Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BAO CAO Tinh hinh va ket qua thuc hien nhiem vu tu nam hoc 20152016 den cuoi hoc ki 1 nam hoc 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.17 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU Số: 58/BC-THLN. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc La Ngâu, ngày 16 tháng 01 năm 2017. BÁO CÁO Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ từ năm học 2015-2016 đến cuối học kì 1 năm học 2016-2017 Thực hiện công văn số 16/PGD&ĐT ngày 09/01/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh về việc thông báo lịch làm việc của Đoàn Thanh tra Sở GD&ĐT tại các trường trong huyện, Trường Tiểu học La Ngâu báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị như sau: I. Đặc điểm tình hình: Trường Tiểu học La Ngâu thuộc xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 20 km. Nhân dân trong xã hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. - Lực lượng giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yên tâm công tác, luôn tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục; có tay nghề vững vàng, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đứng lớp hầu hết đã vượt chuẩn đào tạo. 2. Khó khăn - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều. Cụ thể là phòng học, phòng chức năng thiếu quá nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học; lối đi vào trường và sân trường phần lớn là nền đất, không bằng phẳng nên thường bị đọng nước, ẩm thấp vào mùa mưa và bị bụi cát khi vào mùa nắng gió đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của học sinh và giáo viên cũng như việc tổ chức các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt ngoài trời. - Theo tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình, thiếu hợp tác với nhà trường trong việc nhắc nhở con em mình đi học chuyên cần, giữ vệ sinh cá nhân… - Đời sống kinh tế của đa số phụ huynh trong vùng còn khó khăn nên sự đóng góp, hỗ trợ của phụ huynh dành cho nhà trường theo yêu cầu xã hội hóa giáo dục hiện hành hầu như không có. II. Thống kê số liệu: Tổng số CB-GV-CNV: 29 Trong đó:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Đảng viên: 09/6 nữ + Hiệu trưởng: 01 + Phó hiệu trưởng: 01 + Tổng phụ trách: 1 + Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 21/15 nữ + Nhân viên:. 4/3. + Hợp đồng:. 03. nữ. + Số CBQL và GV đạt chuẩn trở lên : 22/15 nữ (Trong đó vượt chuẩn: 21/15 nữ) III. Tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Việc thực hiện phát triển trường lớp so với kế hoạch phát triển Trong những năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục; thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu phát triển giáo dục do UBND huyện giao hàng năm. Số liệu năm học 2016-2017 như sau: Nọi dung - Học sinh - Nữ - Dân tộc - Nữ dân tộc - Dân tộc CĐ 93 - Nữ Dân tộc CĐ 93 - Học sinh k.tật - Mới tuyển - Lưu ban - Con TB-LS - Hưởng c/s hộ nghèo. Tổng số. Ghi chú. Chia ra. 241 115 221 105 215 99. Lớp 1 41 18 36 15 35 14. Lớp 2 58 25 51 23 50 22. Lớp 3 50 28 46 26 45 25. 33 10. 33 7. 1. 2. Lớp 4 52 26 52 26 51 25. Lớp 5 40 18 36 15 34 13. 123. 2. Công tác chỉ đạo và quản lý chuyên môn; a/ Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục: - Toàn trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy đầy đủ và có chất lượng các môn học do Bộ quy định đối với cấp tiểu học. Thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. b/ Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục Nhà trường đã tổ chức dạy đầy đủ và có chất lượng các nội dung giáo dục lồng ghép như: Trật tự an toàn giao thông, Giáo dục Sức khoẻ & Nha khoa, kĩ năng sống, Văn hóa địa phương, Đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS… Đã thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, truyền thống cho học sinh. