Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CDTHCK40Huynh Van NhanKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.98 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. . Ý T Ư Ở N G M Ớ I T R O N G D Ạ Y H Ọ C M Ô N T I Ế N G V I Ệ T Ở T I Ể U H Ọ C. GIẢNG VIÊN: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA SINH VIÊN : HUỲNH VĂN NHÂN LỚP : CAO ĐẲNG TIỂU HỌC C - K40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1. Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY *Lời nói đầu. - Ông bà ta thường nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thật là chí lí! Bởi một ngày được ra đường, được giao tiếp là một dịp ta được học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tôi thật thấm thía với kinh nghiệm sâu sắc ấy. Đợt kiến tập 30 ngày giúp cho tôi được tiếp xúc với thực tế. Tôi cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc khi được thầy( cô) tận tình hướng dẫn cho tôi từng bài giáo án, từng kinh nghiệm nhỏ khi thực hành tiết dạy. Những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thơ ngây của các em học sinh làm tôi quên hết đi những vất vả, mệt nhọc trong những công việc mà tôi phải làm suốt khoảng thời gian kiến tập. -Được thâm nhập vào thực tế, tôi thấy mình đang dần trưởng thành hơn và cũng đa học hỏi được nhiều hơn những kinh nghiệm trong giảng dạy từ các thầy(cô). Trong quá trình kiến tập tôi đa nảy ra ý tưởng mới về tiết dạy theo cách của mình nhằm giúp cho học sinh có cách học mới hơn và tiếp thu được hết kiến thức của bài một cách dễ dàng. Sau đây tôi xin trình bày ý tưởng của mình. *Ý tưởng về cách tổ chức lớp học. a) Xây dựng nội quy lớp học là công việc đầu tiên: -Ta phải xây dựng nề nếp lớp đúng kỉ cương, tình thương, trách nhiệm. Ở những ngày đầu gặp lớp, ổn định nề nếp lớp bằng cách phát huy tính dân chủ trong lớp học bằng cách cho các em bầu ban cán sự lớp. Thảo luận nội quy lớp theo tiêu chí Nên – Không nên, thi đua các mặt: học tập, nề nếp, kỉ luật, vệ sinh. Đặc biệt là về mặt học tập, vệ sinh, em nào hăng hái trong giờ học, hăng say phát biểu thì có hoa điểm 10 vào ngày thứ sáu hoặc phiếu bé ngoan.. Học sinh vừa thi đua mà ta vừa giáo dục lồng ghép. Về mặt trật tự, tôi cho học sinh xem một đoạn phim về Một ngày ở quân đội, kèm theo câu hỏi: “Các con có muốn làm chú lính tí hon của Bác Hồ không?”. Học sinh trả lời một cách rất hồ hỡi. Như vậy, bước đầu các em đa có nguồn cảm hứng trong học tập. Các em đa khoái chí và tôi bắt đầu để các em tự thảo luận nề nếp lớp cũng như ở nhà khi các ý kiến của các em được tôn trọng. Đôi khi các em còn nêu được nhiều ý hay cho tôi áp dụng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Từ ngần ấy thước phim cũng góp mặt thêm niềm đam mê và gây được ấn tượng trong những ngày đầu vừa đến lớp. Qua đó học sinh nhận thấy việc đến trường của mình có nhiều điều thú vị, cần khám phá thông qua những gì mình được học ở trường. b) Tạo không khí thoải mái giữa các tiết học: - Nghỉ giữa tiết khoảng 5 phút, tôi thường chuẩn bị một câu chuyện nhỏ để kể cho các em nghe nhằm tạo động lực học tập ở các tiết tiếp theo. Cũng có thể cho các em khởi động bằng các trò chơi ở trường như: Trời ta – Ta đứng( học sinh đứng); Đất ta – Ta ngồi( học sinh ngồi), có thể làm nhiều lần. Ngày mai chúng ta lại đổi hình thức khởi động khác, chẳng hạn như cho học sinh hát một bài hát: Nếu có vui xin vỗ đôi tay,… Muốn rèn kĩ năng sống đạt hiệu quả thì chúng ta luôn có những phương pháp dạy học tích cực, tích hợp. Không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, chọn lựa các hoạt động, thực hiện tốt và vận dụng cách điều chỉnh dạy học của năm trước sao cho phù hợp với tình hình thực tế của học sinh. Tôi biết vận dụng những điều tốt đẹp của phương pháp truyền thống với phương pháp hiện tạo một cách linh hoạt, làm cho người học không chán vì có nhiều thứ mới mẻ hằng ngày đến bên học sinh. Không có phương pháp nào là vạn năng. Đó là điểm mạnh của giáo dục hiện nay với phương châm “Dạy chữ” kết hợp “Dạy người”. Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen vá các kĩ năng làm việc trong nhóm. Đối với các bài dạy, tôi luôn giáo dục theo chủ đề, chủ điểm hoặc theo nhân vật có tính cách tích cực, loại bỏ những tính cách không tốt thông qua nhân vật có trong bài học. Giáo dục theo kiểu tích hợp nhưng phải tích cực bằng các câu hỏi: “Ở lớp em đa làm gì để tiết kiệm nước?” hoặc “ Ở lớp em đa làm gì để giữ gìn lớp sạch sẽ?”,… Tôi thường hỏi ở lớp, từ đó tôi biết đích thực là các em trả lời thật hay không. Nếu học sinh có làm thi tôi tuyên dương trước lớp. Sau khi tuyên dương các em rất vui và hanh diện về việc làm có ích của mình. Đó cũng làm niềm vui và hứng thú trong việc học được nhân lên bội lần. Mỗi ngày, mỗi giờ học, tôi chọn một niềm vui, đem đến học sinh, đem đến lớp học. Còn đối với các tiết học ngoại khóa, ví như tiết học về An toàn giao thông, cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn giao thông và yêu cầu học sinh nói về hậu quả của nó. Hướng dẫn học sinh cách đội mũ bảo hiểm, ra sức thực hiện tốt An toàn giao thông. Hỏi trong lớp có em nào thực hiện An toàn giao thông. Học sinh kể ra từ đó giáo dục các em. Khi tham gia giao thông phải có văn hóa, đi bên phải, chạy xe hàng một, qua đường phải biết xem trước, ngó sau, biết giúp đỡ cụ già, em nhỏ khi qua đường bằng những việc làm cụ thể. Nghĩa là người thật phải gắn liền với việc thật. Với tình huống trên, tôi muốn đem đến cho các em biết sống đẹp, có văn hóa. Từ đó học sinh học tập được việc làm có ý nghĩa từ người bạn của mình. Khi học sinh có cảm hứng trong học tập thì học sinh sẽ ra sức quyết tâm chứng tỏ với tôi là mình không thua kém bạn. Nhân rộng thêm ở lớp, các em sẽ sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” biết “ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xa hội, đất nước”. Tôi còn tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mạnh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ví dụ như là hoạt động thể thao, để ý các em tự tổ chức chơi thể thao rất vui làm tôi vui lây và tham gia cùng các em. Khi tham gia các trò chơi bổ ích, tôi để ý và phát triển khả năng sở trường từng em. Đây là việc làm hết sức quan trọng để tôi hiểu được mặt mạnh của từng em, từng nhóm để có biện pháp tích cực và toàn diện, thông qua những niềm vui, niềm hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt từng em. Khuyến khích tham gia chủ động, tự giác của học sinh… Muốn làm được điều này, tôi “bày trận” ở những tiết hoạt động tập thể, đa dạng về hình thức. Các em có thể đánh bóng, đá bóng, chơi cầu lông, đọc truyện tranh, chơi trò chơi dân gian: ô ăn quan, cờ tướng, chọi cầu (chọn trò chơi dân gian bổ ích, thiết thực)… * Ý tưởng về việc thay đổi hoặc điều chỉnh một nội dung bài học -Trong bài luyện từ và câu “ Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam” thì tôi sẽ không dạy toàn bài như trong sách hướng dẫn vì nếu dạy toàn bài như vậy thì sẽ không đủ thời gian và khiến hs khó tiếp thu hết được bài dạy,thay vào đó tôi chỉ trọng tâm phần đầu nhưng vẫn đảm bảo được hết kiến thức cần truyền tải cho hs, quan trọng hơn là tạo tính tự học và sáng tạo cho các em . Sau đây là phần điều chỉnh chi tiết của tôi. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 14 : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I/. MỤC TIÊU:  Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.  Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam trong mọi văn bản  Biết yêu quý các phố phường ở Hà Nội và các danh lam thắng cảnh của nước ta  HSCHT viết đúng 4 dòng đầu .HS còn lại viết 6 dòng đầu II/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:40’ Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức bài cách viết tên người tên địa lý việt nam 5’ 2HS đọc ghi nhớ cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam? HS viết tên và địa chỉ của gia đình em,( lớp viết bảng con, 1 em viết bảng lớp ) -Nhận xét Hoạt động 2 Luyện tập viết được đúng các tên địa lí Việt Nam trong bài ca dao Đất Long Thành 20’ Bài 1- B1:HS đọc nội dung và yêu cầu bài 1 và phần chú giải. B2: dựa vào bài và trả lời các câu hỏi Bài ca dao cho em biết điều gì? Các em hay quan sát bức tranh SGK GV : Đây là tranh vẽ cảnh phố cổ ở Hà Nội, Hà Nội với 36 phố phường, tên mỗi phố phường đều gắn với 1 hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.?Các em thy nói với nhau theo nhóm bàn các danh từ riêng trong bài ca dao đó ? ?Đây là những danh từ riêng chỉ gì ? Khi viết ta viết như thế nào? HS nêu cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. HS thực hành viết bài vào vở 2, 1 Hs lên bảng viết. HSCHT viết đúng 4 dòng đầu .HS còn lại viết 6 dòng đầu B3:HS làm . GV chấm , sửa bài.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - GV và HS nhận xét, chữa bài. - HS đọc lại đoạn bài ca dao đa hoàn chỉnh. Hoạt động 2 Trò chơi Du lịch trên bản đồ 13’ Bài 2 HS đọc yêu cầu. Cho HS quan sát bản đồ địa lý Việt Nam . Chia nhóm cho Hs thi đua mỗi nhóm chỉ tìm và viết 1 tên tỉnh, hoặc thành phố và 1 tên danh lam thắng cảnh và 1 tên di tích lịch sử nổi tiếng. -Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đa thăm. HS làm việc theo nhóm 4 trong thời gian 5 ‘ Các nhóm báo cáo .GV cung cấp thêm cho Hs biết các thành phố trực thuộc trung ương của nước ta. Cho HS quan sát tranh và giảng thêm một số danh lam thằng cảnh như vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.. di tích lịch sử : Văn Miếu Quốc Tử Giám, hang Pác Bó… Liên hệ :Nếu có điều kiện đi tới tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng trên đất nước ta các em phải có thái độ thế nào? Củng cố ,dặn dò( 2’) Nhắc lại cách viết tên người và tên địa lí Việt Nam ? -Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học *Ý tưởng tổ chức một hoạt động cho một bài dạy -Những năm gần đây định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đa được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động, học tập của HS, dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. Đổi mới PPDH sẽ tác động mạnh vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và đào tạo. Vậy đổi mới PPDH sẽ bắt đầu từ đâu? Cái gì cần đổi mới? Làm thế nào để có một giờ học tốt? .v.v. Đây là vấn đề mà người giáo viên đang trăn trở. Vậy để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần đổi mới từ cách soạn, cách dạy, cách học và cách đánh giá học sinh. Với những suy nghĩ trên, tôi có ý tưởng thiết kế một bài dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học như sau: Ví dụ:. Môn: Luyện từ và câu ; Lớp: 4 (Tuần: 15) Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI - Thay vì dạy trong lớp,tôi tổ chức dạy ngoài sân trường. - Thay vì học sinh (HS) chỉ nhìn hình trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi của giáo viên (GV) & hệ thống câu hỏi trong sách, tôi thay vào đó là: GV chuẩn bị một số đồ chơi như (viên bi, dây nhảy, bóng…) tổ chức chia nhóm cho các tôi tham gia chơi trực tiếp trên sân (bắn bi, nhảy dây, tưng bóng). Sau đó dùng những đồ chơi thực tế mà các tôi vừa chơi để minh họa và rút ra từ ngữ cần thiết theo mục tiêu yêu cầu của bài dạy (Mở rộng vốn từ: Đồ chơi- trò chơi). Cụ thể bài soạn: I. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - HS biết phân biệt được đồ chơi, trò chơi và nêu được tên một số đồ chơi, trò chơi. - HS biết lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích và biết cách chơi để các trò chơi ấy không trở nên có hại. - HS có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trong tiết học, làm việc trong nhóm, lớp; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; - HS nêu được từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. II. Chuẩn bị: - GV: + Giấy Ao, bút lông, phiếu bài tập & 04 giá vẽ để HS treo giấy A0 lên, ghi những nội dung khi thảo luận. + Một số viên bi, dây nhảy, quả bóng để tổ chức cho HS chơi. + Ghế nhựa đủ cho HS ngồi khi thảo luận. + Hai bông hoa nhựa có gắn 2 câu hỏi trong bông hoa. - HS: SGK Tiếng việt (tập 1), bảng con. III. Tiến trình bài học: (37’) 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’) * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vốn từ thuộc chủ đề: Ý chí – Nghị lực. - Cho HS tập trung thành vòng tròn ngoài sân trường. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa” + Cách chơi: Lớp hát một bài hát và hoa được chuyền đi từ bạn này đến bạn khác, GV thổi còi ra lệnh dừng bài hát ở bất kỳ câu nào trong bài, nếu bạn nào được cầm hoa trên tay thì trả lời một câu hỏi liên quan đến bài học Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực. Nếu trả lời đúng thì được thưởng một tràng pháo tay và bông hoa đó. + Câu hỏi 1: Bạn hay đặt một câu với từ quyết tâm. + Câu hỏi 2: Bạn hay đặt một câu với từ khó khăn. 2. Hoạt động 2: - Giới thiệu bài mới “Mở rộng vốn từ” (15’) Mục tiêu: HS phân biệt được đồ chơi và trò chơi, nêu được tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại. 2.1.Cho HS tìm hiểu nghĩa của hai từ “đồ chơi, trò chơi”. + GV đính câu hỏi lên giá vẽ. Câu 1: Nghĩa của từ đồ chơi là: A. Đồ vật dùng để vui chơi, giải trí. B. Đồ vật dùng để đtôi theo khi đi chơi. C. Đồ vật dùng để trang trí nhà cửa. Câu 2: Nghĩa của từ trò chơi là: A. Các hoạt động nhằm tạo ra tiếng cười. B. Hoạt động để vui chơi, giải trí. C. Các hoạt động giúp mọi người giảm mệt mỏi sau thời gian làm việc. - HS dùng bảng con ghi chữ cái trước ý trả lời đúng. - GV cho HS nhận xét lẫn nhau (đáp án câu 1 là A; đáp án câu 2 là B) 2.2. Chia lớp ra làm 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi (Trong thời gian 5’) - Nhóm 1: Chơi “bắn bi” - Nhóm 2: Chơi “nhảy dây” - Nhóm 3: Chơi “Tưng bóng”.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sau khi HS chơi, GV cầm viên bi hỏi: Đây là gì? (HS trả lời: Viên bi); Vậy “viên bi” là tên đồ chơi hay tên trò chơi? (đồ chơi); Trò chơi là gì? (bắn bi) (Tương tự như thế đến “Đồ chơi “dây nhảy”- trò chơi “nhảy dây”; đồ chơi “quả bóng”- trò chơi “tưng bóng”.) 2.3. Thảo luận nhóm, thực hiện bài tập: * Bài 1 SGK. Viết tên các đồ chơi, trò chơi được tả trong các bức tranh. Theo tôi những đồ chơi, trò chơi nào có ích và những đồ chơi, trò chơi nào có hai? - Chia lớp thành 4 nhóm (6tôi/nhóm), nhóm trưởng của các nhóm giao cho mỗi thành viên quan sát một tranh (trong SGK) và từng thành viên trình bày, nhóm nhận xét thống nhất, ghi từ nêu đúng vào phiếu bài tập của nhóm. Phiếu bài tập của nhóm:......... Tranh Đồ chơi Trò chơi Có ích Có hại 1 2 3 4 5 6 - Đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc chất vấn nhóm bạn. - GV hỏi: Những đồ chơi, trò chơi có ích mà chơi như thế nào thì chúng trở nên có hại? (GV giáo dục HS biết cách chơi để các trò chơi ấy không trở nên có hại. HS biết lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích, không chơi những đồ chơi, trò chơi có hại.) * Bài 2. