Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giao an VNEN lop 3 chieu tuan 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.41 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 16 Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016 THỦ CÔNG CẮT, DÁN CHỮ E I. Yêu cầu cần đạt: - Bết cách kẻ, cắt, dán chữ E. - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy màu. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: (5 phút) Việc 1 : - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. 1. Quan sát và nhận xét. + Việc 1:- GV cho HS quan sát mẫu chữ V đã dán và đặt các câu hỏi định hướng. + Việc 2:- HS quan sát, nhận xét về cấu tạo chữ E ? ( chiều rộng, độ cao,....) - GV gấp đôi mẫu chữ E cho HS quan sát và nêu nhận xét - KL:Muốn cắt chữ E ta chỉ cần kẻ rồi gấp lại theo chiều dọc và cắt theo nét vẽ + Việc 3: Liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của việc cắt, dán chữ. 2. Tìm hiểu cách gấp cắt dán chữ E + Việc 1: Cá nhân tự quan sát tranh trong vở THTC nêu quy trình. + Việc 2: Trao đổi với bạn về quy trình. + Việc 3: Nhóm trưởng (hoặc một bạn được phân công) điều hành thảo luận: Từng bạn báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả. + Việc 4: - Các nhóm báo cáo. - GV nhận xét, thống nhất quy trình. + Bước 1: Kẻ chữ E Kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô, sau đó đánh dấu hình chữ E vào 1hình chữ nhật rồi kẻ chữ theo các điểm đã đánh dấu. + Bước 2: Cắt chữ E: Gấp đôi HCN theo chiều ngang, mặt kẻ ô ra ngoài. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Bước 3: Dán chữ E. Kẻ 1 đường chuẩn, đặt ướm chữ vào cho cân đối rồi dán. B. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành cắt dán chữ E + Việc 1: Tổ chức cho HS thực hành. Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. + Việc 2: Nhận xét đánh giá - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày, nhận xét sản phẩm: Cách cắt chữ: Đều, thẳng... Dán chữ: Phẳng, đều, ngay ngắn... - GV nhận xét, đánh giá C. Hoạt động ứng dụng: - Trang trí sản phẩm tại góc học tập - Tập kẻ, cắt, dán chữ theo ý thích. *************************************** TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG MÔN TOÁN I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Học sinh tự ôn luyện: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, nội dung nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện tập về cộng,trừ,nhân, chia số có ba chữ số: HS tự luyện hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành cộng, trừ, nhân, chia số có ba chữ số. + Việc 1: Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Việc 2: Hoàn thành các bài tập. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. Bµi 1: Đặt tính rồi tính..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 359 + 264 527 – 86 237 + 363 642 – 228 Bµi 2: Đặt tính rồi tính. 543 x 4, 230 x 4 747 : 3 956 : 6 Bµi 3: Tìm x: a. X + 213 = 93 b. 645 - X = 217 c. X : 7 = 18 x 5 * Nhóm 2: Luyện tập về chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số: HS tự luyện ôn bảng nhân, chia và hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành về chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Bài 1. Đặt tính: a) 873 : 3 906 : 8 b) 819 : 9 903 : 5 Bµi 2: Tìm X: a. X : 7 = 142 b. X x 9 = 927 Bài 3: Một đàn vịt có 84 con, trong đó có ¼ là vịt trống. Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con vịt mái? Bµi 4: Mẹ có 5 đĩa quýt, mỗi đĩa có 12 quả quýt. Mẹ biếu bà ½ số quýt đó. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả quýt? + Việc 1: HS tự làm bài cá nhân. + Việc 2: Trao đổi theo cặp. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. * Nhóm 3: Luyện tập về giải toán (HSNK): + Việc 1: - HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + Việc 2: - HS trao đổi với bạn. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá Bài 1: Có 353 học sinh xếp hàng 5 thì được nhiều nhất là bao nhiêu hàng và có mấy em không ở hàng 5. Bài 2: Năm 2004 là năm nhuận có 366 ngày. Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Hỏi năm 12004 có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày? Bài 3: Lớp có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ, chia đều thành 5 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh. Bài 4. +; -; x; : 1 …. 1 ….1 …. 1 = 0 1 …. 1 ….1 …..1 = 0 B. Hoạt động ứng dụng: 1. Mẹ có 139 quả cam. Mẹ chia thành các đĩa, mỗi đĩa 8 quả cam. Hỏi mẹ chia được mấy đĩa như thế và còn thừa mấy quả cam? 2. học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. ********************************** LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. SO SÁNH..