Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.15 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 09/11/2016 Ngày giảng: 16/11/2016 TIẾT 14 – BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng. Kể tên được một số máy cơ đơng giản thường gặp. 2. Kỹ năng: - Có kĩ năng lắp ráp và tiến hành thí nghiệm. - Rèn kĩ năng sử dụng lực kế để đo trọng lượng và lực kéo. - Có kĩ năng sử lí các số liệu 3. Thái độ: - Thái độ trung thực khi đo và đọc kết quả đo, thái độ nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập. 4. Năng lực hướng tới - Có năng lực hợp tác làm việc theo nhóm - Có năng lực thu thập, xử lí, trình bày thông tin - Có năng lực sử dụng ngôn ngữ chính xác, khoa học - Có năng lực tự giải quyết vấn đề. II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC. 1. Hình thức: Học trên lớp. 2. Phương pháp: - Hoạt động nhóm - Dạy học nêu vấn đề - Vấn đáp, đàm thoại III. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Mỗi nhóm : 2 lực kế (5N), 1 quả nặng 200g. - Cả lớp : tranh vẽ H13.1; H13.2; H13.5; H13.6 (SGK); bảng phụ; kẻ bảng 13.1. 2. HS: đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Tổ chức: Lớp Sĩ số Có phép Không phép 6B 2. Kiểm tra - Trọng lực là gì ? Trọng lực có phương và chiều như thế nào ? - Đơn vị của trọng lực là gì ? Đo trọng lực bằng dụng cụ nào ? * Đáp án: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. - Đơn vị của trọng lực là Niu tơn (N). Đo Trọng lực bằng lực kế. 3. Bài mới:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV Hoạt động 1: Khởi động - GV cho HS quan sát H13.1, giới thiệu tình huống như SGK. - Yêu cầu HS thảo luận tìm ra các phương án giải quyết. - GV giới thiệu một phương án giải quyết thông thường : Kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: - Yêu cầu HS đọc mục 1: Đặt vấn đề và quan sát H13.2 (SGK). Gọi HS dự đoán câu trả lời. - Cần những dụng cụ gì và làm thí nghiệm như thế nào để kiểm tra dự đoán. - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. + Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv yêu cầu các nhóm HS lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm theo SGK và ghi kết quả vào giấy A2 do Gv phát, gắn lên bảng, trả lời câu C1 và rút ra kết luận. - Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C3. + Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Gv yêu cầu các nhóm HS ghi kết quả vào giấy A2 do Gv phát, gắn lên bảng, trả lời câu C1 và rút ra kết luận. - Gv yêu cầu HS cá nhân trả lời C3.. + Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và thảo luận: - Gv yêu cầu các nhóm gắn A2 lên bảng, trả lời C1 và kết luận. Các nhóm khác tiến hành thảo luận, nhận xét. - Gv yêu cầu cá nhân HS trả lời C3, cả lớp thảo luận và nhận xét.. Hoạt động của HS - HS quan sát H13.1, suy nghĩ và tìm ra các phương án giải quyết khác nhau cho tình huống mở bài.. I. Kéo vật lên theo phương thẳng đứng: 1. Dự đoán: - HS quan sát H13.2 và dự đoán câu trả lời. - Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. 2. Thí nghiệm: - Các nhóm lắng nghe yêu cầu của Gv.. - HS hoạt động nhóm: + Lắp ráp thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm. + Ghi kết quả vào bảng 1 trên tờ A2 và gắn lên bảng. + Trả lời C1 và rút ra kết luận. - Cá nhân HS trả lời C3 - Đại diện các nhóm gắn A2 lên bảng, trả lời C1 và kết luận. Các nhóm khác tiến hành thảo luận và nhận xét. - Cá nhân trả lời C3. Cả lớp thảo luận và nhận xét.. + Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Gv nhận xét quá trình thực hành của C1: Lực kéo vật lên theo phương.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> các nhóm, kết quả thực hành trên A2 và trả lời C1, kết luận của các nhóm. - Gv nhận xét câu trả lời và đánh giá của lớp về C3. - Gv kết luận lại các kiến thức của các yêu cầu.. thẳng đứng bằng trọng lượng của vật. 3. Kết luận: C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật. C3: Phải tập trung nhiều người, tư thế đứng không thuận lợi, dễ ngã,... II. Các máy cơ đơn giản: - Trong thực tế, người ta thường làm thế - HS đọc thông tin trong SGK và nào để khắc phục những khó khăn vừa trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của nêu ? GV - Yêu cầu HS nêu ví dụ về một số trường Có ba loại máy cơ đơn giản: mặt hợp sử dụng máy cơ đơn giản. phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - HS nêu một số ví dụ: ròng rọc kéo nước, cầu trượt, mở nút chai,... Hoạt động 3: Luyện tập: - Giới thiệu cho HS về Palăng và yêu cầu - HS chọn từ thích hợp điền vào HS hoàn thiện câu C4 chỗ trống trong câu C4. Thảo luận Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả để thống nhất câu trả lời lời. C4: a)Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. b)Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản. - HS trả lời câu C5 theo hướng dẫn của GV C6: Búa để nhổ đinh, kéo để cắt, - Gv yêu cầu HS hoàn thiện câu C6 cần kéo nước, cầu thang để leo lên tầng lầu nhà, … C5: Hoạt động 4: Vận dụng: - Trọng lượng của vật là: - Hướng dẫn HS trả lời câu C5: Viết P = 10m = 10.200 = 2000N công thức liên hệ giữa khối lượng m và - Tổng lực kéo của 4 người là: trọng lượng P. F’ = 4.400 = 1600N Vì F’ < P nên những người này không kéo được ống bê tông lên. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: + Về nhà các em tìm hiểu những vấn đề sau: - Với mỗi loại máy cơ đơn giản, khi đưa ống cống ở đầu bài vừa học lên thì có được những lợi ích gì so với kéo trực tiếp.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? - Các pa lăng thường dùng ở đâu trong đời sống ? - Tìm hiểu thêm các máy cơ đơn giản khác trong đời sống và sản xuất. V. KẾT THÚC BÀI HỌC: 1. Củng cố: Gv hệ thống lại kiến thức trong bài. 2. HDVN: - Học kĩ bài. - Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống. - Làm bài tập 13.2- 13.4 (SBT). - Đọc trước bài 14 : Mặt phẳng nghiêng. 3. Rút kinh nghiệm bài học:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>