Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.8 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra: 1. Chủ đề 1: Văn học * Kiến thức cần đạt: - Học sinh nhận biết tác phẩm theo thể loại truyện của bộ phận văn học và xác định được đặc điểm tính cách nhân vật, nội dung, ý nghĩa của các văn bản. - Nắm vững nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa truyện. *Kĩ năng cần đạt: - Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam. 2. Chủ đề 2: Tiếng Việt - Từ: xét cấu tạo, xét nguồn gốc, xét về nghĩa - Từ loại - Chữa lỗi dùng từ. * Kiến thức cần đạt: -Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng: từ loại - từ:xét theo cấu tạo, xét theo nguồn gốc, xét về nghĩa. - Xác định nghĩa của từ và nhận diện chức năng cú pháp của từ loại. * Kĩ năng cần đạt: -Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện các từ loại trong tiếng Việt. -Vận dụng những kiến thức về từ, nghĩa của từ và câu để xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản. 3.Chủ đề 3: Tập làm văn Văn Tự sự ( Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo) * Kiến thức cần đạt: - Nắm vững đặc trưng sự khác nhau giữa các dạng văn tự sự. - Nắm vững bố cục và phương pháp làm từng dạng bài văn tự sự. * Kĩ năng cần đạt: - Rèn luyện kĩ xây dựng đoạn văn và biết sử dụng ngôi kể, thứ tự kể kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng để bài làm sinh động, hấp dẫn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo II. Xác định hình thức kiểm tra, thời gian kiểm tra: - Hình thức: tự luận. - Thời gian làm bài: 90 phút - Số câu : 4 III. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ.. Cấp độ. Nội dung (chủ đề). Cấp độ 1,2 (biết và thông hiểu). Chủ đề 1:Văn học Nhận biết tên văn bản, và tên tác giả. Nêu nét đặc sắc về nội dung của các văn bản. - Nêu tính cách và cảm nghĩ về nhân vật. Chủ đề 2: Tiếng Việt Hiểu và nhớ các khái niệm về từ đơn từ phức, từ loại, nghĩa của từ để nhận biết và xác định chức năng cú pháp của từ loại. - Nhận biết lỗi sai, cách sửa sai trong cách dùng từ.. Số câu (chuẩncần kiểm tra). Điểm số. Tỉ lệ. 2. 3. 30%. 1. 2. 20%.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cấp độ 3,4 (cấp độ thấp và cấp độ cao) Tổng. Chủ đề 3:Văn tự sự Bài văn tự sự (kể sáng tạo hoặc kể chuyện đời thường). 1. 5. 50%. 4. 10. 100%. IV. Thiết lập ma trận đề kiểm tra. Tên chủ đề 1.Văn học: - Văn học dân gian: + Thánh Gióng; + Sơn Tinh Thủy Tinh; +Thạch Sanh; + Em bé thông minh; +Ếch ngồi đáy giếng; + Thầy bói xem voi; + Treo biển. -Văn học trung đại: +Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. 2. Tiếng Việt - Từ đơn, từ ghép, từ láy. - Từ thuần Việt, từ mượn. - Nghĩa của từ. - Từ loại: + Danh từ, động từ, tính từ. + Lỗi sai trong dùng từ. 3. Tập làm văn: Văn tự sự: Tạo lập văn bản tự sự Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:. Nhận biết (cấp độ 1). Thông hiểu (cấp độ 2). - Nhận biết các thông tin về tác phẩm và thể loại. - Tóm tắt truyện. - Xác định được đề tài, chủ đề tác phẩm.. - Hiểu đặc điểm của thể loại truyện. - Nêu tính cách và phẩm chất của nhân vật. - Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm.. - Nhận biết các từ loại và xác định nghĩa của từ trong câu thơ hoặc đoạn văn. - Nhận biết lỗi sai trong cách dùng từ.. - Hiểu và nêu được nghĩa của từ trong văn cảnh. - Xác định chức năng cú pháp của các từ loại . - Biết cách chữa các lỗi dùng từ.. 1 2,0 20%. 2 3,0 30%. Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao (cấp độ3) (cấp độ 4). Tổng cộng. Số câu: 2 Tỉ lệ:30% Sốđiểm:3,0. Số câu: 1 Tỉ lệ:20% Sốđiểm:2,0. Viết bài văn tự sự: đời thường hoặc kể sáng tạo. 1 5,0 50%. Số câu:1 Tỉ lệ:50% Sốđiểm:5,0 4 10 100%.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 – HK1 Năm học : 2014 – 2015 A.PHẦN VĂN BẢN I.Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa) Truyền thuyết:Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Cổ tích : Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. II. Nội dung chính các truyện dân gian đã học 1.Truyền thuyết: a. Thánh Gióng: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. b. Sơn Tinh,Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 2.Truyện cổ tích a.Thạch Sanh: Là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa b.Em bé thông minh: Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh- kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian( qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…)từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hành ngày. 3.Truyện ngụ ngôn a.