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường đã chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục cho học sinh biết phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không chơi các game mang tính bạo lực; biết phòng tránh các nguy cơ điện giật, đuối nước; các bệnh dễ lây lan như bệnh “chân, tay, miệng”, sốt xuất huyết, sởi-rubella, ebola… Qua tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong toàn trường. c/ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, và đánh giá xếp loại học sinh: Nhà trường thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới một cách dễ dàng hơn. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Qua thực hiện việc đổi mới đánh giá đã giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học. Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế của HS để hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình học tập, rèn luyện của HS. d/ Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số: - Nhà trường đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp; thực hiện tốt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Thực hiện kế hoạch dạy dãn tiết ở môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết theo chương trình mà Sở GD&ĐT đã tập huấn triển khai; dạy tăng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cường tiếng Việt ở các môn học, ở các khối lớp. Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, hi kể chuyện, tổ chức hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai các phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Việc thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng đối với từng môn học, hoạt động giáo dục cho học sinh DTTS. đ/ Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm giảm thiểu số học sinh có nguy cơ lưu ban, bỏ học: Nhà trường đã triển khai có hiệu quả các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban, học sinh bỏ học, bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh ngồi sai lớp. Theo đó, tập trung nâng cao chất lượng học tập cho học sinh chưa hoàn thành môn học. Đảm bảo cho mỗi học sinh có kiến thức thật vững chắc để học ở các lớp trên. Mỗi tuần giáo viên đều tổ chức phụ đạo 1 buổi cho học sinh chưa hoàn thành môn học. Việc thường xuyên tiến hành dạy phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành môn học đã góp phần giảm thiểu tỉ lệ học sinh lưu ban trong toàn trường. e/ Giáo dục Lao động - Vệ sinh – Môi trường: Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh sân trường, lớp học; trồng cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây kiểng tạo cảnh quan nhà trường theo hướng “Xanh sạch – đẹp”. Tổ chức trang trí lớp học, thực hiện “Xanh hoá phòng học”. Tăng cường các nội dung giáo dục môi trường cho học sinh. Qua việc thực hiện tốt giáo dục Lao động - Vệ sinh – Môi trường đã tạo môi trường học tập xanh – sach – đẹp đồng thời giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực tham gia lao động và yêu quý thành quả lao động. g/ Giáo dục thể chất - thẩm mỹ: - Nhà trường đã thực hiện khá tốt công tác giáo dục thể chất, thẩm mỹ. Theo đó, đã thành lập các câu lạc bộ thể dục, thể tao, âm nhạc, mĩ thuật, viết chữ đẹp. Các câu lạc bộ duy trì nề nếp sinh hoạt định kì hàng tháng. Đây là sân chơi tạo điều kiện cho mỗi học sinh được tập luyện một môn thể thao mà các em yêu thích hoặc thể hiện năng khiếu vẽ, viết, ca hát... Bên cạnh đó các hoạt động múa sân trường, thể dục giữa giờ, hát đầu và giữa giờ đã tạo không khí văn hoá, văn nghệ trong trường học đồng thời giáo dục học sinh biết yêu quí, trân trọng cái đẹp và tiếp cận với môi trường nghệ thuật. Trong dịp đón chào năm mới 2017 đã tổ chức thành công hội khoẻ Phù Đổng cấp trường. Hoạt động giáo dục thể chất, thẩm mĩ đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trong toàn trường. h/ Giáo dục hoạt động ngoại khoá: - Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá. Đã tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, các tiết giáo dục tập thể phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Qua việc tổ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chức tốt hoạt động ngoại khoá đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào đức, kĩ năng sống cho học sinh. i/ Tham gia các hội thi do nhà trường, ngành