Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Bài 1: Đ ẠI CƯƠNG VỀ PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.27 KB, 5 trang )

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH
Mục tiêu :
1. Trình bày được những thuật ngữ về kỹ thuật phục hình răng .
2. Mô tả được các loại phục hình răng cố định .
3. Trình bày sơ lược các giai đoạn thực hiện từ lâm sàng đến lab của một phục hình
răng cố định
Nội dung :
Khi nói đến kỹ thuật phục hình răng cố định là nghĩ đến các phương pháp thực hiện
những vật đúc bằng kim loại và sau đó vật (phục hình) được gắn dính vào răng thật
bằng xi măng . Bài này trình bày tóm tắt các kỹ thuật thực hiện những phục hình
răng cố định đúc bằng kim loại kết hợp với mặt ngoài bằng sứ hay bằng nhựa và
những thuật ngữ liên quan đến kỹ thuật phục hình răng cố định, nha khoa phục hồi
và phục hình răng .
I.CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH:
Phục hình răng là một ngành trong nha khoa chuyên nghiên cứu để phục hồi các
răng hay cấu trúc răng đã mất, nhằm tái tạo và duy trì thẩm mỹ vùng hàm mặt.
Phục hình cố định là môn khoa học nghiên cứu, tái tạo lại phần thân răng của một
hay nhiều răng mất và những cấu trúc liên hệ nhằm phục hồi chức năng răng miệng
của bệnh nhân; Phục hình này được gắn chặc vào răng thật mà bệnh nhân không
thể tự tháo ra được.
Phục hình răng tháo lắp là phục hình mà bệnh nhân có thể tự tháo ra khỏi miệng và
lắp vào hàm khỏi miệng bệnh nhân được.
I. CÁC LOẠI PHỤC HÌNH RĂNG CỐ ĐỊNH:
Inlay: là một phục hình răng đặt bên trong thân răng, bao bọc bởi tổ chức mô
răng,còn được gọi là phục hình bên trong thân răng ( intracoronal restoration)
Inlay thường được đúc bằng hợp kim ,sứ, composite……
Có 5 loại inlay được đặt ra tùy theo vị trí của các bề mặt cần phục hồi.
a. Loại1: vị trí ở mặt nhai các răng tiền cối hay cối
b. Loại 2: vị trí ở mặt nhai kết hợp với một hoặc hai mặt gần, xa.
c. Loại 3: vị trí ở mặt xa hay gần của răng cửa, không liên quan đến cạnh cắn .
d. Loại 4: vị trí ở mặt xa và (hay) mặt gần kết hợpvới cạnh cắn của răng cửa


e. Loại 5: ở vị trí mặt ngoài( môi má) của các răng .
Một cách để gọi tên các inlay thường theo tên các mặt răng, ví dụ: Inlay MO
(Mesio-occlusal) inlay mặt gần và mặt nhai; Inlay MOD( Mesio-occluso-distal) inaly
mặt gần mặt nhaivà mặt xa; Inlay DI (Disto-Incisal) inlay mặt xa và cạnh cắn; Inlay
MID (Mesio-Inciso-Distal) inlay mặt gần cạnh cắn và xa.
2.pinledge( pinlay) là một vật đúc mỏng bao phủ mặt lưỡi và một hoặc hai mặt bên
của răng cửa,có hai chốt song song , dài 1.5 – 2mm đặt ở dưới mặt lưỡi để lưu, được
đúc bằng hợp kim vàng, là một dạng đặc biệt của Inlay. Pinledge thường được dùng
làm phần giữ cho cầu răng cửa tốt và thẩm mỹ. là phục hình không đáng tin cậy có
thể hủy hoại mô răng nhiều hơn nếu thực hiện không có độ chính xác cao.
3.Onlay là một vật đúc bằng hợp kim vàng bao phủ cả mặt gần, mặt nhai và mặt xa
của các răng xa trong.
4. Răng Chốt và cùi giả:
a. Chốt Richmond: là loại phục hình có phần chân và thân được đúc bằng kim loại
liền nhau, nhưng phần thân được tạo và ép nhựa như veneer.
b. Chốt thường : là loại phục hình có phần chân là kim loại không do đúc và gắn
liền với phần thân là nhựa ép.
c. Cùi giả: là loại phục hình có phần chân và phần thân được đúc liền nhau nhưng
khác với răng chốt Richmond là phần thân của cùi giả được tạo hình giống như cùi
răng trên lâm sàng.
5. Facet, Laminate, Veneer:
a. Facet: là dạng phục hình có mặt ngoài được tạo sẵn (thường là resin hay
composit) và liên kết với phần còn lại của phục hình cũng bằng các loại resin hoặc
composit.Thường áp dụng cho các dạng phục hình các răng trước, tuy nhiên hiện
tại rất ít được phổ biến rộng rãi.
b. Laminate: là dạng ép (đắp) từng lớp ở mặt ngoài các răng, thường dùng sứ cho
các dạng này, thỉnh thoảng người ta cũng dùng resin hay composit để tạo các mặt
laminate.Loại phục hình này chỉ định cho các răng phía trước và dán dính với răng
nhờ hệ thống xử lí bề mặt và cement gắn phục hình.
c. Veneer: là dạng phục hình cẩn mặt ngoài của các răng ( cả răng sau và răng