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng nhận biết, mở rộng vốn từ ngữ về các dân tộc. Xác định được những sự vật nào có thể so sánh với nhau. Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh. - Phần thi cá nhân 1, 2 . Phân thi chung sức bài 3, bài 4. II. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành: *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: (15) Làm cá nhân 1. Viết tên 5 dân tộc thiểu số ở nước ta. 2. Trong những sự vật dưới đây, những sự vật nào có thể đem so sánh với nhau? Tấm thảm vàng, cái ô, đồng lúa chín, cái quạt nan, lá bàng, mặt trăng, cái nấm, chiếc đĩa bạc. + Việc 1: HS làm việc cá nhân. + Việc 2: Chấm bài của nhau. + Việc 2: Nhóm trưởng chấm. + Việc 3: Báo cáo. + Việc 4: Đối chiếu kết quả - Kết luận, chữa bài Đáp án bài 2: Tấm thảm vàng - đồng lúa chín. Cái quạt nan – lá bàng. Cái ô - cái nấm. Chiếc đĩa bạc – mặt trăng. Hoạt động 2: (15p) Phần chung sức 3. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: Khắp ……………. Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn tơ-rưng. Tiếng đàn tơ-rưng rộn rã suốt ngày đêm trong ……………….., ngoài …………….. đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc. (nương rẫy, núi rừng, buôn làng) 4. Điền tiếp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh. a. Giờ ra chơi, sân trường ồn áo như………. b. Những nhánh liễu buông rủ mềm mại như…………. c. Trưa hè, mạt hồ sáng loá như ………. + Việc 1: HS thảo luận làm bài. + Việc 2: Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Ban giám khảo lên đối chiếu kết quả và chấm, chữa bài..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Việc 3: Nhận xét tìm ra nhóm xuất sắc + Việc 4: Tuyên dương B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tìm hiểu thêm về các dân tộc thiểu số ở nước ta. *************************************** LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: - Cñng cè kü n¨ng nhân, chia số có ba chữ số cho sè cã mét ch÷ sè vµ luyÖn tËp vÒ gi¶i to¸n. - Yêu cầu HS cả lớp làm được bài 1, 2(phần thi cá nhân), 3 phần thi chung sức; HS năng khiếu làm thêm bài 4. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Thực hành: 25p Hoạt động 1: (15) Làm cá nhân. Bµi 1: Đặt tính rồi tính. 543 x 4, 230 x 4 747 : 3 Bµi 2: Tìm X: a. X : 7 = 142 b. X x 9 = 927 + Việc 1: HS làm việc cá nhân. + Việc 2: Chấm bài của nhau. + Việc 2: Nhóm trưởng chấm. + Việc 3: Báo cáo. + Việc 4: Đối chiếu kết quả - Kết luận, chữa bài + Việc 5: - Tìm ra nhà toán học nhí. Hoạt động 2: (15p) Phần chung sức. 956 : 6. Bài 3: Một đàn vịt có 84 con, trong đó có ¼ là vịt trống. Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con vịt mái?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bµi 4: : Mẹ có 5 đĩa quýt, mỗi đĩa có 12 quả quýt. Mẹ biếu bà ½ số quýt đó. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả quýt? + Việc 1: HS thảo luận làm bài. + Việc 2: Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Ban giám khảolên đối chiếu kết quả và chấm, chữa bài. + Việc 3: Nhận xét tìm ra nhóm xuất sắc + Việc 4: Tuyên dương Đáp án: B. Hoạt động ứng dụng: 1. Mẹ có 139 quả cam. Mẹ chia thành các đĩa, mỗi đĩa 8 quả cam. Hỏi mẹ chia được mấy đĩa như thế và còn thừa mấy quả cam? 2. học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. ********************************** Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2015 TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các bài tập buổi sáng chưa hoàn thành. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Học sinh tự ôn luyện: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, môn nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Toán: - Tự luyện tính giá trị biểu thức. + Việc 1: HS nêu lại cách tính giá thị biểu thức. + Việc 2: Làm các bài tập chưa hoàn thành. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. * Nhóm 2: Tiếng việt: - HS tự luyện về từ ngữ về thành thị, nông thôn, dấu phẩy; kể chuyện. - Luyện viết, luyện đọc..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Việc 1: - HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + Việc 2: - HS trao đổi với bạn. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. * Nhóm 3: Các môn học khác: HS tự hoàn thành các nội dung chưa hoàn thành của các môn học khác trong tuần. B. Hoạt động ứng dụng:. .. Luyện học thuộc các bảng nhân, chia đã học. Tự hoàn thành các nội dung học. tập của các môn học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×