Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.1 KB, 14 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề kiểm tra hk1 Đề 1 Câu 1: Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân. Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên. Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong những bài ca dao dân ca mà em đã học. Câu 2 :Cho hai câu thơ sau: "Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà" a. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tên tác giả? b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? c. Viết tiếp 4 câu thơ tiếp theo trong văn bản. Câu 3: Kết thúc bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhà thơ Nguyễn Khuyến viết: "Bác đến chơi đây, ta với ta." Em có suy nghĩ như thế nào về tình bạn mà tác giả muốn nhấn mạnh trong câu thơ trên? Câu 4: Viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ trung đại mà em yêu thích trong những bài thơ đã được học (Sông núi nước Nam, Pho giá về kinh, Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà).. Đề 2 Câu1: Cho đoạn văn sau: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. ( Thạch Lam- trong Hà Nội băm sáu phố phường) Tìm trong đoạn văn trên hai từ láy, hai từ ghép đẳng lâp, hai quan hệ từ. Câu 2: Chép nguyên văn phần dịch thơ bài: “Xa ngắm thác núi Lư” của Lý Bạch. Nêu ý nghĩa của bài thơ trên. Câu 3: Gạch chân dưới từ Hán Việt trong các câu sau và cho biết sắc thái biểu cảm của mỗi từ. a) Ngày mùng 8.3 là ngày Phụ Nữ Việt Nam. b) Bác sĩ đang khám tử thi. c) Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắc. II.Phần Tập Làm Văn : Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. ( Ngữ văn 7 - Tập 1). Đề 3 1. Thế nào là thành ngữ? Tác dụng? Tìm hai thành ngữ mà em biết? 2. Thế nào là điệp ngữ và tác dụng ? Xác định điệp ngữ trong câu sau a. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu ! 3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” 4. Cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.. Đề 4 Câu 1: Trong văn bản “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh, hình ảnh người bà trong ký ức của tác giả thể hirnj như thế nào? Qua đó em cảm nhận tình bà cháu được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Câu 2:Cho câu ca dao:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? Hãy xác định các từ trái nghĩ trong câu ca dao trên? Theo em, các từ ấy đã nói lên điều gì về thân phận người nông dân xưa? b. Phát hiện lỗi về quan hệ từ trong những câu sau và sửa lại cho đúng - Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” giúp em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. - Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng. Câu 3: Viết bài văn biểu cảm về người mẹ thân yêu của em.. Đề 5 Câu 1: a/ Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ. b/ Nghĩa của thành ngữ được bắt nguồn từ đâu? Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Câu 3: Viết bài văn cảm nghĩ về thầy cô giáo của em .. Đề 6 Câu 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “…vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng của tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.” (Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê) Chỉ ra các từ hán việt trong đoạn văn trên . Câu 2: Hãy xác định các từ láy trong đoạn văn trên? Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn đó? Câu 3:Đọc hai câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” a. Hai câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Em hãy trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên? b. Tìm và chép lại hai câu thơ có hình ảnh trăng của tác giả bài thơ trên? c. Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ trên? Câu 4:Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ ” Bạn Đến Chơi Nhà” của Nguyễn Khuyến?. Đề 7 Câu 1: Trong 4 đoạn thơ sau, đoạn nào sử dụng điệp ngữ A. Đầu trò tiếp khánh trầu không có Bạn đến chơi đây ta với ta. B. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài cát, hạt sa ruộng cày. C. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. D. Nghe xao đọng nắng tra Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe vọng về tuổi thơ. Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn có chủ đề mùa xuân. Trong đó có sử dụng 2 từ Hán Việt. Câu 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.. Đề 8 Câu 1: Em hãy viết lại một bài ca dao nói về tình cảm gia đình đã học trong Ngữ văn 7 . Câu 2: Khung cảnh đèo Ngang lúc chiều muộn được gợi lên qua những chi tiết nào trong bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan ?.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3: Em hãy phân biệt từ ghép và từ láy ? Cho ví dụ minh họa. Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu5: Cảm xúc về ngôi trường mà em đang học.. Đề 9 Câu 1: a) Thế nào là đại từ ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào ? b) Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì? Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con? Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa ( Nguyễn Khuyến) Câu 2: a) Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” bằng lời văn của em khoảng 12 dòng. b) Nêu ý nghĩa của văn bản trên. Câu 3: Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy ( cô) mà em yêu quí.. Đề 10 Câu 1 : a, Thế nào là từ đồng nghĩa? b,Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: Xe lửa Máy bay. Gan dạ Thi nhân. Câu 2: a, Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học "Cháu chiến đấu hôm nay.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ....................................... " b, Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai? Câu 3: Xác định điệp ngữ và nêu giá trị của phép điệp ngữ trong khổ thơ em vừa chép? Câu 4 ; Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ C " ảnh khuya"của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 5. So sánh sự khác nhau giữa cụm từ ” ta với ta” trong bài ” Qua Đèo Ngang” với cụm từ ” ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà”.. Đề 11 Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.(1 điểm) Câu 2: Phân biệt từ đồng nghĩa với từ đồng âm ? (1điểm ) Câu 3: Chép lại theo trí nhớ về bài thơ: Sông núi nướcNam(1 điểm). Viết đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ ấy (1 điểm) II/ Tập làm văn:(6 điểm) ). Cảm nghĩ về ngôi trường thân yêu của em. Đề 12 Câu 1: (2 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Huế thì vô …” (Ca dao) a) Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm) b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm) Câu 2: Hãy đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú,.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan) 1/ Cho biết bài thơ trên thuộc thể thơ gì? Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ? (0,5 điểm) 2/ Viết lại câu thơ có cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Hãy so sánh ý nghĩa cụm từ ấy với cụm từ ta với ta trong bài thơ trên qua câu Một mảnh tình riêng, ta với ta. (1,5 điểm) 3/ Tìm 1 từ ghép, 1 từ láy trong bài thơ. (0,5 điểm) 4/ Tìm đại từ được sử dụng trong bài thơ. Cho biết đại từ đó dùng để làm gì? (0,5 điểm) Phần 2: (7 điểm) 1/ Cuộc chia tay đau đớn và cảm động của hai em bé trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài khiến người đọc thấm thía rằng: Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình. (3 điểm) 2/ Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh Đề 13 Câu 1 (1,0 điểm): Dựa vào bài thơ ở phần trắc nghiệm, hãy cho biết: Vì sao có thể nhận xét "Bánh trôi nước"là bài thơ mang tính đa nghĩa? (Diễn đạt ngắn gọn bằng hai câu văn) Câu 2 (1,5 điểm): Chép lại theo trí nhớ bài thơ "Cảnh khuya"(Ngữ văn 7, tập 1). Cho biết tác giả của bài thơ?.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 3 (0,5 điểm): Thêm quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau đây: - Nó chăm chú nghe kể chuyện đầu đến cuối. - Con xin báo một tin vui cha mẹ mừng. Câu 4 (5,0 điểm): Loài cây em yêu. Đề 14 Câu 1. (2,0 điểm ) Cho các từ sau: nhà cửa, mắm muối, mênh mông, lướt thướt, bánh trái, lênh khênh, trăng trắng, bàn ghế, chai lọ, khấp khểnh, lâu đời Hãy sắp xếp các từ trên thành hai loại khác nhau? Mỗi loại hãy chọn một từ để đặt câu? Câu 2. (3đ) Đọc bài thơ sau: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. ( Theo sgk Ngữ văn 7, tập 1) a. Cho biết đây là phiên âm của bài thơ nào? Chép lại bản dịch thơ của bài thơ đó? b. Các cụm từ “ tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “ hành khan thủ bại hư” đã thể hiện giọng điệu của bài thơ như thế nào? c. Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước tadduwowcj viết bằng thơ. Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? Câu 3.(5đ) Cảm nghĩ của em về một đêm trăng trung thu đầy ấn tượng? Đề 15.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới… Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào… Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 1/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Theo em, trong đoạn trích trên, người mẹ đang nói với ai? (1 điểm) 2/ Tìm hai từ láy có trong đoạn trích. (0,5 điểm) 3/ Tìm từ đồng nghĩa với từ học trò. (0,5 điểm) 4/ Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một vài câu văn. (1 điểm) Phần 2: (7 điểm) 1/ Từ lời người mẹ “ …thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” trong đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ của em về thế giới kì diệu mà người mẹ muốn nói đến. (3 điểm) 2/ Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh (4 điểm). Đề 16 Câu 1: (2 điểm) a.Chép nguyên văn bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. (Ngữ văn 7- tập 1) b. Cho biết thể thơ và nội dung ý nghĩa của bài thơ. Câu 2: (2 điểm).
