Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

mot so cau holysys thuyet Sinh hoc phan tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.99 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ 3: AND VÀ GEN A. Lý thuyết: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN? Vì sao cấu trúc ADN chỉ có tính chất ổn định và tương đối. * Cấu trúc hóa học của ADN. - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P... - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H 3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit. - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật. * Cấu trúc không gian của ADN. - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A 0, đường kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài. * Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối: - Cấu trúc ADN ổn định nhờ: + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững. + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn. - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì: + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của ARN. So sánh ADN và ARN. 1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN - ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P. và có cấu tạo bởi một mạch đơn Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND a/ Các đặc điểm giống nhau: Đều có kích thước và khối lượng lớn cấu trúc theo nguyên tắc đa phân Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P - Đơn phân là nuclêôtít. có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X - Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch b/ Các đặc điểm khác nhau:. Cấu tạo của AND - Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch -Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN. Cấu tạo của ARN - Chỉ có một mạch đơn - Chứa uraxin mà không có ti min -Không có liên kết hydrô - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN. Câu 3: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Phân tử ADN tự sao dựa theo những nguyên tắc nào? *) ADN có tính đặc thù và đa dạng : - Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X ..................................................................................... - Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nucleotit...................................... ...................... - Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN............................................................. *) Những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN: - Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X - Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nguyên tắc khuôn mẫu: Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ Câu 4: Phân biệt quá trình tổng hợp ADN và ARN? Cơ chế tự nhân đôi ADN Cơ chế tổng hợp ARN - Diễn ra suốt chiều dài của phân tử - Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN ADN, tương ứng với từng gen hay từng nhóm gen. - Các nuclêôtit tự do liên kết với các - Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết với nuclêôtit của ADN trên cả 2 mạch các nuclêôtit trên mạch mang mã gốc khuôn: A liên kêt với T và ngược lại của ADN; A liên kết với U. - Hệ enzim ADN polymeraza - Hệ enzim ARN polymeraza - Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 - Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng phân tử AND con giống nhau và giống hợp nhiều loại ARN khác nhau, từ một mẹ. đoạn phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng loại. - Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở - Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân. trong nhân. - Chỉ xảy ra trước khi tế bào phân chia. - Xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế bào. Câu 5: Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? - Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi của ADN được diễn ra theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. + Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp. - Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đôi. Câu 6: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc đó thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền? Sự vi phạm nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến hậu quả gì? * NTBS là nguyên tắc ghép đôi giữa các đơn phân trên mạch kép của phân tử ADN. A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết H, G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết H * NTBS thể hiện trong cơ chế di truyền:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + ADN: - Trong phân tử ADN gồm 2 mạch và A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết vói X của mạch kia và ngược lại. Đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN được ổn định, khi biết thông trình tự sắp xếp các đơn phân của mạch này có thể suy ra trình tự sắp xếp các đơn phân của mạch kia. - NTBS đảm bảo quá trình nhân đôi của ADN mẹ thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ. + ARN: - Cấu trúc của ARN được tổng hợp dựa trên mạch đơn của ADN, cơ chế tổng hợp ARN dựa trên mạch đơn của ADN theo NTBS A – U; T – A; G – X ; X–G + Prôtêin: - Trong quá trình tổng hợp chuỗi axitamin, tARN vận