Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

giao an 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.26 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2016 Chủ đê: Gia đình Chủ đê nhánh: Gia đình của bé Lĩnh vực: Phát triển thể chất - phát triển nhận thức. Môn: Giáo dục thể chất - Làm Quen Với Toán Đê tài: Đi trên ghế thể dục - Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: + Trẻ 5 tuổi: Biết dùng 2 chân để đi trên ghế thể dục, biết giữ thăng bằng người khi đi trên ghế thể dục. + Trẻ 4 tuổi: Biết cách đi theo anh chị khi đi trên ghế thể dục, biết giữ thăng bằng người khi đi trên ghế thể dục. + Trẻ 5 tuổi: Trẻ đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết cách tập đếm theo anh, chị nhóm có 6 đối tượng. 2. Kỹ năng: + Trẻ 5 tuổi: Phối hợp khéo léo giữa tay và mắt, mạnh đôi chân đi thăng bằng. + Trẻ 4 tuổi: Phát triển sự khéo léo của đôi chân và giữ thăng bằng khi đi trên ghế thể dục theo anh, chị. + Trẻ 5 tuổi: Luyện kỹ năng đếm đến 6, đếm được từ 1- 6 và ngược lại. Trẻ nhanh nhẹn nhận biết chữ số 6 qua các trò chơi + Trẻ 4 tuổi: Luyện kỹ năng đếm từ 1- 6 và nhận biết chữ số 6 theo anh, chị. 3.Giáo dục: + Trẻ 5 tuổi: Giáo dục trẻ tinh thần tập thể trong khi chơi. Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ thích tập thể dục + Trẻ 5 tuổi: Giáo dục trẻ ham thích học toán, tính đoàn kết khi chơi trò chơi + Trẻ 4 tuổi : Thích học toán II. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng của cô: - Ghế thể dục, một số thẻ lô tô trong chủ điểm gia đình. -Tranh Gia đình có số lượng là 6 người, 6 cái chén, 6 cái thìa, thẻ số từ 1 – 6 và một tờ giấy có vẽ sẵn cây, chì màu, một số đồ dùng có số lượng là 5, đồ dùng để chơi. 2.Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 3 loại đồ dùng: Gia đình có số lượng là 6 người, 6 cái chén, 6 cái thìa, thẻ số từ 1 – 6 và một tờ giấy có vẽ sẵn cây, chì màu, một số đồ dùng có số lượng là 5, đồ dùng để chơi. III. PHƯƠNG PHÁP: -Trực quan – sử dụng lời nói và thực hành . IV.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: *Mở Chủ Đề: - Các con ơi bắt đầu tuần này chúng ta học chủ đề : Gia Đình đấy. - Bạn nào giỏi có thể giới thiệu cho cô biết về gia đình mình nào?( Mời trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cô mời 3 -4 trẻ nói về gia đình trẻ gồm có những ai? (Mời trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại) - Hỏi trẻ gia đình ít con thì như thế nào? (Mời trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại) - Hỏi trẻ gia đình nhiều con thì như thế nào? (Mời trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại) - Hỏi trẻ nhà ở đâu? ( Mời trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung) -Nhà trẻ làm bằng gì? ( Mời trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung) - Hỏi trẻ về những người thân của bé? ( Mời trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung) -Hỏi trẻ trong gia đình cần có những nhu cầu gì? (Mời trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại) *Giáo dục trẻ phải biết yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình. - Trao đổi về các hoạt động của trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ … - Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích 1.2 Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc của chủ đề Gia đình (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) kết hợp với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhac “Nhà của tôi” 2. Hoạt động ngoài trời: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi. Nội dung Ổn định trẻ Quan sát thiên nhiên Trò. Nhiệm vụ phát triển. Chuẩn bị. Phương pháp hướng dẫn. - Trẻ biết trò chuyện về chủ đề. - Trò chơi, kiến thức cho trẻ. - Trẻ biết quan sát thiên nhiên và tiếp xúc ánh nắng.. Sân chơi an toàn, sạch sẽ, tranh về chủ đề. 2.1.Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé - Trẻ xúm xít bên cô hát bài“ Em là bông hồng nhỏ” và trò chuyện về chủ đề - Trò chuyện về chủ đề gia đình (3-4 trẻ kể) và cho trẻ xem tranh - Giáo dục trẻ biết yêu quý ba mẹ, biết vâng lời ba mẹ. 2.2.Hoạt động 2: Chuyến tham quan thú vị - Hướng dẫn trẻ đi xung quanh sân trường hát, đọc thơ về chủ đề và quan sát thiên nhiên, thời tiết, thời tiết hôm nay có gì khác hôm qua - Nhắc trẻ đội mũ và mặt áo tay dài khi đi chơi, đi học. chuyện về Quan sát về chủ đề thiên nhiên thời tiết, trò chuyện, Hát đọc thơ về chủ đề.. Ôn KT cũ. - Nhớ kiến thức đã học - Làm quen.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LQKT mới. những kiến thức mới: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng.. Trò chơi vận động:. - Trẻ biết luật chơi, cách chơi, trẻ phát triển sự khéo léo nhanh nhạy.. Nhà của gấu.. Trò chơi dân gian: Dệt vải. - Trẻ biết luật chơi, cách chơi. - Ôn bài cũ : Trẻ ôn lại bài hát. - Bài mới :Đi trên ghế thể dục. Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng. 2.3.Hoạt động 3: Cùng chơi nào * Trò chơi vận động : Nhà của gấu. + Luật chơi : Trẻ phải về đúng ngôi nhà của mình. + Chuẩn bị: mũ gấu 3 màu cho 3 tổ, chổ chơi đủ cho số lượng trẻ chơi. + Cách chơi: Cho cả lớp chơi chia trẻ làm 3 tổ dội 3 màu mũ khác nhau( gấu trắng, gấu hồng, gấu đen). Cho trẻ đi chơi bò, chui, hát vui vẽ khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì các chú gấu phải nhanh chân về đúng ngôi nhà của mình. Nếu về sai thì có thể phạt nhảy lò cò… Trò chơi cứ tiếp tục và cô tuyên dương trẻ kịp thời. + Nhận xét: Cô tuyên dương trẻ kịp thời. * Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ. + Luật chơi: Trẻ phát hiện và cầm giẻ đuổi bạn, và trẻ phải chạy nhanh về chổ ngồi.. + Chuẩn bị: 1-2 giẻ. + Cách chơi : Cho trẻ ngồi theo vòng tròn cùng chơi.Chọn 1 trẻ làm người đi bỏ giẻ và các trẻ trong vòng tròn thì hát theo lời ca và đến khi kết thúc lời hát thì trẻ đó phải bỏ giẻ sau lưng bạn và khi bạn phát hiện thì đuổi bắt. Nếu đuổi bắt được thì trẻ đó tiếp tục đi bỏ giẻ. Trò chơi cứ tiếp tục.