Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CUNG DOC BAI SOC CON DI HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.98 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI Ngày soạn: 20/10/ 2016 Ngày dạy: 28/ 10/ 2016 Người thực hiện: Dương Thị Giang Tiết đọc thư viện Cùng đọc: Sóc con đi học I. Mục tiêu: Sau tiết đọc giúp HS: - Hiểu và nhớ được những diễn biến chính của câu chuyện Sóc con đi học - Được trải nghiệm câu chuyện qua giọng đọc của GV, qua việc cùng đọc với GV và qua diễn tả những hành động, âm thanh thú vị. - Có hứng thú với việc đọc sách II. Đồ dùng - Sách truyện: Sóc con đi học; NXB Kim Đồng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức - Sắp xếp chỗ ngồi cho HS (cho HS bé ngồi - Ổn định lên phía trước với giáo viên, HS nghịch ngợm, hay nói chuyện lên trên phía tay trái và tay phải của GV, dồn HS về phía tay phải và phía trước mặt GV, không nên để nhiều HS ngồi phía tay trái GV, khi GV đọc, HS không nhìn thấy tranh và chữ, vì bị lấp lưng GV khi nghiêng người đọc). - Cô chào các em! Các em thân mến, hôm - Lắng nghe nay cô rất vui vì được cùng với các em tham gia một tiết đọc thư viện. Cô xin tự giới thiệu, cô tên là Dương Thị Giang và cô đến từ tỉnh Bắc Giang. Hôm nay, đến với thư viện, các em thấy thư viện của chúng mình thế nào? Các em có hay đọc truyện không? (cả lớp) Các em đã đọc cuốn truyện gì rồi? (2-3HS) Hôm nay đến với phòng thư viện đẹp như thế này, vậy để thư viện luôn ngăn nắp, sạch - 2 HS trả lời sẽ thì chúng mình cần phải làm gì? - Tại sao chúng mình lại phải giữ gìn sách - 2HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhỉ? - Các em ạ, để có một không gian thật thoải mái cho chúng mình đọc sách thì các em cần thực hiện tốt những quy định của thư viện. Và trước khi đọc một cuốn sách thì chúng mình cần phải học cách biết quý trọng và nâng niu từng trang sách đấy. 2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia Bây giờ, các em có muốn được đọc sách cùng với cô không? - Trong tiết cùng đọc ngày hôm nay, cô có đem đến cho các em một cuốn sách rất hay. Vậy các em đã sẵn sàng cùng với cô đi khám phá người bạn nhỏ này chưa? 3. Hoạt động đọc chính * Trước khi đọc - Vậy chúng mình sẽ bắt đầu khám phá từ trang bìa của cuốn sách nhé! Cô mời các em cùng quan sát tranh trang bìa và cho cô biết, em thấy gì trong bức tranh? - Theo các em, ai sẽ là nhân vật chính trong câu chuyện? - Khen ngợi HS - Em đã nhìn thấy sóc bao giờ chưa và nhìn thấy ở đâu? - Những chú sóc đáng yêu có đặc điểm gì, bạn nào biết không ? - Theo các em, bạn nhỏ và Sóc đi đâu vậy? - Giới thiệu tên truyện: Sóc con đi học Tác giả: Đỗ Thái Thanh Trình bày: Vũ Kim Ngân NXB: Kim Đồng - Giải thích nghĩa 2 từ mới: gầm gừ, hung dữ (kết hợp cho xem tranh) * Trong khi đọc lần 1 - Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Dừng lại ở trang 9, trang. - Lắng nghe. - Trả lời. - Trả lời. - 1 HS trả lời. - 1HS trả lời. - Liên hệ thực tế trả lời (2HS). - Phỏng đoán (2HS trả lời). - Lắng nghe, quan sát. - Nghe GV đọc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 13, trang 19 để đặt câu hỏi phỏng đoán. - Kết hợp dừng lại cho xem tranh thú vị ở trang 11, 16, 22 * Sau đọc lần 1 H: Truyện có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào? H: Sóc và Mây chơi với nhau từ khi nào? H: Lúc đầu bạn Sóc có thích đi học không và bạn ấy nghĩ về việc đi học như thế nào? H: Trên đường đến trường, chuyện gì xảy ra đầu tiên với hai bạn( Trang 11) H: Khó khăn tiếp theo xảy ra với hai bạn trên đường đi đến trường là gì? (Trang 14) H: Sau rất nhiều chuyện mà hai bạn gặp phải trên đường đi học, cuối cùng thì hai bạn đã quyết định như thế nào (Trang 20 ) H: Theo em, vì sao cuối cùng bạn Sóc lại thích đi học ? - Khen ngợi HS * Trong đọc lần 2 - Mời HS tham gia cùng đọc ( Lưu ý cho HS không nhất thiết phải đọc cùng GV cả câu chuyện mà chỉ cần đọc những câu nào các em thấy thích thú và kết hợp diễn tả bằng hành động) - Mời HS đọc lại những từ, câu hay diễn tả hành động thú vị - Khen ngợi HS * Sau đọc lần 2 - Cảm ơn HS đã tham gia cùng đọc với GV 4. Hoạt động mở rộng Em thích nhất nhân vật nào trong truyện? Các