Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai 1 Nhat Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.11 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Ngày soạn : 10/08/2016 Ngày dạy: 12/08/2016. Tiết: 1 Tuần: 1. Chương I: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI. VÀ KHU VỰC MĨ LA-TINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) Bài 1: NHẬT BẢN. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2. Tư tưởng - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của XH, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với CNĐQ 3. Kỹ năng - Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Lược đồ sự bành trướng của ĐQ Nhật cuối XIX đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới - Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỷ XX III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : 5’ 2. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11 : 3. Tiến trình tổ chức dạy học TG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. NỘI DUNG. 1. Nhật Bản từ đầu thế Chỉ giới thiệu những nét chính - HS theo dõi SGK kỷ XIX đến trước năm về tình hình Nhật bản. theo yêu cầu của GV. 1868. 20’. - GV hướng dẫn HS: Em biết gì về Thiên hoàng Minh trị ? . - HS theo dõi SGK - GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi: 2. Cuộc Duy tân Minh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 15’. những chính sách cải cách của Thiên hoàng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa giáo dục? - GV hỏi: Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ? Vì: Nâng cao dân trí ,đáp ứng nhu cầu tiếp thu kĩ thuật cùng với sự phát triển của xã hội - GV hỏi: Căn cứ vào nội dung cải cách em hãy rút ra tính chất ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh trị? - GV gợi ý: có thể căn cứ vào mục đích của cải cách, hướng cải cách, người thực hiện cải cách rồi rút ra kết luận - GV kết luận: Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, song người thực hiện cải cách lại là một ông vua phong kiến. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. - GV hỏi: Em hãy nhắc lại những đặc điểm chung của CNĐQ ? - GV nhắc lại: + Hình thành các tổ chức độc quyền + Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. + Xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh. - GV yêu cầu HS liên hệ với. + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ… + Về kinh tế: Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất… + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. + Về văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc - HS lắng nghe ghi bài. - HS theo dõi SGK trả lời: Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. - HS nghe, ghi chép.. HS. nhắc lại những. trị - 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh trị (Meigi) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách : Nội dung + Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do + Kinh tế: xóa bỏ độc quyền RĐPK thực hiện cải cách theo hướng TBCN + Quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến SX vũ khí đạn dược + Văn hóa - giáo dục: chú trọng nội dung KHKT. Cử HS giỏi đi du học phương Tây * Tính chất – ý nghĩa: Cải cách Minh trị mang tính chất của một cuộc CMTS, mở đường cho CNTB phát triển..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tình hình Nhât Bản ở cuối thế kỷ XIX để thấy NB đã chuyển sang giai đoạn ĐQCN như thế nào, có xuất hiện những đặc điểm chung của CNĐQ không?: + Các công ty độc quyền ở NB xuất hiện như thế nào? Có vai trò gì ? + NB có thực hiện chính sách bành không + Mâu thuẩn XH biểu hiện như thế nào? - GV nhận xét, kết luận: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật. quá trình công nghiệp hóa đã kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mit-xưi, Mit-su-bi-si có khả năng chi phối lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở Nhật Bản. - GV có thể minh họa qua hình ảnh công ty Mít-xưi - GV dùng lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật cuối thế kỷ XIX đầu XX để minh họa.. đặc điểm của CNĐQ. - HS ghi nhận kiến thức 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX quá trình tập trung trong CN, TN với ngân hàng đã đưa tới sự ra đời của các công ti - HS theo dõi SGK độc quyền Mít-xưi, Mittrả lời: su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị NB - Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: Đài Loan (1874), Trung Quốc (1894 – 1895), Nga (1904 – 1905) - Chính sách đối nội: bóc lột nặng nề quần chúng lao động nhất là gioai cấp công nhân,  nhiều cuộc đấu tranh của công nhân * Đặc điểm: CNĐQ phong kiến quân phiêt. 4. Củng cố: 4’ Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển. điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp, chính sự tiến bộ sáng suốt của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á. 5. Dặn dò: 1’ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học. Đọc trước bài 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×