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trò chơi tự do:. Trẻ được chơi thoải mái với những đồ chơi trên sân. - Bóng, phấn vẽ, bóng , đồ chơi trên sân trường. + Nhận xét: Cô tuyên dương kịp thời. - Trò chơi tự do: Trẻ chơi vẽ tự do, xem tranh, đố đoán xếp về một số hình ảnh về gia đình bé. 2.4.Kết thúc hoạt động: - Cô : chotrẻ thu dọn đồ dùng - Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Giáo dục thể chất Đề tài: Đi trên ghế thể dục. -Mục tiêu: Biết dùng 2 chân để đi trên ghế thể dục, biết giữ thăng bằng người khi đi trên ghế thể dục. Hoạt động của cô 3.1. Hoạt động 1: Bé cùng gia đình - Giới thiệu hội thi “Bé khỏe bé ngoan” với chủ đề “ Gia đình của tôi” với đề tài “Đi trên ghế thể dục” tại trường Mầm non Sơn Ca. - Giới thiệu các đội tham gia: Gia đình Lan , gia đình Minh , gia đình Mai. - Giới thiệu phần thi: Có 3 phần thi - Phần thi thứ nhất: Diễu hành - Phần thi thứ hai: Đồng diễn - Phần thi thứ ba: Tài năng 3.2. Hoạt động 2 : Vận động viên tí hon a. Khởi động – Diễu hành. - Cô cùng trẻ đi theo đội hình vòng tròn và khởi động theo nhạc bài “ Em là bông hồng nhỏ” ( Làm động tác đi bằng mũi chân , bàn chân , gót chân, đi khuỵu gối, chạy nhanh, chạy chậm…) b. Trọng động: *Bài tập phát triển chung – Đồng diễn. - Từ đội hình vòng tròn to chuyển thành đội hình 2 vòng tròn đồng tâm, tập theo nhạc bài: Quà của ba . -Tập các động tác : Tay, chân , bụng, bật, theo nhạc. Nhấn. Hoạt động của trẻ. - Trẻ cùng cô trò chuyện.. - Trẻ khởi động theo cô.. - Trẻ nhìn và tập theo cô.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> mạnh động tác chân 2l x 8 nhịp. *Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục. -Từ đội hình 2 vòng tròn chuyển thành 3 hàng dọc. Cô giới thiệu tên vận động. Đi trên ghế thể dục. - Cô mời một bạn lên thực hiện mẫu. - Mời các trẻ còn lại nhận xét và sau đó cô nhắc lại. - Cho 3 trẻ đại diện cho 3 đội lên thực hiện. *Trẻ thực hiện: - Cả 3 đội cùng thực hiện:. Đi trên ghế thể dục - Lần lượt từng đội thực hiện thử thách. - Khi trẻ thực hiện xong cô cho các bạn còn lại nhận xét. - Cho 3 đội thi đua với nhau xem đội nào đi trên ghế thể dục đúng nhanh nhẹn hơn. - Cô chú ý quan sát động viên trẻ thực hiện. 3.3.Hoạt động 3: Cùng thi tài Trò chơi: Nhảy tiếp sức. - Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi trẻ cùng nhau chơi. - Cô chú ý quan sát trẻ chơi. * Hồi tĩnh : Trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân hít thở sâu. 3.4. Kết thúc hoạt động Cô : Thu dọn đồ dùng Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng. - 1-2 trẻ làm mẫu - 3 tổ. - Trẻ thực hiện. - 3 đội cùng thi đua.. -Trẻ cùng chơi. - Trẻ đi nhẹ nhàng. Môn: Làm Quen Với Toán Đề tài: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng. -Mục tiêu: Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Hoạt động của cô 3.1. Hoạt động 1: Bé biết gì về gia đình bé - Trẻ hát “ Ba ngọn nến” - Bài hat nói đến ai ( Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Thế ai là người đã sinh ra các con (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)? - Ngoài bố, mẹ gia đình con còn có những ai nửa (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Vậy gia đình con có tất cả mấy người (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi)? - Vậy gia đình con có 3 người là gia đình ít con hay đông con? - Có những gia đình có đông con nhưng cũng có gia đình có ít con. Vậy để biết được số lượng của từng gia đình hôm nay chúng ta cùng “ Đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng” 3.2.Hoạt động 2: Ai nhanh, ai giỏi.. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát. - Trẻ tự kể.. - 2 -3 trẻ lên tìm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cho trẻ lên tìm đồ dùng xung quanh lớp có số lượng là 5, lấy số tương ứng đặt vào. - Cho trẻ 5 tuổi lên tìm gia đình có số lượng 5 và đặt số tương ứng. - Cho trẻ 4 tuổi lên tìm gia đình có số lượng 3,4 và đặt số tương ứng. - Cô gõ xắc xô trẻ đếm thầm xem bao nhiêu cái rồi vỗ tay bấy nhiêu cái đó . 3.3. Hoạt động 3: Ai nhanh hơn. - Cô cùng trẻ thực hành. - Trẻ xếp đồ dùng ra xem có bao nhiêu cái chén (Trẻ 5 tuổi, 4 tuổi nhắc lại)?( 5 cái) - Nếu có 6 người thì phải cần có mấy cái chén (Trẻ 5 tuổi , 4 tuổi nhắc lại)?( 6 cái) - X trả lời ếp thìa ra đếm và so sánh số lượng chén và thìa. - Muốn cho số lượng của 2 đồ vật trên ta phải làm gì (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại?( Thêm 1 cái ). - Để chỉ 6 đồ vật ta cần mấy chấm tròn ( Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)? 6 chấm tròn - 6 chấm tròn tương ứng với số mấy (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)? số 6. - cô giới thiệu số 6 và cho trẻ đọc. - Cho trẻ mô tả số 6 có mấy nét. - cho trẻ cất dần đồ dùng và gắn số tương ứng ( bớt ngược ) - Trẻ đọc số từ 1 – 6 đọc xuôi, đọc ngược sau đó cất dần số. * Trò chơi luyện tập * Trò chơi: Thi xem ai thông minh nhất - Trẻ lên tìm đồ dùng như 6 cái mũ, 6 chiếc dép, 6 cái áo và gắn số tương ứng. * Trò chơi: Thi xem ai nhanh nhất - Mời 2 nhóm gia đình mỗi nhóm 3 trẻ lên bật qua 3 vòng và vận chuyển những cái chén theo yêu cầu của cô, trẻ chơi cô bao quát và kiểm tra sau khi chơi. * Trò chơi: Cùng chung sức - Chia trẻ làm 3 nhóm + Nhóm 1:Tô màu số lượng người trong gia đình cho đủ số lượng 6 + Nhóm 2: Dán số lượng người cho đủ số lượng 6 + Nhóm 3: Khoanh tròn nhóm người có số lượng 6 3.4 Kết thúc hoạt động : - Cô : chotrẻ thu dọn đồ dùng - Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng. - Cả lớp cùng chơi theo cô. - Trẻ về đội hình 3 hàng dọc - Cả lớp thi nhau lấy đồ dùng ra và đếm. - Trẻ xếp thành 2 nhóm lấy thêm đồ dùng vào cho đủ là 6.. - Cả lớp cất đồ dùng gắn số tương ứng - 2- 3 trẻ. - 2 nhóm. - Trẻ chơi theo nhóm.. - Cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Hoạt động góc: - Mục tiêu :Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết Tên góc chơi Góc phân vai: Gia đình. Góc xây dựng: : Xây nhà búp bê. Mục đích yêu cầu. Chuẩn bị. Phương pháp hướng dẫn * Thỏa thuận chơi: - Cô giới thiệu về nhiệm vụ các - Trẻ biết thể - Một số góc chơi: hiện vai chơi của đồ dùng + Góc phân vai: Hôm nay chúng mình, biết như bộ đồ ta sẽ vui chơi ở chủ đề gì? những công việc chơi:Trang + Thoả thuận cùng trẻ về công của mẹ và của phục, bàn việc phải làm, trò chuyện về về các thành viên trong gia đình. bố , của ông ghế, một Chọn vai chơi theo ý thích của bà…của bé, , số đồ dùng trẻ. biết liên kết với trong gia các góc chơi đình khác, chơi đoàn kết, học tập nhau khi chơi và biết đổi vai chơi - Trẻ biết phối hợp phân công từng công việc cho nhau như chở gạch, bác thợ xây chính, công nhân, kỹ sư thiết kế, mỗi người một việc. Hoa nhựa, thảm cỏ, cây cối, Công trình, gạch xậy hàng rào. - Xây hoàn chỉnh một công trình .. + Góc xây dựng: Các con ơi để xây nhà cho búp bê , cân đối và an toàn thì chúng ta cần đến ai nhỉ? Các bác thợ xây, Ai sẽ là người chở gạch? Bạn nào làm bác thợ chính? Ai sẽ làm công nhân? Các con xây như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Góc nghệ thuật: Múa hát, đọc thơ , tô ,vẽ, nặn cắt dán hình người trong gia đình . * Góc học tập – sách : Trẻ tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ, chơi lotoo đồ dùng đồ chơi. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, đong nước vào chai.. - Trẻ biết thể hiện các bài hát đã học, những bài hát, bài thơ về chủ đề - Vẽ, nặn, tô màu về chủ đề gia đình. - Trẻ đọc được số, sao chép tên địa chỉ, đồ và tô màu các kiểu nhà. - Lời thơ, bài hát về chủ đề, băng đĩa nhạc, giấy, bút, đất nặn.. - Tranh gia đình viết các nét chấm mờ, giấy bút, màu.. + Góc nghệ thuật: Sau một thời gian lao động vất vã, mệt mỏi những chú công nhân muốn có nơi thư giản… các bạn sẽ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ biểu diễn phục vụ cho mọi người nhé. - Một số bạn sẽ vẽ tranh về chủ đề để chuẩn bị cho việc trang trí sân khấu. + Góc học tập-sách: Hôm nay chúng ta sẽ cùng sao chép các trẻ tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ, chơi lô tô đồ dùng đồ chơi.. - Trẻ biết cách Cây cảnh, chăm sóc cây, vệ nước, chai, + Góc thiên nhiên: Hôm nay các sinh sân trường con hãy chăm sóc cây cho sân khăn lau trường mình có thật nhiều bóng mát nha và trước khi tưới cây chúng ta hãy đong nước vào chai xem thử nước chúng ta đong ở mức bao nhiêu ml. * Trẻ nhận vai chơi. Cô có thẻ chơi là các hình ảnh khác nhau tương ứng cho từng góc chơi, Các con chơi ở góc nào thì lấy hình ảnh như ở góc đó, đeo vào * Quá trình chơi: - Trẻ chơi cô bao quát gợi ý, tạo tình huống để trẻ xử lý. - Cô nhận xét các góc chơi, sau đó cho trẻ đi tham quan công trình xây dựng và nhận xét. Cuối cùng cho cả lớp xem biểu diễn văn nghệ theo chủ đề * Kết thúc: Nhận xét rút kinh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nghiệm lần sau. - Cô dọn đồ dùng - Trẻ dọn đồ dùng cùng cô 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn. - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể . - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh. - Động viên trẻ ăn hết suất . - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6. Hoạt động chiêu: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực - Ôn bài buổi sáng: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng. - Làm quen bài mới: “gia đình của bé” - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. - Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Vệ sinh,trả trẻ. V.Nhận xét cuối ngày: - Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày: * Hoạt động vui chơi:………………………………………………………..... * Hoạt động chung:……………………………………………………………. - Nội dung chưa dạy được và lý do:………………………………………….. ………………………………………………………………………………… - Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):……………………… ……………………………………………………………………………….. ******************************************* KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 Chủ Đê: Gia đình Chủ đê nhánh: Gia đình của bé Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Môn: Khám phá khoa học Đê tài: Gia đình của bé. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức :.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Trẻ 5 tuổi:Trẻ biết địa chỉ nơi ở và các thành viên trong gia đình đối với trẻ ông, bà, cha mẹ, anh chị. - Trẻ biết gia đình có từ 1 – 2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con. Biết số lượng thành viên trong gia đình. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết nói theo anh, chị về địa chỉ nơi ở và các thành viên trong gia đình đối với trẻ ông, bà, cha mẹ, anh chị. 2. Kỹ năng: + Trẻ 5 tuổi: Khả năng quan sát ghi nhớ có chủ định. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết quan sát và có khả năng ghi nhớ. 3. Giáo dục : + Trẻ 5 tuổi, 4 tuổi: Giáo dục trẻ biết yêu quý mọi người trong gia đình II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh, hình ảnh một số gia đình. 2. Đồ dùng của trẻ : Thẻ lô tô một số gia đình. III. PHƯƠNG PHÁP : - Quan sát, đàm thoại, luyện tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Trao đổi về các hoạt động của trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ … - Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích 1.2 Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc của chủ đề Gia đình (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) kết hợp với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhac “ Em Là Bông hồng nhỏ ” 2. Hoạt động ngoài trời: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi. - Cho trẻ đi dạo vườn hoa, đi theo đường kẻ sẵn. - Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. - Ôn bài cũ: LQVT “Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng” - Bài mới: “Gia đình của bé” - Chơi trò chơi VĐ: Nhà của gấu - Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ. - Trò chơi tự do: Trẻ chơi vẽ, xem tranh, đố đoán xếp về một số thực phẩm. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Khám phá khoa học Đề tài: Gia đình của bé -Mục tiêu: Trẻ biết địa chỉ nơi ở và các thành viên trong gia đình đối với trẻ ông, bà, cha mẹ, anh chị. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 3.1.Hoạt động 1: Bé biết gì về gia đình bé - Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” - Trẻ hát..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hỏi trẻ vừa hát bài gì ( Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Trong bài hát nói đến ai (Trẻ 4 tuổi trả lời , 5 tuổi bổ sung)? - Vậy cả nhà như thế nào (Trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc lại)? - Gia đình con gồm những ai (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Giáo dục trẻ nghe lời bố, mẹ và người lớn, biết yêu quý em nhỏ. - Vậy hôm nay cô cùng các con sẽ cùng trò chuyện về gia đình mình nhé. 3.2. Hoạt động 2: Hãy đoán xem.. - Cho trẻ xem một số hình ảnh về gia đình. + Treo tranh gia đình của bé Hà (Trẻ 4tuổi trả lời ) - Cô đố các con trong bức tranh gia đình bạn Hà có bao nhiêu người? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung ) - Có bạn Hà và những ai? (Trẻ 4 tuổi trả lời ) - Thế gia đình này ít người hay đông người? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung ) - Gia đình này ít người cuộc sống đầy đủ không? (Trẻ 5 tuổi trả lời ). - Các con ạ gia đình bạn Hà bố bạn Hà làm công nhân nhà máy điện và mẹ bạn Hà làm nghề giáo viên nên gia đình bạn Hà có cuộc sống đầy đủ hơn. vì nhà bạn Hà cũng ít người đấy. và bạn Hà cũng rất ngoan học giỏi và biết vâng lời bố mẹ. + Treo tranh gia đình bạn Mai.( 6 người) - Các con xem bức tranh gia đình bạn Mai có mấy người? - Trẻ nhìn vào ảnh rồi trả lời. Gia đình của bạn Mai gồm mấy người? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại ) - Đó là những ai? (Trẻ 4 tuổi trả lời ) - Gia đình này ít người hay nhiều người(Trẻ 5 tuổi trả lời) - Gia đình của bạn Mai có cuộc sống như thế nào? - Cô cho trẻ biết gia đình đông con là bố mẹ làm vất vã hơn và sẽ cần nhiều đồ dùng hơn đấy các con ạ, và các bạn đi học bố mẹ cũng mua sắm nhiều đồ dùng cho các con đấy, nên các con phải chăm ngoan học giỏi để bố mẹ vui lòng nhé. - Trẻ đọc bài thơ “ Mẹ và con” * Tương tự cô cho trẻ trò chuyện về bức tranh khác. * So sánh: - Cô cho trẻ cùng so sánh gia đình đông con, gia đình. - Trẻ trả lời - Trẻ tự kể.. - Cả lớp cùng chú ý.. - Trẻ trả lời - Trẻ thi nhau trả lời. - Trẻ trả lời. - Cả lớp đọc. - 2- 3 trẻ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ít con. - Mời 2-3 trẻ 5 tuổi nói - Mời 2-3 trẻ 4 tuổi nhắc lại. Cô nói cho trẻ biết gia đình đông con cần đồ dùng nhiều hơn, bố mẹ làm vất vả hơn để có tiền chăm lo cho con cái, gia đình ít con thì bố mẹ làm việc đở vất vả hơn vì chỉ có 1 -2 con. Nên các con phải yêu gia đình mình biết vâng lời bố mẹ và cố gắng chăm ngoan học giỏi. * Mở rộng - Trẻ kể tên những người nhà ở bên cạnh và nói được gia đình đông con hay ít con. - Mời 2-3 trẻ 5 tuổi kể, 4 tuổi nhắc lại. - Giáo dục trẻ. Biết yêu thương những người thân trong gia đình của mình… 3.3. Hoạt động 3: Cùng thi ai nhanh. * Trò chơi luyện tập cá nhân: - Trẻ tự lựa chọn tranh ảnh về gia đình theo số lượng người trong tranh bằng số người trong gia đình và gắn lên bảng, gắn số tương ứng vào bên. +Luyện tập cả lớp: Cô cho trẻ lên lấy rổ lô tô, yêu cầu trẻ xếp thứ tự các thành viên trong gia đình. * Trò chơi 1: Dán cho đủ số người trong gia đình. - Cho trẻ bật vòng thi nhau giữa hai đội. Cô nhận xét sau khi chơi. * Trò chơi 2: Tô màu tranh - Trẻ ngồi theo nhóm tô màu tranh người thân trong gia đình. - Nhận xét tranh 3.4. Kết thúc hoạt động: - Cô: Cho trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em” - Trẻ : đọc thơ và thu dọn đồ dùng giúp cô 4. Hoạt động góc:. - Cá nhân trẻ lên kể. - Cá nhân trẻ lên chơi - Cả lớp cùng thi nhau xếp - 2 đội chơi - 3 nhóm. - Cả lớp. - Mục tiêu :Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết * Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê. - Chuẩn bị: gạch xây dựng , cây cảnh, cây hoa đồ chơi - Biện pháp thực hiện: + Thoả thuận cùng trẻ về công việc phải làm, nhà của búp bê như thế nào là đẹp? Xung quanh nhà của búp bê trồng gì cho đẹp? Chúng ta phải làm gì để có mô hình nhà của búp bê thật đẹp? Chúng ta phải xây như thế nào? Chúng ta cần làm gì để cho mô hình thêm đẹp?. Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi cùng thoả thuận với nhau vai chơi, cùng lấy vật liệu xây dựng nên mô hình nhà của búp bê của bé thật đẹp, sắp xếp mô hình cho đẹp, cây cảnh, cây ăn quả, vườn hoa.Cô bao quát trẻ chơi. + Nhận xét : Cho lớp đến công trình của trẻ và cùng nhận xét. * Góc phân vai : Gia đình - Chuẩn bị: Trang phục, bàn ghế, một số đồ dùng trong gia đình - Biện pháp thực hiện: + Thoả thuận cùng trẻ về công việc phải làm, trẻ nhận vai tái tạo, bắt chước vai mẹ con, công việc lời nói, giao tiếp mẹ với con, chơi vai bố rất yêu thương vai mẹ con.Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ. + Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi cùng thoả thuận với nhau vai chơi. Cô bao quát trẻ chơi. + Nhận xét : Cho lớp đến góc chơi của trẻ và cùng nhận xét. * Góc học tập – sách : Tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ. Chơi lô tô với đồ dùng đồ chơi. - Chuẩn bị: Một số tranh về chủ điểm để tô màu, đồ tên bố mẹ, tranh chữ … - Biện pháp thực hiện: + Thoả thuận cùng trẻ về công việc phải làm, trò chuyện về về các thành viên trong gia đình. Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ. + Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi cùng chơi, cùng lấy đồ dùng và xếp tranh ghép tranh theo ý thích của trẻ . Lúc đầu cô gợi ý cho trẻ chơi cùng trẻ và khi biết chơi thì cô cho trẻ tự chơi với nhau...Cô bao quát trẻ chơi. + Nhận xét : Cô đến góc chơi và nhận xét. * Góc nghệ thuật : Hát múa, đọc thơ, vẽ, nặn cắt dán hình người trong gia đình. - Yêu cầu giáo dục: Trẻ vẽ, nặn, cắt dán hình của các thành viên trong gia đình và giữ gìn đồ chơi. - Chuẩn bị: Bút màu, giấy vẽ,đất nặn, kéo hồ dán cho trẻ. - Biện pháp thực hiện: + Thoả thuận cùng trẻ về hình ảnh về chủ điểm .Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ. + Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự lấy dụng cụ và vẽ, nặn, cắt dán, tô màu tranh ảnh . cô gợi ý cho trẻ biết các bài trong chủ điểm.cô bao quát trẻ chơi. + Nhận xét : Cô đến góc chơi nhận xét và động viên trẻ chơi giỏi hơn. * Góc thiên nhiên: Tưới cây, đong nước vào chai - Chuẩn bị: chậu nước, chai, gáo múc nước, chậu cát, đồ để in ấn. - Biện pháp thực hiện: + Thoả thuận cùng trẻ về cách chơi ,muốn biết được lượng nước trong chai thì làm gì? chọn vai chơi theo ý thích của trẻ. + Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự sắp xếp chậu nước, chậu cát và cùng chơi đong nước vào các chai. cô bao quát trẻ chơi. + Nhận xét : Cô đến góc chơi nhận xét và giáo dục trẻ, động viên trẻ chơi giỏi hơn. 