Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259 KB, 49 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGÀY SOẠN: NGÀY DẠY: TUẦN: TIẾT: BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS Hiểu được mục đích và phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận; vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Phóng to hình 66sgk/ 105. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào? - Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi. 3. Giảng bài mới. a. Giới thiệu: Năng suất vật nuôi do 2 yếu tố là giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quyết định, một công việc quan trọng trong nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi luôn đủ thức ăn về số lượng và chất lượng. trong suốt thời gian nuôi dưỡng. mục đích và phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi như thế nào? Đó là trọng tâm bài học hôm nay. b. phát triển bài TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ I: TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN VẬT NUÔI. - Người nuôi lợn thường nấu chín thức ăn như: cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì? HS: Giảm thể tích ăn, diệt các loại mầm bệnh… - Khi cho gà, vịt ăn rau phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? HS: Phù hợp với mỏ gà, vịt. - Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi phải rang chín đậu, hay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì? HS; Có mùi thơm, phá hủy chất độc có trong mùi thơm. GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 sgk/ 104 GV rút ra kết luận. NỘI DUNG I. MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN 1. Chế biến thức ăn. - Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Loại bỏ chất độc và các vi trùng gây bệnh. - Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng. Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực… thường 2. Dự trữ thức ăn theo mùa, mùa hè thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu . để vật nuôi luôn có đủ thức ăn người chăn nuôi phải làm gì? HS: Dự trữ thức ăn. - Vào mùa gặt đánh đống rơm, rạ nhằm mục đích gì? HS: Dự trữ cho trâu bò ăn dần. - Để có thóc, ngô, khoại, sắn cho vật nôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân phải làm gì? HS: Khoai lang, sắn:( thái nhỏ, phơi khô cất vào chum). Ngô, thóc; ( phơi khô cất vào chum, vại…) GV rút ra kết luận Để thức ăn không bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn. HĐ II: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN. BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN HS đọc nội dung mục II và quan sát hình 66 1. Các phương pháp chế biến sgk/105 thức ăn. Yêu cầu HS thảo luận - Những hình ảnh nào thể hiện chế biến thức ăn bằng các phương pháp vật lí, hóa học, sinh học… - HS thảo luận. Yêu cầu trả lời dược. Vật lí; 123. Hóa học: 6,7. Sinh học 4. Hỗn hợp 5. - Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu. - Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa hoặc ủ lên men. - Kiềm hóa với thức ăn nhiều xơ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> như rơm, rạ. - Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.. Cắt ngắn. Hỗn hợp. Đường hóa tinh bột. Xử lí nhiệt. Nghiền nhỏ. PP chế biến Thức ăn Vật nuôi. Ủ men. Kiềm hóa rơm rạ. GV: Việc tận dụng các loại cây, rau …để chế biến, dự trữ thức ăn cho vật nuôi, góp phần gìn giữ môi trường. Chế biến thức ăn đúng yêu cầu kĩ thuật tránh được các dư lượng các chất hóa học trong cơ thể vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cho con người, không bị tác động xấu của các chất hóa học. HS đọc mục 2 sgk/106 quan sát hình 67 sgk. - Làm thế nào để dự trữ rơm, rạ thân cây ngô, đậu? HS: Ủ xanh. - Làm thế nào để cất giữ ngô, thóc, khoai lang, sắn? HS: Sử dụng nguồn nhiệt mặt trời hoặc sấy. 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn - Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ mặt trời hoặc sấy… - Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> bằng điện… GV yêu cầu HS điền vào khoảng trống ở sgk. GV rút ra kết luận C. CỦNG CỐ Gọi HS đọc ghi nhớ. - Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? - Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. - Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta? V/ DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk/106. Xem trước bài 40 “ Sản xuất thức ăn vật nuôi”.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> NGÀY SOẠN: TUẦN: Bài 40. NGÀY DẠY: TIẾT: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS. - Nêu được căn cứ để phân loại và tên các loại thức ăn vật nuôi. - Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu protein, gluxit và thức ăn thô xanh. Nêu được tên và cách làm đơn giản nhất để sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Phóng to hình 68, bảng phân loại( mục I/107) và bảng ở mục III/109 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? - Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. - Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta? 3. Giảng bài mới: a. Giới thiệu: Trong bài tước chúng ta đã nghiên cứu phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất ra các loại thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để phát triển chăn nuôi đó cũng là trọng tâm bài học hôm nay. b. Phát triển bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ I TÌM HIỂU CÁCH PHÂN LOẠI I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN THỨC ĂN DỰA VÀO THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG Yêu cầu HS đọc nội dung mục I sgk/ 107. ? Hãy kể tên một số loại thức ăn của gia súc, gia cầm mà em biết?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> HS: Thức ăn của trâu, bò; Rơm, rạ, cỏ… + Thức ăn của lợn: Cám, bột ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp. + Thức ăn của gà: hạt, thóc, bột ngô, gạo, thức ăn hỗn hợp… ? Thường trong thức ăn hỗn hợp của gà, lợn. người ta thêm bột cá, bột tôm… để cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu có tên là gì? HS: Protein. ? Cho lợn, gà ăn thức ăn chế biến từ ngô, gạo chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng có tên là gì? HS: Gluxit. ? Thức ăn vật nuôi như cỏ, thân cây rơm, rạ … cung cấp chất dinh dưỡng có tên là gì? HS: Chất xơ ? Thức ăn có nhiều chất bột gọi là thức ăn tinh còn thức ăn có nhiều chất xơ có tên là loại thức ăn gì? HS: Thức ăn thô GV rút ra kết luận - Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu Protein. - Thức ăn có hàm lượng Protein > 50% thuộc loại thức ăn giàu Gluxit. - Thức ăn có hàm lượng Protein > 30% thuộc loại thức ăn thô. HĐ II: TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁP SẢN XUẤT ĂN GIÀU PROTEIN SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU - Làm thế nào để có nhiều cá, tôm, trai, PROTEIN ốc… phục vụ cho đời sống con người và - Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm chăn nuôi? thủy sản nước ngọt và nước mặn. HS; Chăn nuôi và khai thác thủy sản. - Trồng nhiều ngô, khoai, sắn. - Tại sao cây họ đậu lại giàu protein? - Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn HS: Cây họ đậu có đặc điểm chung là rễ có động vật như giun đất, nhộng, nốt sần mang vi khuẩn cộng sinh cố định tầm… được ni tơ trong không khí để tạo thành - Trồng xen, tăng vụ …để có nhiều protein do đó cây họ đậu được coi là cây cây họ đậu. giàu protein. GV giảng: giun đất là động vật không III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP xương sống thịt giun đất giàu protein là SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> thức ăn ưa thích cho gà, vịt… GLUXIT VÀ THỨC ĂN THÔ HĐ III. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG XANH PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU GLUXIT VÀ THỨC ĂN THÔ XANH. ? Hãy kể tên một số loại thức ăn giàu gluxit? HS: Lúa, ngô, khoai, sắn. ? Làm thế nào để có nhiều ngô, khoai, sắn? HS: Tăng vụ, tăng diện tích đất trồng ? Hãy kể tên những loại thức ăn thô xanh mà em biết? HS: Cây rau, cỏ, lạc, khoai lang. ? Làm thế nào để có nhiều thức ăn thô xanh cho vật nuôi? HS: Tận dụng đất để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm trồng trọt để chăn nuôi. HS đọc và làm bài tập mục III GV giới thiệu mô hình VAC V A. C. - VƯỜN: trồng cây rau, cây lương thực để chăn nuôi gia súc, gia cầm, và thủy sản. - AO: nuôi cá làm thức ăn cho vật nuôi, nước tưới cho cây ở vườn. - CHUỒNG: nuôi trâu, bò, lợn, gà cung cấp phân chuồng cho cây trong vườn và cá dưới ao. GV: rút ra kết luận - Thức ăn gluxit: + Luân canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn. + Nhập khẩu ngô, bột cỏ để nuôi vật nuôi. - Thức ăn thô xanh; + Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi. + Tận dụng các sản phẩm phụ tong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV: Tận dụng mô hình VAC đúng cách để tránh làm ô nhiễm môi trường. C. CỦNG CỐ. Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. - Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương. NGÀY SOẠN: NGÀY DẠY: TUẦN: TIẾT: Bài 41 THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT. I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH - Biết được phương pháp chế biến thức ăn bằng nhiệt đối vối hạt, các cây họ đậu để sử dụng trong chăn nuôi. - Thực hiện được các thao tác của 1 trỏng qui trình là rang, hấp hoặc luộc các cây họ đậu. - Biết giữ gìn vệ sinh, tính cẩn thận, chín xác khi làm các thao tác nhóm lửa, rang, hấp, kiểm tra trạng thái hạt, màu sắc, mùi vi5phai3 đảm bảo được an toàn tuyệt đối. II. PHƯƠNG PHÁP. Thực hành III. CHUẨN BỊ: - Hạt đậu tương, đậu mèo. - Chảo rang, nồi hấp, soong, bếp. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy phân biệt thức ăn giàu protei, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. - Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit ở địa phương. 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu: Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi: Vật lí, hóa học, sinh học. hộm nay chúng ta sử dụng nhiệt để làm chín hạt đậu. nhằm khử chất độc hại có trong hạt và làm tăng khẩu vị thơm, ngon dễ tiêu hóa khi vật nuôi sử dụng. b. Phát triển bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> TỔ CHỨC THỰC HÀNH GV; chia lớp thành 3 nhóm phân công nhóm trưởng.. Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm làm các việc sau: + Phụ trách đun lửa, châm lửa, theo dõi qui trình ngọn lửa. + Rang, luộc, hấp tùy nhóm. + Lấy vật tư, dụng cụ thực hành. + Làm sạch đậu đỗ trước khi sử dụng nhiệt. + Dọn vệ sinh sau buổi thực hành. + Ghi báo cáo trình tự các bước. + Trả vật liệu, dụng cụ cho người quản lí + Các nhóm về vị trí qui định. + Kiểm tra việc chuẩn bị cho từng nhóm. + Đề nghị các nhóm được phân công làm qui trình nào thì nghiên cứu các bước của qui trình đó.. HĐ 1 thực hiện bước 1 - Chuẩn bị bếp, chảo rang. của qui trình - Làm sạch đậu tương. Nhóm hấp chín phải ngâm đậu - Người viết tường trình chuẩn bị theo dõi và viết báo cáo - Sau khi chuẩn bị xong, bắt đầu nhóm lửa để thực hiện hoạt động tiếp theo. GV kiểm tra và điều chỉnh nước trong nồi hấp và luộc. HĐ 2 thực hiện bước 2 - Các nhóm bắt đầu rang, hấp và luộc. của qui trình - HS giữ trật tự + Nhóm 1; Rang đều tay. + Nhóm 2: Giữ kín vung nồi. + Nhóm 3: Khi nồi lộc đậu nước đã sôi mở tung nấp ra. HĐ 3 Kết thúc quá trình + Nhóm 1: Hạt chín vàng có mùi thơm. xử lí nhiệt hạt đậu + Nhòm 2: Mở vung cẩn thận tránh bị bỏng hơi. GV: Kiểm tra các nhóm. + Nhóm 3: Kiểm tra đậu chín, tắt lửa. sau đó đổ bỏ nước luộc. cho hạt ra rỗ và cho nguội. sau đó trộn các loại thức ăn khác cho vật nuôi ăn * Các nhóm hoàn thành báo cáo thực hành..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> C. TỔNG KẾT: Các nhóm báo cáo kết quả cùng với sản phẩm cho các bạn trong lớp nghe, góp ý, nhận xét. V. DẶN DÒ: Xem trước bài mới “ Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi”. NGÀY SOẠN: TUẦN:. NGÀY DẠY; TIẾT:. CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI BÀI 44. CHUỒNG NUÔI VÀ VỆ SINH TRONG CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS - Nêu được tầm quan trọng của chuồng nuôi trong việc bảo vệ sức khỏe và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. - Giải thích được 5 tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh - Nêu được tầm quan trọng và các biện pháp hợp vệ sinh phòng bệnh cho chăn nuôi. - Vận dụng vào thực tiển chăn nôi gia đình : Giữ gìn vệ sinh cho chăn nuôi và môi trường sống của con người. II. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Phóng to sơ đồ 10,11 và hình 69,70 sgk. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ( thông qua) 3. giảng bài mới a. Giới thiệu: Trong chương 2 chúng ta sẽ ngiên cứu về qtrình nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi đúng kĩ thuật và bảo vệ được vệ sinh môi trường. bài đầu.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> tiên nghiên cứu về cách xây dựng chuồng nuôi và giữ vệ sinh cho vật nuôi như thế nào để con vật sinh trưởng và phát dục tốt nhất. b. phát triển bài. TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ I: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHUỒNG NUÔI HỢP VỆ SINH GV yêu càu HS nghiên cứu mục 1 sgk/116 ? Chuồng nuôi giúp con vật tránh các yếu tố thời tiết tác động vào như thế nào? HS: Mưa, gió, nắng, rét,… ? Mức độ tiếp xúc với vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh ở con vật nhốt và con vật nuôi thả tự do khác nhau như thế nào? HS: Nuôi nhốt hạn chế tiếp xúc. ? Muốn chăn nuôi số lượng lợn, gà nhiều theo kiểu công nghiệp, chuồng nuôi có vai trò như thế nào? HS: Có thể sử dụng máy móc để cho ăn, uống, làm vệ sinh đồng loạt đúng theo qui trình chăn nuôi. ? Nuôi con vật trong chuồng góp phần giữ vệ sinh trong môi trường sống như thế nào? HS: Hạn chế con vật thải phân ra môi trường, tránh bị con vật nuôi phá hoại sản xuất hoa màu… quản lí không bị mất mát… GV; cho HS làm bài tập sgk/116 ( cả 4 nội dung) GV rút ra kết luận. NỘI DUNG I. CHUỒNG NUÔI 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi.. Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi, chuồng nuôi phù hợp sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. GV yêu cầu HS đọc sơ đồ 10, nội dung 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp sgk/117. vệ sinh. ? Làm thế nào để nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp yêu cầu sinh lí con vật? HS: Che mát lúc trời nắng, giữ ấm khi trời lạnh, tránh gió lùa mạnh vào trời lạnh ? Làm thế nào để giữ được độ ẩm chuồng nuôi hợp vệ sinh? HS: Chuồng nuôi khô ráo, có nơi chứa phân.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> riêng, con vật không sống trong khu vực có nhiều phân và rát thải. ? Chuồng nuôi làm thế nào để đảm bảo độ chiếu sáng ít khí độc? HS: Phải có cửa hướng về phía Nam hoặc Đông Nam để tận dụng ánh sáng ban mai và hướng gió Nam mát mẻ. GV cho HS làm bài tập a /117 ( 1. nhiệt độ; 2. độ ẩm; 3. độ thông thoáng.) ? Vì sao bố trí hướng chuồng theo cách a là không phù hợp? HS; Không tận dụng được ánh sáng mặt trời chiếu vào hợp lí. Mùa đông gió lạnh , Đông Bắc lùa mạnh nguy hiểm. ? chuồng 1 dãy có đặc điểm gì? HS: 1 dãy chuồng nhiều ngăn có đường vận chuyển thức ăn và quét dọ, có máng ăn bố trí trong ô chuồng, sân chơi và máng uống ở ngoài trời. ? chuồng 2 dãy có đặc điểm gì? HS: 2 bên hành lang, ở giữa làm đường đi, máng ăn bố trí 2 bên hành lang, sân chơi và máng uống ở ngoài trời bên ngoài 2 dãy chuồng. GV rút ra kết luận - Có đủ nhiệt độ, độ ảm, độ thông thoáng. - Hướng chuồng Nam hoặc Đông Nam. HĐ II: TÌM HIỂU TẦM QUAN TRỌNG II. VỆ SINH PHÒNG BỆNH CỦA VỆ SINH TRONG CHĂN NÔI VÀ 1. Tầm quan trọng của vệ sinh CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG trong chăn nuôi. BỆNH TRONG CHĂN NUÔI. GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 1. Em hiểu thế nào là phòng bệnh? 2. Vệ sinh là gì? 3. Tại sao phòng bệnh hơn chữa bệnh? HS thảo luận Yêu cầu trả lời được. 1. Làm các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc để con vật khỏe mạnh, khả năng đề kháng chống bệnh tật tốt. 2. Vệ sinh là cắt đứt các nguồn bệnh và các.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> đường lây bệnh. 3. Phòng: ít tốn kém và kịp thời… GV: rút ra kết luận. Vệ sinh trong chăn nuôi là để phòng ngừa dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi. Phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” ? Vệ sinh môi trường sống phải làm những 2. Các biện pháp vệ sinh phòng công việc gì? bệnh HS: Khí hậu, thức ăn, nước uống … ? Vệ sinh thân thể vật nuôi phải làm những công việc gì? HS: cho vật nuôi vận động, tắm chải… GV: Rút ra kết luận. - Vệ sinh môi trường sống. - Vệ sinh thân thể vật nuôi. GV: Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: + Nâng cao năng suất chăn nuôi. + Tạo ra một tiểu khí hậu cho vật nuôi. + Hạn chế mầm bệnh tránh được bệnh dịch. + Thu rác thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng., tránh làm ô nhiễm môi trường. - Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi góp phần ngăn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. C. CỦNG CỐ. Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? - Phải làm gì để chuồng nôi hợp vệ sinh? - Vệ sinh trong chăn nôi phải đạt những yêu cầu nào? V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk/118. Xem trước bài 45 “ Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi”.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> NGÀY SOẠN: 01.4. 2011 TUẦN: 30 BÀI 45. NGÀY DẠY: 02.4.2011 TIẾT: 38. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. GIÚP HS - Kiến thức: Hiểu được một số biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi vật nuôi con, vật nuôi đực giống và cái sinh sản. - Kỹ năng: Xác định được mục đích, kĩ thuật chăn nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt nhất. - Thái độ: Có y thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Sơ đồ 12,13 sgk/ 120. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? - Phải làm gì để chuồng nôi hợp vệ sinh? - Vệ sinh trong chăn nôi phải đạt những yêu cầu nào? 3. Giảng bài mới. a. Giới thiệu: Để chăn nuôi đạt hiêu quả kinh tế cao phải biết phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp. muốn vậy phải nắm được đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi. b. Phát triển bài TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ I: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ VÀ KĨ I. CHĂN NUÔI VẬT NUÔI THUẬT NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC VẬT NON NUÔI NON 1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non. ? Vì sao nói vật nuôi non khả năng thích nghi với môi trường sống còn rất yếu? HS: Điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch yếu, khả năng ăn uống kém. ? Vật nuôi điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì? HS: Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. GV: Rút ra kết luận - Điều tiết thân nhiệt kém..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa GV; cho HS thảo luận các câu hỏi sau tốt. 1. Với vật nuôi non nhiệt độ chuồng nuôi phải 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật như thế nào? nuôi non. 2. Khả năng chống lại vi trùng gây bệnh của vật nuôi non như thế nào? 3. Thức ăn gia súc non mới sinh là gì? 4. Phải cho gia súc non bú sữa đầu nhằm mục đích gì? 5. Muốn vật nuôi con đủ sữa để bú người chăn nuôi phải làm gì? 6. Vì sao phải tập cho gia súc ăn thức ăn thêm? 7. Gà con mới nở, vịt, ngan con mới nở cho ăn thức ăn gì? 8. Vật nuôi non tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì? HS thảo luận Yêu cầu trả lời được 1. Không lạnh, không nóng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. 2. Kém, vì chức năng miễn dịch chưa tốt. 3. Sữa mẹ. 4. Có kháng thể globulin, nhiều chất dinh dưỡng tẩy ruột. 5. Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa. 6. Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ vì vật nuôi con lớn sữa mẹ cạn dần không đủ cung cấp. 7. Biến tiền Vitamin D thành Vitamin D, diệt khuẩn kích thích thần kinh làm con vật khỏe mạnh. GV đưa ra kết luận - Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con. - Giữ ấm cho cơ thể. - Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể. - Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> dinh dưỡng. - Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng. HĐ II. TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH VÀ KĨ THUẬT - Giữ vệ sinh phòng bệnh cho CHĂN NUÔI ĐỰC GIỐNG. vật nuôi. GV yêu cầu HS đọc nôi dung mục II sgk/ 120 II. CHĂN NUÔI VẬT NUÔI ? Mọi người nuôi gà trống cùng với đàn gà mái ĐỰC GIỐNG. nhăm mục đích gì? HS: Phối giống, trứng mới nở ra thành con. ? Đực giống có vai trò gì? HS: Phối giống đảm bảo đời con sinh ra có được giống tốt. ? Chăm sóc vật nuôi đực giống phải làm những công việc gì? HS: Vận động, tắm chải, kiểm tra sức khỏe và tinh dịch. ? Nuôi dưỡng vật nuôi đực giống phải làm những việc gì? HS: Thức ăn phải đủ protein, khoáng và Vitamin. GV kết luận Mục đích chăn nuôi đực giống nhằm đạt khả năng phối giống tốt, con sinh ra chất lượng cao -Để có vật nuôi đực giống tốt phải: +Nuôi dưỡng tốt: Thức ăn có đủ năng lượng, Protein, chất khoáng và Vitamin. HĐ III. TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH KĨ THUẬT +Chăm sóc tốt: Vận động, CHĂN NUÔI CÁI SINH SẢN. tắm chải, kiểm tra thể trọng và ? Nuôi vật nuôi cái sinh sản nhằm mục đích gì? tinh dịch. HS: Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khỏe mạnh. III. CHĂN NUÔI VẬT NUÔI ? Khi gia súc đang mang thai phải cho ăn đủ dinh CÁI SINH SẢN dưỡng nhằm mục đích gì? HS: Nuôi thai, nuôi cơ thể, chuẩn bị tiết sữa. ? Khi gia súc mới đẻ đang cho con bú phải cho ăn đủ dinh dưỡng nhằm mục đích gì? HS: Tạo sữa nuôi con, nôi cơ thể mẹ phục hồi cơ thể sau khi đẻ..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> ? Muốn gia cầm đẻ nhiều trứng và đều phải nuôi dưỡng như thế nào? Ăn đủ chất: protein, khoáng, lipit… ? Nguyên nhân làm gà mẹ đẻ trứng kém? HS: Do giống, thức ăn, chăm sóc kém. GV kết luận. -Mục đích nuôi vật nuôi cái sinh sản: Đẻ nhiều con, nhiều trứng, con khỏe mạnh,… -Để vật nuôi cái sinh sản tốt phải: +Nuôi dưỡng tốt: Cung cấp GV: Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng + Nâng cao năng suất chăn nuôi. của vật nuôi ở giai đoạn mang + Tạo ra một tiểu khí hậu cho vật nuôi. thai và giai đoạn nuôi con. + Hạn chế mầm bệnh tránh được bệnh dịch. +Chăm sóc tốt gồm: Vận động + Thu chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu tắm chải hợp lí, theo dõi và cơ bón cho cây trồng., tránh làm ô nhiễm môi chăm sóc kịp thời khi vật nuôi trường. đẻ để bảo vệ đàn con sơ sinh. - Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi góp phần ngăn dịch bệnh làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. C. CỦNG CỐ. Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. - Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? - Em cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi vật nuôi đực giống? - Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì? tại sao? V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk/121 Xem trước baì 46 “ Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi”.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> NGÀY SOAN: TUẦN:. NGÀY DẠY: TIẾT:. BÀI 46: PHÒNG, TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS - Nêu được khái niệm về bệnh và tác hại của bệnh đối với vật nuôi. - Chỉ ra nguyên nhân bệnh ở vật nuôi. - Trình bày được một số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi để phòng trị bệnh. - Phát hiện, phân biệt một số bệnh của vật nuôi ở gia đình và địa phương. II. PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ. Sơ đồ 14 sgk/122 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ; - Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? - Em cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi vật nuôi đực giống? - Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì? tại sao? 3. Giảng bài mới.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> a. Giới thiệu: Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hoặc giảm khả năng sản xuất, giá trị hàng hóa của vật nuôi . vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra cho vật nuôi. b. Phát triển bài:. TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ BỆNH I. KHÁI NIỆN VỀ BỆNH VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH GV yêu cầu HS đọc mục I ? Nhìn một đàn gà, một đàn lợn em có thể phát hiện được những con mắt bệnh nhờ những đặc điểm nào? HS: Kém ăn thường nằm iêm, mệt nhọc, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường. ?Nếu không kịp thời chữa trị thì hiệu quả ra sao? HS: Con vật gầy yếu, tăng trọng kém, có thể chết hoặc lây lang con khác. GV rút ra kết luận Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh li1trong cơ thể co tác động của các yếu tố gây bệnh. II. NGUYÊN NHÂN SINH RA HĐ 2. TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH RA BỆNH Cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh ở vật nuôi? 2. Tìm ví dụ yếu tố bên trong (di truyền) gây bệnh? 3. Tìm ví dụ yếu tố cơ học gây ra bệnh? 4. Tìm ví dụ yếu tố hóa học gây ra bệnh? 5. Tìm ví dụ yếu tố sinh học gây ra bệnh? Yêu cầu trả lời được 1. Bên trong cơ thể con vật và do tác động từ môi trường 2. Bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai như: lợn 2 đầu, khoèo chân … 3. Dẫm phải đinh, gãy xương, hút nhau chảy máu… 4. Ngộ độc thức ăn, nước uống..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5. Giun sán kí sinh gây tắt ruột, chấy, rận làm con vật ghẻ lở, vi rút, vi khuẩn làm con vật hiểm nghèo. Hs đọc nôi dung các bệnh do yếu tố sinh học gây ra hoàn thành nội dung bảng, phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường. Các yếu tố gây bệnh bao gồm các GV rút ra kết luận: yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền). và yếu tố b6n ngoài ( cơ học, hóa học, sinh học) III. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI. HĐ III. TÌM HIỂU KĨ THUẬT PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI. GV yêu cầu HS đọc muc III sgk/122 ? Phòng, trị bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn? HS Phòng bệnh là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh. ? Muốn phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gì? HS: Tiêm phòng Vacxin, chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, đủ dinh dưỡng, vật nuôi ốm không giết mổ thịt, không bán để phòng lây bệnh, vệ sinh sạch sẽ môi trường, thức ăn, món uống. ? Trị bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gì? HS: Mời cán bộ thú y đến khám và điều trị Muốn phòng, trị bệnh cho vật nuôi kịp thời. phải thực hiện đầy đủ các biện pháp GV rút ra kết luận. kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. C. CỦNG CỐ - Gọi 1-2 hS đọc ghi nhớ. - Em hiểu thế nào là vật nuôi bị bệnh? - Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? - Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi. V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk/122 Xem trước bài 47 “Vacxin phòng bệnh cho vật nuôi”.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> NGÀY SOAN: TUẦN: BÀI 47. NGÀY DẠY: TIẾT: VACXIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được khái niệm và tác dụng của Vacxin. - Chỉ ra được cách bảo quản và sử dụng một số loại vacxin thông thường phòng bệnh cho vật nuôi. - Nêu được cách dùng vac xin phòng bệnh cho vật nuôi trong gia đình. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp III. CHUẨN BỊ: - Hình 73,74 sgk/ 123. - Mẫu; một vài loại vacxin. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - Em hiểu thế nào là vật nuôi bị bệnh? - Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? - Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi. 3. Giảng bài mới..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> a. Giới thiệu; Bệnh truyền nhiểm rất nguy hiểm nó có thể làm chết hàng loạt vật nuôi. Với thành tựu tiên tiến của khoa học, người ta đã chế tạo được loại chế phẩm phòng bệnh đặc hiệu gọi là vacxin. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tác dụng và cách sử dụng vac xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm… b. Phát triển bài. TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG PHÒNG BỆNH CỦA VACXIN Yêu cầu HS đọc mục I sgk/123 Cho HS thảo luận nhóm 3 câu hỏi 1.Vacxin là gì? 2. Có mấy loại vacxin? 3. Xử lí mầm bệnh để chế tạo vacxin nhược độc như thế nào? GV ví dụ: vacxin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn. Yêu cầu trả lời được 1. Chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm. 2. Hai loại chủ yếu vacxin nhược độc và vacxin chết. 3. Chính mầm bệnh bị làm yếu đi kết hợp với phụ gia rồi tiêm cho vacxin. GV đưa ra kết luận. NỘI DUNG I. TÁC DỤNG CỦA VACXIN 1. Vacxin là gì?. Vacxi là chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. 2. Tác dụng của vacxin. ? Khán thể là gì? HS: Khi có mầm bệnh ( vi rút, vi khuẩn) còn gọi tên chung là khan nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể tổng hợp chất đặc hiệu chống lại mầm bệnh. ? Miễn dịch là gì? HS: Là khả năng chống lại các loại vi trùng gây be65nhkhi nó xâm nhập vào cơ thể. Vacxin tác dụng bằng cách tạo cho GV đưa ra kết luận cơ thể có được khả năng miễn dịch II. MỘT SỐ ĐIỀU CÀN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG VAC XIN HĐ II: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐIỀU CẦN 1. Bảo quản CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN GV yêu cầu HS đọc mục II sgk/124.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> ? Bảo quản vacxin thế nào là tốt? HS: Chổ tối 150C không để lâu. ? Khi con vật mới khỏi ốm, sức khỏe chưa phục hồi có nên tiêm vacxin không? Vì sao? HS: Không nên tiêm vì hiệu quả thấp. Bảo quản vacxin đúng nhiệt độ, theo GV đưa ra kết luận chỉ dẫn trên nhãn thuốc không để ở chỗ nóng và ánh sáng mặt trời 2. Sử dụng ? Vacxin pha rồi được sử dụng như thế nào? HS: Phải dùng ngay, dùng không hết để vào nơi quy định, xử lí bằng các phương pháp tuyệt trùng ( hóa chất, nhiệt độ) ? Sauk hi tiêm vacxin khoảng vài ngày nếu thấy con vật không được khỏe có nên tiêm vacxin để trị bệnh không? vì sao? HS: Không nên tiêm vacxin vì vô hiệu hóa tác dụng của vacxin ? Nếu vật nuôi bị dị ứng do cơ thể kháng thuốc thì phải làm gì? HS: Báo cho cán bộ thú y. GV; đưa ra kết luận Khi sử dụng vacxin phải kiểm tra kĩ tính chất của vacxin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn, cách sử dụng của từng loại vacxin. C. CỦNG CỐ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Vacxin là gì? Tác dụng của Vacxin đối với cơ thể vật nuôi? - Khi sử dụng vacxin phải chú ý những điều gì? V. DẶN DÒ - Học bài, trả lời câu hỏi sgk/ 124 - Xem trước bài 48 chuẩn bị thực hành.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> NGÀY SOAN: TUẦN: 26. NGÀY DẠY: TIẾT:41 BÀI 48 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VACXIN NIU CAT XƠN PHÒNG BỆNH CHO GÀ I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH - Nhận biết tên đặc điểm một số loại vacxin. - Biết sử dụng vacxin bằng cách tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt. - Vận dụng vào thực tiển sản xuất của gia đình và địa phương, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng vacxin phòng bệnh cho gia cầm, gia súc. II. PHƯƠNG PHÁP: thực hành III. CHUẨN BỊ: Một số loại vacxin, bơm tiêm, kim tiêm, một số ống nước cất, bẹ chuối hoặc mẫu vật. IV/ TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH 1. ổN ĐỊNH LỚP 2. KiỂm tra bài cũ - Vacxin là gì? Tác dụng của Vacxin đối với cơ thể vật nuôi? - Khi sử dụng vacxin phải chú ý những điều gì? 3. Giảng bài mới..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> a. Giới thiệu: GV giới thiệu cấu tao, cách sử dụng và kĩ thuật tiêm. b. Phát triển bài QUY TRÌNH THỰC HÀNH HĐ 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH CHO GIA CẦM GV hướng dẫn HS nhận biết một số loại vacxin tùy thuộc vào mẫu vật hiện có ở lớp. HĐ 2: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VACXIN NIUCATXƠN PHÒNG BỆNH NIUCATXƠN CHO GÀ a. Tiêm dưới da: - Tháo lắp bơm tiêm, nhớ tên các bộ phận của bơm tiêm - Pha chế và rút thuốc vacxin theo quy trình 5 bước Bẻ ông nước cất → dùng bơm tiêm hút nước cất → bơm nước cất vào lọ vacxin → lắc làm tan thuốc → hút vacxin hòa tan vào bơm tiêm sau đó tiêm dưới da ( sgk). b. Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà với gà mới nở nhỏ mỗi con một giọt ( lọ thuốc nhựa mềm). mỗi lần nhỏ bóp nhẹ vào lọ để 1 giọt thuốc chảy ra. Các nhóm hoàn thành bảng báo cáo thực hành sgk/127 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH - Các nhóm báo cáo kết quả. - GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm. - Thu dọn vệ sinh nơi thực hành V. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ Nghiêng cứu phần IV thủy sản Ngày soạn: 2 .3 Ngày dạy: 7.3 Tuần: 27 Tiết: 42 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Y 1. Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi. 2. Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 3. Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? 4. Cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. 5. Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. 6. Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? 7.Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. 8. Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? 9. Nêu cách phòng,trị bệnh cho vật nuôi. 10. vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú y khi sử dụng vắc xin..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> GỢI Y TRẢ LỜI 1. Vai trò của giống trong chăn nuôi: Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp. * Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi: - Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc. - Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau - Có tính di truyền ổn định. - Đạt đến số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng. 2. Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: Không đồng đều; theo giai đoạn; theo chu kì ( trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí) 3. Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? Thức ăn có nước và chất khô. Phần chất khô của thức ăn có : protein;Gluxit; Lipit; vitamin và chất khoáng. Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng này khác nhau. 4. Cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. * Chế biến thức ăn - Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa. - Loại bỏ chất độc và các vi trùng gây bệnh. - Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng. * Dự trữ thức ăn Để thức ăn không bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn. 5. Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. - Thức ăn có hàm lượng Protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu Protein. - Thức ăn có hàm lượng Protein > 50% thuộc loại thức ăn giàu Gluxit. - Thức ăn có hàm lượng Protein > 30% thuộc loại thức ăn thô. 6. Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ? Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi, chuồng nuôi phù hợp sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. 7. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh. - Có đủ nhiệt độ, độ ảm, độ thông thoáng. - Hướng chuồng Nam hoặc Đông Nam. 8. Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? Các yếu tố gây bệnh bao gồm các yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền). và yếu tố bên ngoài ( cơ học, hóa học, sinh học) 9. Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi. Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin. Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có trịu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. - Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe. 10. vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú y khi sử dụng vắc xin. * Vacxin là gì?Vacxi là chế phẩm sinh học được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. * Tác dụng của vacxin : Vacxin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể có được khả năng miễn dịch * Một số diều cần chú y khi sử dụng vắc xin - Bảo quản: Bảo quản vacxin đúng nhiệt độ, theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc không để ở chỗ nóng và ánh sáng mặt trời - Sử dụng Khi sử dụng vacxin phải kiểm tra kĩ tính chất của vacxin và tuân theo đúng mọi chỉ dẫn, cách sử dụng của từng loại vacxin. Ngày soạn: 12.3 Tuần: 28. Ngày dạy: 14.3 Tiết: 43 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( THAM KHẢO). 1. Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi (1,5 đ) 2. Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? (1,5 đ ) 3. Cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. ( 1 đ ) 4. Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. (1,5 đ ) 5. Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? ( 2 đ ) 6. vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú y khi sử dụng vắc xin. (2,5 đ) NGÀY SOAN: TUẦN: 11. NGÀY DẠY: TIẾT: 19. PHẦN IV THỦY SẢN CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN BÀI 49 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và nuôi thủy sản. Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Một số tranh, ảnh tư liệu về thành tựu của nghề nuôi thủy sản nước ta, kết hợp với hình 75 phóng to. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( thông qua) 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. do đó nghe này đã trở thành nghề nuôi truyền thống lâu đời và hiện nay đang phát huy vai trò rất mạnh mẻ trong nền kinh tế nước ta. Cũng như kinh tế mỗi gia đình, mỗi địa phương ở nhiều nơi. Từ hôm nay chúng ta nghiêng cứu nghành mới mới trong nông nghiệp đó nghành thủy sản. b. Phát triển bài TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ I TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NUÔI I. VAI TRÒ CỦA NUÔI THỦY THỦY SẢN. SẢN GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát tranh vẽ 75 sgk/ 131. - Nhìn vào bảng (a) hình 75 cho biết hình này nói lên điều gì? HS: Các đĩa đượng tôm, cá và sản phẩm thủy sản khác là thức ăn. - Hãy kể tên những sản phẩm thủy sản mà em và gia đình đã ăn? HS: Tôm, cá, cua… GV: Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thủy sản là gì? HS; Cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho con người. GV: Nhìn vào bảng (b) em cho biết ý đồ sgk muốn nói lên điều gì? HS: Xuất khẩu thủy sản. GV: Hãy kể những loại thủy sản có thể xuất khẩu được. HS: Cá bas a, tôm đông lạnh… GV; Ảnh ( c) hình 75 muốn nói lên điều gì? HS: Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ như; bọ gậy, vi khuẩn, mùn hữu cơ…làm sạch môi trường nước. GV; Trong các thùng, bể chứa nước người ta thường thả vài cón cá vào nhằm mục đích gì?.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> HS: Ăn bọ gậy, báo cho người biết trong nước có chất độc, vì có chất độc cá sẽ chết. GV; Ảnh (d) muốn nói lên điều gì? HS: Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. GV: Kể tên gia súc, gia cầm có nguồn gốc thủy sản mà em biết? ( Tùy địa phương mà cho ví dụ khác nhau. GV; đưa đén kết luận: Nuôi thủy sản cung cấp thực phẩm cho xã hôi, nguyên lie6i5 cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và các ngành thủy sản khác, làm sạch môi trường nước. HĐ II. TÌM HIỂU NHIỆM VỤ CỦA NUÔI II. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA THỦY SẢN Ở NƯỚC TA NUÔI THỦY SẢN Ở NƯỚC GV; yêu cầu HS đọc nội dung II sgk/132 TA GV: Muốn nuôi thủy sản cần có điều kiện gì? HS: Vực nước và giống nuôi thủy sản. 1. Khai thác tối đa tìm năng về GV: Tại sao có thể nói nước ta có điều kiện mặt nước và giống nuôi. phát triển thủy sản? - Diện tích mặt nước hiện có ở HS: có nhiều ao, hồ, mặt nước lớn… nước ta là 1.700.000 ha, trong đó có khả năng sử dụng được là 1.031.000 ha. Trong những năm tới phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt lên tới 60 % , nước lợ, nước măn lên tới 70 %. - Thuần hóa và tạo các giống nuôi. 2. cung cấp thực phẩm tươi GV: Hãy kể tên những loài thủy sản được sạch. nuôi ở địa phương em? Để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh HS: đọc mục 2 sgk cho biết vai trò quan trọng cộng đồng, người tiêu dùng cần của thủy sản đối với con người? được cung cấp thực phẩm tươi - Cung cấp 40-50 % thực phẩm. (sống) sạch, không bị nhiễm bệnh, GV: Thủy sản tươi là thế nào? không nhiễm độc. - Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế 3. Ứng dụng những tiến bộ biến ngay để làm thực phẩm. khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản. Để phát triển toàn diện, nôi thủy sản cần ứng dụng những tiến bộ GV: kĩ thuật trong sản xuất giống, sản - Nhu cầu thực phẩm sạch là yêu cầu bắt buộc xuất thức ăn, bảo vệ môi trường.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> để bảo vệ sức khỏe con người. và phòng trừ dịch bệnh. - Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi là bảo vệ môi trường và phòng trừ được dịch bệnh. C. CỦNG CỐ: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. - Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hôi? - Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?. DUYỆT CỦA TỔ. NGÀY SOAN: TUẦN: 12. DUYỆT CỦA BGH. NGÀY DẠY: TIẾT: 20. BÀI 50 MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS Nêu được nội dung kiến thức cơ bản 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản. Phân biệt được các tính chất vật lí, hóa học và sinh vật học của nước..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản. II. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, thảo luận, vấn đáp III. CHUẨN BỊ Sơ đồ thể hiện vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuy sản IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ - Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hôi? - Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì? 3. Giảng bài mới. a. Giới thiệu bài: Nước là môi trường sống của các loài nuôi thủy sản, không có nước hoặc nước bị ô nhiễm chắc chắn các loài thủy sản không thể sống được. hôm nay chúng ta cần tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của nước. trên cơ sở đó để tìm ra biện pháp để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho các loài thủy sản sinh trưởng, phát triển tốt. b. Phát triển bài TG. HOẠT ĐỘNG CỦ GV VÀ HS HĐ I: TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 sgk thảo luận các câu hỏi sau: - Có 1 chậu nước ao, hồ, nếu ta cho vào đó 3-5 g muối hoặc phân đạm. + Có hiện tượng gì xảy ra? + Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước? Yêu cầu trả lời được + Hạt đạm, hạt muối tăng nhanh. + Nước có khả năng hòa tan các chất như: đạm, muối… GV: Vận dụng đặc điểm này trong thực tiển nuôi trồng thủy sản như thế nào? HS: Bón phân vô cơ, hữu cơ, vôi cho ao nuôi thủy sản để làm tăng nguồn thức ăn. GV: Tại sao mùa hè các em cùng gia đình thích đi nghỉ mát và tắm biển hoặc bơi ao, hồ? HS; Trời nóng thì nước mát hơn không khí. GV; Các em nào đã nhìn thấy trên ti vi hoặc phim ảnh: cảnh những người ở vùng xứ lạnh đục băng để câu cá chưa? Điều đó nói lên điều gì?. NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN. Nước có 3 đặc điểm - Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Điều hòa, ổn định chế độ nhiệt. - Nồng độ cacbonic cao và ôxi thấp thấp hơn không khí..