trước) thường là resin hoặc composite, sự lưu giữ của mặt cẩn này nhờ cơ chế lưu
cơ học ( vi ngàm, hạt lưu và cây lưu).
6.Mão răng là một phục hình cố định bao phủ một hay toàn bộ thân
răng .Có hai loại mão răng : mão toàn diện và mão từng phần.
a. Mão toàn diện là mão bao phủ toàn bộ thân răng lâm sàng:
- Mão toàn diện kim loại được làm bằng hợp kim không bị oxít hóa như vàng , crôm
coba…
- Mão toàn sứ: được làm hoàn toàn bằng sứ như Zirconia, Alumina… bằng nhiều
phương pháp.
- Mão kim loại sứ: là mão có sườn kim loại bao phủ xung quanh cùi răng và đắp lên
bên ngoài bằng sứ.
- Mão từng phần kim loại (veneered) được đúc toàn bộ bên dưới
bằng kim loại và một phần mặt ngoài hay toàn phần mặt nhựa
hoặc sứ cho phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ.
- Jacket là một mão toàn phần của răng cửa được làm bằng toàn
sứ hay toàn nhựa.
b. Mão từng phần là một phục hình đúc bằng kim loạibao phủ một nửa hay ít hơn
thân răng lâm sàng. Mão này được đặt tên tùy theo phần thân răng thay thế. Ví dụ :
Mão 1/2, mão 3/4, mão 4/5 , mão 7/8
7. Cầu răng : hay còn gọi là phục hình từng phần cố định (fixed partial
denture) là một phục hình thay thế một hay nhiều răng đã mất…Phục
hình này khác với phục hình từng phần tháo lắp là bệnh nhân không
thể tự lắp và tháo ra khỏi miệng được mà được nha sĩ gắn dính vào
răng của bệnh nhân.
Trụ cầu căn bản ( primary abutment) là một răng hay chân răng thật
dùng làm trụ cầu cho cấu răng ở hai đầu. Trụ cầu trung gian
(intermediate abutment) là một răng hay chân răng nằm giữa hai trụ
cầu căn bảnvà giữa hai khoảng mất răng.
Thành phần cơ bản của một cầu răng gồm có:
A.Phần giữ (retainer) là thành phần của cầu răng mà nha sĩ sẽ gắn dính vào thân

răng bằng xi măng.
B.Nhịp cầu (pontic) là một thân răng giả được nối vào hai phần giữ ở hai đầu cầu
răng . Nhịp cầu được phân loạitheo vật liệu để đúc nhịp và theo vị trí tiếp xúc với
mô mềm.
1. Phân loại nhịp cầu theo vật liệu đúc:
a. Nhịp cầu kim loại toàn phần thường dùng cho các trường hợpcầu răng phía
trong(vùng răng cối).
b. Nhịp cầu kim loại kết hợp với mặt nhựa hoặc sứ có sẵn.
c. Nhịp cầu kim loại mặt nhựa hoặc sứ. phần nhựa được ép dính cơ học với kim loại
bằng các hạt lưu hoặc móc nhỏ. Phần sứ được nướng dính với kim loại sứ trong quá
trình nướng sứ. đáy của nhịp cầu thường đặt tiếp xúc với mô mềm:
- Phần này bằng kim loại không đánh bóng kỹ, mô mềm dễ bị viêm nhiễm;
- Phần này bằng sứ nướng bóng hay vàng đánh bóng, cầu răng được tốt hơn;
- Phần này bằng nhựa, thức ăn và vi khuẩn thường hay bám trên nhựa nhiều hơn
và nhựa sẽ ngấm nước bọt tạo ra mùi hôi.
2. Phân loại nhịp cầu theo sự tiếp xúc của nhịp với mô mềm:
a. Nhịp cầu loại tiếp xúc mặt ngoài của sóng hàm (ridgelap) .
b. Nhịp cầu loại hình trứng, tiếp xúc với đỉnh sóng hàm.
c. Nhịp cầu loại vệ sinh.(hygienic pontic)
C.Phần nối (connector) là một thành phần của cầu răng dùng
để nối phần giữ và phần nhịp hay các thành phần khác.
Phần nối được chia làm hai loại: loại cứng chắc và loại không cứng chắc.
*Loại cứng chắc: phần kim loại nối giữa nhịp cầu và phần giữ được hàn hoặc đúc
liền nhau. Đây là loại thông dụng.
*Loại không cứng chắc: nối giữa nhịp cầu và phần giữ là một khóa ngàm. Cầu răng
có phần nối không cứng chắc gọi là cầu răng bán cố định hay cầu răng ngắt lực,
thường dùng cho trường hợp các răng trụ không mài song song được hoặc dùng cho
các răng trụ trung gian.
6/-Nẹp cố định: ( fixed splint)
Có nhiều trường hợp cần một số răng trụ để chịu lực cho một răng yếu và để duy trì