em có thích được làm họa sĩ nhí không? - Chúng mình sẽ chuyển sang một hoạt động mới, đó là hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS cứ 4 bạn kết thành một nhóm, di chuyển nhẹ nhàng về vị trí bàn mà nhóm chọn.. - Xem tranh. - Nhớ lại nội dung truyện và trả lời các câu hỏi của GV (Mỗi câu hỏi chỉ cần 2HS trả lời). - HS cùng tham gia đọc với GV. - Đọc lại câu hay, diễn tả hành động thú vị. - HS trả lời - Lắng nghe - HS tạo nhóm cho mình - HS về nhóm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Yêu cầu các nhóm hướng lên trên, GV giới thiệu hoạt động: Ở hoạt động này, các em sẽ tưởng tượng và vẽ lại một nhân vật, một hình ảnh trong truyện mà em thích nhất. Vẽ xong, các em ghi một vài câu cảm nhận về nhân vật, hình ảnh đó. - Mời 1 HS nêu lại yêu cầu - Hướng dẫn HS cách trình bày vào giấy: Vẽ cân đối giữa khung hình, ghi cảm nhận vào phần có dòng kẻ và ghi tên vào phần họ tên - Yêu cầu mỗi nhóm sẽ cử nhanh 1 đại diện nhóm lên lấy vật phẩm - Quan sát và đảm bảo tất cả các HS đều đã nhận được đồ dùng - Cho HS vẽ, thời gian 6 phút - Quan sát, hướng dẫn HS cách vẽ nếu HS gặp khó khăn: Lưu ý: GV đứng ở vị trí trung tâm quan sát cả lớp đảm bảo tất cả HS có đồ dùng, nếu nhóm nào còn lộn xộn, GV đến hỗ trợ trước, sau đó lại dừng lại quan sát lớp xem tất cả học sinh đang tham gia vào hoạt động chưa. Rồi mới đi đến các nhóm đặt câu hỏi và hỗ trợ. GV nên bao quát xem nhóm nào cần hỗ trợ trước, ví dụ HS còn chưa biết vẽ nhân vật nào... Khi đi hỗ trợ các nhóm, GV có thể đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS, giúp HS vẽ và viết tốt hơn, ví dụ: EM đinh vẽ nhân vật nào hay hình ảnh nào? Nếu HS vẽ Sóc, GV có thể hỏi: Chú Sóc có hình dáng ra sao nhỉ? Có phải cái đầu là 1 hình tròn nhỏ, và người là 1 hình tròn to, rồi chú có cái đuôi to và dài không em? Sóc có lông màu gì nhỉ? (Phần hướng dẫn HS cất đồ dùng này cần dứt khoát từng hiệu lệnh nhé!) - Thông báo hết thời gian, yêu cầu tất cả HS cầm bài vẽ trên tay, thu dọn vật phẩm và cất vào giỏ.. - Lắng nghe. - Nhắc lại yêu cầu - Lắng nghe. - HS vẽ. - Dừng bút, cất đồ dùng. - Lắng nghe. - HS hát và di chuyển thành vòng tròn - HS ngồi - HS lên chia sẻ - Chia sẻ thêm theo sự gợi mở của GV.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đề nghị cử 1 đại diện lên cất. - Nhận xét chung quá trình tham gia hoạt động của các nhóm - Các em ơi, tay phải chúng mình cầm bài, tay trái nắm áo bạn, chúng ta nối đuôi nhau tạo thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” theo cô nhé! => Theo hướng dẫn mới nhất của RtR là sẽ tập trung HS về nhóm lớn ngồi gần GV để chia sẻ nhé! Vậy nên mình sẽ không tập trung thành vòng tròn nữa, mà sẽ cho HS tập trung về nhóm lớn ngồi gần giáo viên. - Cô mời các em ngồi xuống, bài chúng mình để lên phía trước mặt nhé! - Mời 3 HS lên giới thiệu về bức tranh - GV đặt một số câu hỏi gợi mở để HS chia sẻ sâu hơn về bức tranh. Ví dụ: HS1: Bức tranh của em đẹp quá! Em vẽ về nhân vật nào vậy? ( Sóc) Vì sao em vẽ nhân vật này? Em thích nhất đặc điểm nào của bạn Sóc? Em có biết vì sao lúc đầu bạn Sóc không muốn đi học không? Sau cùng thì bạn Sóc nghĩ về việc đi học thế nào? HS2: Cô rất thích bức tranh của em! Em vẽ về nhân vật nào vậy? Em thấy con đường đến trường của bạn Mây thế nào? Khó khăn mà bạn Mây gặp phải trên đường đến trường rất nhiều nhưng bạn ấy có nản không? Em nghĩ bạn Mây là người thế nào? HS3: Bức tranh của em vẽ về cái gì vậy? ( Ngôi trường) Em có thể chia sẻ vì sao em vẽ cảnh ngôi trường không? Em có thích đến trường như hai bạn trong.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> truyện không? Niềm vui đến trường mỗi ngày của em là gì? - GV cảm ơn HS đã chia sẻ, khen ngợi cả lớp về bài vẽ của mình. GV có thể nói: cô thấy bài vẽ của bạn nào cũng rất đẹp. vì thời gian có hạn, nên cô xin thu lại bài của các bạn để treo ở thư viện để mọi người được chia sẻ nhé! Bây giờ cô nhờ 3 bạn đại diện thu bài của các bạn giúp cô nào! - Sau khi HS thu bài cho GV, Cảm ơn HS tham gia tiết đọc TV. Khuyến khích HS thường xuyên đến TV mượn sách theo lịch của lớp mình.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×