Ếch ngồi đáy giếng: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. b.Thầy bói xem voi: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. 4.Truyện cười: Treo biển: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> *So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích. Giống nhau: - Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo. - Đều là truyện do nhân dân sáng tạo ra. Khác nhau: - Nếu truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể thì truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội. *So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cổ tích Giống nhau: - Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. Khác nhau: - Nếu mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.. III. Văn học trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng – Hồ Nguyên Trừng a-Nghệ thuật: -Tạo nên tình huống truyện gay cấn -Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu -Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính) b-Ý nghĩa: - Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh. - Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau. *Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: các em đọc lại văn bản và tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất B.PHẦN TIẾNG VIỆT I. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt: 1.Từ là gì? -Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, VD: Bàn, ghế, tủ, sách… - Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên, từ phức gồm có: + Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa, VD: Bàn ghế, bánh chưng, ăn ở, … + Từ láy: Có quan hệ láy âm, láy vần giữa các tiếng với nhau, VD: ầm ầm, sạch sành sanh, trồng trọt,… 2. Mô hình: Cấu tạo từ. Từ đơn. Từ phức Từ ghép. Từ láy. 3. Bài tập. 3.1/ Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người Việt Nam ta – con cháu Vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên. a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?. ............................................................................................................................... b. Tìm các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ............................................................................................................................... c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 3.2/ Tìm từ láy: a. Tả tiếng cười: ……………………………………………………………………………… b. Tả dáng điêu: ……………………………………………………………………………… 3.3/ Xác định từ đơn, từ phức trong các câu sau (dùng gạch chéo): a. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. b. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. II. Từ mượn: 1. Từ thuần việt: là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. 2. Từ mượn: (vay mượn hay từ nước ngoài ) Là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,…mà tiếng ta chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán việt). - Ngoài ra còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp,… 3. Cách viết các từ mượn: +Đối với từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như tiếng Việt: +Đối với từ mượn chưa được Việt hoá thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.(Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a…) 4. Nguyên tắc mượn từ: Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; giữ gìn bản sắc dân tộc. Không mượn từ một cách tuỳ tiện. Mô hình:. Phân loại từ theo nguồn gốc Từ thuần việt. Từ mượn Từ mượn Tiếng Hán. Từ gốc Hán. Từ mượn Các ngôn từ khác. Từ Hán Việt. 5. Bài tập. 5.1. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau: Ngày cưới trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai khôi ngô, tuấn tú cùng cô út của phú ông đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. 5.2. Cho biết nguyên tắc khi mượn từ? Tìm từ thuần Việt tương đương với các từ: phu nhân, nhi đồng, phi cơ, hy sinh. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………...