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn. - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể . - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh. - Động viên trẻ ăn hết suất . - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6. Hoạt động chiêu: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực - Ôn bài buổi sáng: Tập kể về gia đình mình. - Làm quen bài mới: “ vẽ cái nồi, cái soong” - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. - Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Vệ sinh,trả trẻ. V.Nhận xét cuối ngày: - Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày: * Hoạt động vui chơi:………………………………………………………..... * Hoạt động chung:……………………………………………………………. - Nội dung chưa dạy được và lý do:………………………………………….. ………………………………………………………………………………… - Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):……………………… ……………………………………………………………………………….. ******************************************* KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 Chủ Đê: Gia đình Chủ đê nhánh: Gia đình của bé Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ. Môn: Hoạt động tạo hình Đê tài: Vẽ cái soong, cái nồi I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : + Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết kết hợp các đường nét cơ bản để vẽ cái soong, cái nồi. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vẽ các đường nét cơ bản để tạo thành cái soong, cái nồi. 2. Kỹ năng: + Trẻ 5 tuổi: Luyện kỹ năng vẽ các nét cong, tròn, lượn. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ có kỹ năng vẽ các nét cong, tròn, lượn theo anh, chị..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. Giáo dục : + Trẻ 5 tuổi, 4 tuổi: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ cái nồi, cái soong. 2. Đồ dùng của trẻ : Vở, bút chì, màu, bàn ghế. III. PHƯƠNG PHÁP : -Trực quan – sử dụng lời nói và thực hành . IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Trao đổi về các hoạt động của trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ … - Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích 1.2 Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc của chủ đề Gia đình (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) kết hợp với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhac “ Em Là Bông hồng nhỏ ” 2. Hoạt động ngoài trời: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi. - Cho trẻ đi dạo vườn hoa, đi theo đường kẻ sẵn. - Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. - Ôn bài cũ : Trò chuyện về gia đình bé. - Bài mới : Trò chuyện về cách vẽ cái soong, cái nồi. - Chơi trò chơi VĐ: Nhà của gấu - Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ. - Trò chơi tự do: Trẻ chơi vẽ, xem tranh, đố đoán xếp về một số thực phẩm. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Hoạt động tạo hình Đề tài: Vẽ cái soong, cái nồi -Mục tiêu: Trẻ biết kết hợp các đường nét cơ bản để vẽ cái soong, cái nồi. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 3.1.Hoạt động 1: Bé biết gì về gia đình bé - Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” - Trẻ hát. - Hỏi trẻ bài hát nói đến ai ( Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Trẻ tự kể. - Gia đình con có mấy người (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung )? - Vậy những người trong gia đình như thế nào với nhau (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Trẻ trả lời - Vậy ai là người thường nấu cơm cho các con ăn (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Vậy khi nấu cơm thì cần dùng gì để nấu (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Ly để uống nước, soong, nồi để nấu cơm, ấm để pha.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> trà. Vậy ở nhà các con ai là người hay nấu cơm cho chúng ta ăn? Khi nấu cơm mẹ dùng gì để nấu? - Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng vẽ cái soong, cái nồi thật là đẹp để tặng mẹ. 3.2.Hoạt động 2: Cùng thi xem ai giỏi. - Cho trẻ xem tranh vẽ cái soong. + Treo tranh vẽ cái soong cho trẻ xem. - Hỏi trẻ đây là tranh vẽ gì? (Trẻ 5 tuổi trả lời,4 tuổi nhắc lại) - Các con thấy soong này được vẽ ở vị trí nào của tờ giấy ? (Trẻ 5 tuổi trả lời,4 tuổi nhắc lại) - Cái soong này có màu gì (Trẻ 4 tuổi trả lời,5 tuổi bổ sung)? - Cái soong có dạng hình gì (Trẻ 5 tuổi trả lời,4 tuổi nhắc lại)? - Cái soong gồm những bộ phận nào (Trẻ 4 tuổi trả lời,5tuổi bổ sung)? - Thân cái soong được vẽ bằng nét gì (Trẻ 5 tuổi trả lời,4 tuổi nhắc lại)? - Cái quai cầm được vẽ bằng nét gì (Trẻ 4 tuổi trả lời,5 tuổi bổ sung)? - Cái soong thường để làm gì (Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Các con thấy ba, mẹ nấu cơm chưa? - Khi vẽ xong phải tô màu như thế nao? (Trẻ 4tuổi trả lời, 5tuổi bổ sung) bổ sung) + Treo tranh vẽ cái nồi. + Cho trẻ xem tranh vẽ tổng hợp cái nồi và cai soong, cái chão,.. - Cũng tương tự cô cho trẻ trò chuyện và gợi ý thêm về hình dạng. - Giáo dục: Có nhiều loại soong nồi nên khi nấu cơm chúng ta phải nhẹ nhàng, không được vứt. Nồi cơm lúc mới nấu đang nóng các con không được sờ vào vì sẽ làm chúng ta bị bỏng - Cô rất yêu mẹ, bà của mình cô muốn vẽ tặng cho mẹ, bà một cái soong, nồi các con chú ý quan sát xem cô vẽ cái soong, nồi như thế nào nhé. - Cô cất hết tranh đi để lại một tranh vẽ mẫu: Cô vẽ mẫu và hướng dẫn cách vẽ từng bộ phận của cái soong, nồi. - Cho trẻ nhìn tranh và nói lên ý tưởng vẽ và các bước vẽ cái so ong, nồi ( thân, vung, quai cầm …) - Lớp mình cùng cô vẽ cái soong, nồi để tặng cho ông nào.. - Cả lớp cùng chú ý. - Trẻ chú ý trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ xem. - 2-3 trẻ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Trẻ thực hiện - Cả lớp thi nhau vẽ - Cô phát vở, bút cho trẻ vẽ. - Hỏi trẻ khi ngồi vẽ ngồi như thế nao? Cầm bút bằng tay nào? Vẽ xong chúng ta làm gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung) - Trẻ thi nhau vẽ cô đi bao quát lớp sửa cách ngồi, cầm bút cho trẻ. - Động viên khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo thêm. 3.3. Hoạt động 3 : Triển lãm tranh - Trưng bày sản phẩm. - 2 - 3 trẻ lên chọn - Trẻ mang tranh vẽ lên trưng bày. - Mời trẻ nhanh nhẹn lên chọn tranh mà trẻ thích. - Cô nhận xét tranh, bổ sung thêm. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra. 3.4.Kết thúc hoạt động: - Cả lớp Cô : Thu dọn đồ dùng Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng 4. Hoạt động góc: - Mục tiêu :Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết * Góc phân vai: Gia đình - Trẻ nhận vai tái tạo, bắt chước vai mẹ con, công việc lời nói, giao tiếp mẹ với con, chơi vai bố rất yêu thương vai mẹ con. * Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê. - Trẻ biết phối hợp theo nhóm xây nhà cho búp bê, nhà to, nhà nhỏ có khuôn viên, cây vườn hoa, biết giữ đồ chơi cẩn thận. * Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ, vẽ, nặn cắt dán hình người trong gia đình.. - Hát vận động theo băng nhạc chủ điểm thể hiện biểu cảm khi hát, múa. * Góc học tập- thư viện: Tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ. Chơi lô tô với đồ dùng đồ chơi. - Xem tranh vẽ về gia đình, gọi tên những thành viên, tập kể chuyện theo nội dung tranh. * Góc thiên nhiên: Tưới cây, đong nước vào chai 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn. - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể . - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh. - Động viên trẻ ăn hết suất . - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6. Hoạt động chiêu:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực - Ôn bài buổi sáng: vẽ cái nồi, cái soong - Làm quen bài mới: hát “Em là bông hồng nhỏ” - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. - Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Vệ sinh,trả trẻ. V.Nhận xét cuối ngày: - Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày: * Hoạt động vui chơi:………………………………………………………..... * Hoạt động chung:……………………………………………………………. - Nội dung chưa dạy được và lý do:………………………………………….. ………………………………………………………………………………… - Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):……………………… ……………………………………………………………………………….. ******************************************* KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016 Chủ Đê: Gia đình Chủ đê nhánh: Gia đình của bé Lĩnh Vực : Phát triển thẫm mỹ - phát triển ngôn ngữ. Môn: Giáo dục âm nhạc - LQVH Đê tài: VĐ múa: Em là bông hồng nhỏ - Thơ “ Làm anh” I. Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức + Trẻ 5 tuổi: Trẻ hát và vận động múa sáng tạo trên cơ thể, với nhiều hình thức khác nhau. + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết hát theo và vận động theo anh múa sáng tạo, chị. + Trẻ 5 tuổi: Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, thể hiện cử chỉ điệu phù hợp + Trẻ 4 tuổi:Trẻ nhớ tên hiểu nội dung bài thơ : Làm anh phải biết yêu thương em, nhường nhịn em. 2. Kỹ năng: + Trẻ 5 tuổi: Trẻ vận động nhịp nhàng giữa động tác và lời ca. Trẻ nghe hiểu nội dung bài “ Chỉ có một trên đời”. Biết chơi trò chơi + Trẻ 4 tuổi : Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo anh chị. + Trẻ 5 tuổi: Trẻ có khả năng bắt chước, sử dụng điệu bộ để đọc theo. + Trẻ 4 tuổi: phát triển ngôn ngữ mạch lạc 3. Giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Trẻ 5 tuổi - 4 tuổi: Giáo dục trẻ yêu thích học âm nhạc. Biết yêu quý gia đình mình. Biết nhường nhịn em nhỏ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Nhạc không lời, có lời bài hát : Em là bông hồng nhỏ, bài hát Chỉ có một trên đời.Hình ảnh bài thơ: Làm anh, tranh chữ viết, rối... 2. Đồ dùng của trẻ : Phách tre, trống lắc, xắc xô… III. PHƯƠNG PHÁP : - Đàm thoại, luyện tập, thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Trao đổi về các hoạt động của trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ … - Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích 1.2 Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc của chủ đề Gia đình (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) kết hợp với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhạc “ Em Là Bông hồng nhỏ ” 2. Hoạt động ngoài trời: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi. - Cho trẻ đi dạo vườn hoa, đi theo đường kẻ sẵn. - Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. - Ôn bài cũ : Trò chuyện về cách vẽ cái soong, cái nồi. - Bài mới : hát: Em là bông hồng nhỏ.Thơ: Làm Anh. - Chơi trò chơi VĐ: Nhà của gấu - Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ. - Trò chơi tự do: Trẻ chơi vẽ, xem tranh, đố đoán xếp về một số thực phẩm. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Giáo dục âm nhạc Đề tài: Em là bông hồng nhỏ -Mục tiêu: Trẻ hát và vận động múa sáng tạo trên cơ thể, với nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 3.1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé. - Trẻ đọc thơ “Em Yêu Nhà Em” - Trẻ đọc. - Các con vừa đọc bài thơ gì (Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Bài thơ nói gì (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Trẻ trả lời. - Gia đình con có mấy người (Trẻ 4 tuổi, 5 tuổi bổ sung)? - Vậy những người trong gia đình như thế nào với nhau (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Vậy hôm nay cô cháu mình sẽ cùng hát bài “ Em là bông hồng nhỏ”.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.2. Hoạt động 2: Bé làm ca sĩ. - Cô và trẻ cùng hát “Em là bông hồng nhỏ ” - Nội dung: bài hát nói đến tình cảm của em bé trước tình yêu thương như trời trong xanh, đất hiền hoà của gia đình mình. - Cho trẻ hát 2-3 lần - Để bài hát hay hơn các con cùng vận động múa minh hoạ theo bài hát nhé ! - Trẻ hát múa 2 - 3 lần chuyển đổi đội hình - Mời đội gia đình chị Mai hát múa - Mời đội gia đình anh Đức hát múa - Mời đội gia đình em Lan hát múa - Mời nhóm hát múa ( 2-3 nhóm) nhóm anh chị, nhóm các em. - Mời cá nhân hát múa ( 3- 4 trẻ) mời anh chị, mời em. - Mời cả lớp vận động theo ý thích sáng tạo, của từng đội ( 3 vòng tròn) 3.3.Hoạt động 3: Cùng thưởng thức giai điệu. - Cô thấy lớp mình hát rất hay cô sẽ tăng cho lớp mình bài hát “ Chỉ có một trên đời” - Cô hát lần 1 cô hát với nhạc không lời - Lần 2 cô mở nhạc cho trẻ nghe cô múa minh họa - Lần 3 cô và trẻ cùng múa * Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật - Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ cùng chơi. - Mỗi lần chơi Cho 1 trẻ bịt mắt lại nghe tiếng tiết tấu Để xác định vị trí đồ vật. - Giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người trong gia đình. 3.4.Kết thúc hoạt động: Cô : Thu dọn đồ dùng Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng.. - Cả lớp cùng hát. - Cả lớp. - 3 tổ - Nhóm hát - 2 - 3 trẻ - Cả lớp. - Trẻ nghe - Trẻ xem - Cả lớp múa cùng cô. - Trẻ chơi. - Cả lớp. 4. Hoạt động góc: - Mục tiêu :Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết * Góc phân vai: Gia đình - Trẻ nhận vai tái tạo, bắt chước vai mẹ con, công việc lời nói, giao tiếp mẹ với con, chơi vai bố rất yêu thương vai mẹ con. * Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê. - Trẻ biết phối hợp theo nhóm xây nhà cho búp bê, nhà to, nhà nhỏ có khuôn viên, cây vườn hoa, biết giữ đồ chơi cẩn thận..