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> HS: Mùa lạnh lớp dưới sâu của nước nhiệt độ ấm hơn không khí nên nước không đóng băng, cá và các động vật khác vẫn sống được. GV: Ô xi trong nước do đâu mà có? HS: Ô xi không khí hòa tan vào. GV mở rộng: Ô xi trong không khí chiếm 20,8 %, ô xi hòa tan vào nước một lượng ít hơn 20 lần ô xi trong không khí, còn Cacbonic trong nước do cacbonic trong không khí hòa tan cộng với cacbonic do động vật thảy ra… nên cacbonic có tỉ lệ cao hơn trong không khí là 0,03 % . HĐ II. TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CỦA VỰC NƯỚC NUÔI THỦY SẢN GV yêu cầu HS đọc mục II sgk/133,134 GV: tính chất lý học của vực nước nuôi thủy sản bao gồm những yếu tố nào? HS: bao gồm 4 yếu tố: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong, sự chuyển động của nước. GV: Độ trong của nước nói lên điều gì? HS: Nước có nhiều chất vẫn, thực vật, động vật phù du. GV; Nước có màu xanh nõn chuối tốt hay xấu? giải thích? HS: Tốt, vì có nhiều loài tảo là thức ăn của tôm, cá. GV; Vì sao ao, hồ có nước màu đen, mùi hôi thối không thể nuôi động vật thủy sản được? HS: Có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh. GV: Nước có những hinh thức chuyển động nào? HS: sống, đối lưu lên xuống, dòng chảy làm cho oxi, thức ăn phân phối đều khắp khu vực nước. GV: Nhiệt độ của tôm, cá là bao nhiêu? HS: Tôm: 25-350 C; Cá: 20- 30 0 C.. II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN 1. Tính chất vật lí. Gồm 4 yếu tố - Nhiệt độ. - Màu sắc. - Độ trong. - Sự chuyển động của nước. GV: Hãy nêu những tính chất hóa học của 2. Tính chất hóa học..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> nước? HS: có 3 tính chất (sgk ) GV; oxi hòa tan vào nước nhiều nhất vào thời gian nào? HS: Lúc 14- 17 giờ trong ngày GV: Tại sao sáng sớm vào mùa hè tôm, cá thường nổi đầu? HS: Khí oxi động vật sử dụng nhiều, thực vật không quang hợp mà hô hấp là chính thảy khí cacbonic, vi sinh vật phân hủ, vi khuẩn phát triển làm thức ăn cho động vật thủy sản. Có 3 tính chất. - các chất khí hòa tan. - Các muối hòa tan. - Độ pH. Cho biết tên những sinh vật trong hình sgk. 3. Tính chất sinh học HS: a. tảo khuê hình đĩa; b. tảo dung; c. tảo 3 góc; d. bọ kiếm gân; e. trùng 3 chi; g. rong mái trèo ( tóc tiên nước); h. rong tôm; i. ấu trùng muỗi lắc; k. Ốc, hến. Đó chính là sinh vật phù du, thực vật bậc cao và động vật đáy trong vực nước. Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như: thực vật thủy sinh, động vật phù du và các loại động vật đáy. HĐ III. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CẢI TẠO II. BIỆN PHÁP CẢI TẠO NƯỚC VÀ ĐẤT ĐÁY AO NƯỚC VÀ ĐẤT ĐÁY AO GV; Cải tạo nước nhằm mục đích gì? HS: tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ… cho thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt. GV: Tại sao nói biện pháp cải tạo là quan trọng để nâng cao chất lượng ao, hồ nuôi thủy sản? HS: vì đáy ao có lớp bùn vừa phải ( 5-10 em) là nơi VSV hoạt động và phân hủy chất mùn bã hữu cơ để tạo nguồn vật chất và năng lượng cho mọi sinh vật khác trong vực nước. GV: Biện pháp cải tạo nước ao như thế nào? HS: Thiết kế ao có chổ nông, sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước hạn chế sự phát triển quá mức.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> của thực vật thủy sinh. GV: Biện pháp cải tạo đất đáy ao là như thế nào? HS: Đáy ao ít bùn phải tăng cường bón phân hữu cơ, nhiều bùn quá phải tát ao vét bớt bùn đảm bảo lớp bùn 5- 10 em là vừa. Cải tạo nước, đất đáy ao nhằm nâng cao chất lượng của nước GV: nuôi tôm và cá. - Môi trường thủy sản là nước. Nước ở các ao hồ, biển bị ô nhiễm trước hết là tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm của nuôi thủy sản đồng thời ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của con người. - Để bảo vệ môi nuôi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường nước phải: + Hiểu được cách bảo vệ môi trường nước. + Cải tạo môi trường nước. + Chọn thức ăn nuôi thủy sản, vệ sinh phòng bệnh cho thủy sản đúng quy định để tránh dư lượng thuốc hóa học tồn tại trong sản phẩm thủy sản. C. CỦNG CỐ Gọi 1- 2 HS đọc ghi nhớ - Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản. - Trong nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào? - Theo em để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì? V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài “Thức ăn của động vật thủy sản”.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> NGÀY SOAN: NGÀY DẠY: TUẦN: TIẾT: BÀI 52 THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức nhân tạo để nuôi tôm, cá. - Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản. - Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiển nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình. II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận, trực quan, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ. Phóng to hình 82,83 sgk và sơ đồ 16 IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản. - Trong nước nuôi thủy sản có những loại sinh vật nào? - Theo em để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì? 3.Giảng bài mới a. Giới thiệu: Động vật thủy sản là những sinh vật dị dưỡng, mốn tồn tại và phát triển chúng phải lấy vật chất từ môi trường sống. đó là thức ăn. Vậy thức ăn của động vật thủy sản gồm những loại nào? Trong vực nước nuôi thủy sản mối quan hệ về thức ăn giữa các loài ra sao? Đó là nội dung kiến thức hôm nay. b. Phát triển bài TG. HĐ CỦA GV VÀ HS HĐ I : TÌM HIỂU NHỮNG LOẠI THỨC ĂN CỦA TÔM,CÁ GV yêu cầu HS đọc phần I sgk/144,142 Quan sát hình 82 sgk/ 141. thảo luận các câu hỏi sau: 1. Thức ăn tom, cá gồm có mấy loại? 2. Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào? 3. Kể tên những thực vật phù du. 4. Kể tên những thực vật bậc cao sống dưới nước. 5. Kể tên những động vật phù du. 6. Kể tên những động vật đáy. Yêu cầu trả lời được. 1. có 2 loại thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 2. Có 4 loại: thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy, thực vật đáy.. NỘI DUNG I. NHỮNG LOẠI THỨC ĂN CỦA TÔM, CÁ 1.Thức ăn tự nhiên.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 3. Các loại tảo 4. Các loại rong 5. Bọ vòi voi, trùng hình tia… 6. Giun, ốc, trai…. Thức ăn tự nhiên là những loại thức ăn có sẳn trong môi trường nước gồm có; vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. GV yêu cầu HS tiếp tục nghiêng cứu mục 2 2. Thức ăn nhân tạo và quan sát hình 83 thảo luận các câu hỏi sau 1. thức ăn nhân tạo là gì? 2. Thức ăn tinh gồm những loại thức ăn nào? 3. Thức ăn thô gồm những loại nào? 4. Thức ăn hỗn hợp là gì? Yêu cầu trả lời được 1. Là do con người cung cấp trực tiếp cho động vật thủy sản. 2. Cám, bột ngô, bột sắn… 3. Rau cỏ, phân hữu cơ, vô cơ… 4. Có nhiều thành phần dinh dưỡng được trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học. Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp trực tiếp có 3 nhóm: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp HĐII: TÌM HIỂ QUAN HỆ VỀ THỨC ĂN II. QUAN HỆ VỀ THỨC ĂN GIỮA CÁC NHÓM SINH VẬT TRONG VỰC NƯỚC NUÔI THỦY SẢN GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục II sơ đồ 16/142 sgk trả lời các câu hỏi 1. Thức ăn của thực vật thủy sinh, vi khuẩn là gì? 2. Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào? 3.Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào? 4. Thức ăn trực tiếp của tôm, cá? 5. Thức ăn gián tiếp của tôm, cá? 6. Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi trồng thủy sản phải làm những việc gì? Yêu cầu HS trả lời được 1. Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. Chất vẫn, thực vật thủy sinh, vi khuẩn. 3. Chất vẫn và động vật phù du. 4. Thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy, vi khuẩn. 