chuyển các axitamin tự do trong môi trường nội bào vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bộ 3 mã hoá, 3 nuclêôtit trên tARN khớp với 3 nuclêôtit trên mARN theo NTBS; A – U ; G – X. Câu 7: So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN? + Giống nhau: - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. - Có 4 loại nucleotit: A, U, G, X. - Các nu liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị giữa gốc phophat của nu này với đường của nu kia tạo nên mạch polynucleotit. - Có cấu tạo một mạch. + Khác nhau: mARN tARN rARN Mạch polynucleotit dạng Mạch polynucleotit cuộn Mạch polynucleotit có thẳng xoắn lại ở một đầu tạo những đoạn xoắn nên các thùy tròn Không có liên kết hidro Có liên kết hidro Có liên kết hidro Mỗi phân tử có khoảng Mỗi phân tử có khoảng Mỗi phân tử có khoảng 150 – 1500 Nu 80 – 100 Nu 160 – 13000 Nu Chiếm khoảng: 2 – 5% Chiếm khoảng: 10 – 15% Chiếm khoảng: 80% tổng tổng số ARN trong tế tổng số ARN trong tế số ARN trong tế bào bào bào Câu 8: Trình bày chức năng từng loại phân tử ARN? - mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. - tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. rARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào. Câu 9: Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và mARN? Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN (gen) - Chuỗi xoắn kép - Lưu giữ thông tin - Gồm 4 loại Nu: A, di truyền T, G, X - Truyền đạt thông - Các Nu trên mỗi tin di truyền mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị - Các Nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết Hidro theo NTBS ARN - Chuỗi xoắn đơn - Truyền đạt thông - Gồm 4 loại Nu: A, tin di truyền U, G, X - Vận chuyển axit - Các Nu trên mỗi amin mạch đơn liên kết - Tham gia cấu trúc với nhau bằng liên riboxom kết hóa trị Protein. - Một mạch hay nhiều chuỗi đơn - Gồm 20 loại axit amin - Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit. - Thành phần cấu trúc của tế bào, biểu hiện thành tính trạng. - Xúc tác và điều hòa các quá tình TĐC. Bảo vệ cơ thể (kháng thể) - Vận chuyển cung cấp năng lượng.. Câu 10: Lập bảng khái quát sự phân biệt về đặc điểm cấu tạo và chức năng của 3 cấu trúc: ADN, ARN và Protein? Gen cấu trúc mARN Cấu trúc Mạch kép, có liên kết Chỉ có một mạch, không hidro có liên kết Hidro Có loại đơn phân Timin, Có loại đơn phân Uraxin, không có đơn phân không có đơn phân Timin.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Uraxin Chức năng Mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein cần tổng hợp Khả năng di truyền đột Có khả năng di truyền biến cho thế hệ sau những biến đổi về câu trúc (đột biến). Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của một loại protein cần tổng hợp Không khả năng di truyền cho thế hệ sau những biến đổi về câu trúc (đột biến). Câu 11: Phân tử ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền? - Cấu trúc bền vững, ổn định. - Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN (Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian. - Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai trong quá trình tự nhân đôi. - Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền. Câu 12: So sánh quá trình phiên mã và dịch mã? *) Giống nhau: + Đều có sự tham gia của các enzim + Đều có sự lắp ráp các Nu theo NTBS: A = U; G = X và ngược lại *) Khác nhau: Phiên mã Dịch mã Nguyên liệu là Nu Nguyên liệu là axit amin Sự gắn kết các Nu của môi trường Sự gắn kết Nu giữa bộ ba đối mã với các Nu trên mạch gốc (tARN) với bộ ba phiên mã (mARN) Enzim ARN polimeraza trượt trên Riboxom trượt trên mARN mạch gốc của gen Tạo liên kết hóa trị giữa các Nu Tạo liên kết peptit giữa các a.a Sản phẩm là mARN mang thông Sản phẩm tạo ra là các chuỗi tin di truyền của gen cấu trúc tham polypeptit hoàn thiện có cấu trúc gia dịch mã. không gian 4 bậc tham gia cấu tạo tế bào. Câu 14: Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng lại khác nhau? - Prôtêin của cỏ trong hệ tiêu hóa của trâu và bò đều được phân giải thành các axit amin riêng rẽ. Các axít amin được chuyển đến tế bào của trâu hoặc của bò. Tại tế bào dưới khuôn mẫu ADN của trâu hoặc bò đã tổng hợp nên prôtêin đặc trưng vì vậy prôtein của trâu và bò khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở số lượng,thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin . Câu 15: ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - ADN thuộc loại đại phân tử. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử mà các đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại: A, T, X, G). Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của nó. - Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật. - ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. - ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Pr. - ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ. Câu 16: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? 1 2 Gen (một đoạn ADN) mARN Pr - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên Pr. - Như vậy thông tin về cấu trúc của Pr (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất. Nguyên tắc...: - (1): A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại. - (2) : 3 nuclêôtit tương ứng với 1 axit amin..