, có lan
can xung quanh, để các vị cao tăng tu luyện, giảng kinh, thuyết pháp
cho môn đệ.



Năm 1992, Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch) đã xây dựng "Vọng giang đình" (nhà bia) hai tầng cổ các
tám mái để tưởng niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi ngay bên
cạnh di tích nền Am Bạch Vân. Tại đây có bia đá khắc ghi về thân
thế, sự nghiệp của Nguyễn Trãi và lịch sử di tích Cơn Sơn.


Từ đỉnh núi Kỳ Lân, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng núi,
rừng rộng lớn, nhìn về đông bắc 10km là núi Bái Vọng với quả núi
hình hoa sen, cỏ cây tươi tốt, đây chính là nơi để thi hài của Nguyễn
Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi.


<b> 8.Thạch Bàn là hai tảng đá sói kết, mặt tương đối bằng phẳng,</b> nằm
cách nhau gần 100m, bên cạnh suối Côn Sơn.


Thạch Bàn lớn thường gọi là “<i>hịn đá 5 gian”</i>, có kích thước 28,5 x
6m. Tương truyền, đây là nơi Nguyễn Trãi thường ngồi ngắm cảnh,
làm thơ và suy nghĩ vận nước. Thạch Bàn nhỏ hơn là nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh khi Người đến thăm
Côn Sơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Ðầu Giang, chọi gà, cờ người, đấu vật… Lễ hội mùa thu Côn Sơn –
Kiếp Bạc được tổ chức từ ngày 15 – 20/8 âm lịch để tưởng nhớ ngày
mất của Đức Thánh Trần và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, với các
nghi lễ như: lễ rước cỗ tiến Thánh, lễ duyệt quân trên sông Lục Đầu,
lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu, lễ ban ấn của Đức
Thánh Trần và nhiều hoạt động dân gian như: đấu vật, đua thuyền,
bắt vịt…


Trong những năm gần đây, Côn Sơn đã được tơn tạo và bổ sung


nhiều cơng trình, đường vào Côn Sơn từ nhiều ngả được nâng cấp và
tráng nhựa. Du khách đến đây dù vào thời điểm nào cũng bắt gặp
khơng khí mát mẻ trong lành, một khơng gian thơ mộng và đượm
tính nhân văn.


Giếng Ngọc, Suối Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, đền thờ Trần
<b>Nguyên Hãn….</b>


<b> Thuyết minh về Côn Sơn</b>



Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng
đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã
mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua cịn lưu giữ bao dấu tích của
Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của
những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách.


Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn
Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi
một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong
lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo,
ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở “bình
Ngơ”..


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời
Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Ta đến Chùa Cơn Sơn, Chùa
có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun,
có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái,
Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao
chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời
gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ cịn lại ngơi chùa nhỏ ẩn mình dưới


tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa cịn đầy đủ hệ thống
tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ
-tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà
Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Hiện trong chùa cịn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia
thời Trần – Lê.


Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân,
bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do
thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn
nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư
dùng làm nước cúng lễ của chùa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19></div>

<!--links-->
ke hoach tham quan
  • 2
  • 606
  • 3
  • ×