tổ chức: - Trong các năm học qua nhà trường đã duy trì việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, bình chọn giáo viên chủ nhiệm giỏi, hội thi tự làm đồ dùng dạy học đồng thời tham gia các hội thi do ngành tổ chức như: Hội thi giáo viên dạy giỏi giáo viên tổng phụ trách giỏi cấp huyện. Qua các hội thi đã tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Các hội thi dành cho học sinh như hội thi tìm hiểu Luật ATGT, hội thi kể chuyện theo sách, Ý tưởng trẻ thơ, sáng tạo khoa học kĩ thuật, đố vui để học. Đây là những sân chơi bổ ích giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm những kiến thức đã học đồng thời có dịp cho các em thể hiện năng khiếu của bản thân. k/ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Thực hiện theo quy định của Ngành về bồi dưỡng thường xuyên cho CBGV, Nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân giáo viên đều đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng với nhiều nội dung đa dạng, phong phú như viết sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ năng cơ bản về sử dụng máy vi tính, kĩ năng soạn thảo văn bản, tra cứu thông tin trên mạng, trao đổi thông tin qua mail, messenger, sử dựng phần mềm trong quản lí học sinh và giáo viên, tập huấn sử dụng trang web: seqap.edu.vn, vn.edu.vn, tieuhoc.moet.gov.vn, violet.vn/th-langau-binhthuan... Việc bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn nghiệp vụ đã góp phần đổi mới công tác quản lí, nâng cao hiệu quả công việc của mỗi cá nhân phụ trách. l/ Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lí và giảng dạy: Toàn trường thực hiện khá tốt công tác ứng dụng CNTT trong công tác quản lí và giảng dạy. CB-GV-NV sử dụng có hiệu quả các phầm mềm quản lí như: vnedu.vn, seqapedu.vn, EMIS, quản lý cán bộ công chức (VMIS), quản lí chuyên môn (EQMS), quản lí phổ cập giáo dục, quản lý thư viện, quản lý tài chính đáp ứng yêu cầu quản lí chung của toàn trường. 100% giáo viên soạn giáo án trên máy tính và sử dụng các tiện ích từ internet đồng thời truy cập và cập nhật thành thạo các phần mềm quản lí học sinh online như: vnedu.vn, seqap.edu.vn. Thực hiện thường xuyên, hiệu quả về giao dịch văn bản điện tử theo hòm thư mail.moet.edu.vn (Với cấp trên và các đơn vị liên quan), hòm thư công vụ (Với toàn thể CB_GV_NV trong đơn vị); đã duy trì tốt hoạt động website của nhà trường (violet.vn/th-langau-binhthuan). Việc ứng dụng có hiệu quả CNTT trong công tác quản lí và giảng dạy đã góp phần rất lớn trong việc đổi mới công tác quản lí, tiết kiệm thời gian, giảm bớt hội họp đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của mỗi cá nhân phụ trách. 3. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia - Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập và một số hạng mục khác nhằm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu của một trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng với nhiều lí do khách quan đến này Nhà trường chi đạt được 1/5 tiêu chuẩn. Cụ thể: Tiêu chuẩn 1: Đạt Tiêu chuẩn 2: Chưa đạt Tiêu chuẩn 3: Chưa đạt. Tiêu chuẩn 4: Chưa đạt Tiêu chuẩn 5: Chưa đạt 4. Việc thực hiện phổ cập giáo dục; Nhà trường thường xuyên tham mưu Cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 7-14 tuổi ra học các lớp tiểu học đồng thời thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm phổ cập online một cách chính xác; cập nhật thường xuyên hồ sơ sổ sách với số liệu chính xác. Năm 2016 đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Đến tháng 12/2016 xã La Ngâu được UBND huyện Tánh Linh ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ II. 5. Việc tổ chức quản lý dạy thêm, học thêm Nhà trường đã quản lí tốt việc dạy thêm, học thêm. Trong những năm qua không có tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định. Năm học 2016-2017 nhà trường đã tổ chức dạy phụ dạo cho học sinh 1 buổi/tuần không thu tiền. 6. Việc chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra giáo dục. Công tác kiểm tra nội bộ luôn được Nhà trường coi trọng và đã tổ chức thường xuyên hoạt động kiểm