Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.41 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẢNG BỘ XÃ LƯƠNG THẾ TRÂN CHI BỘ TRƯỜNG TH TRUNG HƯNG. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. BÀI THU HOẠCH CA NHÂN - Họ và tên: HỒ VĂN CUỘC - Chức vụ: Phó Bí thư - Sinh hoạt tại: Trường TH Trung Hưng Qua một ngày rưởi học tập quán triệt nghị quyết hội nghị trung ương 4 khóa 12 tôi thấy tâm đắc nhất một số vấn đề sau: MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN 1- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô Tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; xử lý có hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém. 2- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược 2.1- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là: - Hoàn thiện thể chế về cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp nhà nước; thể chế về tài sản và quyền về tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản); thể chế về thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm để thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực; thực hiện phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan toả. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin - cho, ỷ lại của các cấp, ngành, địa phương và trong xã hội. 2.2- Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Tập trung vốn đầu tư công và các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện một số dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm và tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Sớm triển khai xây dựng một số khu hành chính - kinh tế đặc biệt; ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.3- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. 3- Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế 4- Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm 4.1- Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước - Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Xác định cụ thể phạm vi, ngành nghề đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cơ cấu lại danh mục vốn đầu tư nhà nước trong các ngành, nghề theo quy định. 4.2- Về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng - Tiếp tục lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xoá bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại. 4.3- Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công - Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, ngân sách nhà nước và nợ công; thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công. 4.4- Đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng, từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển, cung cấp dịch vụ công; phát triển thị trường dịch vụ công có sự quản lý, điều tiết phù hợp của Nhà nước. 4.5- Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới - Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước. 4.6- Cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp - Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. - Tập trung vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững; lựa chọn sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chủ lực để ưu tiên phát triển, cơ cấu lại; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. - Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu. 4.7- Thực hiện cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP - Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; các loại dịch vụ kiểm toán, tư vấn, pháp lý… - Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch quốc gia, tạo chuyển biến mạnh để đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. 6- Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hoá - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế vùng; nâng cao năng lực các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển vùng và chỉ đạo, giám sát liên kết, phối hợp phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng. 7- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh - Chính sách quốc phòng, an ninh phải tạo thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phát triển kinh tế phải góp phần gia tăng tiềm lực quốc phòng, an ninh. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh tiên tiến, hiện đại. Các dự án phát triển kinh tế, xã hội trong các khu vực phòng thủ, tuyến biên giới và vị trí chiến lược phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh. 8- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước - Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng xây dựng nhà nước quản lý và phục vụ; đồng thời, tăng cường khả năng điều tiết, giám sát, kiểm tra và thanh tra theo mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của đối tượng quản lý; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Quan điểm và trách nhiệm cá nhân đối với việc thực hiện các nghi quyết: * Về tư tưởng chính trị: - Luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời vận động gia đình và người thân thực hiện tốt các qui định của địa phương nơi cư trú.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Bản thân không phai nhạt lý tưởng cách mạng, luôn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu độc lập dân tộc. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. + Chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức của Đảng, gương mẫu trong công tác, không né tránh trách nhiệm, tận tâm tận tụy trong công việc. * Phẩm chất đạo đức lối sống: + Sống vì nhân dân, không thực dụng, cơ hội, vụ lợi. + Không bệnh thành tích, không háo danh, phô trương. + Không: tham ô, tham nhũng, vụ lợi, không lợi dụng chức vụ tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. + Không chạy chức, không lợi dụng quyền lực để trục lợi. + Không đánh bạc, rượu chè, không mê tín, không tham gia tổ chức tôn giáo… - Có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực. Luôn giữ gìn sự đoàn kết. - Luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh và phụ huynh để có điều chỉnh và giải pháp kịp thời . Người viết bài thu hoạch. Hồ Văn Cuộc.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>