<span class='text_page_counter'>(6)</span> III. Nghĩa của từ: 1. Nghĩa của từ :là nội dung mà từ biểu thị. 2. Các giải thích nghĩa của từ: 2 cách. - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. VD: Tập quán: là thói quen của… - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. Ví dụ. Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. 3. Bài tập Giải nghĩa các từ sau và cho biết đã giải nghĩa bằng cách nào. - Học tập:…………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………………. - Học lỏm: …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. - Học mót: ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….. - Sứ giả: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. - Dũng cảm: …………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ: 1. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Toán học, Văn học, Vật lí học…từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi…từ có nhiều nghĩa) 2. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. - Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao,…); chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…); mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…); đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,...) 3. Bài tập. 3.1. Tìm những từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra những từ mang nghĩa chuyển của chúng. VD: chân => bước chân + chân bàn, chân núi, chân trời,… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3.2. Tìm từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để chỉ bộ phận cơ thể người. VD: lá => lá cây => lá phổi, lá gan, … ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 3.3. Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa theo mẫu: a. Chỉ sự vật chuyển sang hành động. - cái cưa => cưa gỗ; - ……………………………………; ……………………………….. ……………………………………………………………………………………………… b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị. - đang bó lúa => một bó lúa; - ………...…………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… V. Lỗi dùng từ: 1- Các lỗi dùng từ: + Lỗi lặp từ. Ví dụ: 1. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> truyện dân gian. 2. Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan. => Từ gạch chân là từ lặp nên loại bỏ để viết lại cho đúng: Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến. + Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Ví dụ: 1. Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh. 2. Tiếng Việt có khả năng tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. 3. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. 4. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm đau không đi bệnh mà ở nhà cúng bái,… Những từ gạch chân là từ lỗi, nên thay bằng các từ sau: (1)tham quan, (2))sinh động, (4)bàng quan,(5) hủ tục. + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Ví dụ: 1. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. 2. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng. 3. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát… 4. Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện. 5. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc. => Sửa lại bằng những từ sau : (1) điểm yếu hoặc nhược điểm,(2) bầu hoặc chọn, (3)chứng kiến, (4) thành khẩn và nguỵ biện, (5) tinh tuý IV. Từ loại và cụm từ. 1.Danh từ và cụm danh từ * Danh từ. a.Nghĩa khái quát: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… b.Đặc điểm ngữ pháp của danh từ: -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ. -Chức vụ ngữ pháp của danh từ: +Điển hình là làm chủ ngữ: Công nhân // đang làm việc. +Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm : Tôi// là người Việt Nam. -Các loại danh từ: (Xem mô hình danh từ sau) +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật +Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm… Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương Danh từ. Danh từ chỉ đđơn vị. Đơn vị tự nhiên. Đơn vị quy ước. Chính xác. Ước chừng. Danh từ chỉ sự vật. Danh từ chung. Danh từ riêng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cách viết hoa danh từ riêng. (Quy tắc viết hoa ) ghi nhớ sgk T-109 * Cụm danh từ: a. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. b. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ (công nhân/chú công nhân kia) c. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ *Mô hình cụm danh từ đầy đủ: Phần trước t2 t1 Tất cả những. Phần trung tâm T1 T2 em học sinh. Phần sau s1 yêu quý. s2 này. * Trong thực tế CDT có khi chỉ có 2 phần: VD: một con mèo / con mèo đen Pt TT TT ps * Bài tập Tìm cụm danh từ ( CDT) trong các vd sau rồi điền các CDT đó vào mô hình đã cho: a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. d. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. e. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. 