tra trên nguyên tắc: "Quản lý gì - kiểm tra nấy" và dựa trên căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Điều lệ nhà trường, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT… Theo đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo từng năm học, tháng, tuần với nhiều nội dung phong phú, thiết thực trong tập trung các nội dung trọng tâm, liên quan đến công tác quản lý trong nhà trường để kiểm tra. Đặc biệt nhà trường đã giao nhiệm vụ tự kiểm tra cho các tổ trưởng, trưởng các bộ phận trong nhà trường. Sau kiểm tra đều công khai kết luận kiểm tra và xử lý dứt điểm tồn tại phát hiện qua kiểm tra. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí; giúp cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị ngày càng hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, đơn thư nặc danh....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> IV. Đánh giá chung 1. Những chuyển biến, tiến bộ - Đối với học sinh: Nhìn chung các em đều có ý thức học tập và tiến bộ nhiều so với cùng kì năm học trước, có nhận thức đúng trong quan hệ, đối xử thầy cô giáo và bạn bè. Phẩm chất và năng lực đầu đạt, không bị ảnh hưởng môi trường xấu của xã hội. Phụ huynh đã có quan tâm đến việc học tập của con em nên phong trào học tập ở địa phương có những chuyển biến; Đối với giáo viên: Tất cả các thầy cô giáo có ý thức trách nhiệm cao đối với học sinh. Luôn luôn tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm học sinh DTTS. 2. Những tồn tại, yếu kém: Đối với học sinh: Đi học thiếu chuyên cần, ý thức tự học ở nhà chưa có, học chưa hoàn thành môn học ít tham gia học phụ đạo nên chất lượng giáo dục có chuyển biến nhưng còn thấp so với mặt bằng chung. 3. Nguyên nhân của chuyển biến và tồn tại: a/ Những nguyên nhân chuyển biến: - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS nên học sinh dân tộc được hưởng chế độ theo QĐ 93/UB-BT đã thu hút trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt hiệu quả cao; - Chính quyền địa phương đã quan tâm đến phong trào giáo dục của nhà trường, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trong xã hỗ trợ công tác huy động, vận động học sinh; - Tất cả thầy cô giáo đã xác định đúng đắn dạy học là một nghề gắn bó của bản thân suốt đời nên đã có ý thức tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm đối với học sinh; - Công tác quản lí chỉ đạo của nhà trường được đổi mới, đưa các tiêu chí thi đua vào quản lí, trong thi đua có theo dõi, đánh giá chính xác, công bằng tạo động lực thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. b/ Những nguyên nhân tồn tại - Phụ huynh của học sinh đa số là người đồng bào, một bộ phận chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác giáo dục và học tập của con em. Chưa khuyến khích, động viên, theo dõi, kiểm tra tình hình học tập của học sinh ở nhà. Đời sống kinh tế của đồng bào còn rất khó khăn nên chưa tạo điều kiện tốt cho con em đến trường; - Địa phương có quan tâm nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mối quan hệ phối hợp giữa Hội CMHS với cha mẹ học sinh còn nhiều hạn chế; - Học sinh còn ỷ lại, ý thức học tập thấp, chưa có động cơ học tập nên phong trào thi đua giữa cá nhân với cá nhân, lớp này và lớp khác còn yếu; - Giáo viên: Có một vài thầy cô giáo tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu đầu tư nghiên cứu, chưa có ý thức cầu tiến trong việc rèn luyện tay nghề..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> V. Những ý kiến đề xuất, kiến nghị - Có ý kiến với UBND các cấp về việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy theo nhóm; tạo điều kiện cho học sinh DTTS được học tập trong môi trường thuận lợi, tiện nghi nhất. - Cần xây dựng căn cứ xếp loại năng lực, phẩm chất để xét khen thưởng học sinh cuối năm. Trên đây là báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đến cuối học kì 1 năm học 2016-2017 của Trường Tiểu học La Ngâu./. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Đoàn kiểm tra SGD&ĐT; - Lưu VT.. Cao Thống Suý.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×