Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.48 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A Phần Câu I 1 2. 3 4. II 1. KÌ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN ( Đáp án có 2 trang) Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,5 Câu nói khẳng định ý nghĩa, giá trị của thời gian. Thời gian hết sức quý báu bởi thời gian có thể tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần thiết yếu cho con người. Đồng thời muốn khẳng định muốn thành công con người phải biết quý trọng thời gian, không lãng phí; sống trọn vẹn trong từng giây phút… “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn” vì tuổi trẻ cho ta sức khỏe; ước mơ, khát vọng, hoài bão; nhiệt huyết và tình yêu; cơ hội và những trải nghiệm thú vị… Đây là câu hỏi mở.Học sinh có thể rút ra một thông điệp nào đó mà học sinh cho là ý nghĩa nhất miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số thông điệp học sinh có thể rút ra từ đoạn trích: - Quý trọng và sử dụng thời gian hợp lí. - Không ngừng học hỏi và tích lũy tri thức. - Cần“ đắm mình trong thực tiễn”… - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội LÀM VĂN Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất” a. Đảm bảo hình thức viết đoạn văn:. 0,5. 1,0 1,0. 7,0 2,0 0,25. Đoạn văn phải đáp ứng hình thức trình bày của 1 đoạn văn: có lùi đầu dòng và trình bày theo một trong những hình thức viết đoạn như: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp… b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời là ngôi trường vĩ đại cho ta nhiều bài học bổ ích, ý nghĩa. c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giải thich: Từ việc giải thích “ trường đời” là gì,thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến. - Bàn luận: Học sinh có thể trình bày một số ý sau: - + Vì sao nói : “Trường đời là trường học vĩ đại nhất” (Học sinh có thể trình bày một số ý sau): .Trường đời cho ta kinh nghiệm, hiểu biết trên mọi lĩnh vực… .Trường đời dạy ta cách giao tiếp, ứng xử hợp lí. .Trường đời giúp ta trở nên bản lĩnh, cứng cáp.. .Trường đời giúp ta biết nhìn nhận, suy xét, phản xạ vấn đề nhanh nhạy, thấu đáo. .Trường đời cho ta những bài học về sẻ chia, gắn kết, yêu thương… + Mở rộng: Thực tế cuộc sống vốn rất phong phú và luôn biến chuyển không ngừng.Cuộc sống có muôn màu: tốt- xấu; hay-dở, trắng- đen...Do đó nếu con người chỉ giam mình trong bốn bức tường hay không biết sàng lọc những điều hay lẽ phải thì cuộc đời sẽ không thể trở thành “trường học vĩ đại nhất” - Bài học: Vậy để “trường đời” thực sự là trường học vĩ đạị nhất” con người cần làm gì: + Không ngừng trải nghiệm và khám phá thực tế. + Chọn lọc cái hay, cái tốt để học hỏi. + Xây dựng nền tảng kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Kết hợp giữa lí. 0,25 1,5 0,25 0,5. 0,25. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. thuyết và thực hành. - Khẳng định lại vấn đề Phân tích đoạn trích Đất Nước để thấy được những cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Qua đoạn thơ thấy được những cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; có những cảm nhận sâu sắc về vấn đề; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu được nội dung chủ đạo và vị trí đoạn trích. 0,25 5,0 0,5 0,5 3,5 0,5. - Phân tích đoạn trích: + Đất nước có từ rất lấu đời, tự nghìn xưa. 0,5 + Đất Nước hiện hình qua những gì gần gũi, bình dị mà thân thương: câu chuyện, miếng 0,5 trầu, hạt gạo, cái kèo, cái cột, gừng, muối… + Đất Nước là những phong tục, tập quán: miếng trầu là đầu câu chuyện, bới tóc sau đầu, 0,5 cách làm ra hạt gạo, cách đặt tên con từ những cái nôm na, bình dị… + Đất Nước là những truyền thống: truyền thống đánh giặc, yêu thương tình nghĩa 0,5 0,5 + Đất Nước ngọt ngào, đằm thắm qua việc sử dụng chất liệu của những câu ca dao, câu chuyện cổ tích, truyền thuyết… - Đánh giá vấn đề: Đoạn thơ không hề có một từ Hán Việt nào; ngôn từ bình dị, cách nói 0,5 biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn”, cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về Đất Nước. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sâu sắc 0,25 về vấn đề. e. Chính tả, dùng từ , đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Lưu ý chung 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu nghị luận văn học chỉ viết một đoạn văn.. 0,25.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>