5. Mọi nguồn vật chất trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho các loài sinh vật để rồi các sinh vật này lại làm thức ăn cho tôm, cá. 6. Phải bón phân hữu cơ, vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sở đó các động vật thủy sinh khác phát triển làm tăng lượng mồi, tăng thêm thức ăn, tôm, cá sẽ đủ dinh dưỡng, chóng lớn. Các sinh vật trong nước: vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. C. CỦNG CỐ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? - Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên. - Hãy trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá. V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài 53 chuẩn bị thực hành. NGÀY SOAN: TUẦN:. NGÀY DẠY: TIẾT: BÀI 53 THỰC HÀNH.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH Nhận biết được một số loại thức ăn của tôm, cá. Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo II. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành III. CHUẨN BỊ - Các loại bột; thức ăn hỗn hợp; động vật thân mềm; thực vật thủy sinh. - Kính hiển vi; lọ đựng nước ao hồ; một số tiêu bản tảo và ĐVNS; ống hút, vẽ hình 82,83 sgk. IV. TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ - Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào? - Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên. - Hãy trình bày mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá. 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu ( mục tiêu bài TH) b. Phát triển bài GV hướng dẫn qui trình bài TH HĐ I: CÁC NHÓM QUAN SÁT THỨC ĂN TỰ NHIÊN CÓ TRONG AO, HỒ BẰNG KÍNH HIỂN VI - Cách sử dụng kính hiển vi - Cách hút nước và làm tiêu bản để quan sát. - Xác định tên một số sinh vật phù du quen thuộc. - Ghi chép, mô tả, vẽ sơ lược đặc điểm, cấu tạo. HĐ II: PHÂN BIỆT THỨC ĂN TỰ NHIÊN VÀ THỨC ĂN NHÂN TẠO HS ghi kết quả quan sát vào bảng Loại thức ăn 1. Thức ăn tự nhiên - Thực vật phù du. - Động vật phù du - Thực vật bậc cao - Động vật đáy 2. Thức ăn nhân tạo - Thức ăn tinh - Thức ăn thô - Thức ăn hỗn hợp. Đại diện. Đặc điểm, hình dạng, màu sắc.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> HS THỰC HIỆN QUI TRÌNH a. Quan sát động vật phù du trong nước ao, hồ. - Các nhóm đặt kính hiển vi vào vị trí - Hút một giọt nước cho vào lam kính , đậy lamen lên rồi cho vào kính hiển vi. - Điều chình kính hiển vi - Nhận dạng, xác định tên, vẽ sơ lược hình dạng. GV THEO DÕI GÓP Ý HS b. Nhận dạng, phân biệt các loại thức ăn nhân tạo. - Thức ăn giàu tinh bột: bột gạo, bột ngô. - Thức ăn thô: cy rau, cây p[hân xanh hoặc một số loại phân vô cơ. Dùng để hòa vào nước tưới xuống ao tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển. - Thức ăn hỗn hợp: chuẩn bị một số loại thức ăn ở địa phương. - HS ghi nhận xét vào bảng báo cáo GV HƯỚNG DẪN HS PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THỨC ĂN NHÂN TẠO C. Các nhóm báo cáo kết quả - Từng nhóm báo cáo - Các nhóm bổ sung 4. TỔNG KẾT BÀI THỰC HÀNH - Gv nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của HS - Các nhóm trả dụng cụ. - Vệ sinh khu vực. V. DẶN DÒ Đọc trước bài 54 sgk.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> NGÀY SOAN: TUẦN:. NGÀY DẠY: TIẾT:. CHƯƠNG II QUI TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN BÀI 54 CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nêu được biện pháp chăm sóc tôm, cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn. - Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thủy sản như kiểm tra ao nuôi và tôm, cá. - Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng, trị bệnh cho tôm, cá. - Có ý thức vận dụng kiến thức được học ở trường vào thực tế cuộc sống tại gia đình và địa phương. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp III. CHUẨN BỊ: - Tranh phóng to hình 84,85 - Một số mẫu cây thuốc. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( thông qua) 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài: chăm cóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật quan trọng vì nó quiết định đến năng suất, sản lượng tôm, cá nuôi. b. Phát triển bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ I: TÌM HIỂU BIỆN PHÁP KĨ THUẬT NUÔI I CHĂM SÓC TÔM, CÁ DƯỠNG, CHĂM SÓC TÔM,CÁ GV: yêu cầu HS đọc mục I sgk/145 Đặt một số câu hỏi cho HS thảo luận 1. Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng đủ lượng nhằm mục đích gì? 2. Tại sao cho cá ăn vào lúc 7-8 giờ sáng là tốt nhất? 3. Tại sao bón phân tập trung vào tháng 8-11? 4. Tại sao hạn chế bón phân và thức ăn trong tháng 4-6?.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 5. Khi cho tôm, cá ăn thức ăn tinh phải có máng ăn nhằm mục đích gì? 6. Nguyên tắc cho ăn ít hay nhiều lần mang lại lợi ích gì? 7. Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì? 8. Tại sao bón phân chuồng, phân bắc xuống ao phải dùng phân bả ủ hoai mục? Yêu cầu trả lời được 1.Thông qua việc áp dụng biện pháp cho ăn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm, cá. 2. Trời mát. sau 1 đêm tôm, cá đói sẽ tích cực ăn, nhiệt độ 20 0C- 30 0C là thích hợp để lượng thức ăn phân hủy từ từ không làm ô nhiễm môi trường. 3. Thời tiết mát mẻ thức ăn phân hùy từ từ không làm ô nhiễm môi trường lúc này tôm, cá cần tích lủy mở qua mùa đông nên cần tập trung cho ăn nhiều. 4. Thức ăn phân hủy nhanh ô nhiễm nước. 5. Thức ăn không bị rơi ra ngoài 6. Tiết kiệm thức ăn. 7. Chất hữu cơ phân hủy là thức ăn của sinh vật phù du phát triển sẽ là thức ăn của tôm, cá 8. tránh ô nhiễm môi trường, lây lang mầm bệnh cho người. Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt tôm, cá là phải cho ăn đủ số lượng ( cá ăn no) đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho ăn đúng giờ, đúng kĩ thuật. HĐ II TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ II. QUẢN LÍ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GV yêu cầu Hs đọc mục II GV đặt câu hỏi - Hãy nêu các công việc phải làm để kiểm tra ao nôi tôm, cá. HS dựa vào bảng 9 sgk/ 146 - Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của tôm, cá? HS: Lấy thước đo chiều dài từ mút đầu đến cuối cùng của đuôi. - Kiểm tra khối lượng của tôm, cá bằng cách nào? HS dựa vào thực tế để trả lời. Quản lí trong nuôi tôm, cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> tôm, cá theo định kì III. MỘT SỐ PHƯƠNG GV: Phòng bệnh là gì? PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ HS: Phòng bệnh là ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. BÊNH CHO TÔM, CÁ GV: tại sao phòng bệnh phải được đặt lên hàng Trong công tác phòng và đầu? chữa bênh cho tôm, cá thì HS: Tôm, cá bị bệnh, việc chữa trị rất khó khăn, phòng bệnh là chính. Khi tốn kém, hiệu quả thấp. tôm, cá mắc bệnh có thể GV; Biện pháp phòng bệnh gồm những yếu tố nào? dùng thuốc thảo mộc hoặc HS: tân dược để chữa trị. Thuốc Ao nuôi đúng thảo mộc có thể là một số kĩ thuật hợp lí cây cỏ như cây tỏi, hạt cau, cây duốc cá. Dùng thuốc, hóa chất phòng dịch bệnh. Phòng bệnh tôm, cá. Vệ sinh môi trường, vực nước tốt. Tôm, cá ăn no và đủ dinh dưỡng. GV: Dùng thuốc như thế nào để tránh ô nhiễm môi trường nước. C. CỦNG CỐ: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. - Trình bay tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá - Những công việc của quản lí ao là gì? - Muốn phòng bệnh cho tôm, cá, theo em cần có những biện pháp nào?- Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá. V. DẶN DÒ: Học bài, trả lời câu hỏi sgk/148 Xem trước bài 55 “ thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm, thủy sản”.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> NGÀY SOAN: NGÀY DẠY: TUẦN: TIẾT: BÀI 55 THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Nêu được lợi ích và phân biệ 2 phương pháp thu hoạch cá, tôm để vận dung vào thực tiển. Chỉ ra được ưu nhược điểm và vai trò của 3 phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản. Nêu được vai trò ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản. II. PHƯƠNG PHÁP; trực quan, thảo luận, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ: Phóng to hình 86,87 sgk/ 150,151. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bay tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá - Những công việc của quản lí ao là gì? - Muốn phòng bệnh cho tôm, cá, theo em cần có những biện pháp nào? - Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá. 3. Giảng bài mới. a. Giới thiệu: Muốn nâng cao hiệ quả của nghề chăn nuôi thủy sản thì công việc rất quan trọng là thu hoạch, bảo quản, chế biến sao cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và bán chạy trên thị trường. đó chính là nội dung kiến thức chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Phát triển bài. TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ I; TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP THU HOẠCH SẢN PHẨM THỦY SẢN GV yêu cầu HS đọc phần I sgk/ 149 GV cho HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau: 1. Thông thường những người nuôi cá hat tát ao bắt cá vào mùa nào? 2. Vì sao thu hoạch tôm, cá có kích cỡ nhất định? 3. Có mấy phương pháp thu hoạch?. NỘI DUNG I. THU HOẠCH Có 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá là đánh tỉa thả bù và phương pháp thu hoạch toàn bộ..