2. Động từ và cụm động từ * Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ… để tạo thành cụm động từ. - Chức vụ ngữ pháp của động từ: + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ. + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy…. - Động từ chia làm hai loại: + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm): dám, toan, định,… + Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm, hát…) và động từ trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…) *Cụm động từ ( CĐT) là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành VD : đang học bài - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một động từ - Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ: giống như động từ + Làm vị ngữ + Làm chủ ngữ: không có phụ ngữ trước (ví dụ: Đi // là hành động quả quyết.).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Cụm động từ có cấu tạo đầy đủ gồm ba phần: Xem SGK/148 *Mô hình: Phần trước Phần trung tâm Phần sau cũng/còn/đang/chưa tìm được/ngay/câu trả lời. Trong thực tế CĐT có khi chỉ có 2 phần: VD: đang học bài / học bài xong rồi Pt TT TT ps Bài tập Tìm cụm động từ ( CĐT) trong các vd sau rồi điền các CĐT đó vào mô hình đã cho: a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. b. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. c. Triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến của em bé thông minh nọ. d. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. . 3.Tính từ và cụm tính từ: * Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Các loại tính từ: + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp với các từ chỉ mức độ,) + Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ chỉ mức độ) - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. Ví dụ: Vàng // là màu của lá. Tt *Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm 3 phần: (Có thể vắng phụ trước, phụ sau nhưng phần TT không thể vắng mặt) *Mô hình: Phần trước Phần trung tâm Phần sau sẽ xinh lắm. *Bài tập Tìm cụm tính từ ( CTT) trong các vd sau rồi điền các CTT đó vào mô hình đã cho: a. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại nở ra năm cánh vàng tươi. c. Nó sun sun như con đỉa. d. Nó chần chẫn như cái đòn càn. e. Nó bè bè như cái quạt thóc. f. Nó sừng sững như cái cột đình. g. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn. PHẦN III. TẬP LÀM VĂN Văn Tự sự ( Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo) 1. Kiến thức cần đạt: *Nắm vững đặc trưng sự khác nhau giữa các dạng văn tự sự. a. Kể chuyện đời thường: là kể lại những chuyện mình đã gặp hoặc đã từng trải qua để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất định. ( VD truyện: Một việc tốt em đã làm; Người thân thiết nhất với em; …) * Lưu ý: Khi kể một câu chuyện đời thường thì nhân vật, sự việc trong truyện cần chân thực, không bịa đặt; các sự việc, chi tiết cần tập trung vào chủ đề chính, tránh kể tùy tiện, rời rạc. b. Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó. ( VD truyện: Lục súc tranh công; Giấc mơ gặp Lang Liêu; …) * Lưu ý: Truyện tưởng tượng vẫn cần bám sát vào những đặc điểm có thật của sự vật, hiện tượng được kể rồi mới nhân hóa, tưởng tượng thêm lên. *Nắm vững bố cục và phương pháp làm từng dạng bài văn tự sự. Cách làm bài tự sự a. Tìm hiểu đề: Xác định thể loại; xác định người hoặc việc sẽ kể và phạm vi yêu cầu của đề. b. Tìm ý : Xác định tính tình, sở thích, tình cảm, … của nhân vật hoặc diễn biến trước sau của sự việc cần kể. c.Lập dàn ý: Sắp xếp các nội dung vừa tìm được theo bố cục ba phần: Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. Kết bài: Kể kết thúc của sự việc. d. Viết bài: Dựa vào dàn bài đã có xây dựng thành bài văn hoàn thiện; đọc lại và sửa lỗi. 2. Kĩ năng cần đạt: - Rèn luyện kĩ xây dựng đoạn văn và biết sử dụng ngôi kể, thứ tự kể kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng để bài làm sinh động, hấp dẫn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo 3. Bài tập. Hoàn thành các đề tham khảo sau: Đề 1: Kể chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em. Đề 2: Nhân kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, em về thăm thầy cô giáo cũ. Hãy kể lại kỉ niệm khó quên của em với thầy/cô của mình. Đề 3: Em đã có một việc làm giúp bảo vệ môi trường. Hãy kể lại việc tốt đó. Đề 4: Một ngày nọ em được lạc vào xứ sở thần tiên. Hãy kể lại chuyến phiêu lưu thú vị ấy. Đề 5: Kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của em và xây dựng kết thúc mới cho truyện ấy..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Chúc các em thành công! .
<span class='text_page_counter'>(12)</span>