<span class='text_page_counter'>(8)</span> a. Tìm thành ngữ trong đoạn trích sau: Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người chăm sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) b. Giải thích nghĩa thành ngữ trên? Đề 17 Câu 1( 1 điểm) Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau: Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí, Sống, chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung. Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. ( Tố Hữu) Câu 2 (2 điểm) Em hiểu thế nào về những thành ngữ sau: - Ăn cháo đá bát - Lá lành đùm lá rách Đặt câu với mỗi thành ngữ. Câu 3 (2 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạ thơ sau: …Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tácc cục ta Nghe xao động nắng trưa.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh). Câu 4 ( 5 điểm) Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ Đề 18 Câu 1: (1điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ấy? Câu 2: (1điểm) Thế nào là từ đồng âm? Đặt một câu có sử dụng từ “bàn”(là động từ) và từ “bàn”(là danh từ)? Câu 3: (2điểm) Xếp các từ sau: tươi tốt, thâm thấp, xấu xí, máu mủ, nấu nướng, nho nhỏ, tóc tai, tích tắc, gâu gâu, mệt mỏi vào hai nhóm: Từ ghép Từ láy Câu 4: (1điểm) Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: xe lửa, tử thi, nhân loại, xe hơi. Câu 5: (5điểm) Cảm nghĩ của em về một người mà em thân yêu nhất. Đề 19 âu 1 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.. Câu 2 (2 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của lối nói khoa trương (nói quá) trong câu văn sau: “ Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> ( Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu) Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung:Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. Câu 4 (5 điểm): Thầy cô - Nguời sống mãi trong lòng em. Đề 20 Câu 1: Chép lại bài ca dao số 1 nói về tình cảm gia đình (công lao của cha mẹ). (1 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan? (1 điểm) Câu 3: Từ ghép hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, phát thanh, tân binh vào nhóm thích hợp: a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (1 điểm) Câu 4: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngừ sau: (1 điểm) -. Chân cứng đá …. - Chạy sấpchạy …. -. Mắt nhắm mắt …. - Gần nhà … ngo. Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em …) (6 điểm) Đề 21 Câu 1 (2điểm) Tìm 4 từ ghép đẳng lập và 4 từ ghép chính phụ rồi điền vào ô trống bên dưới: Từ ghép đẳng lập. Từ ghép chính phụ. Câu 2 (2điểm): Nhớ và chép lại một bài ca dao về Tình cảm gia đình mà em đã được học? Nêu nội dung chính của bài ca dao đó? Câu 3 (6điểm): Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Đề 22 Câu 1: (1 điểm).
<span class='text_page_counter'>(11)</span> a) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Cổng trường mở ra- Lý Lan) Em hiểu thế giới kì diệu mà người mẹ nói với người con là gì? (0,5 điểm) b) Chép thuộc lòng hai câu cuối bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) a) Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: năm học, loài người. b) Giải thích thành ngữ một nắng hai sương và cho biết nghĩa của thành ngữ được hiểu theo cách nào? Câu 3: (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) tả cảnh một buổi sáng mùa xuân. Câu 4: (5 điểm) Chọn một trong các bài thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và phát biểu cảm nghĩ. Đề 23 Câu 1 ( 1.5 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : “….. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em : bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ…” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? b. Truyện kể ngôi thứ mấy. c. Xác định quan hệ từ, từ láy, từ ghép Hán Việt trong đoạn trích trên. Câu 2 ( 1.5 điểm). a.Thế nào là từ đồng nghĩa..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> b. Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa với nhau : Nhìn, cho, chăm chỉ, hi sinh, cần cù, nhòm, mất, siêng năng, tạ thế, liếc, thiệt mạng, tăng, dòm, chịu khó, biếu. Câu 3 ( 1 điểm). Trong văn bản “ Cổng trường mở ra” _ Lý Lan, người mẹ nói : “ ….. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bẩy năm bước qua cánh cổng trường em hiểu “ thế giới kì diệu” đó là gì? Câu 4 ( 6 điểm). Cảm nghĩ về bài “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Đề 24 1. (2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). 11. (2 điểm): Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó. 12. (5,5 điểm): Cảm nghĩ của em về một bài ca dao, dân ca đã học. Đề 25 Câu1:2,0 điểm) a. Giải nghĩa các thành ngữ sau : Khẩu phật tâm xà; Tứ cố vô thân. b. Đặt câu với các thành ngữ trên. Câu2:3,0 điểm) a-Chép nguyên văn bài thơ “ Bành trôi nước” của Hồ Xuân Hương . b-Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì ? c- Bài thơ gồm mấy lớp nghĩa ? Các lớp nghĩa đó có nội dung như thế nào ? Lớp nghĩa nào là chính ? Câu3:5,0 điểm) Cảm nghĩ về người thân của em. Đề 26 Câu1(2 điểm) a) Có mấy loại từ ghép, kể tên và nêu đặc điểm của các loại từ ghép đó? b) Xếp các từ ghép sau vào các loại từ ghép đã nêu ở phần a cho phù hợp: tóc tai, tóc nâu, tươi tốt, cỏ cây, cỏ chỉ, cười nụ, cười nói..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu2 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ về một loại cây trong sân trường mà em yêu thích! Câu3 điểm) Ý nghĩa của câu thơ thứ tám trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến): "Bác đến chơi đây, ta với ta!" Đề 27 Câu 1: Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã được học và nêu tên tác giả ? ( 1,5 điểm) Câu 2: Viết lại nguyên văn một bài ca dao với chủ đề tình cảm gia đình mà em yêu thích? Nêu nội dung bài ca dao ấy? (3điêm) Câu 3: Qua bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương , em suy nghĩ gì về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? (4điểm) Câu 4 : So sánh cụm từ “ ta với ta”trong bài thơ “Qua Đèo Ngang’’ của bà Huyện Thanh Quan với bài “ Bạn đến chơi nhà’’ của Nguyễn Khuyến? ( 1,5 điêm).
<span class='text_page_counter'>(14)</span>
<span class='text_page_counter'>(15)</span>