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 1: (4,0 điểm) 1) Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật. 2) Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối? 3) Cho biết: Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ ba : - AAT-TAA-AXG-TAG-GXX(1) (2) (3) (4) (5) + Hãy viết bộ ba thứ (3) tương ứng trên mARN. + Nếu tARN mang bộ ba đối mã là UAG thì sẽ ứng với bộ ba thứ mấy trên mạch gốc? Câu1 4.0 1. * Yếu tố quy định tính đặc trưng và ổn định: -Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu trên ADN 0,5 A+T - Tỷ lệ 0,5 G+ X - Hàm lượng ADN trong tế bào 0,5 * Cơ chế: Tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp của ADN trong quá trình nguyên phân, giảm phân 0,5 và thụ tinh xảy ra bình thường 2. Có tính chất tương đối vì: - Có thể xảy ra đột biến do tác nhân vật lý, hoá học của môi trường làm thay đổi 0,5 cấu trúc ADN - Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN 0,5 3. - Bộ ba thứ 3 trên mARN là: UGX 0,5 - ứng với bộ ba thứ 4 (TAG) trên mạch gốc 0,5. Câu 5 (3.0đ). ADN và prôtêin khác nhau về cấu trúc ở những điểm cơ bản nào? Những chức năng cơ bản của prôtêin? ADN - Có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch đơn.Trên mạch kép phân tử ADN các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết hiđrô. - ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. - Liên kết trên mỗi mạch ADN là liên kết phôtphodieste, nhiều liên kết tạo thành mạch pôlinuclêôtit.. PRÔTÊIN - Prôtêin có cấu tạo xoắn, mức độ xoắn tuỳ thuộc vào mức độ cấu trúc.. - Được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin. - Trong phân tử prôtêin các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Nhiều liên kết peptit tạo thành chuỗi pôlipeptit. - Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen. - Mỗi phân tử prôtêin gồm nhiều chuỗi pôlipeptit. - Cấu trúc hoá học của ADN quy - Cấu trúc hoá học của prôtêin phụ định cấu trúc hoá học của các thuộc vào cấu trúc hoá học của các prôtêin tương ứng. gen trên phân tử ADN. Chức năng: Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào; xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất; bảo vệ cơ thể (kháng thể); vận chuyển; cung cấp năng lượng…liên quan đến toàn bộ hoạt động của tế bào, biểu hiện thành các tính. 0.5. 0.25 0.25. 0.25 0.25. 1.5.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> trạng của cơ thể. (Mỗi ý cho 0.25đ) Câu 3 (2,0 điểm). a) Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể? b) Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin ở thế hệ tế bào sau có bị thay đổi không? Vì sao? 3. a.. b.. 2.0đ Pr liên quan đến: - Trao đổi chất: + Enzim mà bản chất là Pr có vai trò xúc tác các qúa trình TĐC, thúc đẩy cho các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng. +Hoocmon mà phần lớn là Pr có vai trò điều hòa qúa trình TĐC. -Vận động: Miôzin và actin là 2 loại Pr có trong cơ, tham gia vào sự co cơ. Nhờ đó, cơ thể vận động được. - Chống vi trùng: Nhiều loại Pr (kháng thể) có chức năng bảo vệ cơ thể chống vi trùng. - Sinh năng lượng để cung cấp cho sự hoạt động của tế bào, mô, cơ quan... Tóm lại, Pr liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể.. 0.25 0.25 0.25 0.25. 0.25 0.25 - Không. 0.25 - Lí do: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ 0.25 tế bào; Pr được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Pr cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.. Câu 2. (4.0 điểm): a) Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ? b) Vì sao nói ADN có tính ổn định tương đối, tính ổn định tương đối có ý nghĩa gì? a) Hai ADN con giống ADN mẹ vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. - Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới 2(4điểm) b) ADN có tính ổn định tương đối vì: - Các tác nhân gây đột biến như vật lí, hóa học tác động vào quá trình tự nhân đôi gây ra đứt, sao chép nhầm… - Do sự trao đổi chéo ở kì đầu GPI b) Ý nghĩa: - Linh hoạt trong quá trình tự nhân đôi, sao mã - Dẫn đến sự hình thành gen mới giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống của môi trường. - Có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa và chọn giống. 1. 1. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5. Câu 4 (2,0 điểm)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Nêu chức năng cơ bản của ADN.. 1. 2. 2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? -Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit A+T - Tỷ lệ G+ X - Hàm lượng ADN trong tế bào * Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền -Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.. Câu 3 (2,0 điểm). a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN. Câu 3 a) Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại. - Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạh của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. b. - ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit tạo nên đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.. 0,5 0,5. 1,0. 2.0đ 0.5. 0.5 0.5 0.5.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×