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi, trò chơi khác. - HS làm miệng (mỗi tôi tìm ít nhất là 2 đồ chơi, trò chơi khác) - Cá nhân nêu, nhận xét, bổ sung - GV hỏi trong các trò chơi ở bài tập 1 và bài tập 2 các tôi vừa nêu thì tôi thích trò chơi nào? * GV Khuyến khích HS ngoài những trò chơi yêu thích cần tham gia các trò chơi mang tính tập thể như các trò chơi dân gian để rèn luyện tính đoàn kết, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và rèn kĩ năng giao tiếp hợp tác. 3. Hoạt động 3: Vận dụng vốn từ (6’) Mục tiêu: HS nêu được từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. Bài 4: Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi? - HS thảo luận đôi bạn (2 phút) - HS trình bày, nhận xét, bổ sung. -> GV nhận xét, kết luận. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3’) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học. - Liên hệ: Ở nhà, tôi thường chơi những đồ chơi, trò chơi nào? Theo tôi đồ chơi, trò chơi đó có ích hay có hại? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (GV giáo dục HS biết lựa chọn những đồ chơi, trò chơi có ích và biết giữ gìn đồ chơi. Biết dọn dẹp đồ chơi và sân bãi sau khi chơi. Khi tham gia các trò chơi tập thể cần giữ hòa khí khi chơi.) - Dặn dò: HS tìm tên một số đồ chơi & trò chơi, nêu ích lợi của trò chơi đó. - Nhận xét tiết học.. * Để dạy học tốt hơn thì GV nên: 1. Về giáo án: Cần phải soạn cẩn thận, chi tiết. Có đầy đủ hình ảnh trực quan, có câu hỏi cụ thể, rõ ràng. Kiến thức trong giáo án phải chính xác, đủ nội dung. 2. Về thực hành giảng dạy: Giảng dạy đủ nội dung, làm rõ trọng tâm. Phân phối thời gian hợp lí. Chú ý bao quát lớp, quan tâm giúp đỡ học sinh còn yếu, kém. Động viên, khen những học sinh hăng hái, tích cực. Xử lí tình huống kịp thời, thể hiện tinh thần trách nhiệm, yêu thương học sinh. 3. Thái độ ứng xử với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp: -Đối với học sinh: Luôn gần gũi, yêu thương, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh, kịp thời uốn nắn những lời nói, việc làm sai trái của các em. Gương mẫu trong lời nói, việc làm để các em học tập. -Đối với phụ huynh: Thường xuyên giữ mối liên hệ với phụ huynh để kịp thời trao đổi tình hình học tập của học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc uốn nắn, dạy dỗ các em. Lắng nghe những góp ý thiết thực của phụ huynh để kịp thời điều chỉnh những thiếu sót của mình. -Đối với đồng nghiệp: Phải đoàn kết, hòa nha, tôn trọng, tế nhị, lắng nghe để học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó là những kinh nghiệm quý báu mà tôi đa học tập được. Tôi mong rằng khi ra trường tôi sẽ áp dụng những kinh nghiệm này vào thực tế một cách có hiệu quả. Tôi nghĩ những kinh nghiệm ấy vẫn còn quá ít ỏi trong công việc giảng dạy của một giáo viên. Tôi sẽ không ngừng học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh để trang bị cho mình một kiến thức vững vàng, một năng lực sư phạm giỏi, một phẩm chất đạo đức tốt mới có thể làm tròn nhiệm vụ của một người giáo viên. -Lời cuối em xin chân thành cảm ơn thầy đã xem và mong thầy đóng góp ý kiến để em hoàn thiện hơn về bản thân và phương pháp dạy học của mình..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×