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4. Trình bày phương pháp đánh tỉa, thả bù? Phương pháp thu hoạch toàn bộ? HS thảo luận: Yêu cầu trả lời được 1. mùa khô, tháng cuối năm lúc này nước ao ít dễ tát, tôm, cá dễ bán. 2. Tôm, cá khối lượng lớn dễ bán. 3. Có 2 phương pháp 4. HS dựa vào thông tin sgk để trả lời. HĐ II TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP II. BẢO QUẢN. BẢO QUẢN GV yêu cầu HS đọc mục II SGK/149. ? Bảo quản sản phẩm thỷ sản nhằm mục đích gì? → Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng hoặc xuất khẩu GV yêu cầu HS quan sát hình 86 ảnh a,b,c nói lên điều gì? → HS dựa vào nọi dung bài để trả lời Có 3 phương pháp bảo quản sản phẩm, thủy sản. + Ướp lạnh + Ướp muối + Làm khô HOẠT ĐỘNG III TÌM HIỂU CÁC III. CHẾ BIẾN PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN SẢN PHẨM 1. Mục đích: THỦY SẢN Chế biến sản phẩm nhằm tăng giá GV yêu cầu HS đọc mục III và quan sát trị sử dụng thực phẩm đồng thời hình 87 sgk/151 nâng cao chất lượng sản phẩm. ? Hãy kể tên các sản phẩm thủy sản chế biến? → Cá hộp, thịt hộp… ? Cho vd phương pháp chế biến thủ công và 2. Phương pháp phương pháp công nghiệp? Các phương pháp chế biến sản phẩm thủy sản bao gồm: phương → - Phương pháp thủ công: sản xuất nước pháp thủ công và phương pháp công mắn, nước tôm… nghiệp. - Phương pháp công nghiệp; chế biến đồ hộp. Gv: Trong sản xuất và chế biến, cần đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải trong chế biến phải được xử lí trước khi đưa vào môi trường..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> C. CỦNG CỐ; - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản. hãy nên tên vài phương pháp bảo quản mà em biết - Ở địa phương em thường chế biến sản phẩm thủy sản bằng cách nào? V. DẶN DÒ: Học bài; trả lời câu hỏi sgk. Xem trước bài 56 “ bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” NGÀY SOAN: TUẦN: BÀI 56. NGÀY DẠY: TIẾT: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC GIÚP HS - Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản. - Có y thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản. II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thảo luận, vấn đáp III. CHUẨN BỊ Tranh phóng to sơ đồ 17 sgk/ 154 Sơ đồ các biện pháp bảo vệ môi trường IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Tại sao phải bảo quản sản phẩm thủy sản. hãy nên tên vài phương pháp bảo quản mà em biết - Ở địa phương em thường chế biến sản phẩm thủy sản bằng cách nào? 3. Giảng bài mới a. Giới thiệu bài: Muốn có nhiều sản phẩm thủy sản có chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thủy sản bềnh vững lâu dài, mọi người phải ra sức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. để làm được việc đóchúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 56 b. Phát triển bài TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN I. Ý NGHĨA LÀM MÔI TRƯỜNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN GV yêu cầu HS đọc mục I sgk/152 Đặt câu hỏi 1. Dùng nước thải để nuôi thủy sản mang lại lợi.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> ích gì? 2. Dùng nước thải chưa xử lí sạch để nuôi tôm, cá có những tác hại gì? 3. Em cho biết có những nguồn nước thải nào đổ ra sông, ao, hồ…? 4. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm gây ra những hậu quả gì cho sinh vật và con người? 5. Bảo vệ môi trường thủy sản nhằm mục đích gì? Yêu cầu trả lời được 1. Hạn chế cung cấp thức ăn. 2. Làm ô nhiễm môi trường nước làm chết tôm, cá có chất độc nguy hiểm cho người. 3. Nước thải sinh hoạt, nước thải các nhà máy, nước thải từ các đồng ruộng nông nghiệp… 4. Sinh vật có thể bị chết, con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn sản phẩm thủy sản có chất độc 5. Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các Làm cho môi trường thủy sản chất độc hại đối với thủy sản và cả con người. không bị ô nhiễm nghề nuôi thủy sản phát triển bềnh vững có nhiều sản phẩm sạch có chất lượng cao phục vụ tiêu HOẠT ĐỘNG II: TÌM HIỂU MỘT SỐ BIỆN dùng và xuất khẩu. PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GV; yêu cầu HS đọc tông tin mục II sgk/ 152, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 153 và thảo luận các câu hỏi. 1. Các phương pháp xử lí ? Biện pháp lọc nước nhằm mục đích gì? nguồn nước. → Giảm bớt tạp chất, rác bẩn trong nước. Có 2 phương pháp xử lí nguồn ? Biện pháp này có hạn chế gì trong việc làm nước thông dụng nhất là lọc sạch môi trường nước? nước bằng các bể lọc lớn và → Hạn chế là không diệt được vi khuẩn gây dùng hóa chất diệt khuẩn làm bệnh và các chất độc hòa tan trong nước. giảm chất độc … cả 2 phương ? Có biện pháp nào hỗ trợ giải quyết hạn chế pháp này đều có ưu nhược này? điểm tốt nhất là phối hợp cả 2 → Dùng hóa chất để diệt khuẩn, dùng hóa chất phương pháp , hiệu quả xử lí để trung hòa làm giảm bớt chất độc. nước sẽ cao hơn. Để quản lí tốt môi trường nước phải thực hiện những biện pháp nào? Tại sau bón phân chuồng xuống ao phải ủ hoai mục?. 2. Quản lí - Ngăn cấm hủy hoại sinh cảnh. - Qui định nồng độ tốt đa của.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> HS trả lời HS → khác nhận xét.. hóa chất. - Sử dụng phân hữu cơ đã ủ.. GV yêu cầu HS đọc mục III và điền cụm từ vào chổ trống (….) Những từ cần điền a. nước ngọt. b. tuyệt chủng. c. khai thác. d. Giảm sút. e. Số lượng. f. Kinh tế GV bổ sung: Căn cứ vào vùng nước và nồng độ muối. nguồn lợi thủy sản chia thành - Nguồn lợi động vật - Nguồn lợi thực vật thủy sinh.. III. BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1.Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước. - Các loài thủy sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu. - Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng. - Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với trước. 2. nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thủy sản - Khai thác với cường độ cao mang tính hủy diệt. - Phá hoại rừng đầu nguồn. - Đắp đặp ngăn sông xây dựng hồ chứa. - Ô nhiễm môi trường nước.. GV yêu cầu HS đọc mục 2 (thảo luận) ? Thế nào là khai thác với cường độ cao mang tình hủy diệt? → Dùng điện, chất nổ, ngư cụ có mắt lưới nhỏ, đánh bắt cả đàn cá bố mẹ. ? Tại sao phá rừng đầu nguồn lại gây tổn thất đến nguồn lợi thủy sản. → xói mòn, gây lũ lụt, hạn hán… ? Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản như thế nào? → Làm thay đổi chất lượng nước, làm giảm thành phần giống, loài, làm mất bãi cá đẻ… ? Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm môi trường nước. → Do nước thải công, nông nghiệp…. GV vẽ sơ đồ VAC lên bảng yêu cầu HS phân tích 3. Khai thác bảo vệ nguồn lợi ? Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nôi thủy sản hợp lí. thủy sản - Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản. áp dụng mô hình VAC.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản, sản xuất thức ăn, Chú ý tận dụng nguồn phân hữu cơ. - Đối với loại cá nuôi, nên chọn những cá thể có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp như cá trê, cá rô phi vằn… - Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà trước hết ngăn chặn cách đánh bắt không đúng kĩ thuật, thực hiện tốt những qui định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản… GV: - Xử lí nguồn nước bảo vệ môi trường nuôi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường sống. - Lựa chọn các biện pháp phù hợp để vận dụng thực tế nuôi thủy sản ở gia đình và địa phương. - Quản lí nuôi thủy sản, khai thác nguồn lợi nuôi thủy sản phải theo qui định của pháp luật để bảo vệ môi trường sống cho thủy sản cũng như môi trường sống con người. - Việc xây dựng hệ thống kênh mương, đập nước phải tính đến không làm thay đổi môi trường. Cường độ khai thác thủy sản phải tránh không bị hủy diệt; bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, hạn chế gây biến động khí hậu; xử lí nước thải trước khi đưa vào tái sử dụng. C. CỦNG CỐ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường thủy sản. - Trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản - Muốn khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành các biện pháp nào? V. DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi sgk/155 chuẩn bị ôn tập..
<span class='text_page_counter'>(50)</span>