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> * Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ, vẽ, nặn cắt dán hình người trong gia đình... - Hát vận động theo băng nhạc chủ điểm thể hiện biểu cảm khi hát, múa. * Góc học tập- thư viện: Tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ. Chơi lô tô với đồ dùng đồ chơi. - Xem tranh vẽ về gia đình, gọi tên những thành viên, tập kể chuyện theo nội dung tranh. * Góc thiên nhiên: Tưới cây, đong nước vào chai 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn. - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể . - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh. - Động viên trẻ ăn hết suất . - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6. Hoạt động chiêu: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực - Làm quen bài mới: Thơ : Làm Anh * Tiến hành hoạt động có chủ đích: - Mục tiêu: Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ, thể hiện cử chỉ điệu phù hợp Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 6.1. Hoạt động 1: Bé biết gì về gia đình bé - Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” - Cả lớp hát - Hỏi trẻ vừa hát bài gì (Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Cả lớp trò chuyện cùng - Trong bài hát nói đến ai? (Trẻ 4 tuổi trả lời , 5 tuổi bổ cô sung) - Vậy cả nhà như thế nào (Trẻ 5 tuổi trả lời , 4 tuổi nhắc - Trẻ trả lời lại)? - Gia đình con gồm những ai ( Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Giáo dục trẻ nghe lời bố, mẹ và người lớn, biết yêu quý em nhỏ. - Nhà con có em bé con phải làm gì (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Có nhà thơ đã viết về công việc của cô giáo mà các con đã được nghe rồi đấy, bạn nào nhớ đó là bài thơ gì? Đúng rồi đó là bài thơ “ Làm anh” của tác giả Phan Thị - Cả lớp đọc Thanh Nhàn, hôm nay cô cháu mình cùng đọc thơ thật hay và diễn cảm nhé! 6.2.Hoạt động 2: Bé thi đọc thơ. - Cả lớp cùng cô thể hiện bài thơ “Làm anh” - Giảng nội dung : Bài thơ nói lên khi làm anh, làm chị.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> biết yêu thương em nhỏ, dỗ dành em mỗi khi em khóc, biết nhường nhịn em phần hơn khi được cho quà. * Đọc thơ : - Cô mời 3 đội sẽ đọc thơ qua mô hình nhé! - Tiếp theo thử tài các bạn đọc thơ qua hình ảnh nhé ! - Bây giờ mời các đội sẽ chọn hình thức đọc của đội mình ( 1 đội đọc cử chỉ, 1 đội đọc qua hình ảnh, 1 đội đọc qua mô hình) - Cô thấy các bạn đọc thơ rất là hay và giỏi rồi, bây giờ cô mời mọt số bạn lên thể hiện bài thơ này nào ! - Trẻ 5 tuổi đọc diễn cảm - Trẻ 5 tuổi đọc mô hình - Trẻ 4 tuổi đọc theo hình ảnh - Cô thấy các bạn trỗ tài đọc thơ rất là hay rồi, cô muốn thử tài các anh, các chị xem các anh, các chị có đọc thơ hay không nào! Mời các anh, các chị đứng lên thể hiện bài thơ nào. - Mời các em trổ tài. * Đàm thoại : - Bài thơ có tên là gì (Trẻ 4 tuổi trả lời )? - Bài thơ nói về ai (Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Khi làm anh cảm giác của bạn nhỏ như thế nào (Trẻ 5 tuổi, 4 tuổi nhắc lại) ? - Khi em bé khóc anh phải làm gì ? ( Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại ) - Nếu em bé ngã thì anh phải làm sao? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung ) - Khi được người lớn cho quà anh phải làm gì ? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại ) - Được làm anh, chị con có vui không? Vì sao ? (Trẻ 5 tuổi trả lời) - Qua bài thơ này các con thấy tấm lòng của người làm anh, làm chị hết mực yêu thương, chăm sóc em nhỏ phải không nào ? vì vậy chúng ta phải vâng lời bố, mẹ và yêu các em nhỏ các bạn nhớ chưa nào * Đặt tên bài thơ sáng tạo - Trẻ 5 tuổi đặt tên bài thơ, 4 tuổi nhắc lại 6.3. Hoạt động 3 : Trò chơi. *Trò chơi 1: Xếp thứ tự tranh đúng với nội dung bài thơ - Cho 3 đội lên thi đua bật liên tục qua vòng chọn tranh và xếp đúng với nội dung bài thơ, mỗi lần lên mỗi bạn chỉ được lấy một tranh, trò chơi kết thúc khi hết nhạc. - Trò chơi 2: Tô màu tranh : Cho trẻ kết thành 5 -6 nhóm tô màu tranh cô vẽ sẵn. - Kiểm tra xem đội nào tô đẹp và đúng theo yêu cầu. - Cả lớp - 3 đội thi đua đọc thơ. - Cá nhân thi nhau đọc - Nhóm thi đua đọc. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ. - 3 đội tham gia chơi. - 3 nhóm chơi tô màu.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Của cô là thắng cuộc. 6.4.Kết thúc hoạt động: - Cô: Cho trẻ đọc bài thơ Làm anh Cả lớp - Trẻ : Đọc bài thơ và kết thúc hoạt động - Ôn bài buổi sáng: hát “Em là bông hồng nhỏ” - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. - Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Vệ sinh,trả trẻ. V.Nhận xét cuối ngày: - Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày: * Hoạt động vui chơi:………………………………………………………..... * Hoạt động chung:……………………………………………………………. - Nội dung chưa dạy được và lý do:………………………………………….. ………………………………………………………………………………… - Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):……………………… ……………………………………………………………………………….. ******************************************* KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP. Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016. Chủ Đê: Gia đình Chủ đê nhánh: Gia đình của bé Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Môn: Làm quen chữ cái. Đê tài: Làm quen chữ cái: e, ê I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: +Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết và đọc được các chữ cái e, ê trẻ biết cách phát âm chính xác các chữ cái e, ê + Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết đọc theo anh chị chữ cái e, ê. 2. Kỹ năng: +Trẻ 5 tuổi: Luyện kỹ năng phát âm mạch lạc, rõ ràng các chữ e, ê +Trẻ 4 tuổi: Trẻ được luyện kỹ năng phát âm mạch lạc. 3. Giáo dục : Trẻ 5 tuổi, 4 tuổi: giáo dục trẻ yêu quý gia đình mình. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Tranh “Mẹ bế bé” - Tranh vẽ “Bé bế búp bê”, “Mẹ yêu bé” có từ viết thiếu chữ cái. 2. Đồ dùng của trẻ : Chữ cái, ...các câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP :.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Quan sát, đàm thoại, làm mẫu, thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Trao đổi về các hoạt động của trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ … - Nhắc trẻ tự xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích 1.2 Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu theo theo nhạc của chủ đề Gia đình (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) kết hợp với các động tác: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhạc “ Em Là Bông hồng nhỏ ” 2. Hoạt động ngoài trời: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và luật chơi của các trò chơi. - Cho trẻ đi dạo vườn hoa, đi theo đường kẻ sẵn. - Trò chuyện về sinh hoạt nhà bé. - Ôn bài cũ : Thơ: Làm Anh. - Bài mới : LQCC: e, ê. - Chơi trò chơi VĐ: Nhà của gấu - Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ. - Trò chơi tự do: Trẻ chơi vẽ, xem tranh, đố đoán xếp về một số thực phẩm. 3. Hoạt động có chủ đích: Môn: Làm quen chữ cái Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê -Mục tiêu: Trẻ nhận biết và đọc được các chữ cái e, ê trẻ biết cách phát âm chính xác các chữ cái e, ê. Hoạt động của cô 3.1. Hoạt động 1: Bé biết gì về gia đình bé - Trẻ hát “ Cả nhà thương nhau” - Hỏi trẻ vừa hát bài gì ( Trẻ 4 tuổi trả lời)? - Trong bài hát nói đến ai (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Vậy cả nhà như thế nào (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)? - Gia đình con gồm những ai (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? - Nhà con có em bé con phải làm gì (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)? ( Nhường em). - Giáo dục trẻ nghe lời bố, mẹ và người lớn, biết yêu thương các thành viên trong gia đình. - Vậy hôm nay cô cháu mình cùng học làm quen với chữ cái e, ê nhé. 3.2. Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu.. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát - Trẻ cùng nhau trò chuyện . - Trẻ trả lời. - Trẻ xem và cùng đọc - Trẻ đọc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Cho trẻ cùng xem tranh “ Mẹ bế bé” - Cho trẻ đọc từ dưới tranh. - Cô xếp thẻ chữ cái rời giống từ dưới tranh và đọc từ chữ cái rời. - Cho lớp đọc 3 lần . cô giới thiệu trong từ đó có chữ cái chúng ta cùng làm quen. - Cho trẻ lên rút chữ cái đã học (Trẻ 5 tuổi trả lời) - Cô giới thiệu chữ e, ê cô phát âm chữ e, cho trẻ đọc - Cô giới thiệu chữ e cho trẻ đọc 2-3 lần và cho tổ đọc và cá nhân đọc. (Trẻ 5 tuổi đọc, 4 tuổi đọc theo) - Cô mời 3- 4 trẻ 5 tuổi đọc - Cô mời 3- 4 trẻ 4 tuổi đọc - Khi phát âm miệng con như thế nào? Cô dán chữ e lên bảng. - Tiếp tục cô giới thiệu chữ ê cũng tương tự như vậy. - Tiếp theo cô giới thiệu các mẫu chữ e, ê với các kiểu khác nhau, chữ in thường, viết thường, in hoa, viết hoa. - Cô viết cho trẻ xem và cho trẻ phát âm lại. và giải thích cho trẻ biết mặc dù viết nhiều cách khác nhau nhưng phát âm thì như nhau ( e E, ê Ê). - Cho trẻ chơi “ bốn mùa” 3.3. Hoạt động 3: Ai giỏi nhất * So sánh - Hỏi trẻ chữ e, ê có điểm gì giống (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 nhắc lại) ( giống nhau đều có 1 nét gạch ngang và nét cong tròn không khép kín) - Hỏi trẻ chữ e, ê có điểm gì khác (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 nhắc lại) ( khác nhau e thì không có mũ, ê thì có dấu mũ ở trên đầu, nên khi phát âm là khác nhau). - Cô viết mẫu chữ e, ê ( phân tích tỷ mĩ) * Thi xem ai nhanh nhất. * Trò chơi luyện tập - Phát âm theo chữ của cô - Chọn thẻ chữ cái lô tô có chứa chữ cái e, ê theo yêu cầu của cô. - Gạch chân chữ cái mới làm quen và đọc - Cô đưa tranh “ Bé bế búp bê”, “Mẹ yêu bé” cho lớp đọc và quan sát kỹ . và sau đó cô che đi chữ vừa được làm quen và hỏi trẻ mất đi chữ gì và cho trẻ lên lấy và gắn lên . - Cho trẻ lên trồng cây ăn quả giúp bố đúng với chữ cái yêu cầu thi xem đội nào trồng được nhiều và đúng thì đội đó được thưởng. ( 2 đội chơi). Sau đó cô kiểm tra kết quả.. - Lớp đọc - 1-2 trẻ - Lớp đọc và 3-4 cá nhân - Tổ đọc và cá nhân đọc - 3-4 trẻ. - Trẻ nói điểm giống và khác nhau. - 2- 3 trẻ. - Trẻ cùng chơi. - 2-4 trẻ - Trẻ cùng xem và đọc và 2-3 trẻ lên gắn chữ cho đúng. - 2 đội thi đua.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3.4. Kết thúc hoạt động: Cô : Thu dọn đồ dùng - Cả lớp Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng 4. Hoạt động góc: - Mục tiêu :Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ * Góc phân vai: Gia đình - Trẻ nhận vai tái tạo, bắt chước vai mẹ con, công việc lời nói, giao tiếp mẹ với con, chơi vai bố rất yêu thương vai mẹ con. * Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê. - Trẻ biết phối hợp theo nhóm xây nhà cho búp bê, nhà to, nhà nhỏ có khuôn viên, cây vườn hoa, biết giữ đồ chơi cẩn thận. * Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ, vẽ, nặn cắt dán hình người trong gia đình.. - Trẻ vẽ, nặn, tô màu, cắt dán các thành viên trong gia đình. * Góc học tập- thư viện: Tô màu tranh gia đình, đồ tên bố mẹ. Chơi lô tô với đồ dùng đồ chơi. - Xem tranh vẽ về gia đình, gọi tên những thành viên, tập kể chuyện theo nội dung tranh. * Góc thiên nhiên: Tưới cây, đong nước vào chai 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng - Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn. - Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể . - Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn gàng, hợp vệ sinh. - Động viên trẻ ăn hết suất . - Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. - Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ. 6. Hoạt động chiêu: - Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực - Ôn bài buổi sáng: LQCC: E ,Ê - Làm quen bài mới: LQVT: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. - Tập nề nếp và các đội hình cho các hoạt động. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. - Bình cờ - Vệ sinh,trả trẻ. V.Nhận xét cuối ngày: - Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày: * Hoạt động vui chơi:………………………………………………………..... * Hoạt động chung:……………………………………………………………. - Nội dung chưa dạy được và lý do:………………………………………….. ………………………………………………………………………………… - Những thay đổi cần thiết:…………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ……………………………………………………………………………….. - Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác với gia đình):……………………… ……………………………………………………………………………….. *******************************************.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×