tuổi thọ cho răng ấy, người ta dùng nẹp cố định. Sự khác biệt của nẹp cố định và
cầu răng nẹp không có nhịp cầu, mà các mão liên kết nhau thành khối.
7/Cầu răng tạm: là một cầu răng loại cứng chắc được làm bằng nhựa, với mục đích
để tạm thời bảo vệ răng trụ bị mài và giữ cho khớp răng không bị xáo trộn trong
khi chờ nhịp cầu răng vĩnh viễn.
III. TÓM TẮT CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN MỘT PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH
Một phục hình răng cố định được thực hiện qua các giai đoạn sau:
A. Lâm sàng: Bác sĩ nha khoa
- Chẩn đoán, xác định bệnh nhân cần điều trị phục hình
- Lấy dấu sơ khởi hàm trên và hàm dưới
B. Labô : Kỹ thuật viên :
- Đổ mẫu hàm nghiên cứu
- Làm khay lấy dấu cá nhân
- Dùng mẫu nghiên cứu để làm phục hình tạm.
C. Lâm sàng: Bác sĩ nha khoa
- Chuẩn bị và mài răng trụ trên miệng bệnh nhân
- Dùng khay cáa nhân để lấy dấu sau cùng
- Nếu được có thể ghi dấu tương quan trong giai đoạn này, sau đó
gắn phục hình tạm cho bệnh nhân.
D. La bô : Khi nhận lấy dấu sau cùng Kỹ thuật viên :
- Đổ mẫu sau cùng và làm các giai đoạn cho mẫu hàm làm việc
- Lên giá khớp hai hàm với dấu ghi tương quan đã nhận
- Làm mẫu sáp và điêu khắc trên đai
- Gắn cây đúc, vô bột đúc và đúc kim loại
- Hàn những thành phần riêng lẻ của cầu răng ( nếu phục hình được làm với nhiều
thành phần)
- Đánh bóng tạm thời với phục hình đã hoàn tất.
- Ép nhựa hoặc đắp sứ ở giai đoạn này hoặc sau khi phục hình đã thử hoặc điều
chỉnh trên miệng bệnh nhân .
E.Lâm sàng: Bác sĩ nha khoa

- Thử phục hình trên miệng bệnh nhân,điều chỉnh đường cổ răng. Nếu phục hình
gồm nhiều thành phần và cần điều chỉnh, nha sĩ sẽ gửi phục hình trở lại la bô với
các dấu ghi tương quan hàm. Kỹ thuật viên sẽ lên giá khớp lại và sửa chữa.
F.Labô: Kỹ thuật viên hoàn tất và đánh bóng phục hình
G.Lâm sàng : Nha sĩ sẽ gắn phục hình hoàn tất trên miệng bệnh nhân.
******
Câu hỏi lượng giá:
1. Phục hình cố định là gì?
2. Mô tả các loại phục hình các anh(chị) biết được?
3. Các giai đoạn lab của một phục hình cố định?
Tài liệu tham khảo:
1. Shillingburg T. Herbert , Fundamentals of Fixed Prosthodontics , 3rd edit,
Quintessence Pub.
2. Richard Simonsen, Van Thompson, Gerald Barrack, Etched Cast
Restorations: Clinical and Laboratory Techniques, 1983 Quintessence Pub.
3. Galip Gurel, The Science and Art of Porcelain Laminate Veneers, 2003
Quintessence Pub.
4. www.dental crown.com
5. www.inlay .com

×